1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ sập cầu Cần Thơ theo quan điểm box dưỡng sinh, yoga....

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi nokk, 08/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Hay ! Quả là được ! Nhà chú THIENNHAN càng nói nghe càng vzô lỗ nhĩ.
    Trước hết phải khen nhà chú "dũng cảm", dám thuyết trình với nhà cô nokk nì. Nhà cháu dính một lần "tởn" đến bi chừ chửa hết !
    Nhà chú phưn tách theo đúng giọng "nghiệp quả", và qui chụp chính xác dưng khí nặng nhời. Huỡn huỡn đi, nóng mần chi cho tổ hại can miềng. Nhà cháu nhặt được câu nì, học lợi cho nhà chú nha :
    "...Lộc của giời có gai có góc
    Không biết đàng giời móc họng ra
    Giời rằng ta ở không xa
    ..."
  2. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Cái này gọi là cộng nghiệp , chẳng hạn như vụ cháy một toà nhà cao tầng ở SG mấy năm trước làm nhiều người chết cháy cùng một lúc , trong các kiếp trước có thể họ cũng đã từng đốt nhà gây chết người , chẳng hạn họ đã từng là lính chiến đi đốt nhà giết người , cái nghiệp đó phải chờ cho đến khi hội đủ nhân duyên , có khi tới nhiều kiếp sau , để tất cả những người đó cùng có mặt trong một toà nhà bị cháy .
  3. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Em đang thắc mắc về chuyện trùng hợp bác à. Nếu mọi thứ đều giải thích theo kiểu ngẫu nhiên và tất nhiên thì có lẽ đem topci này sang box triết học.
    Dù nói gì đi nữa thì những nạn nhân đấy đều có chung một kết cục, có thể gọi đấy là những cái chết bất đắc kỳ tử. Em thấy các cụ hay làm lễ 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày rồi 100 ngày cho những người đã mất. Vì vậy khó có chuyện một số người trong số đó có thể siêu thoát được ngay. Không hiểu khái niệm siêu thoát của bác là thế nào?
  4. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Nếu xét về nguyên nhân tai nạn thì em chắc là những người công nhân đấy không phải chịu trách nhiệm chính. Họ chỉ là người thừa hành và làm theo chỉ dẫn của những cán bộ kỹ thuật cấp trên. Lỗi sập cầu chắc không phải do chuyện làm ẩu của những công nhân bị thiệt mạng mà là do những cán bộ kỹ thuật cấp trên vạch ra đường lối sai. Nếu lý luận theo kiểu tạo nghiệp rồi trả nghiệp như bác thì em có thể lý giải là những người công nhân đấy kiếp trước đã nợ những cán bộ kỹ thuật và bây giờ bị người ta đòi lại có được không?
    Vấn đề chủ yếu em muốn hỏi ở đây là tại sao từng con người đấy lại hội đủ điều kiện vào 1 thời điểm? 1-2 người thì còn có thể chấp nhận được nhưng đằng này là hơn 50 người?
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đã quá giới hạn hiểu biết và kinh nghiệm, em xin bỏ cuộc !
    Để em thử chết xong rồi tối tối em về kể cho nhà bác nhé !
  6. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Không phải là vấn đề "Ai là người chịu trách nhiệm chính", cũng chẳng phải là vấn đề "Ai nợ ai từ kiếp trước".
    Đơn giản chỉ là: Có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Ví dụ, khi bạn đứng trên ban công tầng 2, đánh rơi cái cốc. Tất nhiên là cái cốc sẽ vỡ, cho dù bạn vô tình, cố ý hay bị người khác ép buộc làm vậy.
    Những người lao động ấy, đã xây nên cái cầu kém chất lượng ấy. Cho dù vì nguyên nhân gì thì cái cầu nó vẫn phải sập khi hội tụ đủ các điều kiện.
    Biết sai mà vẫn làm, cho dù vì miếng cơm manh áo, cho dù bị ép buộc: Biết bản thân mình không có đủ trình độ chuyên môn, biết thép không đủ chất lượng mà vẫn thi công, biết là có sự ăn bớt vật liệu mà vẫn thi công... tất cả góp phần tạo nên một cây cầu kém chất lượng.
    Sâu xa hơn, nhìn về qua khứ (thậm chí nhìn về các kiếp trước): Cha mẹ bảo phải học hành chăm chỉ, nhưng lười nhác không chịu, lớn lên không bằng cấp, phải tìm mọi cách mưu sinh vất vả! Nhiều kiếp không chịu tu dưỡng, rèn luyện, ắt phải chịu khổ, sao lại đổ tại số trời?
    Nói vậy có vẻ quá lạnh lùng? Trong con mắt đa số, người ta thường phân ra người lỗi nặng, lỗi nhẹ. Tuy nhiên TỰ nhiên sẽ là người phán xử công bằng nhất.
    Vấn đề chủ yếu em muốn hỏi ở đây là tại sao từng con người đấy lại hội đủ điều kiện vào 1 thời điểm? 1-2 người thì còn có thể chấp nhận được nhưng đằng này là hơn 50 người?
    [/QUOTE]
    Bạn vẫn mắc vào thuyết: "Chết là hết" ?
    Chết đâu phải là đã trả hết nghiệp. Chết chẳng qua chỉ là một giai đoạn trong tiến trình tiến hoá thôi. sự cố sập cầu chẳng qua cũng chỉ là một sự kiện trong vô số những sự kiện xảy ra trong quá trình tiến hoá của những đối tượng đó.
    Trong số mấy chục người đó, tuy cùng chết 1 thời điểm, nhưng tình trạng chết sẽ rất khác nhau (giống như ThienNhan đã nói). Có thể có người đã trả hết nghiệp, có người thì chưa, còn phải tiếp tục trả nữa...

Chia sẻ trang này