1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ tổ chức EIA (London - UK) và Telapak (Indonexia) nói xấu ngành chế biến gỗ và một số DN gỗ VN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 17/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Vụ tổ chức EIA (London - UK) và Telapak (Indonexia) nói xấu ngành chế biến gỗ và một số DN gỗ VN

    Nhân vụ iem satthủ làm bài tiểu luận liên quan đến chuyện thẩm quyền xét xử của Tòa án một quốc gia khi xảy ra cái sự người nói xấu người thông qua internet mà họ thuộc những quốc gia khác nhau, tớ có gợi ý với iem í là thử đặt vấn đề trong vụ việc thực tế mới nhất:
    EIA và Telapak nói xấu ngành gỗ và chỉ đích danh một số doanh nghiệp VN.
    Nội dung sự nói xấu có thể xem tại đây:
    http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2008/4/17/234859.tno

    http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2008/4/16/234735.tno
    Bi chừ, vấn đề đặt ra là:
    Báo cáo do EIA và Telapak ( 2 tổ chức có trụ sở ngoài lãnh thổ VN) công bố (cái sự công bố này kô thực hiện trên lãnh thổ VN) bằng tiếng Anh (ít người dân VN đọc và hiểu) nhưng lại có thể đọc và tải về dễ dàng trên website của tổ chức này:
    http://www.eia-international.org/

    http://www.eia-international.org/cgi/news/news.cgi?t=template&a=447&source=
    từ bất kỳ máy tính nào tại VN.
    Thông qua các cty cung cấp dịch vụ, người ta cũng có thể đếm được số lượng truy cập và tải về tài liệu này từ VN.
    Câu hỏi đặt ra là:
    Nếu các doanh nghiệp (bị chỉ đích danh trong bản báo cáo) khởi kiện 2 tổ chức trên để iu cầu bồi thường thiệt hại do uy tín danh dự bị xâm phạm tại Tòa án Việt Nam (cho nó gần, đỡ tốn kém và lại gà nhà ... thì có được kô ?

    Về cơ bản, trình thấp như tớ thì tớ cho là được: Gà nhà khỏi áy náy ...
    Có ai trình cao ngất ngưởng có ý kiến khác kô ?
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (sorry tớ chưa thể viết tiếp bài viết về cách xử của thẩm phán bọn bọn tư bản chết tiệt về homicide)
    fsai
    - Bỏ qua câu nói của cậu trình độ cao hay thấp tớ không quan tâm đến câu đó .
    - Trong trường hợp này, do vn không cung cấp được một cơ sở dữ liệu các vụ kiện cho luật sư của nó cần và đọc đến, buộc lòng cậu phải đọc tiếng Anh không có gì khác hơn nữa nếu cậu có khó khăn hãy kêu satthu đọc cho câu.
    - Hãy xem case này có facts giống y chang như vụ cậu hỏi Dow Jones kiện Gutnick
    http://en.wikipedia.org/wiki/Gutnick_v_Dow_Jones
    - Xem câu phán quyết quan trọng này
    "Existing principles of defamation law are that legal proceedings should be undertaken in the place where the communication is received, not where the communication is sent from. This applies equally to internet communications, despite the new nature of the technology." (bên phải màn ảnh)
    - Đây là vụ kiện tớ đã phải đọc và phân tích toàn bộ case dài vài chục trang này và học qua trong khi học về defamation.
    - Tớ chỉ hỏi cậu một câu thôi : giả sử rằng cậu có phán quyết thắng kiện của tòa án vn, cậu làm sao enforce nó ở nước người khác trong khi cậu không có ký kết công nhận phán quyết của nhau như trong trường hợp Anh - Úc - Mỹ của Dow Jones case đây? Cậu trả lời theo luật pháp vn cho tớ nghe thử về vấn đề enforcement of court award cho tớ nghe .
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề "Enforcement" và "defamation" thì em không rõ lắm trong case Dow Jones. Nhưng em có thắng mắc về vấn đề thẩm quyền của toà "jurisdiction" :
    ""Existing principles of defamation law are that legal proceedings should be undertaken in the place where the communication is received, not where the communication is sent from. This applies equally to internet communications, despite the new nature of the technology." (bên phải màn ảnh)"
    tạm dịch: nguyên tắc theo hiện hữu của "defamation law" (luật điều chỉnh về các hành vi bôi nhọ, nói xấu), tiến trình tranh tụng phải được thực thi tại nơi mà thông tin được tiếp nhận chứ không phải tại nơi mà thông tin được gửi đi. Điều này áp dụng đối với cả internet, mặc kệ internet phát triển thế nào.
    Phán quyết này vừa hợp lý, nhưng cũng gây tranh cãi dữ dội, có người nói nó có thể bóp chết internet.
    Nó hợp lý vì : ở defamation case (một vụ kiện về bôi nhọ thanh danh, danh dự) toà có thẩm quyền xét xử thường ta toà nơi sự bôi nhọ được thực hiện. Nơi sự bôi nhọ được thực hiện là nơi thông tin phải được thể hiện dưới dạng nào đó. Trong thời đại internet thông tin thể hiện đầy d8ủ khi, người đọc bật máy tính lên và download thông tin đó (tải về máy hay xem online).
    Tuy nhiên nó cũng gây tranh cãi dữ dội vì : mỗi khi post thông tin lên, người post thông tin đối mặt với nguy cơ bị kiện khắp nơi. Việt Nam tải thông tin về máy cũng được, Mông Cổ cũng được....Muốn tránh các vụ kiện, hay thắng kiện, người post thông tin lại phải nắm luật ở những nước đó. Mà điều này thì không thể, ngay cả luật VN mà người VN còn nhiều khi không biết nữa là.
    Cũng có ý kiến ngược lại : là vì internet không có biên giới, nên người post thông tin phải chịu trách nhiệm toàn cầu. Muốn hạn chế trách nhiệm thì họ nên cân nhắc chọn cách khác để phổ biến thông tin (tivi, radio, báo giấy). Thực tế sau vụ Dow Jones, một số tờ báo đã phải gỡ bỏ các thông tin nhạy cảm trên mạng (mặc dù vẫn giữ những thông tin đó trên báo giấy). Nhưng như thế thì còn gì là internet ?. Bởi vì thông tin được coi là "máu sống" của internet.
    Không biết ở Hoa Kỳ thì họ xem xét vấn đề thẩm quyền như thế nào ?. Nhưng em thấy ở Pháp (vụ yahoo case) và ở Anh (Don King case) thì luật về thẩm quyền của họ cũng tương tự như Úc (Dow Jones case)
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hi analyst !
    Vụ trình lùn ... tớ cứ tự nhận như vậy luôn cho nhanh, khỏi mất công có nhà nào đó chê bai ... phiền.
    Cậu satthu gửi cho tớ xem mấy thông tin đến vụ Gút gì gì đó kịn Dow Jôn gì gì đó rùi, đang mày mò tra từ điển để xem bọn tư bẩn ní nuận đây. Còn về việc kiện ở VN, ờ ta cứ làm gỡ gạc lại ít vốn danh dự coi:
    Điều 611, bộ luật dân sự 2005 giới hạn phạm phạm vi tiền đền cho danh dự nhân phẩm là 5.400.000 đ (năm triệu tư hay 10 tháng lương tối thiểu), nhưng nếu chứng minh được chi phí để hạn chế thiệt hại và thiệt hại thực tế cũng như mấy chi phí khác (truy tìm căn cứ ...) thì cũng được chút chút.
    Với lại, hệ thống pháp luật quốc gia thường có phần quy định về phần yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án và phán quyết của Toà án hay trọng tài nước ngoài tại quốc gia, ngay như Việt Nam cũng có phần này dù chưa ký hiệp định với nhiều nước trong lĩnh vực tư pháp.
    Cuối tuần vui vẻ ...
    Đừng quan trọng hoá chuyện tiếu lâm nhớ !
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Fsai
    - Nếu giải thích như cậu thì tớ xin lỗi vì tớ nghĩ cậu nói câu đó nếu tớ vào đây thì gọi tớ là trình độ cao nên tớ không muốn thấy có sự phân biệt như vậy . Cao hay thấp hãy để cho người đọc tự xem và tự nhận ra .
    - Về câu hỏi gốc của cậu ở trên, nếu cậu đem ra tòa án việt nam cậu phải xem là nếu như bị đơn không có địa chỉ ở vn thì tòa việt nam có đồng ý nhận case hay không . Đã có một vụ trong đây ghi là không có địa chỉ không nhận case rồi . Điều thứ hai cậu phải xem là nếu họ không thèm đến tòa thì tòa án vn làm sao để buộc họ phải thực hiện phán quyết . Đây sẽ dẫn đến vấn đề recognition of foreign court award là cậu phải đem phán quyết đó sang tòa án Anh nộp vào cho nó công nhận . Điều đó chẳng khác nào đem ra xử ở Anh khi hai nước không có ký hiệp định về pháp lý như mấy thẳng tư bản chết tiệt mà nó đào tạo cho tớ nó đang làm nghĩa là chỉ cần có phán quyết ở một quốc gia là đủ thằng kia phải đồng ý với phán quyết đó như Dow Jones chẳng hạn . Trong case đó nếu một người muốn thật sự hiểu về vấn đề cross jurisdiction phải đọc vào nguyên case (đừng có lên lấy mấy cái secondary resources đó mà đọc) để xem lý lẽ của thẩm phán vì sao họ lại đồng ý xử ở ngoài Mỹ trong khi server tải của Dow Jones là từ New Jersey . Có như vậy mới hiểu được lý lẽ của pháp lý chứ không phải đi lên đọc mấy cái việc mấy anh luật sư nào đó cãi nhau về phán quyết này . Ở xứ tụi tư bản chết tiệt đó, luật sư nói cái cóc nhái gì không quan trọng kể cả tổng thống nói cái cóc nhái gì về một phán quyết của thẩm phán cũng không quan trọng . Quan trọng là thẩm phán xử nói cái gì và đó sẽ là luật trong jurisdiction mà nó áp dụng .
    - Cậu hoàn toàn có thể kiện được ở tòa vn nhưng quan trọng không phải cái đó đối với một khách hàng . Quan trọng là khách hàng được cái gì cậu hầu như không thể đem nó sang Anh mà bắt tòa án Anh phải công nhận đâu chưa kể là tiền kiện tụng ở Anh tốn kém nhiều hơn cái số vài triệu đồng cậu có được trong phán quyết ở Việt Nam (do giới hạn của LDS đó). Tớ không hiểu nổi tại sao lại ra một cái luật giới hạn số tiền đòi bồi thường như vậy . 10 triệu đồng cậu đem sang Anh thuê một luật sư Anh ở một công ty luật tầm cỡ chắc được 1 ngày .
    - Thật ra chuyện kiện tụng cross - jurisdiction này đối với vn là một vấn đề rất là khó khăn cho nên đa số hợp đồng công ty lớn ở vn đều muốn dùng arbitration vì việc công nhận theo New York Convetion sẽ tốt hơn .
    - Về câu hỏi của em ST, chữ mà thẩm quyền của em tụi nó gọi trong từ ngữ pháp lý của nó là stay of proceedings. Lấy ví dụ như có một vụ án giết người murderer sống tiểu bang A giết người ở một vùng mà nó đang là biên giới chưa rõ ràng của hai tiểu bang B và C thì câu hỏi là tòa án tiểu bang nào B hay C sẽ có thẩm quyền thụ lý . Lúc anh học criminal law anh học đúng ngay cái này nhưng bây giờ anh quên lý lẽ của quan tòa như thế nào rồi vì anh học cũng mấy năm rồi không nhớ được và anh cũng không có làm gì về hình sự cả chỉ nhớ đơn giản facts vậy thôi . Về câu hỏi của em thì không có câu trả lời chung như em nói về Pháp và Úc vậy đâu . Pháp anh không biết nhưng Úc anh biết vì pháp luật của nó rất gần gũi với Mỹ và Anh . Để trả lời câu hỏi của em phải xem xét vào từng case cụ thể từng facts cụ thể và luật pháp từng tiểu bang cụ thể . Em nên nhớ là tụi nó có tiểu bang nên defamation (hoặc criminal) chẳng hạn là luật tiểu bang cho nên mỗi tiểu bang thẩm phán của nó sẽ đưa ra lý lẽ khác nhau . Anh lấy ví dụ trong Dow Jones thẩm phán nói là thẩm quyền xử là ở nơi mà defaming document downloaded xuống từ Internet chứ không phải nơi upload nó thì đó là một ví dụ về thẩm quyền . Nếu em muốn biết về thẩm quyền hãy vào database khổng lồ của tụi tư bản chết tiệt nó dành cho luật sư của nó đọc search về việc này rồi đọc xem lý lẽ của thẩm phán của nó trong từng trường hợp cụ thể . Đó là cách mà luật sư ở đây nó làm tất nhiên là trong lĩnh vực của nó chuyên môn nó đã làm qua nên nó biết ngay .
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Analyst thân mến.
    Cái dzụ bạn nào đó nói là kô có địa chỉ Tò án kô thụ lý và vụ này là có nội dung khác nhau xa.
    Vụ của bạn đó là có địa chỉ pháp lý, nhưng nó bỏ trốn rùi, địa chỉ thực tế không rõ + bạn đó kô làm to chuyện với các bác làm biếng ở Toà nên thế thôi, còn đây là trường hợp bị đơn có địa chỉ rõ ràng, nhưng ở nước ngoài.
    Về mặt thẩm quyền, bới ra thì Toà án VN có đủ thẩm quyền đấy chứ (khoản 1, điều 773, bộ luật dân sự 2005 - áp dụng luật nơi thiệt hại thực tế xảy ra - và điểm d, khoản 2, điều 410, bộ luật tố tụng dân sự 2003 về thẩm quyền Toà án VN).
    Về trình tự tố tụng, thực hiện tố đạt qua uỷ thác tư pháp với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao. Nếu triệu tập hợp pháp 2 lần mừ kô đến thì xử vắng mặt.
    Về án phí : kô phải nộp (he he ...)
    Về số tiền iu cầu bồi thường :
    Điều 611 (bộ luật dân sự):
    - Chi phí thực tế để hạn chế, khắc phục thiệt hại: 1 triệu (tiền Mẽo) chẳng hạn ;
    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút : dăm triệu (tiền Mẽo).
    Ngành gỗ năm 2007 có doanh số xuất khẩu trên 2 tỷ, quý 1 năm 2008 đã gần đạt 700 tr (chưa tính bán nội địa). Chỉ một cty, ví dụ như chú Khải Vy, mà trong báo cáo chỉ đích danh, bán 1 tháng trên 300 công hàng.
    - Tiền đền bù tinh thần : 5.4 triệu (tiền Việt)
    Ngoài ra, nếu chi tiết tính toán theo điểm 3, mục II, Nghị quyết 01 năm 2004 của mí bác nhà Toà tối cao, ta phang thêm ít tiền trong chi phí thực tế để khắc phục, đại khái là :
    chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cả quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
    Tính trọn gói, giả dụ nhà Toà phán cho được chừng 1 triệu (tiền Mẽo) ta sẽ đăng báo ở Anh, ở Inđô bẩu là tớ có thằng nợ đang thiếu chừng này tiền (1 triệu, tiền Mẽo nhá), chú lờ sờ nào mún làm, lấy được bi nhiu tớ chia cho 1 nửa thì ...

    Cuối tuần đi câu cá đi !!!

Chia sẻ trang này