1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vù? kiĂ?̣n dioxin: CuĂ?̣c ?'Ă?́u tranh phà?p lỳ? sèf kè?o dà?i

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 17/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Chẳng ăn giải gì đâu, bác Nguyễn Trọng Nhân tuổi cao sức yếu, nên nghỉ ở nhà cho khỏe cứ tham gia những vụ này làm gì!.
    Chân lý thuộc về kẻ mạnh- xưa nay vẫn thế. Nước Mỹ sẽ không bao giờ thừa nhận một trách nhiệm như vậy; cũng như họ đã chối bỏ trách nhiệm đối với các nạn nhân của 2 quả bom hạch tâm ném xuống Nhật. Theo tôi cả chính quyền và giới truyền thông VN ko nên làm rùm beng vụ này, vô ích!, chỉ có hại cho đại cuộc của đất nước. CÓ NHỮNG CÁCH KHÁC làm cho nước Mỹ phải thực hiện trách nhiệm của mình thay vì cứ phải la toáng lên như vậy- chỉ tổ thiệt thân.
    Sự tự ti và kiêu hãnh của 1 anh nông dân nghèo đã hơn 1 lần làm hại VN trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là quan hệ với Hoa Kỳ. Nếu ai đã có dịp đọc qua Hồi ký của ông Trần QUang Cơ (nguyên Thứ trưởng BNG VN) sẽ nhận biết phần nào tai họa từ những vụ "đại ngôn" kiểu như kiện dioxin này. Suy cho cùng, những bệnh nhân dioxin không phải là nạn nhân của các công ty hóa chất Mỹ, mà sâu xa hơn họ là nạn nhân của những kẻ biến quê hương mình thành chiến trường, đẩy vấn đề đi đến chỗ người dân phải hứng chịu bom napan và thuốc diệt cỏ.
  2. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    -Chính quyền Mỹ chỉ cần chuyển hồ sơ qua Cơ Quan Điều Tra và VKSND Mỹ . Hai cơ quan này bác án là coi như xong chuyện .
    G. Bush chỉ cần viện dẫn lý do tình trạng chiến tranh chống khủng bố, Mỹ sẽ áp dụng Luật y hệt như Luật ở các nuớc của nguyên đơn .
  3. bongmaibac

    bongmaibac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Xét theo quan điểm tư pháp quốc tế, thì Quốc gia được hưởng quy chế miến trừ, kiện thì chỉ kiện Cá nhân hoặc Pháp nhân .....Do đó đi kiện thằng làm ra con dao là theo lẽ đó.
    Còn nếu đem vụ này ra xử kiểu công pháp thì kiện chính phủ Mỹ như là tội phạm chiến tranh thì lúc đó phải xách ra toà án La Hay; lúc đó vấn đề lại hoàn toàn khác hẳn.
    Nhưng khía cạnh đáng chú ý là các nạn nhân của chúng ta kiện với mục tiêu thắng, không thắng trên lĩnh vực pháp lý, kinh tế thì tối thiểu phải thắng trong dư luận. Do đó mà xác định mục tiêu đấu tranh và đối tượng đấu tranh hợp lý và vừa phải.
  4. bongmaibac

    bongmaibac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Một thẩm phán của Toà tối cao Việt Nam đã phát biểu không chính thức rằng: Việc thụ lý đơn kiện và xét xử tại Việt nam là việc làm dễ dàng và có kết quả ngay.
    Nhưng, việc phán quyết của Toà án Việt nam có được công nhận và thực thi nghiêm túc hay không lại là việc không đơn giản. Nam Hàn - một đồng minh của Mỹ trong quá khứ và cả hiện tại được ứng xử theo chế độ đặc biệt không có gì khó hiểu. Đi theo con đường Nam Hàn từng làm có thể dẫn đến kết quả khác.
    Tuy nhiên, theo lý thuyết, hoàn toàn có thể kiện tại Toà án Việt nam theo dấu hiệu nơi xảy ra thiệt hại thực tế, nơi nguyên đơn đang cư trú. Hiện nay chúng ta kiện ra Toà án Mỹ chính là áp dụng nguyên tắc của tư pháp quốc tế là áp dụng dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn để xác định toà án có thẩm quyền xét xử.
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa hiểu thế nào là thắng trong dư luận ! Muốn gọi là thắng trong dư luận thì lôi chính phủ Mỹ ra mà kiện chứ , sao lại không dám kiện thằng chém mà đi kiện thằng sản xuất dao ?
    Cho đến giờ này tôi cũng chưa đọc được thông tin nào về đòi hỏi bồi thường thiệt hại là bao nhiêu, như thế nào !
    Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh và chúng ta vẫn khua trống ở nơi xa lắm .
    Nói chung, tôi thấy đi kiện kiểu này chỉ được đúng 1 đòn về ngoại giao là : đừng chọc vào ông về nhân quyền nữa .
    thêm 1 đòn tâm lý với dân : Mỹ làm , Mỹ chịu, Nhà nước lo cho được như thế là quý rồi .
  6. bongmaibac

    bongmaibac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Em trình bày rõ hơn những cái em đã nêu ở trên; cụ thể là mục tiêu đấu tranh: truớc tiên là mục tiêu pháp lý, nếu chúng ta thắng về mặt pháp lý tại ngay trên đất Mỹ thì họ sẽ phải bồi thường, đó là mục tiêu kinh tế. Giả thiết hai mục tiêu này không đạt được thì việc khuấy động một vấn đề nhân đạo nhạy cảm sẽ giúp cho những nạn nhân nhận được sự thông hiểu của cộng đồng quốc tế, sự trợ giúp quốc tế để giải quyết vấn đề hậu chiến. Điều đó thì tốt hơn là một sự lãng quên hoàn toàn. Đó chính là ý em nói đến thắng trong dư luận; không phải theo nghĩa hẹp là "thắng" phải gắn liền với một đối tượng.
    Nếu như giải quyết vấn đề như một vụ việc của công pháp quốc tế. Trực diện kiện chính phủ Mỹ với tư cách một tội phạm chiến tranh, thì vấn đề pháp lý thiên về chính trị nhiều hơn, nếu giải quyết theo hướng đó thì bất lợi cho chúng ta. Vì cơ hội thành công đã cực ít, lại phải lãnh hậu quả của một cuộc chiến ngoại giao trong khi sắp gia nhập WTO - việc gia nhập này cũng đã được dự kiến từ trước chứ không thể là sau khi xuất hiện vụ kiện này. Tất nhiên, lý do chính trị cũng không phải là một căn nguyên không tồn tại đâu. Nhưng tồn tại như thế nào, tồn tại dưới hình thức nào thì khó bàn rộng ra cho hết được; trong khi quan tâm bình luận vụ việc từ góc độ pháp lý mà thôi.
    Chính vì xuất phát từ góc độ pháp lý nên vụ việc được giải quyết theo lôgich pháp lý, đó là vụ kiện này có bản chất là một vụ kiện dân sự có yếu tố nước ngoài. Lập trình vụ việc theo hướng đó thì tuân thủ theo những hiểu biết chung về luật pháp quốc tế thì thông thường là kiện cá nhân hoặc pháp nhân, còn quốc gia thì được miễn trừ như một chủ thể đặc biệt.
    Dĩ nhiên rằng, những vụ việc kiện mà bị đơn là quốc gia do Chính phủ là đại diện cũng đã từng xảy ra và thành công; nhưng đó không phải là một tiền lệ phổ biến để có thể trở thành con đường rộng rãi cho mọi người cùng đi. Nếu muốn kiện chính phủ, thì trước hết phía ta phải mạnh tương đương bị đơn, có khả năng phong toả tài khoản của họ để đảm bảo thi hành án. Điều này xa vời quá.
    Được bongmaibac sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 25/03/2006
  7. bongmaibac

    bongmaibac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/03/3B9E81D5/
    Chưa có tiền lệ thắng trong việc kiện các công ty Mỹ của các nạn nhân.
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Up lên để anh em bàn bạc tiếp sau khi toà phúc thẩm đã phán quyết bất lợi cho VN .
  9. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Khi xem xét trao giải báo chí viết về đề tài CAND, Bộ Công an khẳng định loạt bài về các chiến sĩ cảnh sát nhiễm xạ trong chuyên án Z027 và các chuyên án đồng lửa do Báo Pháp Luật TP HCM thực hiện rất công phu, chuyên nghiệp, tạo hiệu ứng xã hội rất tốt, song? không thể trao giải! Lý do là vẫn chưa tìm thấy bằng chứng khoa học xác đáng thể hiện sự liên quan trực tiếp giữa chất phóng xạ là tang vật vụ án với các loại bệnh tật mà các chiến sĩ cảnh sát mắc phải.
    Khi quyết định cắt tiền hỗ trợ điều trị cho hàng chục bệnh nhân ung thư của xã Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ, ngành y tế lý giải do vẫn chưa tìm thấy bằng chứng khoa học xác đáng cho thấy có sự liên quan trực tiếp giữa chất thải của Công ty Supe hóa chất Lâm Thao với căn bệnh ung thư đang hoành hành ở Thạch Sơn!
    Khi từ chối đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại của hàng ngàn nông dân dọc sông Thị Vải đối với Công ty Vedan, các cấp tòa án Đồng Nai đều cho rằng thiếu bằng chứng khoa học cho thấy sự liên quan trực tiếp giữa chất thải của Vedan với thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và sức khỏe của hàng ngàn nông dân sống dọc sông.
    Về mặt pháp lý, các quyết định nói trên đều có căn cứ và khó có thể đảo ngược.
    Nhưng về mặt dư luận xã hội, đó là những quyết định phi lý và đầy bất công!
    Chính vì thế dễ hiểu vì sao dư luận rất phẫn nộ về quyết định của Tòa án tối cao Hoa Kỳ bác đơn của Hội Nạn nhân chất độc da cam đòi các công ty hóa chất Mỹ bồi thường; dễ hiểu vì sao Vietnam Airlines ?onhảy tưng tưng? sau khi bị tòa án Paris phong tỏa hàng triệu euro do trước đó đã khước từ cuộc tranh tụng tại tòa sơ thẩm Rome năm 2002. Để rồi bây giờ VNA phải bỏ ra số tiền gấp nhiều lần số đó để hy vọng đảo ngược được phán quyết được cho là bất công, phi lý năm xưa.
    Báo chí và cả các chính trị gia được huy động vào cuộc nhằm đòi lại sự công bằng đó. Dĩ nhiên, vì đấy là những nguyện vọng chính đáng.
    Nhưng sự thịnh vượng của Âu châu và Mỹ ngày nay, có ý kiến cho rằng nó có khởi nguồn từ nguyên lý ?otam quyền phân lập?, hay diễn giải cụ thể đó là sự độc lập của hệ thống tư pháp (tòa án).
    Cho nên một số tuyên bố có được đưa ra, hay nhiều bài báo cùng đả kích, sẽ không có nhiều hy vọng được xem xét dẫn đến kết quả là các phán quyết sẽ bị đảo ngược bởi đơn giản là các quan tòa đó không bao giờ bị chi phối bởi tác động bên ngoài, trừ luật pháp và các chứng cứ!
    But long blog
    Được swing_of_valma sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 20/03/2009
  10. compeat

    compeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    nói thế này có thể sẽ bị phản đối
    mục đích của chiến tranh là tiêu diệt kẻ thù = mọi cách
    h ta kiện họ vì họ jiết ng` của ta, các bạn có thấy hợp lý ko?

Chia sẻ trang này