1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ sư giỏi là người như thế nào?

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Prebronzer, 22/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Là người đề xuất ra chủ đề này, prebronzer có cảm giác mọi người chưa hiểu hết mong muốn của mình.
    Chỉ mong muốn tạo ra một hình mẫu thế nào là vũ sư giỏi, chứ không bình chọn hay phê phán từng vũ sư cụ thể, vì chúng ta không có quyền làm việc đó và phương diện đạo lý cũng không nên làm.
    Diễn đàn của chung mọi người, mình không thích những nhận thầy của mình là nhất, thế thày của những bạn khác thì bét à!
    Ngay cả người thày có thể thich hợp với mình hôm nay chưa chắc đã là sự thích hợp của ngày mai. Mình biết một trường hợp, trong nhiều năm một học trò cưng giúp thày rất nhiều trong việc giảng dạy và công bằng mà nói đây là một người học nghiêm túc và có khả nằng khiêu vũ. Khi bà Tây qua ta dạy các vũ sư tại Hà Nội. Người duy nhất được bà khen là nhảy hồn nhiên và đúng với những gì mà khiêu vũ cần phải có, chứ không phải là các vũ sư theo học. Nhưng chỉ một thời gian sau chẳng rõ lý do gì, thấy thầy nói trò chẳng ra gì, trò không dám nói lại thày nhưng thày trò dần xa nhau. Âu cũng là là một ví dụ đáng suy nhẫm.
    Khi có được một hình mẫu vũ sư giỏi , mọi người tự đánh gía thày dạy của mình, tự quyết định xem thày mình giỏi đến đâu, mong các các bạn chỉ tự đưa ra nhận định đừng bàn tán sau lưng hay thầm thì đây đó, có lẽ không phải là đạo của trò đối với thày. Và ra quyết định tiếp tục học hay tìm thầy tốt hơn hay thế nào là tuỳ ở bạn. Việc các vũ sư giỏi đến đâu hay thay đổi bản thân họ, không phải là việc của chúng ta, mà là việc của chính họ vì đây cũng là một nghề, một loại hình kinh doanh, đắt hay vắng khách không phải là do người mua mà là do người bán.
    Tiện nói về đạo đức, thì có lẽ không bàn về đạo đức chúng chung, mà đạo đức của người thày.
    Prebronzer có một người thày, không phải trong khiêu vũ, đạo đức nói chung với gia đình vợ con cũng thấy có lời ra tiếng vào, nhưng đạo đức làm thày thì không một học trò nào không kính phục. Dường như khi bàn về đạo đức, cũng nên giới hạn phạm vi của nó.
    Prebronzer
  2. TEdison

    TEdison Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Theo Tedison thì người thày giỏi là người có nhiều học trò giỏi.
    Edison
    Hạnh phúc là sáng muốn đi làm, chiều muốn về nhà.
  3. Zizi_de_Zozo

    Zizi_de_Zozo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Thầy giỏi thì phải tâm huyết với nghề, tận tình với học trò, biết yêu quý và bồi dưỡng những tài năng.
    Học nhảy cũng như học các môn thể thao, võ thuật, thường có nhiều trò học giỏi vượt thầy là chuyện bình thường. Một người thầy tuyệt vời sẽ là người thấy cảm thấy vui và hạnh phúc khi mình đã đào tạo ra được những học trò như thế.
    Nhưng cũng có không ít trường hợp, có những ông thầy tỏ ra khó chịu, không vui, thậm chí ghen ghét với những học trò nào vượt mình.

    Hạnh phúc như sợi tơ bay
    Đầu kia tay bạn, đầu này tay tôi
    Tương phùng một khúc dạo chơi
    Ngàn năm cát đá, đôi lời gửi trao.
  4. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì có thể chốt 1 câu thế này: Thầy giỏi là thầy được công nhận là giỏi!
    Viết thế thì có vẻ như đang định nghĩa một của khoai là một củ khoai. Nhưng ý nghĩa lại nằm cả trong cái câu ấy đấy.
    Thế thì ai công nhận? Rõ ràng không phải là chỉ học viên của mình rồi. Đâu còn cái thời"Mẹ hát con khen hay" phải không nhỉ?
    KTNV
  5. Cha-Cha

    Cha-Cha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Dạ đúng, cứ hỏi trò thì biết thầy
    I love Cha Cha Cha
  6. HooH

    HooH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Trời!
    Theo như ideas của các bậc tiền bối thì cứ có bao nhiêu người đi học dancing thì có bấy nhiêu thầy.
    Đúng là tình trạng của VN "lắm thầy nhiều thợ".
    Hooh
  7. hoaheo

    hoaheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

    L
    Lâu lắm mới lên mạng thấy topic ba`n về vũ sư này gãi đúng chỗ .. quá , lần trước ở chủ đề kia bị mấy cậu đuổi nên không dám o ê gi` , lần na`y có chỗ để phang .. .
    Trước hết học nhảy chỉ là hoc chơi vì chúng ta đâu có sống bằng nghề này, vậy tai sao phải quan trong hoá thế nhỉ , na`o là học trò thời nay , nào la không kính thầy ? Ngày xưa các cụ nói nhất tự vi sư bán tự vi sư, và trò đã bái làm thầy thì coi như cha luôn phải kính. Nhưng đấy là thời mà sự học gắn liền với một nghiệp, hoặc là hoc chữ để làm quan văn hoặc học võ để la`m tướng, không kính thì làm sao thanh tài được. Co`n ngay nay, một đời người chúng ta sẽ học rất nhiều thứ , nào học chuyên môn, nào học ngoại ngữ, nào học võ ,nào học nhảy, học đàn, học tenis, thậm chí ca học lái xe,.. Và tất nhiên co cả những nguời sáng đi hoc. môn mình da.y, tối lại da.y mi`nh khác như ngoại ngữ ,.. . Vậy phải chăng phạm vi thầy tro` nên chỉ ở lớp học, còn ra ngoài thì là ba.n hay là quan hệ người với người.
    Lại nữa tại sao chỉ có thầy đánh giá tro` mà không thể ngược lại ? Văn hoá ta không cho phép hay là ta cố tình lờ đi cái không hay của mình. Các ba.n nếu đã học nước ngoài ( và ngay cả o nước ta bây giờ mình cũng thấy một số khoa cua trường ĐHBK áp dụng ) đó là lấy phản hồi từ hoc viên để đánh giá thầy giáo. Thực ra nghề thầy giáo cũng là một nghề, ai dạy hay thu hút được nhiều học viên thì sẽ được trả cao, và có nhiều nơi mời da.y, ai dạy kém học trò sẽ bỏ. Học trò cho điểm thầy và có góp ý cho thầy để thầy điều chỉnh dạy hay hơn sao không được.
    Người thầy giỏi ngoài điều kiện cần là có nhiều học viên ( khoản này ro ràng cung văn hoá với cặp A. Hải + C.Thu rất hiểu tâm lý lớp trẻ là nhất) mà co`n phải có cái mà Sơn nói đó là " thày giỏi là thày thoả mãn được nhiều loại đối tượng "
    Tôi cũng mạo muội bàn về môt vấn đề tế nhị : đó là trò quá "tôn sùng" thầy và nhất nhất theo thày có chắc là tốt không? Thầy bao sao nghe vậy, bảo đúng là dung bao sai la sai nhất nhất nghe theo , từ đó dễ tự đánh mất đi cái to^i cua mi`nh. Thày cũng là con người nếu không phải từ mình sáng tác ra thì thày cũng từng là học viên, không thể tất cả cái gì của tha`y cung la dung va la hay ca? Môt ví dụ nho nhỏ đội HQ thành công là một phần nhờ ông HLV đã thức dậy được ca' tinh cua các cầu thủ, bí quyết của ông thày này chi trong mot câu no'i: " tại sao tôi chơi các cậu ( cầu thủ) ma` các cậu cam chịu không chơi lại". Vậy có hay chăng khi không thoải mái với thày, mà vẫn phải dối mình bằng cách khen thày, ca tụng thày .
    ______________________________________
    Trich cua MMDS
    Theo tôi thì một người thầy giỏi như anh Nguyễn Dũng (NVH Hai Bà) vẫn có nhiều người không thích chỉ bởi cái tính cách mà ai cũng có nhưng ở anh Dũng thì nó hơi đặc biệt. Theo Sơn thì một người thầy giỏi phải đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng...Nếu điều này đúng thì cũng có nghĩa Sơn chưa công nhận anh Dũng là một thầy giỏi như một số người? Nếu điều này sai thì không biết ở HN có ai sắp giỏi hơn N. Dũng? Nhân vô thập toàn, không hiểu bạn có chú ý đến điều này không ? Topic này post lên phải chăng là để hoàn thiện hoá một ai đó hoàn toàn không có thực, rất mơ hồ. Nên chăng chúng ta tự hoàn thiện mình trước khi muốn hoàn thiện người khác có phải đỡ mất thời gian hơn không? Bạn chỉ là một người thầy giỏi khi được nhiều người công nhận cho dù trình độ tiếng nước ngoài của bạn có còn rất hạn chế đi nữa.
    Thân!
    _________________

    Cậu MMDS này cũng rách việc lắm, chuyện Son bàn về thày giáo thi co gi` ma cau phai suy dien la Son ko phuc Mr. Nguyen Dung va khong cho ông ay là giỏi nhỉ. Cậu cũng biết rằng Son ko ở vi trí để ma` bàn về Mr. Dung , du` Son có không phục thật đi chăng nữa . Ai cũng thấy là khi bàn một chủ đề người Việt mình thường tự stop nhau lai bằng cách chỉ trích lẫn nhau . Vậy toi cung rat muốn chi trich MMDS và sẽ la` bới lông tìm vết hay quét nhà ra rác, chúng ta cùng phang nhau cho thien hạ cười nhé.
    Hai nữa cậu bảo Mr. Dũng la vũ sư giỏi nhất, có cảm tính qua' chăng, tôi thấy trên forum na`y phần lớn là học viên HBT co' thấy các cao thủ của cung hay các sàn khác trên forum mấy đâu
    nên tất nhiên giọng điệu sẽ là một chiều. Cậu có biết dân các sàn khác vẫn bảo học viên HBT chẳng thấy ai nhẩy Paso ra hô`n, còn Latinh thì cũng chẳng có gì đặc sắc..
    Cheers,
    DNT
    Xét cho cu`ng thì mọi sự cũng chẳng để làm gi`
  8. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hay thật xin cho một ví dụ ( không có ý nói xấu ai, mà chỉ để minh hoạ) cái ông thày mà nhiều nhiều bạn coi là cao thủ ấy, đứng cạnh prebronzer, trong lần bà Marian Brown sang ta dạy nhảy, khi bà ta thị phạm một kỹ thuật cơ bản nhất của điệu Quickstep, bà ta có hướng dẫn thế nào là : cắt qua đường nhảy trong điệu Van chậm ( across the LOD) và là cùng đường nhảy đường nhảy trong điệu Qickstep (on the same LOD), preronzer, ơn trời về khoản tiếng Tây thì không kém như khiêu vũ, sau khi nghe bà gảng giải, prebronzer,quay lại nói " thế từ trước đến nay dạy và học sai à" và được trả lời " đó là kỹ thuật mới!" Vậy thì có bao nhiêu người đã bị sai do dạy sai cứ thế thực hành sai và bao nhiêu người được cải chính là dạy sai!
    Và còn lạ hơn nữa là sau khi đọc được cuốn "Ballroom Dancing" của Alex Moore ***** của kỹ thuật cổ điển xuất bản vào năm 1963, tại trang 40, đã mô tả raats chi tiết ( có cả hình vẽ minh hoạ) coi điều này như một sai rất cơ bản thường mắc với những người tự học khiêu vũ.
    Có lẽ khi nghe thày dạy ( vì các thày ta đều là tự phong) chỉ nên khẳng định là đúng hay sai, là giỏi hay kém cho đến khi thấy giống như trong tài liệu chuẩn mực bằng sách hay băng dạy khiêu vũ Quốc tế chuẩn mực.
    Thật buồn không chỉ có thày tự phong mà lại có cả các học trò cũng tự phong là của thày này thày nọ!
    Prebronzer
  9. tydc

    tydc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Việc đánh giá thầy của từng học trò khác nhau tùy thuộc vào hiểu biết của chính học trò cũng như mong muốn của học trò. Còn việc đánh giá Thầy của xã hội thì có khác, và thay đổi theo mỗi thời đại.
    Thông thường khi học trò nhập môn, thường chưa hiểu rõ lấm về môn học của mình và mong muốn học được càng sớm càng tốt do vậy tâm lý thường nóng nảy, chờ đợi nhiều ở Thầy. Người thầy là người hiểu rõ hơn về môn học và các kinh nghiệm phát triển kỹ năng và các vấp váp trò thường gặp phải.
    Để có sự hoà điệu ăn khớp, lập được kênh thông tin 2 phía, một trong hai đối tượng phải follow đối tượng kia. Học trò phải theo thầy.
    Trong xã hội cũ, tiêu chuẩn đạo đức của Thầy giáo được quan tâm hàng đầu. Học trò khi nhập môn thường có các thử thách về sự quyết tâm, lòng kiên nhẫn. Mọi môn học đều lấy nền tảng của đạo học để phát triển.
    Cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, đa số người đã phân nhóm các môn học theo các tiêu chí khác nhau trong đó có tiêu chí: sản xuất, kinh doanh, giải trí .v.v. và theo đó quan hệ thầy-trò (quan hệ dạy-học) thực tế đã có nhiều thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại môn học, sự quan trọng của môn học đối với học viên.
    Tuy có sự thay đổi như vậy, việc dạy-học vẫn có 1 điểm chung cơ bản không phụ thuộc vào thời đại. Quá trình phát triển nhận thức là của người học, tác động của người thầy là người dẫn đường, đưa học viên đến đích. Người thầy không có khả năng làm thay cho trò trong việc tiến tới đích, đại đa số học trò không thể thiếu thầy trong việc dẫn đường.
    Người dậy giỏi là người hiểu rõ cái mình đang dạy, truyền được cho người học sự tin tưởng, lòng say mê
    Ai đem đến cho ta sự hiểu biết và lòng say mê tìm hiểu, hãy coi người ấy là thầy

    TYDC
  10. cautiet

    cautiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác Tydc, vote cho bác 5*

Chia sẻ trang này