1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vũ khí vô hình

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi caolua_firefox, 28/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caolua_firefox

    caolua_firefox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    vũ khí vô hình

    Text


    Ngay từ cuối những năm 1990, các chuyên gia về vũ khí của Nga đã cảnh báo về khả năng con người sẽ sử dụng các nguyên lý và vật liệu mới cho việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại, không chỉ có tính ứng dụng thực tiễn cao, mà còn có cả giá trị về chiến lược lẫn chiến thuật. Những phát kiến mới, cho ra đời nhiều loại vũ khí có sức công phá lớn và con người sẽ phải trả giá đắt cho sự phát triển của vũ khí có tính hủy diệt hàng loạt...

    Vũ khí thời tiết

    Ngay khi kết thúc thế chiến thứ 2, Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai các dự án Skyfire, Prime Argus và Stormfury, nhằm tiến hành thí nghiệm về khả năng tạo sét, động đất và bão tố... Trong khuôn khổ kế hoạch Stormfury năm 1961, quân đội Mỹ đã đưa hơn 350.000 cm2 tinh thể huỳnh kim vào khí quyển, với mục tiêu nhằm tạo ra sự thay đổi cơ bản về cân bằng nhiệt lượng khí quyển. Để từ đó có thể tạo ra những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm trong khu vực tác hại...

    Được ghi nhận nhiều nhất có lẽ là công nghệ làm mưa nhân tạo. Trong cuộc chiến Việt Nam, quân đội Mỹ đã đưa hàng tấn muối i-ốt bạc (silver iodide) lên tầng bình lưu trên dãy Trường Sơn nhằm gây ra những trận mưa dai dẳng để ngăn cản chi viện cho chiến trường miền Nam, đặc biệt là việc vận chuyển các trang thiết bị quân sự nặng...

    Không lực, hải quân Mỹ và ĐH Alaska từng phối hợp nghiên cứu chương trình HAARP nhằm làm mất ổn định các nền kinh tế trong khu vực. Chương trình này, thông qua việc kích hoạt khí hậu thất thường bằng việc xây dựng một ?orừng? ăng-ten tại Gakuna, gần khu vực Anchorage của bang Alaska, nhằm khuấy động các quá trình xảy ra ở tầng điện ly, làm thay đổi hoạt động của các hệ thống thông tin liên lạc, giám sát cũng như gây nhiễu loạn các trạm dự báo thời tiết. Qua đó, cũng có thể làm thay đổi hành vi con người...

    Tầng ozon cũng là mục tiêu tấn công để gia tăng các tia bức xạ cực tím từ mặt trời, sẽ gây hại cho các cấu trúc tế bào của cơ thể sống, đặc biệt là hệ di truyền. Chính những tác động bất lợi này sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ung thư... Việc làm suy yếu tầng ozon cũng sẽ làm cho nhiệt độ môi trường khu vực thấp hơn, độ ẩm gia tăng, sẽ gây bất lợi cho các khu vực nông nghiệp quan trọng...

    Vũ khí điện từ EMP

    Các loại sóng vô tuyến gần đây cũng được giới quân sự coi là một trong những loại vũ khí có sức hủy diệt lớn, có thể gây tổn thương cho con người với những xung điện tử cực mạnh. Tác hại của EMP lần đầu tiên được ghi nhận là tại chiến dịch không kích Iraq hồi năm 1991. Trong khuôn khổ kế hoạch Bão táp sa mạc, các tên lửa hành trình Tomohawk với đầu đạn điện từ đã phát huy tác dụng trong việc khống chế, ngăn chặn hoạt động các trang thiết bị vật lý của Iraq. Và ngay khi bắt đầu chiến dịch đổ bộ lần 2 vào năm 2003, chỉ với một quả bom điện từ do không lực Mỹ thả xuống đã vô hiệu hóa hoàn toàn các hệ thống, trang thiết bị điện tử của đài truyền hình Baghdad...

    Vũ khí laser

    Vũ khí laser hay máy tạo năng lượng lượng tử là thiết bị hiện đại, có thể tạo ra tia sáng hẹp cực mạnh từ việc kích hoạt các nguyên tử ánh sáng. Tia laser có thể gây tổn thương cho các mục tiêu khác nhau, có thể đốt cháy vật chất, làm nhiễu loạn và gián đoạn chức năng của các trang thiết bị quân sự ?onhạy cảm?, làm mù mắt tạm thời hay vĩnh viễn và có thể gây cháy, bỏng da...

    Các nhà khoa học tin rằng với sự cải thiện không ngừng của công nghệ laser, sẽ cho phép khai thác khả năng sát thương của loại vũ khí này, đặc biệt là khả năng vô hiệu hóa trang thiết bị quân sự của đối phương. Theo các chuyên gia đầu ngành thì hoàn toàn có cơ sở để tin rằng vũ khí laser đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Và cũng có nhiều tin đồn về việc quân đội Mỹ đã thiết kế thành công loại súng laser, có khả năng sát thương trong phạm vi bán kính 1,5 km. Vào tháng 2-2000, nhà thầu quân sự hàng đầu của Mỹ Martin-Boeing-TRW đã trúng gói thầu này. Các thử nghiệm đầu tiên dự kiến sẽ tiến hành vào năm 2012 và sẽ hoàn thành vào 2020.

    Vũ khí âm thanh

    Tác dụng nguy hiểm của vũ khí âm thanh chủ yếu được khai thác ở 3 tần số cơ bản: IS (dưới 20 Hz), ARF (từ 20 Hz đến 20 KHz), và US (trên 20 KHz). Một số nhà khoa học tin rằng con người không có khả năng sống sót với các luồng âm thanh tác động mạnh được phóng ra trong phạm vi bán kính hiệu quả, sẽ gây gián đoạn đột ngột cho các cơ quan chức năng cơ thể, đặc biệt là hệ tuần hoàn.

    Những năm qua, Phòng Nghiên cứu, Phát triển và Trang bị kỹ thuật vũ trang của quân đội Mỹ (ARDEC) ở Pacatini (New Jersey), đã triển khai loại súng bắn ?oviên đạn âm thanh? tần số thấp IS và cao US. Một số phương tiện tạo âm thanh tần số trung ARF cũng đang được khai thác tại các phòng nghiên cứu của Anh, được tin là có khả năng làm hỏng thính lực, đặc biệt là có thể gây ra những tác động cộng hưởng đối với nhiều cơ quan bên trong cơ thể, như làm gián đoạn nhịp tim và có thể gây tử vong...

    Bom bẩn polonium...

    Các nhà làm luật Mỹ và châu Âu đang xem xét khả năng thắt chặt an ninh đối với polonium 210 trước nguy cơ bọn khủng bố có thể tìm kiếm loại vật liệu phóng xạ này cho việc chế tạo bom bẩn...

    Mối quan ngại đặc biệt gia tăng sau vụ đầu độc polonium 210 đã giết chết cựu tình báo Liên Xô đang lưu vong tại Anh hôm 23 /11 vừa qua.

    Theo các chuyên gia, polonium 210 hiện được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất thiết bị khử tĩnh học (static eliminators), dung dịch làm sạch phim, thấu kính và các chất cân bằng nghiên cứu cũng như sản xuất giấy và dệt nhuộm. Mặc dù loại vật liệu nguy hiểm này thường được đóng gói và bảo quản kỹ, nhưng khả năng chế tạo một quả bom bẩn với chất nổ truyền thống và polonium 210 lại không quá khó, sẽ gieo rắc bụi phóng xạ và các mảnh vỡ nguy hiểm nếu cho nổ trong thành phố hay những khu đông dân cư; trong trường hợp tồi tệ, có thể giết chết hàng trăm người và gây nhiễm độc cho hàng ngàn người khác...

    Các chuyên gia hạt nhân đều cho rằng polonium 210 là một trong những nguyên liệu độc hại nhất được khoa học ghi nhận. Chỉ cần một số lượng rất nhỏ cũng có thể gây chết người. Đặc biệt các tia độc hại của polonium rất khó phát hiện. Giới chuyên môn coi nguyên liệu có mức phóng xạ cao này là ?oứng viên sáng giá? cho việc chế tạo những quả bom bẩn, vì không cần vỏ bọc chì như plutonium hay uranium, mà chỉ cần túi da hay giấy cũng có thể dễ dàng ngăn chặn được các tia độc hại từ polonium 210. Đặc biệt, polonium không tác dụng từ bên ngoài, mà phải được đưa vào cơ thể qua con đường hít, tiêm hay nuốt mới gây độc.

    Sau sự kiện khủng bố 11/9, Washington đã nhanh chóng tập trung vào nghiên cứu và đánh giá độc tính của polonium 210, đặc biệt là sau vụ đầu độc cựu điệp viên Liên Xô hôm 23/11 vừa qua. Mới đây Nhà Trắng đã chính thức đưa ra các quy định nghiêm ngặt trong bảo quản nguyên liệu này, vì sẽ là ?omột loại vũ khí khủng bố tiềm tàng?. Tháng trước, một nhóm các chuyên gia ở Bộ Năng lượng và Ủy ban Điều chỉnh hạt nhân Mỹ đã cho phát đi thông báo về bom bẩn, gọi polonium 210 là một trong 10 nguyên liệu phóng xạ đáng ngại nhất, và coi là ?oưu tiên một cho việc xem xét gia tăng các biện pháp an ninh?...

Chia sẻ trang này