1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vù? kiĂ?̣n dioxin: CuĂ?̣c ?'Ă?́u tranh phà?p lỳ? sèf kè?o dà?i

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 17/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm tớ mới đọc được một bài phân tích ít "cảm tính" về vụ kiện da cam . Bác nào không đọc được bản quyết định của TP Weinstein thì đọc đỡ bài phân tích này vậy . Ơ nhỉ không biết đã có ai định dịnh bản quyết định của TP Weinstein sang tiếng Việt để các "phóng viên" VN ngâm cứu chưa nhể
    Tớ bàn loạn thêm một vài điểm nữa nhể
    a/ TP Weinstein lập luận rằng các nạn nhân VN không bị giới hạn về thời hạn . Như vậy các nạn nhân da cam có thể thong thả nghiên cứu tường tận hậu quả của chất khai quang rồi hãy kiện cũng chưa muộn mà . Vội vàng làm gì nhể
    b/ Dioxin là tạp chất trong chất khai quang . Thời điểm mà các nhà sản xuất và quân đội mỹ biết độc tính và sự hiện diện của chất dioxin trong chất khai quang đóng vai trò quan trọng trong việc kết tội bên bị
    c/ Chính phủ Mỹ không thể phủ nhận trách nhiệm của mình với lý do chính phủ mỹ chưa ký vào các công ước quốc tế về việc sử dụng chất hoá học (dù là trong việc khai quang ) tp Weinstein cho rằng toà án mỹ (tức là các bồi thẩm) có quyền quyết định này
    d/ điểm c dẫn đến khả năng các nạn nhân chất da cam có quyền kiện chính phủ mỹ ( hơhơhơ cái thằng cầm dao giết người không bị kiện mà cái thằng làm ra con dao lại bị kiện thì có ..... chính đáng không nhể )
    các bác bàn loạn thêm nhớ


    http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2005/03/3B9DC8A2/
    Thứ năm, 24/3/2005, 09:06 GMT+7 <> <> <> <>
    Những điểm mạnh yếu trong phán quyết của Mỹ về vụ dioxin
    Ông Andrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển, phân tích từng mục trong phán quy?t </Vietnam/The-gioi/2005/03/3B9DC259/> dài 233 trang của thẩm phán Jack B.Weinstein ngày 10/3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất của Mỹ.
    1/ Bên bị cho rằng nếu căn cứ vào luật Mỹ, bên nguyên chưa chứng minh được các công ty hoá chất đã biết đến những đặc tính riêng của dioxin mà chính phủ Mỹ không biết. Nói cách khác các công ty hoá chất có thể tuyên bố rằng: ?oChính phủ bảo chúng tôi làm việc này và họ biết tối thiểu ngang với chúng tôi về những nguy hiểm của dioxin?. Đây cũng là trường hợp mà các cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm chất độc da cam gặp phải khi gửi đơn kiện trước đây.
    Điều này là hợp lẽ, nếu xét tới mối quan hệ gắn kết từ lâu giữa các nhà thầu quân sự với chính phủ. Tuy nhiên, các nguyên đơn đã đưa ra được một luận cứ mạnh mẽ rằng chính phủ chỉ ra lệnh cho các công ty làm thuốc diệt cỏ - chứ không phải là thuốc diệt cỏ với nồng độ dioxin cao. Quyết định của tòa án còn dẫn tới một hệ quả xấu là các công ty có thể lẩn trốn trách nhiệm, bởi vì họ lập luận rằng chính phủ cũng phải bị coi là có tội.
    2/ Các công ty hoá chất cho rằng, không thể đưa các chuẩn mực của luật quốc tế và vấn đề vi phạm nhân quyền ra áp dụng trong việc này. Còn bên nguyên không chứng minh được việc Mỹ sử dụng chất diệt cỏ vi phạm luật pháp quốc tế. Đây là lý do chính khiến vụ này bị bãi bỏ.
    Thẩm phán Weinstein công nhận tính hiệu lực của luật pháp quốc tế đối với nước Mỹ, điều mà bên bị đã cố gắng phủ nhận. Luật cụ thể của Mỹ có thể áp dụng trong trường hợp này là Alien Tort Statute, còn có tên gọi khác là Alien Tort Claims Act, tức ATCA. (Alien Tort Claims Act được Quốc hội đầu tiên của Mỹ thông qua năm 1789. Luật này quy định rằng toà án Mỹ có thẩm quyền xét xử các vụ kiện của những người nước ngoài, nếu họ chịu thương tổn vì "luật pháp của các nước" hay một hiệp ước của Mỹ bị vi phạm). Vì vậy, để thắng kiện, các nạn nhân cần phải chứng minh các công ty hoá chất vi phạm luật pháp quốc tế. Việc này không dễ dàng, nhất là tại một toà án Mỹ.
    3/ Thẩm phán Weinstein cho rằng, các lập luận của bên nguyên về nguyên nhân gây ra những thương tật của họ chưa đủ thuyết phục. Mặc dù ông đồng ý rằng bên nguyên có tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, theo ông, các số liệu nghiên cứu chưa chứng minh được là điều này dẫn tới thương tật của họ. Thẩm phán còn cho rằng những lời kể của bên nguyên mang tính ?ogiai thoại? và chưa có đủ bằng chứng để đưa ra trước một toà án Mỹ.
    Tiền lệ các cựu chiến binh Mỹ chịu chất độc da cam nhận bồi thường bên ngoài toà năm 1984 cũng không giúp được gì, vì trong trường hợp đó, việc trợ cấp cho các cựu chiến binh không đòi hỏi bất kỳ bằng chứng nào về nguyên nhân thương tật.
    Thẩm phán không nói rằng lập luận của bên nguyên là sai hay không liên quan đến dioxin, chỉ là chưa có đủ bằng chứng để đưa ra trước toà án. Lập luận trước đây của các cựu chiến binh Mỹ được toà công nhận, vì xét theo khía cạnh chính trị, chỉ cần thẩm phán tin rằng họ có vấn đề về sức khoẻ để nhận tiền bồi thường là được. Trong những trường hợp quy trách nhiệm của các công ty hoá chất khác (chẳng hạn như vụ kiện ở California được miêu tả chi tiết trong bộ phim ?oErin Brockovich?), người ta chỉ cần chứng minh là có một tỷ lệ cao nhiễm bệnh trong cộng đồng dân chúng tiếp xúc với chất độc. Điều này đã được chỉ rõ ở Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tiến hành. Vì vậy, việc ông Weinstein đòi hỏi ?ocác bằng chứng? theo những chuẩn mực áp đặt từ bên ngoài là một khía cạnh chuyên môn tế nhị.
    4/ Chất độc da cam (agent orange) nên được gọi là thuốc diệt cỏ, chứ không phải chất độc, mặc dù dioxin là một chất độc. Tác động tiêu cực của chất độc da cam là ?ovô tình gây thương vong?, mục đích của thuốc diệt cỏ chỉ là giết cây cối chứ không phải làm tổn thương cho con người.
    Quan điểm này có vẻ rối rắm. Chất độc da cam có chứa dioxin, bởi vậy nếu dioxin bị coi là độc thì tại sao chất độc da cam lại không bị coi như vậy? Liều lượng của nó đủ để gây hại cho người. Đây là một điểm yếu quan trọng trong phán quyết của Weinstein mà bên nguyên có thể khai thác thêm khi khiếu nại.
    5/ Việc toà án ra lệnh cứu trợ là ?okhông khả thi?, vì như vậy một toà án Mỹ sẽ phải đến một nước khác để giám sát, trong trường hợp này là hoạt động tiến hành xét nghiệm tại môi trường và công tác thu dọn hậu quả. Điều đó có thể xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam. Nói cách khác, một toà án Mỹ không có thẩm quyền để ra lệnh tiến hành cứu trợ.
    Thực ra, lệnh cứu trợ có nghĩa là toà án ra lệnh bên bị phải có hành động cụ thể, khác với bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên, Weinstein loại trừ trước khả năng này, lấy lý do hoàn cảnh thực tế. Một lần nữa, nó cho thấy những hạn chế của toà án Mỹ. Các công ty có thể đi khắp thế giới và phá huỷ môi trường, nhưng các toà án Mỹ lại không có quyền ra lệnh giải quyết hậu quả? Dĩ nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác cũng thiếu những luật để áp dụng trong những trường hợp như thế này. Việt Nam là một quốc gia coi trọng chủ quyền, nhưng thật khó tưởng tượng họ sẽ phản đối lệnh giải quyết hậu quả những địa điểm bị nhiễm chất độc da cam hay các cơ sở quân sự cũ của Mỹ.
    6/ Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam (VAVA) là một tổ chức hợp pháp có đủ tư cách để gửi đơn kiện. Nó không phải là một cơ quan của chính phủ và có khả năng đại diện cho các thành viên của mình, những người cũng có quyền đâm đơn với tư cách cá nhân.
    Ở đây, thẩm phán Weinstein bác bỏ lập luận của bên bị khi họ tỏ ra nghi ngờ tính hợp pháp của VAVA.
    7/ Trong một số trường hợp, có khả năng kiện các công ty vi phạm luật pháp quốc tế. Các công ty không thể lúc nào cũng được miễn trừ trách nhiệm.
    Đây có vẻ là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Washington, các nhóm vận động hành lang đại diện các tập đoàn nhiều lần gây sức ép lên Quốc hội và Toà án tối cao đòi phải được miễn trừ trách nhiệm đối với luật pháp quốc tế. Điều thú vị là các công ty có thể tự coi mình là ?ocác cá nhân? trong luật pháp nếu việc đó phù hợp với lợi ích của họ, nhưng lại tự xếp mình vào một hạng mục khác, khi nó bất lợi cho họ.
    Quyết định của thẩm phán có thể giúp tạo nên một tiền lệ cho phép các vụ kiện trong tương lai chống lại các công ty đã vi phạm luật pháp quốc tế.
    8/ Luật Alien Tort Statute (đề cập ở trên) không nêu rõ những mức hạn định cụ thể trong việc áp dụng, các luật lệ quốc tế được xét trong trường hợp này cũng vậy. ?oVì thế nên tránh tạo ra hay áp dụng những quy định cứng nhắc, hạn hẹp mới xuất hiện trong lĩnh vực luật pháp quốc tế còn ở thời kỳ phát triển?.
    Weinstein mở ra khả năng là vấn đề này có thể được khai thác thêm, khi bên nguyên khiếu nại.
    Quyết định đã làm suy yếu một trong những vật cản chính của vụ kiện. Các luật lệ khác nhau có những mức hạn định khác nhau, nhất là luật pháp trong nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Weinstein ủng hộ áp dụng luật một cách linh hoạt.
    9/ Thẩm phán bác bỏ lập luận của bên bị rằng vụ kiện can thiệp vào đường lối đối ngoại của Mỹ. Ông cũng phê phán Bộ Tư pháp, vì họ không thừa nhận Mỹ cũng bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế. Thời chiến cũng không ngoại lệ, quyền lực của tổng thống khi đó cũng phải bị giới hạn. Các toà án luôn phải đứng ra, khi có vấn đề liên quan đến luật quốc tế.
    Ở đây, Weinstein bác bỏ tuyên bố của chính phủ Mỹ, nhất là quan điểm cho rằng bên hành pháp có thể tự mình quyết định nên theo những luật lệ nào của quốc tế. Thay vào đó, ông đồng tình với Trung tâm Quyền Hiến pháp và các tổ chức phi chính phủ khác.
    10/ Bồi thường chiến tranh không tương ứng với trường hợp này. Đây không phải là một vụ việc giữa một chính phủ với một chính phủ mà một vụ kiện giữa các cá thể. Weinstein cũng nhận định rằng việc bồi thường chưa được thực hiện, cũng chưa được thảo luận sau chiến tranh Việt Nam, khác với Thế chiến II và nhiều cuộc chiến khác.
    Thẩm phán bác bỏ lập luận của bên bị và Bộ Tư pháp rằng bên nguyên đang đòi bồi thường chiến tranh. Tuy nhiên, ông không đề cập đến việc ngoại trưởng trước kia của Mỹ Kissinger từng hứa bồi thường trong thương thuyết hoà bình Paris năm 1973, sau đó thất hứa.
    Còn tiếp
    Minh Châu (dịch)

  2. catut

    catut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Co ai biet da co bao nhieu vu kien dioxin thanh cong khong
    xin mach gium.
    Cao Manh Tuan 098.378.0318
  3. catut

    catut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Co ai biet da co bao nhieu vu kien dioxin thanh cong khong
    xin mach gium.
    Cao Manh Tuan 098.378.0318
  4. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Lính Nam Hàn được bồi thường vì Chất Da Cam


    Nhiều binh sĩ Nam Hàn nói rằng họ cũng bị ảnh hưởng bởi chất Da Cam
    Một tòa tại Nam Hàn đã ra lệnh cho các công ty Mỹ sản xuất chất da cam phải trả 62 triệu đôla bồi thường cho các cựu chiến binh Nam Hàn tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
    Tòa nói rằng hai công ty Monsanto và Dow Chemical đã không đảm bảo mức an toàn của sản phẩm này.
    Hàng triệu bình độc tố này đã được phun ở Việt Nam trong cuộc chiến để phá rừng nơi lính miền Bắc Việt Nam trú ẩn.
    Hơn 300 ngàn lính Nam Hàn cùng Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam và nhiều cựu chiến binh nói rằng họ đang chịu ảnh hưởng của việc dùng hóa chất màu da cam.
    Không quân Hoa Kỳ đã phun khoảng 20 triệu bình độc tố này xuống các khu vực rừng núi để không cho lính Bắc Việt ẩn náu.
    Cách đây bốn năm thì một phiên xử đòi bồi thường tại Nam Hàn đã bị bác, thế nhưng lần này các cựu chiến binh đã thắng trong phiên kháng án tại tòa thượng thẩm.
    Thẩm phán nói rằng các công ty sản xuất ra chất này phải chịu trách nhiệm về mức độ dioxin gây độc mà họ cho trong hóa chất vì nó cao hơn mức cho phép.
    Thẩm phán cũng phán quyết rằng Chất Da Cam đã gây một loạt các bệnh trong đó có ung thư.
    Monsanto và Dow Chemical, hai công ty sản xuất nhiều nhất chất này bị ra lệnh phải trả 62 triệu đôla tiền bồi thường cho 6800 nạn nhân.
    Vào năm 1984, các công ty đã từng trả 180 triệu đôla vào một quĩ cựu chiến binh Mỹ, thế nhưng họ chưa bao giờ thừa nhận là về sai trái của mình.
    Một tòa tại Hoa Kỳ vào năm ngoái đã bác đơn kiện đòi bồi thường từ các nạn nhân Việt Nam.
    (theo BBC)

  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Giời ạ, mới đọc đã mừng thầm .
    Hoá ra là toà của Nam Hàn .
    Vậy thì VN cũng có thể đưa các Cty này ra toầ án VN, phán cho Mỹ bán cả nước đi mà đền nhỉ ?
  6. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến,
    Em mất cả buổi sáng mới đọc hết 15 trang tâm huyết của các bác về vấn đề này. Tiếc là em đã không biết sớm hơn. Có nhiều ý kiến trong này em thấy là có lẽ rất hay. Nhưng có nhiều yếu tố tác động tới vụ việc này và không có lý gì khiến những người trong cuộc phải phơi bày ra hết. Vì vậy, em nghĩ nếu các bác có ý đóng góp thì nên đưa ra lập luận, không nên đưa nhận xét cảm tính. Em nói vậy mặc dù biết là hơi nhạt vì theo thời gian các bác góp ý ở đây thì cái topic này cũng chìm xuồng theo phán quyết của thẩm phán J.W nhưng em nghĩ nếu các bác có lòng, xin hãy theo nó tới cùng. Và sắp tới đây, sẽ lại là một cuộc chiến mới (T4-5/06 = tranh tụng tại Toà Phúc thẩm). Chắc các bác làm luật thì đã đọc bản phán quyết rồi, đọc văn bản Phúc thẩm rồi...Vậy sao các bác ko góp ý tiếp trên phương diện pháp lý đi. BIết đâu các bác làm luật bên nguyên đọc được ý gì hay thì sao....
    Em thì không rõ về vấn đề pháp lý, và cũng không đề cập tới vấn đề đó, nhưng xin hỏi các bác một câu là: cho dù có đủ bằng chứng khoa học, thì khả năng dùng luật để lách cho thoát kiện của các công ty Mỹ là vẫn có chứ? Người ta vẫn nói về kẻ hở làm luật mà. Huống hồ ở đây là Mỹ, nên việc thắng thua thật khó đoán.
    Em xin bổ sung 1 số vấn đề khoa học để các bác làm luật rõ.
    - Dioxin không phải đơn thuần là 1 chất, mà gồm hơn 70 đồng phân. Không phải cái nào cũng độc, nhưng cái 2,3,7,8-TCDD mới là cái độc nhất. Và tiếc là nó cũng là chất có mặt trong chất da cam được sử dụng ở VIệt Nam. Chất này cũng được chính Viên nghiên cứu sức khoẻ Mỹ công nhân là chất gây ung thư và 13 bệnh (có sự liên hệ giữa dioxin và 13 bệnh này - ngoài ra còn rất nhiều bệnh bị nghi là có liên quan, nhưng chưa tìm được bằng chứng xác thực).
    - Tại sao nói chất da cam/dioxin mà không fải là chất xanh, tím, hồng...Cũng như tại sao trước đây ta hay tuyên truyền chất độc màu da cam...mà nay là chất da cam? Các chất hoá học khai quang mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở VIệt Nam không có thành phần giống nhau, và chất da cam là chất có hàm lượng 2,4,5T lớn hơn cả. 2,3,7,8TCDD chính là tạp chất có mặt trong chất này. Có thể các bác không quen với các định nghĩa hoá học, nhưng các bác sẽ thấy việc em đưa ra những khái niệm này nhằm chứng minh cho các bác thấy vai trò khác nhau. Như trong 1 bài báo nói về việc sử dụng chất hoá học để bảo quản hoa quả, các bác sử dụng chất 2,4D và 2,4,5 T. Hai chất này nếu đảm bảo theo quy trình sản xuất thì sẽ không chứa tạp chất độc tính cao 2,3,7,8TCDD. Vì vậy, ko thể nói việc Việt Nam bây giờ sử dụng chất da cam để bảo quản hoa quả được. Còn khái niệm chất độc màu da cam là sai, vì các chất độc này đều không màu.
    - Việc phân tích nguồn gốc của 2,3,7,8-TCDD là có thể thực hiện được, dựa theo tỷ lệ các thành phần dioxin có mặt trong mẫu xét nghiệm. Và đã có nghiên cứu quốc tế (Đức, có uy tín) thừa nhận 2,3,7,8-TCDD ở Việt Nam do việc rải chất độc hoá học + ném bom napal = gây cháy ở nhiệt độ cao , có một thành phần, tỷ lệ đặc trưng. Do vậy, việc xác định nguồn gốc 2,3,7,8TCDD do chiến tranh và do công nghiệp hoặc phá rừng (đốt) là thực hiện được. Hiện nay, ở nhiều nước, do công nghiệp phát triển, người dân thường cũng bị nhiễm dioxin ở mức khác nhau tuỳ theo sự phát triển và chưa bị phát hiện là có bệnh nguy hiểm (trên diện rộng), nhưng phải nói lại, dioxin này khác với dioxin ở Việt Nam.
    - Việc xác định bằng chứng (mối quan hệ nhân quả : dioxin-bệnh) là không đơn giản, nhưng vẫn có cách để chứng minh bệnh ở NN VN là do dioxin của Mỹ sử dụng. bản thân VIệt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Việc có công nhận hay ko và những bằng chứng đó có giá trị thực sự hay ko đối với Toà án đôi lúc ko phải trên bình diện khoa học.
    - Các bác nghi ngờ những động cơ của những người đứng ra kiện. Em ko phủ nhận rằng Vn còn nhiều tệ nạn, nhưng mong các bác hãy có niềm tin ở những người làm từ thiện. CP VN cũng có rất nhiều chính sách trong việc hỗ trợ và giúp đỡ NNchất da cam. Việc chia chác tiền nong (nếu thắng kiện) có thể có hoặc không những vấn đề ko rõ, nhưng mong các bác hãy dành thêm công sức ủng hộ tinh thần cho Hội NN để tiếp tục vụ kiện chứ đừng nhận xét tiêu cực.
    Ngoài ra bác nào nói về việc kiện ở Việt nam. Chắc bác phải xem thêm vụ HQ. Vụ này tuy Toà HQ xử thắng, nhưng để thi hành, vẫn fải sang Mỹ kiện thêm 1 lần nữa để thi hành án cho các bị đơn là Mỹ. Mà dù có thắng thì theo như báo chí thì cơ sở của 2 công ty kia tại HQ cũng chả có gì, việc họ có thi hành hay ko thì chưa chắc chắn. Và rất mang tiếng vì đấy là ta xử cho ta, ko có tiếng vang cả về mặt XH lẫn PL, CT.
    Ngoài lề 1 chút, nếu em nhớ không nhầm là Bác MInhtri nói đã có thời gian dẫn đoàn KH VN đi thăm mấy công ty xử lý đất ở Canada, nếu bác ko ngại thì cho em xin mấy địa chỉ và thông tin về các công ty (website cũng được) đó được ko ạ?Cám ơn các bác nhiều.
  7. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Chết, em xin lỗi, em viết nhầm ở trên bác MinhTrinh chứ không phải MinhTri
  8. luannt

    luannt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này tìm hiểu tranh chấp giữa Mỹ và Việt Nam về những thiệt hại mà người dân Việt Nam phải gánh chịu do hậu quả của việc sử dụng hoá chất diệt cỏ, Chất độc màu da cam trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Bài viết sẽ chỉ ra những vấn đề pháp lý của tranh chấp giữa các bên và không tán thành việc quá tập trung vào quá trình tố tụng, đồng thời cho rằng các hình thức giải quyết tranh chấp quốc tế khác sẽ tạo ra một cơ chế hữu hiệu hơn cho việc giải quyết tranh chấp.
    Lisa Toohey là giảng viên Luật tại trường đại học tổng hợp Queensland, Australia. Trước đây bà đã từng làm việc với tư cách là luật sư nước ngoài tại Việt Nam và đã từng phục vụ cho một số tổ chức và các uỷ ban quốc tế về luật nhân đạo. Các nghiên cứu của bà tập trung vào lĩnh vực luật quốc tế và phát triển và giải quyết tranh chấp quốc tế.
    Chi tiết: http://www.nclp.org.vn/News/thuctienphaply/2006/03/1051.aspx
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn, hôm nay tôi mới được đọc bài này .
    Mời bạn vào đây.
    Cty này đã được khá nhiều quan chức VN đến thăm và chuyên về xủ lý đất .
    http://www.cintec.ca/english/
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới .
    Giả sử như trước khi vào vòng phúc thẫm, Các LS đạt được sự thoả thuận là : Nhà sản xuất sẽ bồi thường 2 tỷ ; mọi tranh chấp sẽ chấm dứt .
    Phản ứng về phía các nạn nhân sẽ như thế nào ?
    Về phía các LS thì chwác là họ rất mừng !
    ===============
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=128840&ChannelID=6
    Kháng án vụ kiện dioxin

    Một gia đình nạn nhân ở tỉnh Quảng Trị
    Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Nguyễn Trọng Nhân cho biết, đêm nay - 22-3 (giờ Hà Nội) các luật sư Mỹ sẽ đại diện cho nạn nhân Việt Nam gửi hồ sơ kháng án lên tòa phúc thẩm Mỹ. Phiên tranh tụng sẽ diễn ra sau khoảng một tháng.
    Các luật sư Mỹ cho rằng, phía Việt Nam cần phải cố gắng và chuẩn bị rất nhiều cho vụ kiện. Bởi không như tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm sẽ có nhiều thẩm phán nên việc quyết định sẽ không đơn giản.
    Để vụ kiện có nhiều thuận lợi, theo Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Nguyễn Trọng Nhân, rất cần sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế.
    Tại một hội nghị quốc tế mới được tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu mới chứng minh sự độc hại của dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người. Một số nghiên cứu cho thấy dioxin trong những nạn nhân Việt Nam là chất độc có từ chất da cam được Mỹ rải trong chiến tranh tại Việt Nam.
    Các nhà khoa học và nạn nhân quốc tế đã bày tỏ sự chia sẻ và ủng hộ các nạn nhân Việt Nam theo đuổi vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng đã gửi thư ngỏ lên tòa án Mỹ bày tỏ sự ủng hộ các nạn nhân. Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng sẽ ra lời kêu gọi sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước.
    Vào ngày 28, 29-3, Hội nghị quốc tế nạn nhân da cam đầu tiên sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia khoảng 150 đại biểu. Đây sẽ là buổi gặp gỡ của các nạn nhân chất độc da cam trên thế giới gồm Việt Nam, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Canada.
    Hội nghị sẽ nghe tham luận của một số nhà hoạt động xã hội đến từ các nước Anh, Pháp, Mỹ... và tham luận của những nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Các nhà khoa học cũng sẽ công bố kết quả nghiên cứu mới về tác hại của chất độc da cam/dioxin và tiến trình vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ của nạn nhân Việt Nam.
    Theo VnExpress

Chia sẻ trang này