1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VŨ TRỤ ĐANG NÓNG LÊN

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vatlytoet, 03/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    Thì anh ko thấy mấy cái số 2,7 anh đưa ra nó gần bằng 3 hử Tớ đọc ng` ta làm tròn là 3 luôn, ko fải tớ nhầm với 3000k đâu. Tớ có câu này hay hơn, bây h đưa 1 giọt nước ra ngoài vũ trụ, vì ko có không khí, áp suất bề mặt = 0 nên nc sẽ sôi ngay, HAY LÀ nước sẽ đông đá lại bởi nhiệt độ chỉ = 3k? Cái này tớ bí thật nên hỏi thế, mọi ng` sôi nổi nhá
  2. vatlytoet

    vatlytoet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    lấy ở đây
  3. vatlytoet

    vatlytoet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Trên thực tế là sao chổi làm bằng đá và băng. khi đến gần mặt trời băng bốc hơi tạo thành một cái đuôi hơi nuớc dài hàng nghìn dặm. Khi sao đi ra xa mặt trời thì cái đuôi ấy ngắn lại vì hơi nuớc đã trở lại thành băng.
    vậy một giọt nuớc đưa ra vũ trụ, nếu gần mặt trời nó sẽ bốc hơi, còn ở xa mặt trời nó sẽ đóng thành băng.
  4. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    vẫn muốn các pro giải thik rõ thêm với lại ban đầu lúc mới đưa ra ngoài thì liền tức khắc nó sẽ làm sao?
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế chứ khi xảy ra vụ nổ lớn nhiệt độ vũ trụ là gần 0 độ K à?
    Nghe có vẻ hơi lạ nhỉ?
  6. vatlytoet

    vatlytoet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Sau khi nó dãn nở hết cỡ.
    (trong chân không không có không khí lấy gì truyền nhiệt?)
  7. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Theo mô hình bigbang thì ngay sau khi vụ nổ diên ra thi nhiệt độ là vô hạn sau đố giảm dần. Đến điểm thời gian Plank
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi quá trình sẽ thế này: ở nhiệt độ thấp như vậy, nước chỉ tồn tại ở 2 pha rắn và khí. Nhưng khi ta bỏ giọt nước ra ngoài không gian, ban đầu nó phải có một nhiệt độ nào đó (nên nó mới ở thể lỏng). Khi gặp áp suất = 0, nó sẽ sôi và bay hơi. Phần hơi nước đã bay ra ngoài hầu như không có cơ hội tụ lại để tạo thành thể rắn nữa. Phần chưa kịp bay hơi sẽ bị lạnh đi do phải cấp nhiệt cho quá trình hóa hơi và do bức xạ nhiệt ra ngoài không gian nên sẽ hóa thành băng.
    Đồng chí nào ở trên nói chân không không có không khí thì nhiệt không truyền được thế? Sai 100%. Nhiệt có thể truyền bằng cách bức xạ nhiệt. Trái đất nhận nhiệt luợng hàng ngày từ Mặt trời cũng theo cách này.
  9. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nhiệt độ thấp thì nước chỉ tồn tại ở trạng thái lỏng và rắn ?
    Tại nhiệt độ 3k thì nước chỉ có thể tồn tại ở trạng thái rắn thôi. không thể có trạng thái lỏng hay khí
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ý tôi là thế này: Nếu ta đưa ra một cục băng ra ngoài không gian (giả sử là 3K và 0 atm) thì khỏi nói làm gì, nó ở luôn trạng thái là cục băng.
    Nhưng nếu đó là 1 giọt nước, khi đưa đột ngột ra ngoài không gian, nó sẽ phải sôi lên trước vì nhiệt độ lúc mới ra chưa kịp giảm về 3 k (giả sử ban đầu nhiệt độ của giọt nước là 298K), do vậy sẽ có một ít ở dạng hơi, phần còn lại mới là băng. Bây giờ quay lại câu hỏi, liệu lượng hơi đó có đóng lại thành băng hay không? Theo tôi thì không bởi vì không có lực hấp dẫn đủ lớn để tụ các phân tử H2O lại, chúng càng ngày càng phân tán khắp ra (tăng entropi).

Chia sẻ trang này