1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ kiện Tôm ? cách nào để giúm doanh nghiệp Việt nam ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khpl, 18/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Những giải pháp hay ; Có qua có lại, mới toại lòng nhau ....
    VN có dám theo chân ?
    =======================
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=20404&ChannelID=11
    Thái Lan dọa trả đũa Mỹ về vụ kiện tôm
    Nguồn tin từ Bộ Thương mại cho biết, 9 nhóm doanh nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan dọa sẽ dừng nhập khẩu đậu nành và phế phẩm từ đậu nành của Mỹ nếu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra lệnh áp thuế chống phá giá với tôm Thái Lan.
    Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Ủy ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) có kết luận liệu tôm nuôi nhập khẩu có gây thiệt hại về vật chất cho ngành tôm nội địa hay không. Theo Setthasan Setthakaroon, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà chế biến dầu từ đậu nành và cám gạo Thái Lan, hiệp hội của ông và 8 nhóm doanh nghiệp khác sẽ ngừng nhập khẩu đậu nành và các chất thải từ đậu nành để phản đối nếu trong quyết định tới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra lệnh áp thuế chống phá giá với tôm Thái Lan.
    Trong tổng số 3 triệu tấn đậu nành và chế phẩm từ đậu nành mà Thái Lan nhập khẩu hàng năm, hơn một nửa có xuất xứ từ Mỹ.
    Theo lịch trình dự kiến, vào 11h trưa 17-2 (giờ Washington), các thành viên USITC sẽ nhóm họp và biểu quyết xem liệu ngành tôm nội địa có bị thiệt hại bởi tôm nhập khẩu hay không. Phán quyết sơ bộ về vụ kiện sẽ được công bố sau đó vài ngày.
    Theo VnE
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không ! Chúng ta không thèm trừng phạt Mỹ, chỉ dạy cho Mỹ bài học kinh tế và thương mại !!!
    =============
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=21711&ChannelID=11
    Vụ kiện tôm sẽ gây thiệt hại cho Mỹ
    Thị trường Mỹ có thể bị thiếu hụt từ 50.000 đến 60.000 tấn tôm trong ba tháng tới, do các nhà nhập khẩu Mỹ hạn chế nhập tôm. Mạng thông tin về thị trường hải sản Mỹ (Seafood.com) cũng dự báo khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm đáng kể trong thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 5, tức là trước khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra phán quyết sơ bộ về vụ kiện ?obán phá giá tôm".
    Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là cộng đồng nhập khẩu Mỹ lo ngại rằng tôm nhập khẩu vào Mỹ trong ba tháng tới rất có thể sẽ bị đánh thuế chống phá giá theo ?otình trạng khẩn cấp", một loại thuế có hiệu lực 90 ngày trước khi DOC đưa ra phán quyết sơ bộ về các vụ kiện bán phá giá.
    Các nhà phân tích thị trường Mỹ cho rằng những nước không bị kiện sẽ lợi dụng tình hình này để tăng mức xuất khẩu tôm vào Mỹ, nhưng khả năng tăng xuất khẩu của các nước này lại ?ocó giới hạn". Do đó, thị trường tôm Mỹ có thể sẽ bị thiếu hụt tương đương với 10% tổng khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ trong cả năm và có thể gây ra ?ocú sốc tôm".
    Việc cung ứng tôm vào Mỹ bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tôm, vốn rất đa dạng của Mỹ. Một số loại tôm, có kích thước khác nhau, sẽ bị thiếu hụt và vì thế sẽ tác động xấu tới thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ. Các nguồn phân tích công nghiệp khẳng định rằng các nhà đánh bắt tôm Mỹ không thể bù đắp được mức thiếu hụt này của thị trường.
    Hiệp hội phân phối hải sản Mỹ (ASDA) và Phòng Thương mại Mỹ (AMCHAM) đã lên tiếng phản đối vụ Liên minh Tôm miền Nam (SSA) kiện sáu nước, trong đó có Việt Nam, "bán phá giá" tôm vào thị trường Mỹ. Các tổ chức này cho rằng đây thực chất chỉ là một hình thức bảo hộ mậu dịch
    của Mỹ.
    Các nhà phân tích thị trường cũng khẳng định tôm nhập khẩu có lợi cho nền kinh tế Mỹ, vì nó tạo ra khoảng 100.000 công ăn việc làm cho người Mỹ trong ngành chế biến và mang lại nguồn thu nhập hơn 2 tỷ USD mỗi năm cho các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng ăn trên khắp nước Mỹ.
    Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) mới đây, nhiều ý kiến đã khẳng định rằng sự bất lợi của các nhà đánh bắt tôm Mỹ trước tôm nhập khẩu không phải vì giá cả cạnh tranh không công bằng, mà do ngành đánh bắt tôm Mỹ chậm cải tiến kỹ thuật đánh bắt và
    chế biến tôm.
    Công ty luật Akin Gump, đại diện cho quyền lợi của ASDA cho biết một công trình nghiên cứu từ tám năm về trước đã cảnh báo các nhà sản xuất tôm Mỹ rằng nếu họ không sớm cải tiến kỹ thuật chế biến và tiếp thị, thì họ có nguy cơ bị mất thị trường của chính mình.
    Theo TTXVN
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Và chúng ta tìm cách níu kéo để an ủi !!! Sợ rằng người tiêu dùng Mỹ phải ăn tôm đắt hơn !!!
    ================
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=32238&ChannelID=11
    VN không bán phá giá tôm !

    Việt Nam không bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) kiện một số nước bán phá giá tôm vào thị trường này chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một số ít người.
    Đó là khẳng định của ông ông Stephan Newman, Chủ tịch tập đoàn Công nghệ sinh học phát triển nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳ trong cuộc phỏng vấn của báo chí.
    * Ông đánh giá thế nào về việc SSA kiện một số nước bán phá giá tôm vào thị trường này, trong đó có Việt Nam?
    - Theo tôi, đây là vụ kiện chưa có hồi kết và không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. Về căn bản, nếu phán quyết về vụ kiện được đưa ra thì nó chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ của Hoa Kỳ, đặc biệt là về lợi ích kinh tế, tài chính. Trong khi đó có rất nhiều người phản đối vụ kiện này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân các nước như Việt Nam, Braxin, Trung Quốc, Êcuađo và ngay cả Hoa Kỳ.
    Hiện nay ở Hoa Kỳ có hàng trăm nghìn đại lý mà nguồn sống dựa chủ yếu vào nhập khẩu tôm. Nếu vụ kiện nghiêng về SSA thì bất lợi trước tiên là những đại lý này.
    * Trong chuyến đi này, ông đã xuống các vùng nuôi tôm ở Việt Nam chưa?
    - Trong hơn 1 năm qua, tôi đã xuống một số vùng nuôi của Việt Nam. Hiện tôi là tư vấn quốc tế cho công ty Duyên Hải ở Bạc Liêu. Tôi cũng đã tham gia nhiều buổi hội nghị và các khóa giảng dạy về nuôi tôm và quản lý chất lượng sản phẩm.
    * Vậy ông thấy kỹ thuật nuôi tôm của người Việt Nam như thế nào ?
    - Tôi nhận thấy nghề nuôi tôm ở Việt Nam rất có tiềm năng. Tuy một số người dân chưa nắm rõ quy trình nuôi, một số vùng nuôi còn nhỏ lẻ, tự phát nhưng tôi nhận xét rằng người dân Việt Nam đang nắm vững quy trình sản xuất để tiến tới nuôi tôm bền vững.
    * Qua thực tế như vậy, ông có nghĩ rằng Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ ?
    - Tôi không nghĩ như vậy và cũng chẳng ai khẳng định điều này.
    * Nếu vụ kiện này có chiều hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu tôm thì ông đánh giá quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ như thế nào, liệu có được đảm bảo không?
    - Người tiêu dùng Mỹ chỉ quan tâm đến một vấn đề, đó là giá rẻ. Điều này các nước xuất khẩu tôm làm được, trong khi giá cả của các nhà sản xuất trong nước thì chưa chắc.
    Đến bây giờ người dân Mỹ đang đợi chờ kết quả vụ kiện và họ muốn rằng giá cả ổn định. Nếu phán quyết về vụ kiện này được đưa ra có lợi cho các nhà sản xuất tôm Mỹ thì chắc gì người tiêu dùng Mỹ sẽ được dùng hàng thủy sản có giá rẻ hơn.
    Theo TTXVN
    ====================
    Phòng thương mại Mỹ tại VN:
    Một quyết định phiền hà và vô ích
    ?oChúng tôi coi quyết định sơ bộ của Bộ Thương Mại Mỹ về thuế chống phá giá tôm nhập khẩu là vô ích và phiền hà đối với người tiêu dùng Mỹ?, một tuyên bố của Phòng thương mại Mỹ tại VN (Amcham) phát đi chiều ngày 7-7 nêu rõ.
    Theo chủ tịch Amcham Terence Anderson, việc đề nghị mức thuế lên tới 93% sẽ làm nản lòng những người muốn nhập khẩu tôm VN và sẽ dẫn tới giá thành tôm cao hơn cho người tiêu dùng Mỹ.
    ?oTôm nhập khẩu được người tiêu dùng chấp nhận không phải vì chúng đang được bán phá giá mà bởi vì chúng đã được sản xuất rất hiệu quả tại VN những năm gần đây do sử dụng công nghệ hiện đại và các lợi thế tự nhiên?, ông Anderson nói.
    Amcham phân tích rằng vụ ?otăng thuế? này chỉ làm tổn hại nền kinh tế Mỹ và chẳng giúp ích gì trong việc giải quyết các vấn đề đang tồn tại của ngành thu hoạch và công nghiệp chế biến nội địa. (C.Hà)
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:34 ngày 09/07/2004
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Kết cuộc là chúng ta ... chuyển hướng !
    Tại Hoa Kỳ, không thấy có tiếng nói của các tham vụ kinh tế, thương mại của Đại sứ quán VN, mặt trận tại Hoa kỳ vẫn yên tĩnh, dân Hoa Kỳ vẫn ăn tôm ...
    Hay là mình ngồi nguyện cầu để Thái Lan cũng bị đánh thuế cao như mình, cho dân Mỹ thiệt chơi !
    Ra tòa nhưng trong suốt mấy chục bài, chẳng thấy chúng ta lý giải bằng 1 điều luật nào cả ... đánh đấm làm sao được !
    ======================
    Chuyển hướng tìm thị trường mới
    TT - Đường vào Mỹ của con tôm VN sẽ ra sao nếu chịu mức thuế do DOC đưa ra? Dưới đây là một số ý kiến phân tích của những người trong cuộc.
    * Ông Trương Đình Hòe (Phó Tổng thư ký VASEP):
    Sẽ gặp khó với Thái Lan
    Phòng thương mại Mỹ tại VN:
    Một quyết định phiền hà và vô ích
    ?oChúng tôi coi quyết định sơ bộ của Bộ Thương Mại Mỹ về thuế chống phá giá tôm nhập khẩu là vô ích và phiền hà đối với người tiêu dùng Mỹ?, một tuyên bố của Phòng thương mại Mỹ tại VN (Amcham) phát đi chiều ngày 7-7 nêu rõ.
    Theo chủ tịch Amcham Terence Anderson, việc đề nghị mức thuế lên tới 93% sẽ làm nản lòng những người muốn nhập khẩu tôm VN và sẽ dẫn tới giá thành tôm cao hơn cho người tiêu dùng Mỹ.

    Mặc dù mức thuế trung bình của TQ cao hơn VN nhưng TQ lại chỉ xuất khẩu tôm thẻ sang thị trường Mỹ, trong khi đó, VN xuất khẩu chủ yếu là tôm sú nên thực ra TQ không được coi là đối thủ chính của tôm VN tại thị trường này.
    Các quốc gia khác như Bănglađét và Ấn Độ do mặt hàng xuất khẩu của họ cũng không hoàn toàn giống VN nên chưa thể coi là đối thủ của con tôm VN. Đối thủ cạnh tranh chính của con tôm sú của VN trên thị trường Mỹ là Thái Lan. Hiện chưa có thông tin về mức thuế của Thái Lan (dự kiến thông tin chính thức sẽ được DOC công bố vào ngày 28-7) nhưng chỉ cần họ được áp mức thuế dưới 10% thì khả năng cạnh tranh của con tôm VN trên thị trường Mỹ là rất khó khăn. Hiện nay, giá tôm của Thái vẫn đang cao hơn tôm VN từ 5-20cent/pound nhưng nếu khi áp thuế giá này sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho con tôm Thái Lan.
    * Ông Đỗ Ngọc Quí (Tổng giám đốc Công ty Kim Anh - Sóc Trăng):
    Rất khó cạnh tranh
    DN chúng tôi bị áp mức thuế thấp nhất so với các DN đồng nghiệp, nhưng với mức thuế này cũng rất khó cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Sắp tới DOC sẽ sang VN điều tra thực tế, chúng tôi sẽ tiếp tục chứng minh và đề nghị họ bỏ hoặc giảm mức thuế vô lý này.
    * Ông Võ Huệ Trân (giám đốc công ty phát triển kinh tế duyên hải (Cofidex - TP.HCM):
    Vô lý!
    Vô lý quá, không chỉ DN chúng tôi chịu mức cao nhất, mà ngay các DN chịu mức 16,11%, cũng không còn khả năng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ. Giờ tôi chỉ còn hi vọng quyết định cuối cùng sẽ khác mức thuế của quyết định sơ bộ mà DOC vừa công bố.
    Tất nhiên là thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Năm ngoái Cofidex xuất khẩu khoảng 47% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhưng với tình hình này chúng tôi phải chuyển hướng xuất khẩu sang Nhật.
    * Ông Nguyễn Tín Ngưỡng (Phó giám đốc Công ty chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau):
    Chuyển hướng tìm thị trường mới
    Vừa qua, chúng tôi đã tìm kiếm thị trường châu Âu, châu Á cho con tôm Cà Mau... Tỉ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ 40% nay phải điều chỉnh lại còn khoảng 30%.
    Ngược lại, tỉ trọng xuất khẩu sang thị trường châu Á, chủ yếu là Nhật Bản từ 30% được điều chỉnh tăng lên 40%. Bên cạnh, ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu, trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục mở thêm nhiều đợt xúc tiến thương mại mới nhằm tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu tôm sang thị trường châu Á... để người nuôi tôm ở Cà Mau yên tâm sản xuất.
    Lê Nam - D.KHANG thực hiện
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 09/07/2004
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em đang định làm 1 đề tài về: chống bán phá giá ( các vụ kiện tôm và các basa ,cá tra) và những bài học pháp lí cho các doanh nghiệp Việt Nam .Nhưng tài liệu còn kém quá, các bác có thể giới thiệu cho em những văn bản pháp luật liên quan đến chống bán phá giá được không ạ.Mail của em là : chieclavotinh19@yahoo.com
    Cám ơn các bác nhiều
    (hi vọng đủ kiến thức để đeo đuổi topic này )
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi , nghe đâu quốc hội Mĩ vừa bãi bỏ luật phá giá 1916. Thế lệnh bãi bõ này có hiệu lực chưa ạ, có khi nào bị tổng thống mĩ phủ quyết hay không
    Và nếu bỏ đi thì Mĩ sẽ dùng luật phá giá nào để thay thế
    ( rừ trước đến nay WTO vẫn nói luật chống bán phá giá 1916 của Mĩ là bất hợp pháp )
  7. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    theo định nghĩa về phá giá của WTO và HoaKì, bán phá giá nghĩa là giá bán xuất khẩu thấp hơn giá bán trong nước hay bán thấp hơn chi phí trung bình.Theo em điều này không hợp lí , giá cả tuân theo qui luật cung cầu của thị trường thị trường nước nào cung ít cầu nhiều thì tự nhiên giá nó cao, còn thị trường nước nào cung nhiều cầu ít thì tự nhiên giá nó thấp. Ví dụ như ở Việt Nam người ta không thít ăn tôm mà người ta thích ăn nghêu sò ốc hến thì giá tôm phải thấp, còn ở Mĩ người ta không thích ăn ngêu sò ốc hến mà người ta thích ăn tôm thì giá tôm lại cao, qui luật cung cầu ở VN và Hoa kì là khác nhau nên giá khác nhau cũng là chuyện đương nhiên. Còn nếu nói bán phá giá là trường hợp giá bán xuất khẩu thấp hơn chi phí trung bình thì cũng không ổn, vì trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo , để giữ thị trường các doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn việc bán giá thấp hơn chi phí trung bình nhưng cao hơn chi phí biên. Vậy phải chăng qui định của WTO và Hoa Kì trái với qui luật kinh tế thị trường ?
    Chính vì vậy theo em , sẽ có trường hợp doanh nghiệp hoạt động theo qui luật cung cầu nhưng sẽ bị coi là phá giá, là cạnh tranh không lành mạnh. Em nghĩ chúng ta cần nhận diện các trường hợp bán phá giá và từ đó đề ra các biện pháp để giúp các doanh nghiệp làm ăn đúng không rơi vào tình trạng phá giá như cách định nghĩa của WTO và Hoa KÌ
    1-trường hợp bán phá giá do chênh lệnh lợi thế độc quyền ở Thị trường VN lớn hơn Hoa KÌ
    2- bán phá giá dưới mức chi phí trung bình nhưng cao hơn chi phí biên
    3- bán phá giá do doanh nghiệp tính toán sai chi phí biên
    4- Bán phá giá để độc chiếm thì trường( điều này khó làm lắm nhất là ở thị trường Hoa kì)
    5- bán phá giá để dành thị phần
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    trích từ bài bác Kevin:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Theo tôi có thể nói đây là biểu hiện không được vu lắm, và cũng khó có khả năng thắng kiện, vì vì ý tưởng bảo hộ mậu dịch của USITC dù những chứng cứ SSA đưa ra là rất nghèo nàn và kém thuyết phục. Mục đích chính của SSA không chỉ nhắm đánh thuế cao vào các đối thủ mà còn nhắm vào khoản tiền lớn từ ngân sách liên bang mà họ nghe phong thanh ?ocác bang miền nam Hoa Kỳ có đủ tư cách được nhận tiền đền bù? để chống lại con tôm ngoại. Để có thể lấy được tiền từ chương trình ?oHỗ trợ thương mại nông dân" này, giới nuôi tôm Mỹ phải chứng minh được giá tôm năm 2002 sụt từ 20% trở lên so với 5 năm trước đó.[/QUOTE]
    cái luật này hiện nay của Hoa Kì đã bị hủy bỏ rồi vì trái với hiệp ước AD của WTO
    Trích từ bài bác Nofear:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Liên quan đến vụ kiện tôm, hôm qua, 1-4, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu các nhà xuất khẩu bị kiện phải điều chỉnh số liệu chứng minh của mình theo cái gọi là Frankenshrimp (tôm không có trong thực tế). Tức là các nước bị kiện (trong đó có Việt Nam) phải chuyển đổi tất cả tôm của họ bán trên thị trường Hoa Kỳ về cùng một loại tôm ?ocòn vỏ, bỏ đầu? để DOC tiến hành so sánh giá thị trường và xác định biên phá giá.[/QUOTE]
    cái này em không hiểu rõ lắm anh có thể giải thích thêm được không ạ
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 01/12/2004
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện tôm giờ hình như không ai còn hứng thú nữa cả. Bây giờ có vụ kiện bán phá giá xe đạp VN ở Canada đấy. Mà lục trong các trang web thì không thấy nói. Các bác nào có thông tin thì post lên cho mọi người bàn luận nhé
    Chúc các bác vui

Chia sẻ trang này