1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ kiện Cá Tra, cá Ba Sa , các doanh nghiệp Angiang cần làm gì để đối phó với các vụ kiện tương tự

Chủ đề trong 'An Giang' bởi satthutinhdoi, 28/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện Cá Tra, cá Ba Sa , các doanh nghiệp Angiang cần làm gì để đối phó với các vụ kiện tương tự

    Hiện nay Việc xuất khẩu cá Tra-cá Basa vào thị trường Mĩ đang bị áp thuế chống bán phá giá, nhưng việc áp thuế này không vĩnh viễn mà sau 1 thời gian sẽ được phía Hoa Kì xem xét lại
    Vậy các doanh nghiệp AnGiang đã làm gì để chuẩn bị cho thời điểm đó
    Mong được tranh luận với ý kiến các bác
  2. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Ngồi chờ tới lúc đó coi sao,chứ làm gì nữa.
    Trong lúc ngồi chờ "dzụ" thằng nào bán được thì "dzụ"
  3. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Thêm nhiều thị trường mới xuất khẩu cá basa
    Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Hoàng Việt, hôm qua, thông báo, do chủ động xúc tiến thương mại, tỉnh đã mở thêm được một số thị trường mới như Nga, Ba Lan, Libăng, Dominica..., ngoài Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc.
    Hiện tại, tổng số bạn hàng nhập khẩu cá tra, cá basa của tỉnh lên tới 32 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cũng nhờ mở rộng thị trường, từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu toàn tỉnh (chủ yếu là cá tra, cá basa) đạt gần 27.000 tấn (tăng 66,9%), tương đương 76 triệu USD (tăng 94% so với cùng kỳ năm 2003).
    Nhà xuất khẩu VN không "ngại" Mỹ kiện bán phá giá tôm
    Ngày 10/9, đại diện các nhà nuôi tôm tại North Carolina và 6 bang của Mỹ đã có cuộc gặp với luật sư bang New Orleans để bàn việc khiếu kiện chống lại những nước xuất khẩu tôm với giá thấp, đe dọa đến ngành nuôi tôm Mỹ. Trước sự kiện này, các nhà xuất khẩu thủy sản ĐBSCL đã lên tiếng.
    Ông Bửu Huy - Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh thủy sản Aseafood Industry: "Kinh tế Mỹ khó khăn nên họ kiếm cớ đổ lỗi cho hàng nhập khẩu".
    Từ công nghiệp thép đến thủy sản, Mỹ đã có những phản ứng với hàng nhập khẩu và bằng hình thức này, hình thức khác để tìm cách bảo hộ mậu dịch. Từ vụ kiện cá tra, ba sa cho thấy, họ kêu ca về khó khăn của ngành và khởi kiện, mặt khác cũng là cách kêu gọi sự tài trợ của chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước việc này, giới xuất khẩu thủy sản VN và ĐBSCL không lấy gì làm lạ. Chúng ta cần thị trường Mỹ nhưng vẫn còn nhiều thị trường khác mà con tôm, con cá VN vẫn là bạn hàng quen thuộc như Tây Âu, Nhật Bản. Và thị trường trong nước cũng rất tiềm năng.
    Ông Nguyễn Văn Kịch - Giám đốc Xí nghiệp Cafatex (Cần Thơ): "Chi phí sản xuất tôm Mỹ không thể so sánh với Việt Nam".
    Tôm của Mỹ chủ yếu là tôm chì, tôm thẻ, nguồn khai thác chính là đánh bắt, do tôm tự nhiên ngày càng cạn kiệt, nên chi phí giá thành ngày càng cao. Trong khi đó tôm VN phần lớn là tôm sú, tôm càng xanh, nguồn khai thác chính là tôm nuôi, nên chi phí giá thành thấp, vì vậy không thể so sánh tôm Mỹ với tôm VN. Mặt khác, trong thời gian qua, các nước châu Á như: VN, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan đều trúng mùa tôm. Những yếu tố nêu trên cộng với những khó khăn kinh tế của Mỹ đã góp phần làm cho bộ phận kinh tế nông nghiệp, thủy sản Mỹ cạnh tranh không lại hàng từ các quốc gia đang phát triển.
    Ông Nguyễn Văn Bang - Giám đốc Công ty Thủy sản Cửu Long (Trà Vinh): "Chúng tôi không đơn độc".
    Theo tôi, có hai yếu tố chính khiến nảy sinh việc các nhà sản xuất tôm Mỹ muốn kiện các nước. Thứ nhất, các luật sư Mỹ muốn khuấy động vấn đề phá giá tôm lên để trục lợi, từ nhà sản xuất tôm Mỹ đến nhà xuất khẩu tôm châu Á đều phải thuê họ tranh cãi. Thứ hai, khi hội nhập kinh tế thế giới không chỉ doanh nghiệp các nước nghèo gặp khó khăn mà ngay cả nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, thủy sản của Mỹ cũng lao đao. Vì vậy, họ muốn dùng đến chiêu bài khởi kiện chống phá giá để bảo hộ mậu dịch, ngăn chặn hàng nhập khẩu từ các nước và tranh thủ tài trợ từ phía Chính phủ Mỹ. Lần này nếu có xảy ra kiện chống phá giá, chúng ta không đơn độc mà có nhiều nước.
    Ông Nguyễn Thanh Khiết - Giám đốc Công ty Thủy sản XNK tổng hợp Sóc Trăng (Stapimex): "Khó khăn là tất nhiên, nhưng lẽ phải sẽ chiến thắng".
    Không chỉ tôm VN, tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các nước khác từ châu Á thường rẻ hơn tôm sản xuất tại Mỹ từ 10%-20%, xuất phát từ việc các nước này đã có nhiều biện pháp giảm chi phí giá thành từ sản xuất đến chế biến xuất khẩu. Vì vậy, chuyện các nhà sản xuất tôm Mỹ phản ứng tôi nghĩ là điều tất nhiên. Nếu họ khởi kiện về vấn đề trên thì sẽ gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu từ châu Á, nhưng tôi nghĩ lần này họ không phải dễ "nuốt trôi", vì ngoài VN, còn nhiều nước khác nằm trong danh sách kiện của họ về bán phá giá tôm, trong đó Thái Lan, Trung Quốc là những nước chính mà họ nhắm tới. Tuy nhiên, ngay công luận thế giới ũng thấy rằng, việc kiện con cá tra, ba sa lần trước là phi lý, nếu kiện thêm con tôm từ các nước châu Á, sự phi lý càng tăng lên.
    nghe các cụ nói vậy thấy cung yên tâm rồi còn gì
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bán phá giá không có nghĩa là, giá bán tôm Việt Nam thấp hơn giá bán tôm của Mĩ. Bán phá giá là trường hợp giá bán xuất khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước, ví dụ như: giá ở thị trường trong nuớc là 10 ngàn đồng, tốn tiền mấy bay vận chuyển, tiền bảo quản thuê kho bãi, hải quan...để đưa tôm vào thị trường Mỹ thì lúc đó giá tôm còn 6 ngàn chẳng hạn. Điều này được quan niệm là hi sinh lợi nhuận để đạt được các mục tiêu khác(chiếm thị trường....), cho nên được coi là cạnh tranh không lành mạnh
    Quan điểm của Em vẫn là Viêt Nam không bán phá giá, tuy nhiên theo em chúng ta thua là thua ở luật tố tụng
    Luật AD Hoa KÌ về cơ bản giống AD của WTO nhưng về cách áp dụng lại gây rất nhiều bất lợi cho các nguyên đơn nước ngoài, ví dụ như : Bảng câu hỏi
    Nếu nguyên dơn kông điền đầy đủ thì dễ bị coi là không thiện chí, và phía Mỹ đơn phương áp đặt các thông tin của phía bị đơn đưa ra(dĩ nhiên là bất lợi cho nguyên đơn)
    Tuy nhiên bảng câu hỏi này rất phức tạp viết bằng thứ ngôn ngữ kì dị mà cã người Mĩ đôi khi cũng không hiểu nổi. Đã thế thời gian nộp lại rất gấp gáp :có 1 công ty Trung Quốc bị đưa bảng câu hỏi vào chiều thứ 6 và được iu cầu trả lời vào sáng thứ 2, công ti này đành bó tay và chấp nhận thua kiện
    (Mấy hôm này định đọc thử luật AD Hoa kì, nhưng đành bó tay, tiếng Anh nó ko phải là tiếng Anh bình thường, KHó hiểu quá)
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Giờ thử tìm hiểu các thủ tục tố tụng phía Hoa Kìgây thua thiệt cho phía Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá cá Tra- cá Basa:
    Bảng đặt câu hỏi
    Kiểm tra tại chỗ
    Điều chỉnh giá cả
    tính gộp thành số không
    Qui chế phi kinh tế thị trường
    Điều Khoảng Hoàn hôn
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi, nhờ mod xoá hộ
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 14/12/2004
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ , bạn có search trên net 1 bài viết rất hay về chống bán phá giá, nhưng nay tìm lại thì không thấy đâu nữa, tiếc quá
    Bán phá giá là 1 đề tài rất hay, AnGiang là 1 tỉnh thiên về xuất khẩu, nhất là nông sản, sau vụ kiện cá, sau vụ kiện tôm ... thì sẽ còn vụ kiện phá giá nào nữa. Toàn là vấn đề sống còn cho người dân Angiang thôi
    Hi vọng đề tài nhận được sự quan tâm của công đồng cư dân mạng tại Angiang
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Lục miết mới ra được cái bài này : trong thời báo kinh tế của bộ công nghiệp
    Việt Nam đã thua kiện bán phá giá cá tra ?" cá ba sa tại Mỹ. Nhiều nguyên nhân làm cho chúng ta thua kiện, và chúng ta cần những biện pháp chống lại những vụ kiện tương tự có hiệu quả, không nên cứ tự an ủi mãi: ?oChỉ là biện pháp của Mỹ bảo vệ sản xuất nội địa? và ?o Đi ngược với hiệp ước song phương hai nước và tinh thần tự do mậu dịch.?
    Xin được giải thích thêm về ?ophá giá.? Chúng ta thường hiểu ?ophá giá? nghĩa là bán dưới giá thị trường. Tại một chợ đầu mối rau quả, ai cũng bán thanh long với giá 10.000 đồng/1 kg, bỗng nhiên có người bán với giá 7.000 đồng, thì bị bà con bạn hàng cho là bán phá giá.
    Trong nền kinh tế thị trường, chê trách người ?ophá giá? theo nghĩa các tiểu thương nước ta hay dùng là sai. Trong kinh tế thị trường, cứ giá nào có người mua thì ta cứ bán, không thể chê trách việc đó được.
    Cái ?ophá giá? mà ta quen nghĩ đó không phải là ?ophá giá? khi nói trong thương mại quốc tế. Trên thị trường quốc tế, ?ophá giá? theo định nghĩa của WTO (Tổ chức Mậu dịch Thế giới) có nghĩa giá bán xuất khẩu của một món hàng rẻ hơn ở thị trường nơi sản xuất ra nó, hoặc giá bán xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất ra món hàng đó.
    Vụ cá basa dĩ nhiên không phải là vụ bán phá giá đầu tiên, hay duy nhất, hay quan trọng nhất, trong các vụ bán phá giá. Nhiều nước trên thế giới cũng đi qua cửa ải này nhiều lần. Và cả hai chiều: vừa là nước bị kiện, vừa là nước đi kiện.
    Thực tế, không phải chỉ có nước giàu kiện nước nghèo. Trong năm 2002, trong khi Nhật Bản không mở một cuộc kiện phá giá nào, thì ấn Độ mở 76 hồ sơ kiện bán phá giá, trong đó có 12 vụ kiện Trung Quốc; 9 vụ kiện Cộng đồng Âu châu, và 3 vụ kiện Mỹ.
    Trong năm 2002, Top Ten kiện là những nước sau đây: ấn Độ 76 vụ; Mỹ 58 vụ; Argentina 26 vụ; Cộng đồng Âu châu 23 vụ; Brazil 16 vụ; Australia 16 vụ; Thổ Nhĩ Kỳ 15 vụ; Peru 11 vụ; Ai Cập 8 vụ; Thái Lan 7 vụ. Vô địch bị kiện phá giá là Trung Quốc, tổng cộng 39 vụ. Nhưng trong 58 vụ Mỹ khởi tố năm 2002 lại không có một đối tượng Trung Quốc nào.
    Các con số này cho thấy, chuyện bán phá giá là chuyện rất ?othường ngày ở huyện? trong thương trường quốc tế, không theo một quy luật riêng nào về ?onước giàu hay nước nghèo?, ?onước lớn hay nước nhỏ?. Muốn tham gia mậu dịch, phải làm quen với chuyện kiện và bị kiện bán phá giá.
    Như đã nói, WTO có hai định nghĩa phá giá.
    Định nghĩa thứ nhất là nước A xuất khẩu một món hàng sang nước B mà giá bán tại nước B thì thấp hơn giá bán tại nước A.
    Bán giá rẻ hơn giá ở nước B không phải là phá giá.Thí dụ, một chiếc xe ô tô làm ra ở Việt Nam chẳng hạn, bán ở Việt Nam giá 80.000 USD mà chở qua Mỹ bán thì giá chỉ có 30.000 USD.
    Như vậy có vô lý không? Nếu ai đó thấy vô lý thì có lẽ đang mang trong mình tư tưởng của nền kinh tế phi thị trường, chứ không phải kinh tế thị trường.
    Trong kinh tế thị trường, chúng ta phải chấp nhận chuyện giá bán của một món hàng là một thứ không thể phân tích được, trước khi đem món hàng đó đi bán. Nếu đã nói là kinh tế thị trường, thì phải chấp nhận nguyên tắc căn bản, đó là giá mua giá bán một món hàng chỉ tùy thuộc cung cầu mà thôi. Cung cao mà cầu thấp thì giá thấp, cung thấp mà cầu cao thì giá cao.
    Như vậy, một chiếc xe nếu ở Việt Nam không cung đủ cho cầu thì tự nhiên giá nó cao (và riêng ở Việt Nam giá ô tô cao còn do nhiều nguyên nhân khác). ở Mỹ cung nhiều hơn cầu thì tự nhiên giá nó thấp. Chiếc xe đó dù sản xuất ở Nhật Bản hay ở đâu khác thì cũng thế.
    Xét theo bản chất nền kinh tế thị trường và mậu dịch tự do, không có lý gì cấm một hãng không thể xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán trong nội địa. Nhưng WTO lại cho phép các quốc gia được áp dụng điều này.
    Thế còn định nghĩa thứ nhì của WTO thì sao? Định nghĩa thứ nhì của WTO là ?ophá giá? là bán dưới chi phí làm ra món hàng. WTO lại cho phép tính lại ?ochi phí? nếu giá thành các ?ochi phí? đã bị các yếu tố ngoài thị trường tự do làm cho giảm đi một cách giả tạo.
    Định nghĩa này đi ngược lại lý thuyết kinh tế thị trường. Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán một sản phẩm sẽ bằng chi phí biên làm ra sản phẩm đó. Mà chi phí biên thì nhỏ hơn chi phí trung bình. Tức là nếu bán với giá chi phí biên sẽ vi phạm luật cấm phá giá. Như vậy, chính WTO lại chống lại việc tham gia một thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
    Vả lại, tất cả các nghiên cứu kinh tế đều kết luận rằng, xưa nay không ai bán dưới chi phí mà tồn tại được, nếu không có sự bảo trợ của nhà nước. Trên lý thuyết, có thể có trường hợp, trong một thị trường mà các nhà sản xuất phải bỏ ra 10 đồng để bán một món hàng 11 đồng, một tay đại gia có thể bán giá 9 đồng, chịu lỗ 1 một đồng, bán cho đến khi các cơ sở nhỏ hơn chịu không nổi, sạt nghiệp, tay đại gia nắm tuốt thị trường, lúc ấy tha hồ nâng giá lên 12, 13, 14 đồng hay hơn để bù lại lỗ cũ mà không sợ mất khách hàng.
    Nhưng cũng có thể thành công được nếu phần lỗ đó có ai đó thật lớn tài trợ. Đó là trường hợp một nước nào đó muốn khuyến khích xuất khẩu nên tài trợ cho các công ty bán xuất khẩu giá rẻ, lỗ nhà nước chịu. Điều này thì có thể xảy ra, và đã từng xảy ra trong quá khứ. Đây chính là một yếu tố ?ongoài thị trường? làm cho các chi phí sản xuất giảm đi ?omột cách giả tạo.?
    Tuy nhiên, đã có hiệp ước riêng về việc chống tài trợ. Hiệp ước này mang tên ?oAgreement on Subsidies and Countervailing Measures.? Trong giới chuyên môn về ngoại thương, người ta gọi tắt hiệp ước này là CVD, là thuế áp dụng khi hàng nhập khẩu đã được tài trợ. Còn chuyện phá giá là ?oanti-dumping?, tên chính thức của nó là ?oAgreement on the implementation of Article VI? ?" điều 6 của vòng thương lượng Uruguay là nói về phá giá. Giới chuyên môn gọi nó là ?oAD?. Thực tế, người ta hay nói ?oAD-CVD? như là một thứ, nhưng thực ra nó là hai thứ.
    Muốn đánh thuế quan tài trợ thì cứ việc đánh thuế quan tài trợ (CVD), lại bày ra thêm cái thuế quan chống phá giá (AD) làm gì?
    Có thể kết luận rằng, chuyện WTO chống phá giá, dù đã định nghĩa phá giá một cách rất chi li và có vẻ như rất văn minh, nói cho cùng cũng vô lý và đi ngược lại tinh thần mậu dịch tự do.
    Chúng ta cần hiểu rằng, đừng có mang cái lập luận ?oanh kiện tôm của tôi là đi ngược tinh thần tự do mậu dịch? ra mà nói.
    Như vậy, WTO sinh ra cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên trong thuyết âm dương ngũ hành ?oTrong hoạ có phúc và trong phúc có hoạ?. Có người cho rằng, thà có một WTO, trong đó có hàng nghìn điều có lợi cho mậu dịch tự do, và trong đó cũng có đôi điều đi ngược lại mậu dịch tự do, còn hơn không có gì cả.
    Chỉ có cách là chấp nhận cái sự thực đó, và làm ăn theo đúng cách để không phá giá ?" theo lối định nghĩa của WTO.
    Việc thua kiện phá giá cá basa và vụ kiện tôm chưa rõ thắng thua, đó chỉ là một trong nhiều bài toán Việt Nam sẽ phải đương đầu khi buôn bán với nước ngoài. Thương trường quốc tế không phải là chỗ dễ chơi, muốn hội nhập còn phải học hỏi nhiều lắm.

Chia sẻ trang này