1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ kiện cá tra , basa vào thị trường Mỹ

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi letmebe, 22/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện cá tra , basa vào thị trường Mỹ

    Tóm tắt diễn biến vụ kiện cá tra , cá basa vào thị trường Mỹ
    ?Cuối năm 2000 , CFA lên tiếng về việc cá tra , basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành catfish Mỹ

    ?5-10-2001 , Hạ viện Mỹ thông qua dự luật 2964 chỉ cho phép sử dụng tên catfish cho riêng loài cá nheo Mỹ

    ?Cuối năm 2001 , CFA tố cáo VN bán phá giá cá tra basa vào thị trường Mỹ

    ?Đầu năm 2002 , bộ Thủy sản VN đề nghị FDA công nhận 3 tên thương mại cho cá tra , basa là Hypo bas , Sutchi basa và trasa .

    ?13-5-2002 , Mỹ ban hành đạo luật trang trại , trong đó có điều khoản cấm các lọai cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ mang tên
    Catfish

    ?28-6-2002 , CFA khởi kiện 53 doanh nghiệp Vn bán phá giá cá tra , basa vào Mỹ và yêu cầu chính phủ áp đặt mức thuế phá giá là 191% ( hoặc 144%)

    ?3-7-2002 Ủy ban thương mại quốc tế Hoa kì ( USITC) gời bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp VN

    ?19-7-2002 , Vasep và CFA tham dự điều trần trrước USTTC

    ?9-8-2002 , USITC bỏ phiếu kết luận : không xác định rằng việc nhập khẩu cá tra , basa gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá nheo Mỹ mà chỉ đe dọa gây thiệt hại

    ?13-8-2002 , USDOC gởi bản câu hỏi điều tra cho 15 đoanh nghiệp VN ( thay vì 53 DN như đơn kiện của CFA)

    ?2 đến 4-10-2002 , phái đoàn USDOC sang làm việc với Vasep và 4 DN bị điều tra trực tiếp

    ?8-11-2002 , DOC công bố VN là nước có nền kinh tế phi trị
    trường

    ?15-11-2002 , CFA đề nghị bộ thương mại Hoa Kì ( USDOC ) áp dụng biện pháp tình trạng khẩn cấp , có nghĩa áp dụng thuế hồi tố lên các lô hàng đã vào Mỹ sau ngày 26-10-2002

    ?Tháng 12-2002 Vasep đã chính thức đề nghị USDOC dùng Bangladesh làm nước thay thế để tính chi phí sản xuất .

    ?27-1-2003 , DOC ra phán quyết các DN VN bán phá giá và đề nghị mức thuế đối với cá tra , basa nhập vào Mỹ là 37,94% - 63,88%
    ?27-2-2003 , USDOC sửa chữa mức thuế phá giá áp dụng cho các DN VN

    Tên công ty mức trước đây mức sau khi sửa
    Agifish 61,88% 31,45%
    Cataco 41,06% 41,06%
    Vinh Hoan 37,94% 37,94%
    Navico 53,96% 38,09%
    Các cty khác có tham gia vụ kiện 49,16% 36,76%
    Các cty không có tham gia vụ kiện 63,88% 63,88%

    ?Từ 17-3-2003 đến 28-3-2003 , đoàn thanh tra của DOC gồm 6 chuyên viên và quan chức chia làm 2 nhóm tiến hành điều tra tại 4 công ty lớn là Agifish , Cataco , Navico và Vĩnh Hoàn

    ?Tháng 4-2003 , Vasep đã phát động thông cáo báo chí chủ động đề xuất giải quyết vụ kiện và CFA tuyên bó sẵn sàng thảo luận với Vasep , tuy chưa đồng ý với tất cả các điều kiện cụ thể do Vasep đưa ra

    ?Tháng 5-2003 , thỏa thuận về đình chỉ vụ kiện không thành công

    ?17-6-2003 , USDOC thông qua quyết định cuối cùng về vụ kiện và Vasep dự phiên điều trần trước USITC

    ?25-6-2003 , Vasep phát hành sách trắng khẳng đi5nh Vn không bán phá giá và cho rằng 1uyết định của USDOC không công bằng và mang tính bảo hộ

    ?18-7-2003 , USDOC công bố sửa đổi biên phá giá

    ?23-7-2003 , USITC đưa ra phán quyết sau cùng rằng cá tra , basa VN có nguy hại đến nền Sản xuất catfish Mỹ

    ?5-8-2003 , bô Nông nghiệp Mỹ trợ cấp 34 triệu USD cho CFA về thiệt hại do ?othời tiết không thuận lợi và thiên tai ?o năm 2001-2002
    ?12-8-2003 Vasep chính thức đệ đơn kiện USDOC


    NoThing is Successful than Success
  2. looking

    looking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Lại chuyện cá basa!
    Bắt đầu nhé .....
    Vì sao giá cá basa giảm?
    Việc thu mua nguyên liệu tại một số công ty thời gian gần đây trở nên khó khăn và gắt gao hơn. Không ít đơn vị đã mua dưới mức sàn mà Bộ Thủy sản yêu cầu. Đặc biệt có trường hợp áp dụng cách mua cá theo tỷ lệ chế biến- tức là sau khi sản xuất, các phân xưởng sẽ gửi kết quả chế biến của lô hàng đó cùng với mức giá đề nghị, sau đó một nhân viên chuyên về hợp đồng xuất khẩu sẽ cân đối giá xuất khẩu cùng kết quả chế biến để báo giá cho ngư dân. Các hộ nuôi cá cho rằng, cách tính này đang gây khó khăn cho họ vì không được biết trước giá thu mua. Đến khi biết thì đành phải chịu vì cá đã được chế biến, không còn cơ hội để yêu cầu nâng giá cho phù hợp với lợi ích của mình.
    Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam giải thích rằng: Giá cá nguyên liệu đột ngột tăng từ 12.000 đồng/kg hồi đầu tháng 2 lên 15.000 đồng vào thời điểm 06/04 là không bình thường. Nếu không chủ động kiềm lại thì giá cá nguyên liệu có nguy cơ tăng nữa, ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, công ăn việc làm của doanh nghiệp. Mặt khác, do giá cá tăng, các chủ bè có dấu hiệu ghìm hàng chờ giá lên, khiến nguồn nguyên liệu khan hiếm. Do đó, sau cuộc họp, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng mua cá với giá 15.000 đồng/kg, mặc dù giá cá trên thị trường thế giới không biến động và cá nguyên liệu trong nước rất khan hiếm. Chính động tác này làm giá cá bè trong nước sụt thê thảm. Các doanh nghiệp hoàn toàn không có ý định ép giá nông dân vì nếu người nuôi cá sản xuất khẩu không có lãi thì lấy đâu ra nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoạt động. Nguyện vọng của doanh nghiệp là có mức giá bình ổn sao cho cả doanh nghiệp và nông dân đều không bị thiệt. Theo tính toán, giá cá tra bè khoảng 8.500-9.000 đồng/kg là người nuôi bắt đầu có lãi. Để nông dân có thể bù đắp rủi ro, giá cá tra trắng loại 1 cần ở mức12.000 đồng/kg. Tương tự, giá xuất khẩu cá philê khoảng 3,5 USD/kg có thể đảm bảo sức cạnh tranh cho sản phẩm của chúng ta. Tháng 6,7,8 là mùa cá ở Mỹ. Hơn nữa, bang Mississippi vừa ban hành điều luật cấm các loại cá khác cá nheo Mỹ mang tên catfish và bang Louisiana chuẩn bị ban hành điều luật tương tự. Đồng thời, Quốc hội Mỹ cũng đang xem xét dự luật về nông trại trong đó có điều khoản cấm dùng tên catfish cho các loại cá không phải là cá nheo nuôi tại Mỹ. Tất cả những điều này tạo tâm lý bất lợi cho những người mua cá Việt Nam tại Mỹ và khách hàng sẽ dùng nó ép giá cá của chúng ta.
    Doanh nghiệp nên cùng ngư dân bình ổn thị trường cá basa.
    Việc thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên triển khai theo hướng doanh nghiệp hỗ trợ vốn và khoa học kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nuôi. Các doanh nghiệp không nên xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo thương hiệu của đối tác nước ngoài.Cần có một cơ chế điều hành sản lượng và giá cả trong công tác thu mua và sản xuất, trên cơ sở đó, xây dựng giá sàn áp dụng cho các doanh nghiệp khi mua các nguyên liệu của ngư dân .Quyết định cuối cùng của DOC có khả năng ảnh hưởng lớn đến tâm lý người nuôi cá, các doanh nghiệp, dẫn đến việc hạ giá nguyên liệu, giá xuất khẩu một cách tự phát. Vì vậy, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo mua cá cho ngư dân với mức giá thấp nhất là 9.000 đồng/kg.
    Looking
  3. looking

    looking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    tiếp nhé!
    Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá Basa
    Bảy tháng đầu năm 2002, ngành thủy sản đã lập được kỷ lục mới: kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tăng 43% so cùng kỳ năm 2001. Cá Việt Nam hiện chiếm 10% thị trường Mỹ. Tuy nhiên, với mặt hàng cá basa, cá tra tại thị trường này, cần phải đáp ứng thông lệ và luật pháp nước bạn hàng. Bộ Thủy sản đã xem xét lại toàn bộ quy trình chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu và đưa ra quy định mới: Từ 1/8, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa phải ghi tên thương mại trên bao bì. Cụ thể, cá tra có thể dùng một trong các tên sau: Basa Catfish, Mekong Catfish, Pangas Catfish. Cá basa dùng các tên sau: Basa, Bocourti, Basa Bocourti. Trên bao bì phải ghi ?osản phẩm của Việt Nam? (Product of Vietnam) hoặc ?osản xuất tại Việt Nam? (Made in Vietnam). Hằng tháng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ khoảng 500 tấn sản phẩm cá da trơn. Tuy nhiên, thời gian qua, nhãn hiệu sản phẩm và tên gọi 2 loài cá này chưa được thống nhất đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường này.
    Tổng thống Mỹ vừa thông qua điều luật quy định FDA (Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) không làm thủ tục nhập khẩu các loài cá da trơn mang tên ?ocatfish?, trừ phi chúng thuộc họ Ictaluridae. Cá tra và cá basa của Việt Nam cũng nằm trong nhóm cá da trơn mang tên ?ocatfish?. Vì vậy, FDA sẽ không cấp phép nhập khẩu. Đây là kiểu bảo hộ mậu dịch tất yếu xảy ra khi một mặt hàng trong nước có nguy cơ bị phá sản, nếu mặt hàng tương tự của nước khác được nhập vào. Viêt Nam cho rằng dự luật này là hoàn toàn vô lý. Thứ nhất, hành động này trái với tinh thần của BTA. Thứ hai, luật này được thông qua không có cơ sở khoa học vì ?ocatfish? là tên gọi chung cho gần 3.000 loài cá da trơn trên thế giới, không thể chỉ để dành cho một số loài cá da trơn của Mỹ. Thứ ba, hành động này trái với tinh thần tự do thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Có lẽ, đây là một vụ tranh chấp thương mại rất điển hình mà Việt Nam đã và sẽ vấp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Bên phía Mỹ cho rằng Cá basa Việt Nam không bảo đảm vệ sinh thực phẩm, không có tên thương mại riêng biệt, có một số sản phẩm nhái theo nhãn hiệu cá nheo Mỹ để bán. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã bán cá với giá quá thấp, phá giá thị trường Mỹ, gây khó khăn cho những người nuôi cá nheo tại Mỹ (cá Việt Nam bán rẻ hơn cá nheo của Mỹ khoảng 1 USD/pound (435 gr). Mỹ còn cho rằng cá của Việt Nam không hẳn là... catfish và người Việt Nam đang lợi dụng thành quả tiếp thị của những người nuôi cá Mỹ. Số là, cho tới năm 1970, catfish Mỹ vẫn chỉ là một thứ đặc sản của từng vùng và nhu cầu đối với sản phẩm này còn hạn chế. Tuy nhiên, bằng cách liên kết với nhau và mở chiến dịch tiếp thị (mà chi phí lên tới 4,5 triệu USD trong năm 2001), những người nuôi cá da trơn Mỹ đã làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm này. Nếu như năm 1970, lượng tiêu thụ mới là 2.582 tấn, thì con số này đã tăng tới 270.441 tấn vào năm 2001.Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá basa và cá tra sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998, lượng cá lát catfish không xương đông lạnh của Việt Nam xuất sang đây mới chỉ vỏn vẹn 260 tấn. Nhưng đến cuối năm ngoái, con số ấy đã vọt lên 7.746 tấn. Theo Eric Palmer, sự thành công bất ngờ này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà nuôi catfish Mỹ và họ kết tội rằng, cá Việt Nam thắng lớn chủ yếu nhờ sự thay đổi về chiến lược tiếp thị. Việt Nam thôi không gọi sản phẩm của mình bằng cái tên basa và tra nữa mà bắt đầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Mỹ với nhãn hiệu basa catfish. Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng giá trị catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh, từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Những người chủ trương chống lại cá da trơn Việt Nam dựa vào lý lẽ rằng catfish ở Mỹ thuộc họ Ictaluridae, trong khi loài nuôi ở Việt Nam có tên Pangasiidae. Tuy nhiên, năm 2001 sau khi xem xét lại thuật ngữ của Hiệp hội Nuôi cá Mỹ, Cơ quan Y tế và Thực phẩm đã cho phép sử dụng tên basa catfish đối với hàng Việt Nam. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng khẳng định không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy loại cá catfish của Việt Nam được nuôi trong môi trường không an toàn. Đây là thuận lợi đầu tiên của Việt Nam. Mới đây, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã cử tùy viên nông nghiệp đến điều tra quy trình nuôi cá tra, cá basa tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp... Đoàn điều tra này đã kết luận: Môi trường nuôi cá tại Việt Nam bảo đảm vệ sinh. Thức ăn cho cá gồm hai loại tự chế và công nghiệp cũng đều bảo đảm vệ sinh, trong đó có cả thức ăn công nghiệp do Cargill, một công ty của Mỹ cung cấp.
    Looking
  4. looking

    looking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Bước đi của Mỹ
    Tập tài liệu của CFA kèm theo lá đơn dài hơn 60 trang, gồm 5 phần với nội dung: thông tin chung nhất liên quan tới vụ kiện; dẫn chứng và lý lẽ chứng tỏ cá filê đông lạnh nhập từ Việt Nam được bán với giá thấp hơn giá trị thực, trong đó có so sánh giá bán cá trên thị trường Mỹ với chuẩn mực giá thành của nền kinh tế phi thị trường hiện nay của Việt Nam và so sánh với mức giá của Ấn Độ (một nước có nền kinh tế có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam); những tính toán về giá trị thực của sản phẩm (bao gồm các chi phí đầu vào như tiền mua cá nguyên liệu, phần hao hụt, tiền nước, điện, các nhiên liệu khác, chi phí đóng gói sản phẩm, nhân công và các chi phí sản xuất khác), giá xuất khẩu và khoảng chênh lệch bán phá giá (ước tính); chứng cớ và lập luận cho quan điểm rằng: chính cá tra, basa filê đông lạnh nhập từ Việt Nam đã gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước...Kèm theo các tài liệu trên là bản chứng thực của đại diện Akin Gump, bà Valerie A.Slater (với tư cách luật sư bên nguyên đơn) và 5 cam kết viết tay của Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên CFA nhằm chứng nhận rằng những thông tin mà họ đưa ra kiện là hoàn toàn không ngược lại sự thật.
    Tuy nhiên, trong đơn kiện CFA đã đưa ra đề nghị cách tính biểu thuế chống bán phá giá rất đáng lưu ý. CFA đưa ra hai phương án tính biểu thuế: nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì cách tính giá phải theo kiểu của Mỹ và nếu Việt Nam bán phá giá thì mức thuế chống bán phá giá sẽ là 144%. Còn nếu Việt Nam không được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ lấy mức giá cá của Ấn Độ - nước mà CFA cho rằng có trình độ phát triển tương đương - để áp vào cách tính giá cá basa của Việt Nam (nếu có bán phá giá, mức thuế áp dụng sẽ là 191%). Các yếu tố để tính giá sẽ là: giá cá nuôi sống, giá phế liệu, bao bì, đóng gói, nhân công lao động....
    Cáo buộc của CFA làm cho quá trình điều tra thêm phức tạp. Vì nó đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải cung cấp thông tin bổ sung và các nhà nhập khẩu phải giải quyết các vấn đề phát sinh trong vụ kiện này. Trường hợp xấu nhất, phải chịu thuế chống phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ sau ngày 26/10/2002, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu cá filê của Việt Nam.
    Sự chuẩn bị từ phía Việt Nam
    - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lưu ý các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, đồng thời chú trọng thuê luật sư để chủ động đối phó với việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá da trơn của Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải hoàn thiện các vùng sản xuất nguyên liệu với chất lượng bảo đảm và giá ổn định thông qua việc ký hợp đồng với các hộ nuôi, tiến hành cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm.
    - Ngành thủy sản Việt Nam cần đưa ra một danh pháp rõ ràng cho cá basa và cá tra, kèm theo là một khoản tiền thích đáng để giới thiệu, quảng bá cho người tiêu dùng Mỹ hiểu biết về chúng.
    - Những đơn vị không xuất hàng mà vẫn bị kiện, Bộ đã có hướng dẫn giúp họ phản kháng. Còn với những doanh nghiệp thực sự có xuất hàng sang EU và Mỹ thì được giúp đỡ khai báo để chứng minh rằng mình không bán phá giá.các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, nên chú ý nghiên cứu thật kỹ luật lệ thương mại quốc tế cũng như các quy định điều ước quốc tế đa biên. Đồng thời, thông qua các hiệp hội, cơ quan chức năng... để có thể phản ứng và đối đầu với đối thủ của mình.
    - Kiến nghị rằng phía Mỹ nên hiểu là các doanh nghiệp Việt Nam cần có một giai đoạn chuyển tiếp 6-10 tháng để đáp ứng được những quy định mới. Vì vậy, FDA cần cộng tác với Việt Nam để giải quyết vụ khủng hoảng về cá basa và cá tra, đồng thời chấp nhận những tên mới mà phía Việt Nam đặt cho sản phẩm.
    Looking

Chia sẻ trang này