1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ trụ bắt nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi aivoges, 17/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aivoges

    aivoges Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Vũ trụ bắt nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu?

    Em không chuyên về thên văn học nhưng vừa xem xong một chương trình nói về sự bắt nguồn của vũ trụ và thuyết Big Bang trên kênh www.scctv.net , có nhiều điều thắc mắc quá muốn hỏi các bác ở đây:

    - Người ta vẫn nói rằng vũ trụ hình thành từ một vụ nổ Big Bang, vậy thì trước khi xảy ra vụ nổ đó nó là cái gì? Có phải vật chất đậm đặc giống như nhân một ngôi sao không? Và nếu vậy thì "ngôi sao" khổng lồ đó hình thành từ cái gì? Bởi thời gian là vô tận, và nếu vụ nổ Big Bang cách đây khoảng hơn 10 tỉ năm thì cách đây khoảng 20 tỉ năm, thậm chí 100 tỉ năm nó là cái gì vậy?

    - Có thật vũ trụ là vô tận không? Nếu đúng thì tại sao lại có khái niệm "edge of the universe"? Nếu vũ trụ là vô tận thì liệu có phải "vũ trụ của chúng ta" chỉ là 1 trong vô số các vũ trụ khác, cũng giống như ta nằm trong dải Ngân Hà vậy!

    - Vũ trụ có giãn nở mãi không? Liệu có khi nào đó nó đạt đến một điểm gọi là equilibrium point, khi đó các thiên hà sẽ không chuyển động ra xa nhau nữa, hoặc là tất cả sẽ bị kéo trở lại như thời điểm bắt đầu của vũ trụ không? Chẳng nhẽ cứ giãn nở mãi đến khi collapse à?
  2. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Chào mừng em đã đến với box thiên văn này (xin lỗi thấy tự nhận là em nên gọi luôn vậy nhé ). Những câu hỏi đó của em chính là những điều đã hấp dẫn anh cùng rất nhiều người tới niềm say mê với Vật lý nói chung và thiên văn nói riêng. Anh cũng đã từng không ngừng hỏi và tìm kiếm câu trả lời và dù những câu trả lời anh đưa ra có thể đúng hay sai cũng không thực sự quan trọng. Và điều đầu tiên anh muốn nói là em hãy thử tự tìm lấy câu trả lời riêng cho mình nhé !
    Và bây giờ anh sẽ trao đổi một số điều với em.
    Vụ nổ Bigbang cũng chỉ là 1 giả thuyết như vô vàn giả thuyết khác về vũ trụ (vũ trụ dừng, vũ trụ vật chất-phản vật chất... cái này đã được trình bày trong chủ đề rồi). Nhưng một khi em muốn trao đổi hay thắc mắc gì về một lý thuyết thì trước hết phải nắm được xem nó nói về cái gì, và có những quy tắc nào bắt buộc phải tuân theo khi bàn luận về nó nếu không việc thắc mắc sẽ hoàn toàn vô nghĩa khi mà ta đề cập đến những cái nằm ngoài lý thuyết đó. Bigbang cũng đã được bàn luận nhiều trong box, có thời gian em có thể đọc lại xem, theo anh biết thì thời gian của vũ trụ theo Bigbang thì không phải là vô tận mà có điểm khởi đầu. Không có thời gian ngoài vũ trụ mà thời gian luôn gắn liền với sự ra đời, phát triển của vũ trụ nên điểm bắt đầu Bigbang chính là khởi nguồn của thời gian. Vật chất trong giai đoạn đầu thực sự là đậm đặc chắc chắn là lớn hơn rất nhiều rất nhiều nhân của một ngôi sao , vật chất ban đầu tồn tại hoàn toàn dưới dạng năng lượng và có nhiệt độ cực lớn (không nhớ chính xác là 10 mũ 42 hay bao nhiêu Kelvin nữa). sau này khi mật độ năng lượng giảm xuống mới dẫn tới hình thành vật chất dưới dạng các hạt, phản hạt... rồi tới như ngày nay.
    Theo Bigbang thì rõ ràng vũ trụ không phải là vô tận nhưng việc nó có biên hay không thì chưa ai trả lời được, vấn đề em đặt ra là liệu có nhiều vũ trụ hay không thì nằm ngoài thẩm quyền của Bigbang, còn theo ý kiến cá nhân anh là có.
    Vũ trụ có giãn nở mãi không đến nay vẫn chưa thể trả lời vì người ta chưa tính chính xác được mật độ của vũ trụ lúc này. Sẽ có 3 khả năng xảy ra là vũ trụ co, vũ trụ giãn nở nhanh mãi, vũ trụ giãn nở với tốc độ chậm dần về 0 tuỳ thuộc vào giá trị mật độ trên.
    Tạm thế đã, còn thắc mắc gì chúng ta cùng trao đổi sau. Nhưng này, em lưu ý là không nên mở chủ đề mới như thế này nhé, có nhiều chủ đề cũ đã bàn rồi nên post vào đó để dễ quản lý diễn đàn.
    Bye!
  3. aivoges

    aivoges Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã trả lời chi tiết, vậy làm ơn bác nào có thẩm quyền chuyển câu hỏi của em vào đúng chỗ với ạ! Tuy nhiên em có 1 góp ý với các mod là ứng với mỗi chủ đề trong danh sách (http://ttvnol.com/thienvanhoc/341319.ttvn ) nên cho 1 cái link đến nó luôn, nếu không thì lục hết mấy chục trang để tìm được đúng chỗ post bài có lẽ em cũng nản!
    Em còn trẻ nên bác NoHellandHeaven cứ gọi em là em!
    Được aivoges sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 17/11/2004
  4. scorpmetal

    scorpmetal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Vũ trụ bắt đầu từ đâu? Tôi xin đưa ra 1 giả thuyết vui
    Vũ trụ bắt đầu từ Big Bang, coi Big Bang giống như 1 nguyên tử ( trong vũ trụ của chúng ta) . Vậy, xin đưa 2 giả thuyết:
    1. Liệu vũ trụ của chúng ta có thể chỉ là nguyên tử của 1 vũ trụ "vĩ mô" khác không? Vì cái vũ trụ kia nếu tồn tại sẽ là rất lớn, do đó không thể bàn luận đến nó được
    2. Liệu những nguyên tử trong chúng ta có thể tồn tại những vũ trụ " vi mô" . Vì cái vũ trụ kia nếu tồn tại sẽ là rất nhỏ, do đó cũng không thể bàn luận đến nó được
    Đây chỉ là giả thuyết của riêng tôi khi được học về vật lý hạt. Rất tiếc bây giờ không có điều kiện để nghiên cứu về hạt nữa. Rất mong bác Mod đừng xoá bài, bởi tôi biết rằng có nhiều người đã có ý tưởng giống tôi. Thanks
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bạn đã có những ý tưởng rất thú vị, có điều nhứng ý tưởng của bạn không mang lại ý nghĩa thực tế nào vì đơn giản là
    1- Nó có thật hay không cũng không bao giờ kiểm chứng được
    2- Sự thật là điều đó là không thể vì BB không thể là một nguyên tử hay so sánh với nguyên tử được. Thứ nhất là về vấn đề ngôn ngữ thì BB là một sự kiện chứ không phải là một sự vật để có thể so sánh với nguyên tử hay với bất cứ thực thể nào khác.Thứ hai là nguyên tử hay bất cứ loại hạt nào đều có khối lượng, kích thước, vận tốc và cả toạ độ xác định, còn cái khởi điểm của vũ trụ kia thì không hề được xác định bởi các yếu tố đó.
    Các bạn có thể xem thêm về các vấn đề này trong topic "BIGBANG, điều không thể hiểu" hoặc trong "chủ đề tháng 10" - Bàn về vũ trụ học hiện đại.
  6. scorpmetal

    scorpmetal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên đấy chỉ là 1 giả thuyết của riêng tôi, và tôi cũng biết là khả năng có thật của giả thuyết này la rất ít. Nhưng ngay cả Big Bang cũng là 1 giả thuyết " mang tính thuyết phục cao nhất" mà thôi. Trước khi xảy ra Big Bang, sao k thể giả thuyết vũ trụ hiện giờ chỉ giống như 1 nguyên tử?
    Có lẽ tôi xin dừng giả thuyết vui của tôi ở đây vì tính hiện thực của nó là không cao.
  7. scorpmetal

    scorpmetal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0

    Được scorpmetal sửa chữa / chuyển vào 03:31 ngày 29/11/2004
  8. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện đây cho tôi hỏi luôn ....
    Ánh sáng mà các nhà khoa học nhận được rồi qua tính toán kết luận vũ trụ tuổi là 15 tỉ năm... cái ánh sáng đó là ánh sáng gì? xanh? đỏ? sóng radio? hay tia gamma?
  9. Sword_in_gale

    Sword_in_gale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Coi như vũ trụ được hình thành từ BB nhưng tại sao vật chất lại không phân bố đều mà lại đuợc tập trung thành những vùng có mật độ vật chất cao như các thiên hà, quần tinh?
  10. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    sao bây gời bỏ cái trả lời nhanh rồi àh ?
    Vũ trụ sở dĩ không phân bố đều là do lực hấp dân
    Ban đầu coi nhu có một vài diểm có mật độ cao hơn và tại đó sẽ có lực hút lớn hơn và hút các vật chất xug quanh đến lượt nó lại tập hợp lại cứ như thế vũ trụ sẽ có dạng như hiện nay sau nhiều tỷ năm . Dạng phổ biến là các quần tinh , các dải thiên hà lớn, túm lại có thể tưởng tượng như dạng trái đáta quay quanh mặt trời , rồi dến lượt mặt trời cũng chỉ là một phần rất nhỏ của một dải thiên hà cứ thế mãi mãi .

Chia sẻ trang này