1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ kiện Tôm ? cách nào để giúm doanh nghiệp Việt nam ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khpl, 18/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khpl

    khpl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện Tôm ? cách nào để giúm doanh nghiệp Việt nam ?

    Tôi là thành viên mới của ttvnol và là mội nhà kinh doanh Xuất Nhập Khẩu, xin các bạn cho tôi một số ý kiến về Vụ Kiện Tôm tại Hoa kỳ, làm thế nào có thể thắng vụ kiện này ?
    Cảm ơn các bạn
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Xin chào khpl,
    Vấn đề này hiện nay có thể nói rất được nhiều người quan tâm, tun nhiên vấn đề không phải là Thắng vụ kiện này, mà vấn đề là làm thế nào để có thể tiếp tục đẩy mạnh nền kinh tế Việt nam, trong lĩnh vực Xuất Nhập khẩu, thú thiệt, tớ mới học luật, chuyện này có thể nhờ mấy anh em trong box giúp đỡ tư vấn cho bạn, Tớ cũng rất buồn Vì hết chuyện cá Basa nay lại tới Tôm trong khi chủ nhân của nó - Liên minh các nhà nuôi tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) đang cố gắng chống chọi bằng vụ kiện vô lý đến mức khó tin, gây tổn hại đến các nhà nhập khẩu, phân phối, chế biến, đầu tư ra nước ngoài; và quan trọng hơn cả là đến quyền lợi của chính người tiêu dùng Mỹ, Nhưng tự nhiên USITC ra phán quyết ưu ái các nhà nuôi tôm ở Mỹ, song lại đẩy Nghành Xuất khảu Tôm Việt nam vào bước đường cùng, nếu bạn thử vào một site economic của US bạn sẽ thấy rằng, thực ra nền Kinh tế US rất cần nhập Khảu Tôm vì các nhà sản xuất trong nước ráng lắm cũng chỉ có thể đáp ứng được 20% nhu cầu thị trường trong khi dân Mỹ luôn xem tôm là món ăn biển đứng hàng số 1.Hiệp hội các nhà phân phối thức ăn biển Mỹ (ASDA) - một trong những tập đoàn kinh doanh thực phẩm chế biến từ hải sản lớn nhất thế giới, cũng lên tiếng chống đối quyết liệt vụ kiện của SSA. Nếu SSA thắng kiện, thuế tôm nhập khẩu sẽ tăng khiến giá thành bị đẩy lên cao, gây tổn hại đến những người bán lẻ và người tiêu dùng,
    Theo tôi có thể nói đây là biểu hiện không được vu lắm, và cũng khó có khả năng thắng kiện, vì vì ý tưởng bảo hộ mậu dịch của USITC dù những chứng cứ SSA đưa ra là rất nghèo nàn và kém thuyết phục. Mục đích chính của SSA không chỉ nhắm đánh thuế cao vào các đối thủ mà còn nhắm vào khoản tiền lớn từ ngân sách liên bang mà họ nghe phong thanh ?ocác bang miền nam Hoa Kỳ có đủ tư cách được nhận tiền đền bù? để chống lại con tôm ngoại. Để có thể lấy được tiền từ chương trình ?oHỗ trợ thương mại nông dân" này, giới nuôi tôm Mỹ phải chứng minh được giá tôm năm 2002 sụt từ 20% trở lên so với 5 năm trước đó. Chỉ có các nhà nuôi tôm ở Alabama, Texas, Georgia và South Carolina đáp ứng được đòi hỏi này, còn Florida, Louisiana và Mississippi thì không
    - Để khuya nay tớ xem lại Luật US tớ sẽ tư vấn thử cho bạn, còn về chuyện này tớ mong là Constasy nên giúp bạn thì tốt nhất, và đúng chuyên nghành nhất
    Thân
    Chúng ta nên chú trọng đến cái Topic này để giúp Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Con Tôm Việt nam đi.
    ( có ai dám nhận làm Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nông dân Việt nam không vậy ? )
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 18/03/2004
  3. khpl

    khpl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Kevinmitcknick, đã trả lời,
    HÌnh như bạn cũng quan tâm đến vụ này lắm ? tôi có thể xin địa chỉ e mail của bạn được không ? tôi muốn được hỏi bạn một số vấn đề về Vu kiện Tôm,
    Ghấp lắm,
    e mail của tôi là : lenghia@phapluat.com
    mong tin
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn
    Mình cũng có xem qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thôi, nhưng vì luôn theo dõi và cùng sát cánh với người dân việt nam nên quan tâm nhiều thế thôi, mình thì không chuyên về Luật Kinh tế, với lại chỉ mới học Luật thôi, cho nên kiến thức về Luật quốc tế càng hạn chế, ( longlanh nên ra tay đi ) hix hix hix không giúm được cho bạn thiệt là buồn lắm, nếu 3 năm nữa thì có thể được, tuy nhiên mình cũng đã trao đổi với bạn qua e mail rồi, đó là những đều là Phía Liên minh Tôm miền Nam (SSA) và Liên minh Tôm bang Lousiana (LSA) còn sai xót và lỗ hõng đó để chúng ta có căn cứ để nói, Nói chung cuộc chiến tranh về Kinh tế này sẽ rất gay go, vì không chỉ Việt nam mà còn cả các nước Thái lan, Ấn độ .v.v.v cũng bị thiệt hại nặng nề về doanh số xuất khẩu hải sản,...
    Theo tôi biết thì Hình như Việt nam chúng ta cũng đang chi một số kinh phí khoảng 1 triệu rưỡi USD cho vụ kiện này con số quá ít để thuê luật sư,
    - Theo tôi tốt nhất bay giờ là phải tìm hiểu về luật chống bán phá giá của Mỹ, Bên cạnh đó, chúng ta phải tìm hiểu kỹ lực lượng đi kiện, phát hiện ra điểm mạnh, yếu trong lý lẽ của họ; đồng thời xây dựng hệ thống lý lẽ của chúng ta để bảo vệ cho sự thật của mình là không bán phá giá.
    - Chọn một công ty Luật ở Mỹ tốt nhất và tin tưởng để họ tư vấn
    - Phải xây dựng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp để tạo thành một lực lượng đoàn kết, bởi đây là vấn đề của cả cộng đồng chứ không phải của từng doanh nghiệp.chứ đừng có làm việc riêng lẽ.
    Ngoài ra bạn nên xem lại hồ sơ của vụ kiện cá Basa năm ngoái , để biết thêm về Phương pháp.
    ( nhắn tin : Hình như vụ kiện này Việt nam chúng ta có thuê Luật sư rồi mà ? nếu bạn có hứng thú với vụ này thì he he he hợp tác với vị luật sư đó hình như là người Thái Land thì phải, còn nếu không nữa thì bạn nên thuê anh em trong BOX khoa học Pháp lý này đi Cãi cũng được, )
    Nhưng nói chung là vụ này phức tạp lắm, có dính dáng tới CT nữa cơ đấy) hix hix hix
    Thân,
    Tài liệu mình send cho bạn qua e mail hy vọng bạn hài lòng, mình sưu tầm từ vụ này đó
    Hạnh Phúc ở đời là :Có việc gì đó để làm,Có ai đó để yêu,Có điều gì đó để hy vọng
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tớ góp vui với các bạn về trình tự thủ tục liên quan tới vấn đề này:
    Theo thống kê, tại Mỹ, khoảng 90% hồ sơ xử lý thuế quan bảo vệ sản xuất trong nước là có liên quan đến chống phá giá.
    ==============================================
    CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ THỦ TỤC ĐIỀU TRA
    1. Các cơ quan điều tra: Một cuộc điều tra chống bán phá giá ở Mỹ sẽ do hai cơ quan chính phủ đảm nhiệm. Đó là Bộ Thương mại (Department of Commerce - DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế (International Trade Committee - USITC).
    Trong vòng 20 năm (1980-2000). Mỹ đã tiến hành 896 vụ điều tra chống bán phá giá (anti-dumping investigation), trung bình 44 vụ/năm..
    Kết quả: 196 vụ bị ngừng lại do không đủ bằng chứng, 33 vụ có kết luận không bán phá giá và không gây tổn hại, 375 vụ có kết luận bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
    - DOC: phụ trách việc xác định liệu hàng nhập khẩu có được bán phá giá, tức là bán thấp hơn giá trị hợp lý (less than fair value) hay không.
    - USITC: phụ trách việc xác định liệu ngành sản xuất Mỹ có chịu những thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu bán phá giá hay không.
    Đây là hai hoạt động diễn ra song song trong quá trình điều tra, cũng là một điểm khác biệt giữa luật Mỹ và luật của các nước khác, vì đa số các nước chỉ có một cơ quan đảm nhiệm cả hai công việc. Thực tế này một phần do lịch sử để lại, một phần cũng là do người Mỹ muốn USITC hoạt động một cách độc lập.
    2. THỦ TỤC ĐIỀU TRA:
    - Nộp đơn: Nguyên đơn sẽ nộp đơn cho DOC và USITC vào cùng một thời điểm (trong một ngày), trong đó có bằng chứng rằng đang xảy ra hiện tượng bán phá giá. Nguyên đơn có thể là nhà sản xuất nội địa, liên đoàn lao động hoặc các hiệp hội thương mại. DOC cũng có thể tự bắt đầu điều tra mà không cần đơn, nếu khẳng định được điều này là cần thiết.
    Trên thực tế, trường hợp đó mới chỉ xảy ra trong các vụ liên quan đến chính trị (vụ chống bán phá giá chất bán dẫn của Nhật, gỗ của Canada...).
    Nội dung đơn bao gồm các thông tin như trong quy định của Hiệp hội chống bán phá giá của WTO.
    - BẮT ĐẦU ĐIỀU TRA: USITC gần như ngay lập tức bắt đầu điều tra và không áp đặt bất kỳ điều kiện nào đối với người nộp đơn, vì mọi vấn đề đã được giải quyết trong lần tham vấn trước khi nộp đơn. Thủ tục của DOC có khác. Trong vòng 20 ngày kể từ khi nộp đơn, DOC sẽ xét xem liệu đơn đó có đáp ứng các yêu cầu để có thể tiến hành điều tra hay không. Trên thực tế, DOC thường khuyến khích các công ty trong nước gửi đơn nháp trước để xem xét không chính thức, và góp ý về những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, những thông tin cần bổ sung. Vì thế, đơn ít khi bị bác bỏ. Luật Mỹ quy định một thời gian chặt chẽ cho các bước điều tra như sau:
    Các bước Thời hạn Bắt đầu điều tra
    Nộp đơn + 20 ngày Quyết định sơ bộ của USITC
    Nộp đơn + 45 ngày Quyết định sơ bộ của DOC
    Nộp đơn + 160 đến 210 ngày
    Kết luận cuối cùng của DOC
    Nộp đơn + 235 đến 345 ngày
    Kết luận cuối cùng của USITC
    Nộp đơn + 280 đến 420 ngày
    - Quyết định sơ bộ về thiệt hại của USITC: Trong vòng 45 ngày kể từ khi nộp đơn, USITC phải đưa ra quyết định sơ bộ xem liệu có bằng chứng về thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không. Khác với các bước điều tra khác, thời gian đưa ra quyết định sơ bộ không được kéo dài trong bất kỳ trường hợp nào. Tiêu chuẩn về bằng chứng ở giai đoạn này rất thấp.
    Chỉ cần có "dấu hiệu hợp lý" rằng ngành sản xuất Mỹ có nguy cơ hoặc phải chịu tổn hại là USITC đã ra quyết định khẳng định.
    Thủ tục đưa ra quyết định sơ bộ cũng khá đơn giản và nhanh chóng. Khoảng 1 tuần sau khi đơn được nộp, USITC đưa ra một kế hoạch in trong "Sổ đăng ký Liên bang" (Federal Register) và tổ chức một buổi điều trần công khai để các bên liên quan trình bày quan điểm của mình, hoặc đưa ra những thông tin có lợi cho họ.
    Sau đó, USITC sẽ gửi Bảng câu hỏi cho các nhà sản xuất Mỹ, các nhà nhập khẩu Mỹ và các nhà sản xuất nước ngoài. Dù cơ hội của các nhà xuất khẩu trong bước này thường rất nhỏ, họ vẫn nên tích cực tham gia. Khi các nhà sản xuất nội địa đưa ra bằng chứng bất lợi, họ đã có mặt để bảo vệ lập trường của mình, và cung cấp thông tin theo hướng có lợi để tăng khả năng thành công trong quá trình điều tra chi tiết về sau.
    - Quyết định sơ bộ của DOC: Ngay sau khi quyết định tiến hành điều tra, DOC sẽ gửi một Bảng câu hỏi chi tiết cho các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài, nội dung bao gồm: Thông tin cơ bản về công ty và thực tiễn bán hàng, thông tin về bán hàng nội địa, xuất khẩu sang các nước khác, chi phí sản xuất, giá tính toán... Thời gian trả lời Bảng câu hỏi từ 30-45 ngày. Trường hợp kéo dài thời gian nói trên chỉ được chấp nhận nếu công ty nước ngoài có thể giải thích được một cách hợp lý. Lý do được chấp nhận thường là nghỉ lễ hay kết thúc năm tài chính của công ty. Sau khi thẩm tra, luật sư của hai bên sẽ chuẩn bị một bản báo cáo ngắn gọn trình bày quan điểm về những vấn đề nổi lên trong quá trình thẩm tra.
    - Quyết định cuối cùng của DOC: Thời hạn để ra quyết định cuối cùng là trong vòng 75 ngày sau khi có quyết định sơ bộ, hoặc từ 235-285 ngày kể từ khi nộp đơn, cụ thể như sau: * Nếu quyết định sơ bộ là có phá giá, các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn trong khối lượng xuất khẩu sang Mỹ bị điều tra có quyền yêu cầu kéo dài thêm 60 ngày. *
    Nếu quyết định sơ bộ là không phá giá, chỉ có ngành sản xuất Mỹ được yêu cầu kéo dài 135 ngày sau khi có quyết định sơ bộ hoặc 295-345 ngày kể từ khi nộp đơn.
    - Quyết định cuối cùng của USITC: Nếu quyết định sơ bộ của DOC là có bán phá giá, USITC sẽ ra quyết định cuối cùng trong vòng 120 ngày kể từ đó, hoặc trong vòng 45 ngày kể từ quyết định cuối cùng của DOC. Nếu quyết định của DOC là không bán phá giá, USITC sẽ ra quyết định cuối cùng trong vòng 75 ngày. Thủ tục xác định tổn thất ở giai đoạn này rất phức tạp. USITC thu thập thông tin qua các câu trả lời ở Bảng câu hỏi và những thông tin khác thu được từ báo cáo sơ bộ, rồi cung cấp cho các bên. USITC sẽ tổ chức một buổi điều trần để lắng nghe ý kiến các bên liên quan. Sau đó, họ sẽ đưa ra bản báo cáo cuối cùng gồm những dữ liệu tóm tắt được khi điều tra và bản trình bày ngắn gọn của các bên. Đây là cơ sở thông tin của cuộc bỏ phiếu. 7 ngày sau khi có quyết định cuối cùng về phá giá và tổn thất, DOC sẽ ra lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá và gửi cho cơ quan Hải quan
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tin mới về vấn đề này - cũng khá hay lấy bên TintucVN - mời các bác tham khảo...
    Con tôm Việt Nam sẽ nhảy qua hàng rào thuế quan Mỹ​



    "Tôm ở Mỹ là tôm đánh bắt, hiện nay chỉ cung cấp khoảng 12% cho toàn thị trường, trong thời gian tới, tỷ lệ này còn giảm mạnh nữa. Họ không có khả năng cung cấp nổi cho thị trường Mỹ... Tương lai của con tôm cực kỳ sán lạn". Đó là khẳng định của ông Đinh Đức Hữu - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ Mỹ (ATI - USA), cũng là một doanh nghiệp nuôi tôm hàng đầu tại Việt Nam.
    Theo ông, vụ kiện này sẽ đi theo chiều hướng nào?

    Phía Mỹ sẽ không làm được gì nhiều, vì tôm họ không đủ cung cấp cho thị trường nội địa, họ sẽ áp một mức thuế vừa phải đủ để họ có lợi, vừa đảm bảo nhu cầu cho thị trường Mỹ. Nhưng họ cũng không tồn tại được lâu.

    Ông đã nhiều lần nói đến yếu tố thương lượng trong vụ kiện này, nhưng phải thương lượng bằng cách nào?

    Là một người làm ăn lâu năm tại Mỹ tôi xin nói rằng trong các cuộc tranh chấp trong làm ăn, yếu tố thương lượng luôn được đánh giá cao, đừng bao giờ nghĩ chỉ có một bên thắng, bên còn lại sẽ thua. Và trong vụ kiện này điều đó vẫn đúng. Tôi khẳng định là chúng ta đã nhiều lần đánh mất cơ hội thương lượng, chẳng hạn khi đoàn điều tra của Bộ

    Tập đoàn ATI-US hiện có hơn 400 chuyên gia với các khách hàng lớn ở Hoa Kỳ như Bộ Quốc phòng, Bộ Năng lượng... ATI-US là chủ sở hữu của hàng loạt các bằng sáng chế, trong đó có bằng xử lý rác thải đô thị được Chính phủ Hoa Kỳ đánh giá cao. Hiện nay Công ty ATI-VN có các trung tâm nuôi tôm công nghiệp và giống thủy sản lên tới hàng chục ngàn héc-ta, và hàng trăm triệu con tôm giống tại Việt Nam.

    Thương mại Mỹ sang điều tra các doanh nghiệp trong vụ cá basa. Chúng ta phải có thái độ hợp tác, công khai. Đừng nên có thái độ đối đầu, làm sao phải cho họ thấy chúng ta có thái độ muốn thương lượng. Còn khi mọi chuyện đã ngã ngũ thì đừng nói đến chuyện thương lượng nữa.

    Với tư cách là một doanh nhân từng làm ăn lâu năm tại Mỹ, theo ông chúng ta phải đối phó với vụ kiện này làm sao cho có lợi nhất và về lâu về dài nói chung với các vụ bán phá giá?

    Thực ra đây là vụ việc nói lên một điểm yếu trong hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, bị lợi dụng bởi một nhóm luật sư tư vấn cùng với các nhà đánh bắt tôm yếu thế ở miền Nam. Ở Mỹ, Tu chính án Byrd quy định tiền đánh thuế bán phá giá sẽ được chia lại cho những người đi kiện.

    Đây là một điều luật mà cả WTO cũng đang yêu cầu Mỹ bỏ. Bộ Thương mại Mỹ, cùng với Ủy ban Thương mại Mỹ cũng là các định chế trong guồng máy pháp luật Hoa Kỳ cứ thế mà vận hành. Không phải chỉ đối với Việt Nam, họ cũng phán quyết hàng trăm vụ bất công đối với hàng chục nước trên thế giới hằng năm, đó là công việc của họ. Các vụ kiện bán phá giá sẽ có bản chất khác nhau và cách đối phó cũng khác nhau.

    Cũng là một người nuôi tôm, trong trường hợp xấu nhất ông cho biết mình sẽ kiện Bộ Thương mại Mỹ?

    Tôi nghĩ điều xấu nhất sẽ không xảy ra, nhưng nếu có chuyện đó tôi sẽ phát đơn kiện. Tôi là công dân Mỹ, khi tôi trở về Việt Nam làm ăn, họ khuyến khích tôi, họ tiễn tôi ra tận chân cầu thang máy bay, bây giờ họ không thể tước đi cơ hội của tôi được, tôi cũng là doanh nhân đóng thuế cho Chính phủ Mỹ, tôi không tin là họ dám đối xử với tôi như thế.

    Trong lúc này ông có lời khuyên nào đối với bà con nông dân nuôi tôm Việt Nam?

    Tôi xin nói với bà con rằng chúng ta cứ tiếp tục nuôi tôm, làm ra những con tôm ngon và rẻ, và phải đưa Việt Nam lên ngôi "vua tôm" của thế giới. Chúng ta không phải lo lắng gì về vụ này cả, kiện tụng là chuyện bình thường, phải thừa thắng xốc tới. Đây là cơ hội cho chúng ta. Vì sao?

    Tôm ở Mỹ là tôm đánh bắt, hiện nay chỉ cung cấp khoảng 12% cho toàn thị trường, trong thời gian tới, tỷ lệ này còn giảm mạnh nữa. Họ không có khả năng cung cấp nổi cho thị trường Mỹ, mà phải nhờ các nhà xuất khẩu nước ngoài, vì thế họ bất lực phải đi kiện. Thứ hai là người tiêu dùng Mỹ ngày càng chuyển sang dùng thủy sản, đặc biệt là sản phẩm tôm, món này đang được dân Mỹ cực kỳ khoái khẩu.

    Theo nguồn tin riêng của tôi, thì sắp tới hàng loạt tập đoàn có thế lực ở Mỹ như McDonald sẽ đưa con tôm vào danh sách các món ăn của nhà hàng. Nuôi tôm công nghiệp là một ngành có tương lai rực rỡ, và tôi cũng chưa thấy nơi nào có điều kiện nuôi tôm công nghiệp tuyệt vời như ở Việt Nam.

    Tôi xin lấy danh dự ra cam đoan; tôi là tiến sĩ về nguyên tử, nhưng hiện nay tôi về Việt Nam và đầu tư vào tôm, tôi tin là tôm Việt Nam sẽ có một tương lai xán lạn.

    Nghe nói ông có kế hoạch về Mỹ để vận động hành lang?

    15/4 tới tôi sẽ về Mỹ một tháng để làm việc này. Tôi sẽ gặp trực tiếp các nghị sĩ để nói chuyện về môi trường làm ăn tại Việt Nam, về chính sách của Việt Nam. Tôi đã có lịch hẹn với cựu Tổng thống Clinton, và vợ tôi vừa điện sang nói là đang chờ lịch hẹn của Tổng thống Bush do ông rất bận rộn với chiến dịch tranh cử.


  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của ông này không tệ nhưng cũng thuộc loại huề vốn .
    Còn mấy phần trên thì " nổ " mà không chịu đóng thuế
    Lịch riêng gặp Clinton..vợ báo chờ lịch hẹn TT Bush thì con nít cũng khoe được .
    Cũng giống như tập đoàn ba hoa về xây dựng thành phố nổi Trường sa đây .
    Tại Hoa Kỳ, chưa có 1 Cty nào của VN được coi là có trọng lượng cả, còn việc xin gặp lãnh đạo thì ai cũng có thể viết thư, vấn đề là sẽ được gặp hay không và gặp như thế nào .
    Thêm nữa, 1 TGD tầm cỡ thì việc hẹn gặp làm ăn phải là Chánh văn phòng hoặc thư ký riêng ...Vợ con không tính sổ .
    Trăm triệu con tôm giống cũng nhiều lắm nhé, không phải tôm thịt ...lại càng không phải thóc giống mà có trăm triệu ...hạt .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 23/03/2004
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện tôm: Bộ thương mại Mỹ đưa ra yêu cầu vô lý



    Liên quan đến vụ kiện tôm, hôm qua, 1-4, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu các nhà xuất khẩu bị kiện phải điều chỉnh số liệu chứng minh của mình theo cái gọi là Frankenshrimp (tôm không có trong thực tế). Tức là các nước bị kiện (trong đó có Việt Nam) phải chuyển đổi tất cả tôm của họ bán trên thị trường Hoa Kỳ về cùng một loại tôm ?ocòn vỏ, bỏ đầu? để DOC tiến hành so sánh giá thị trường và xác định biên phá giá.
    DOC cũng cho hay, nếu các nhà xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu trên, họ sẽ bị áp mức thuế trừng phạt rất cao. Sự thực thì các nhà nhập khẩu tôm không hề có số liệu thống kê theo yêu cầu trên của DOC.
    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong ngày hôm qua, CITAC đã tổ chức hội thảo để nêu ý kiến về các chính sách của DOC trong vụ kiện tôm.
    Quan điểm của CITAC là nếu DOC áp đặt mức thuế như bên nguyên đơn đề nghị thì tôm sẽ không còn là mặt hàng thủy sản phổ biến trên thị trường nữa. Tôm sẽ trở nên rất đắt và làm thiệt người tiêu dùng, tức là sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của Liên minh hành động thương mại ngành công nghiệp tiêu dùng và Hiệp hội các nhà phân phối thủy sản Hoa Kỳ, vốn đang điều hành trên 100.000 cửa hàng, nhà máy và cơ sở phân phối thủy sản tại Hoa Kỳ. Đây là một diễn biến có lợi cho các nước bị kiện.

  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Đây không phải là lần đầu tiên Vn chúng ta phải trải qua 1 vụ kiện với nước ngoài, lại càng không phải là lần đầu thất bại !
    Nhưng chúng ta có nên rút ra các bài học không và nên có thái độ ra sao ?
    ===================
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=40735&ChannelID=11
    Con tôm Việt Nam sẽ ra sao?
    TT - Sáng sớm 7-7 (khoảng 12g trưa 6-7 giờ Washington), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố phán quyết sơ bộ về mức thuế đối với tôm nhập khẩu từ VN và Trung Quốc (TQ). Theo quyết định của DOC, mức thuế chống bán phá giá đối với các DN chế biến, xuất khẩu tôm VN dao động từ 12,11% đến 93,13%.
    Bốn bị đơn bắt buộc của VN sẽ bị áp các mức thuế sau: Công ty XNK Thủy sản Minh Phú 14,89%; Công ty Kim Anh 12,11%; Công ty CP Thủy sản Minh Hải 18,68% và Công ty Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau (Camimex) 19,60%.
    Các DN bị đơn tự nguyện sẽ bị đánh thuế với công thức là trung bình cộng của bốn bị đơn bắt buộc: 16,11%. Các DN chế biến tôm khác sẽ chịu mức thuế cao nhất là 93,13%. Trong thông báo của DOC cho biết các DN VN sẽ không bị đánh thuế hồi tố cho các lô hàng đã xuất khẩu sang Mỹ.
    Trường hợp TQ, các DN chế biến tôm của nước này bị áp thuế trong khoảng từ 7,67%-112,81%. DOC chỉ chấp nhận 2/5 số DN bị đơn tự nguyện được hưởng thuế suất riêng rẽ ở mức 49,09% và buộc tất cả các DN phải nộp thuế hồi tố. Tuy nhiên, có một DN là Zhangjiang Goulian Aquatic Products được loại trừ khỏi danh sách bán phá giá và chỉ chịu thuế suất nhập khẩu 0,04%.
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/KinhTe/2004/7/8/22547/

    Người Mỹ sẽ phải ăn tôm với giá cao hơn



    Đó là lời cảnh báo từ "Nhóm đặc trách tôm" của Mỹ sau phán quyết sơ bộ vụ tôm. Nhóm này gồm Liên minh Hành động thương mại, công nghiệp và tiêu dùng (CITAC) và Hiệp hội Các nhà phân phối hải sản (ASDA) ngày 7/7 đã phát động chiến dịch cảnh báo người tiêu dùng về giá tôm sẽ tăng cao nếu Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC) ra phán quyết cuối cùng đánh thuế chống "bán phá giá" đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước Nam Mỹ và châu Á (trong đó có Việt Nam).
    Chiến dịch được phát động một ngày sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra phán quyết sơ bộ về "thuế trừng phạt" tôm nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trong vụ kiện bán giá phá tôm vào thị trường Mỹ. Ông Wally Stevens - Chủ tịch "Nhóm đặc trách tôm" khẳng định chắc chắn là thuế trừng phạt vào tôm nhập khẩu sẽ đẩy giá tôm tăng cao, có nghĩa là người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho sản phẩm tôm bán tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ.
    Liên quan đến phán quyết của DOC, ngày 8/7, ông Lê Dũng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Chúng tôi lấy làm tiếc trước phán quyết sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ... Việt Nam hy vọng Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ xem xét lại phán quyết này một cách khách quan, công bằng, phù hợp với thực tế nuôi trồng và xuất khẩu tôm ở Việt Nam".

    =============
    Trước phán quyết phi lý của Bộ Thương mại Mỹ: Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không đầu hàng


    Lợi thế về sinh thái tự nhiên lý tưởng giúp con tôm Việt Nam có chất lượng cao, giá thành thấp (ảnh: D.Đ.M)
    Ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố phán quyết sơ bộ về mức thuế đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, "kết tội" phi lý các doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá các sản phẩm tôm vào Mỹ, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có thông cáo báo chí.
    Thông cáo báo chí khẳng định: "Các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá sản phẩm tôm, không gây thiệt hại cho ngành đánh bắt và nuôi tôm Mỹ. Quyết định sai lầm này với mức biên độ phá giá cao vô lý của DOC thực chất là biện pháp bảo hộ mậu dịch, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng trong xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng". Do đó, VASEP kiên quyết yêu cầu: "DOC nghiêm túc xem xét lại quyết định không công bằng đó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 24/11/2004".
    Ngay sau khi phán quyết phi lý của DOC được công bố, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Minh Phú Seafood Corp, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam gay gắt: "Với phán quyết của mình, DOC đã cho thấy sự không sòng phẳng trong kinh doanh. Việc áp đặt thuế suất lên đến 14,89% đối với công ty chúng tôi sẽ làm thiệt hại cho công ty khoảng 12 triệu USD nếu tiếp tục xuất sang thị trường Mỹ. Tôm Việt Nam có thể sẽ sang Mỹ ít đi và cũng từ đây, người dân Mỹ lại phải chấp nhận những con tôm với giá cao hơn mà chất lượng lại không bằng tôm Việt Nam". 4 bị đơn bắt buộc của Việt Nam sẽ bị áp các mức thuế sau: Công ty XNK Thủy sản Minh Phú: 14,89%, Công ty Kim Anh: 12,11%, Công ty CP Thủy sản Minh Hải: 18,68%, Công ty Chế biến và xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex): 19,60% với biên độ riêng rẽ 16,11%; các công ty chế biến tôm khác là 93,13%.
    Ông Nguyễn Tín Ngưỡng, Phó giám đốc Công ty Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau (CAMIMEX) cũng cho biết: "Hiểu một cách đơn giản, bán phá giá là mua giá cao và bán lại với giá thấp. Vậy thì không một doanh nghiệp Việt Nam nào đủ mạnh về tài chính để thực hiện công việc này. Nhà nước lại không hề có chính sách trợ giá. Hàng chục tổ chức phi chính phủ của các nước trên thế giới đã đến Việt Nam tìm hiểu và kết luận như vậy. Từ những minh chứng này, chúng ta có thể nhận thấy phán quyết bán phá giá tôm của Bộ Thương mại Mỹ áp đặt cho Việt Nam là một phán quyết bất công, phi lý và đầy tính chủ quan. Mức thuế suất 16,01% mà DOC áp đặt cho công ty chúng tôi dự kiến sẽ gây thiệt hại khoảng 13 triệu USD/năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng Công ty Luật Willkie & Gallagher chứng minh việc con tôm của chúng tôi không tham gia phá giá thị trường tại Mỹ hay bất kỳ một quốc gia nào".
    Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ Việt - Mỹ (ATI) Đinh Đức Hữu, một doanh nghiệp Việt kiều nuôi tôm công nghiệp hàng đầu Việt Nam tỏ vẻ bình thản trước quyết định của DOC. Ông Hữu, là người Mỹ, người có lần trả lời Báo Thanh Niên hồi đầu năm nhấn mạnh: tôm Việt Nam "sẽ nhảy qua hàng rào thuế quan Mỹ". Và đúng như dự đoán của ông, phía Mỹ đã áp một mức thuế "vừa phải" nhưng theo ông sẽ không thể ngăn cản nổi con tôm Việt Nam sang thị trường này.
    Ngay từ khi vụ kiện bán phá giá tôm khởi động, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều đã tự động chuyển hướng thị trường tiêu thụ, đồng thời chú trọng đến những sản phẩm giá trị gia tăng để nâng cao chất lượng và tăng doanh thu. Ông Nguyễn Tín Ngưỡng cho biết: "Con tôm Việt Nam vẫn còn các thị trường như Nhật, Canada, Hồng Kông..., nhất là thị trường châu Âu với các thành viên mới, đây là những mảnh đất đầy hấp dẫn và nhiều tiềm năng cho con tôm Việt Nam".
    Quang Thuần - Đào Minh



Chia sẻ trang này