1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ trụ, tâm linh và tâm lý

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 09/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Bài viết ở đây của mình nói về mối liên hệ mật thiết giữa vũ trụ, tâm linh và tâm lý con người. Mình xin đăng để các bạn đọc cho vui.

    Khoa học đang ngày càng phát triển, giúp giải thích được rất nhiều hiện tượng trong cõi tự nhiên. Tuy nhiên, do bị giới hạn về khả năng quan sát nên những lời giải thích của khoa học lý thuyết chỉ mới mang tính bề mặt chứ chưa giải thích được một cách triệt để các hiện tượng tự nhiên, chưa nói tới việc giải thích thế giới tâm lý trừu tượng và thế giới tâm linh vô hình. Vì tất cả các kiến thức trong vũ trụ này phải có liên quan chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính hài hòa nên nếu coi toàn bộ kiến thức về cõi tự nhiên là hữu hạn thì nó giống một sợi dây với hai đầu là hai thế giới lượng tử vi mô và vũ trụ vĩ mô. Đoạn giữa của sợi dây này là đan xen rối rắm. Hệ thống kiến thức mà loài người đã xây dựng được cho đến ngày nay nằm ở trong đám rối này. Hiện nay còn rất nhiều hiện tượng mà chúng ta chưa thể giải thích, hoặc có những lời giải thích mang tính khiên cưỡng. Còn khá nhiều hiện tượng tự nhiên gây tranh cãi trong giới khoa học và chưa thể có một cách giải thích thống nhất. Nếu muốn gỡ rối cho sợi dây kiến thức về thế giới tự nhiên này mà lại gỡ từ đám rối thì sẽ chẳng bao giờ có kết quả. Nếu ta có thể xác định được bản chất của hai đầu sợi dây thì việc gỡ rối cho khoa học sẽ là điều dễ dàng. Từ đó chúng ta có thể biết được chân tướng của cõi siêu hình và thấu hiểu hơn về cách thức hoạt động của tâm trí.

    Thế giới lượng tử vi mô thì hỗn độn, thế giới vũ trụ vĩ mô thì rộng lớn đến vô hạn. Ngoài trí tưởng tượng ra có lẽ không gì có thể giúp con người quan sát bao trùm được cả hai thế giới này. Nhưng tất nhiên cần cái gì đó để làm cơ sở thì mới có thể phát huy trí tưởng tượng được. Một quy luật đúng muôn thuở đó là mọi thứ luôn phát triển từ đơn giản đến phức tạp. Hệ thống các quy luật của cõi tự nhiên ngày nay tuy đa dạng và có vẻ phức tạp nhưng chắc chắn đều phải phát xuất từ những quy luật đơn giản, hay nói chính xác hơn là chỉ từ duy nhất một quy luật đơn giản. Cái quy luật đơn giản này là thủy tổ của tất cả các quy luật khác. Đời con cháu dẫu có xa đời ông tổ đến đâu thì nhất định vẫn mang những đặc điểm di truyền lại của ông tổ. Các quy luật được sinh ra sau chẳng qua cũng chỉ là sự biến tấu của chính quy luật ban đầu mà thôi. Khoa học lý thuyết phương Tây sắp xếp các quy luật đã được phát hiện của tự nhiên vào một hệ thống gồm nhiều môn khoa học. Triết lý âm dương cổ đại phương Đông thì lại làm một điều trái ngược hẳn với khoa học phương Tây. Người phương Đông cổ đại đã thống nhất toàn bộ quy luật chi phối vũ trụ này thành một hình vẽ đơn giản đó là hình vòng tròn âm dương, hình tượng hóa hai con cá đang bơi ngược chiều nhau. Nguyên lý âm dương là nguyên lý về các cặp đối lập. Thế giới tồn tại dưới dạng các cặp đối lập là điều quá rõ ràng trước mắt chúng ta mà không cần bất kỳ một cuộc thí nghiệm nào để chứng minh điều đó. Đây có lẽ chính là ông tổ của các quy luật tự nhiên, là cái quy luật đơn giản nhất mà sự biến tấu của nó đã sản sinh ra ngày càng nhiều hơn các quy luật tự nhiên. Nguyên lý âm dương khẳng định vũ trụ là luôn luôn hài hòa và đang hướng tới ngày càng trở nên đa dạng hơn. Thuyết vụ nổ Big Bang phát biểu rằng vũ trụ này được hình thành từ một vụ nổ và đang ngày càng nở rộng ra. Một hiện tượng thiên văn quan sát được gọi là hiện tượng thiên hà đỏ đã giúp chúng ta khẳng định được tính đúng đắn của thuyết này. Chúng ta thấy dường như thuyết âm dương và thuyết vụ nổ Big Bang đang ủng hộ và bổ sung cho nhau.

    Nếu nguyên lý âm dương là quy luật cốt lõi thì tất cả các quy luật tự nhiên tồn tại trong vũ trụ tuy khác biệt nhau về mặt hình thức nhưng giống nhau về mặt bản chất. Đã là quy luật cốt lõi thì sẽ giống nhau dù ở cấp độ vi mô hay vĩ mô. Bây giờ chúng ta phải xác định hai cặp đối lập cơ bản ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Những cặp đối lập cơ bản này chính là hai đầu sợi dây, là cái đã sinh ra tất cả các cặp đối lập khác. Vũ trụ này tuy bao la, vô tận nhưng cũng chỉ gồm có hai thứ đó là không gian và vật chất. Đây chính là cặp đối lập cơ bản ở cấp độ vĩ mô. Trong không gian, vật chất chỉ ở hai trạng thái đó là đứng im và chuyển động. Tuy nhiên, sự chuyển động và đứng im này rất tương đối. Một vật thể A có thể được coi như đứng yên đối với vật thể B nhưng lại đang chuyển động đối với vật thể C. Một vật thể đứng yên trên bề mặt Trái Đất nhưng vì Trái Đất đang di chuyển nên vật thể này thực ra vẫn đang chuyển động. Sự đứng yên của vật thể đó trên mặt đất chẳng qua là do lực hút trọng trường đã dính chặt nó vào mặt đất mà thôi. Ta có thể kết luận sự đứng yên chẳng qua chỉ là sự kết dính của vật thể này với vật thể kia mà thôi. Lượng tử là nguyên liệu tạo nên toàn bộ vũ trụ này. Sự tạo thành vật thể và sự chuyển động của vật thể đều là do lượng tử gây ra. Để lắp ráp thành vật chất, lượng tử cần có tính chất có thể kết dính. Để khiến vật thể di chuyển, lượng tử cần có tính chất chuyển động mà không thể kết dính. Vậy cần ít nhất hai loại lượng tử cơ bản để cấu thành vũ trụ này. Ta hãy gọi chúng là lượng tử kết dính và lượng tử tự do. Đây có lẽ là cặp đối lập cơ bản ở cấp độ vi mô.

    Trước khi dùng trí tưởng tượng để hình dung xem vũ trụ hình thành từ lượng tử như thế nào, chúng ta phải trả lời dứt khoát một câu hỏi: “Chúng ta tồn tại hay không tồn tại?” Từ lúc loài người xuất hiện trên Trái Đất cho tới tận thời hiện đại ngày nay, con người luôn tin rằng mình tồn tại và cố gắng đi tìm câu trả lời về ý nghĩa của sự sống. Đã chấp nhận rằng chúng ta đang tồn tại thì chúng ta muốn một cuộc sống hạnh phúc, yên bình chứ không muốn bất hạnh. Tuy nhiên, mọi thứ trong vũ trụ luôn luôn chuyển động. Không có thứ gì cứ ở mãi một trạng thái được mà chuyển hóa liên tục. Dường như trong cuộc đời chúng ta không ngày nào mà không có chuyện xảy ra, không có những mối bận tâm, không có những vấn đề để giải quyết. Tâm lý lúc nào cũng phải lo lắng và phải giải quyết một lúc quá nhiều chuyện khiến nhiều lúc chúng ta mệt mỏi tự hỏi bản thân về ý nghĩa của những nỗi đau này. Để được hạnh phúc hoàn toàn, bạn phải giải quyết được hết tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống của mình nhưng dường như vấn đề trong cuộc sống là nhiều đến vô hạn, giải quyết không bao giờ hết. Con người có lẽ sinh ra chỉ để đau khổ và chết đi. Vậy nếu bây giờ chúng ta tư duy là chúng ta không tồn tại thì sẽ như thế nào? Nếu chúng ta vốn dĩ không tồn tại thì sự tồn tại của chúng ta chỉ là cảm giác mà thôi. Phải có một nguyên nhân nào đó đã kéo tâm trí chúng ta từ trạng thái không tồn tại đến trạng thái tồn tại, từ trạng thái hạnh phúc đến trạng thái bất hạnh. Để được hạnh phúc, vấn đề duy nhất cần giải quyết là phải tìm ra nguyên nhân gì đã khiến chúng ta có cảm giác tồn tại. Loại bỏ được nguyên nhân đó thì chúng ta sẽ được giải thoát khỏi khổ đau.

    Lượng tử là cái kiến tạo nên cả thể xác lẫn tâm lý chúng ta do đó cả thể xác lẫn tâm lý chúng ta đều phải mang tính chất của lượng tử. Những nguyên nhân của khổ đau và bí mật của hạnh phúc đều sẽ được lộ rõ nếu chúng ta xác định được tính chất của lượng tử. Ở trên chúng ta đã xác định hai loại lượng tử nhỏ nhất đó là lượng tử tự do và lượng tử kết dính. Lượng tử kết dính gắn kết lại với nhau để tạo nên các khối vật chất còn lượng tử tự do thì di chuyển liên tục để làm các khối vật chất này chuyển động. Hai loại lượng tử này là một cặp đối lập âm dương. Nguyên lý âm dương khẳng định âm và dương là hai mặt thống nhất đối lập của cùng một sự vật hiện tượng, mâu thuẫn và chuyển hóa lẫn nhau không thể tách rời. Điều đó có nghĩa là không có hai loại lượng tử mà chỉ có một loại lượng tử nhỏ nhất tồn tại ở hai trạng thái khác nhau mà thôi và chúng chuyển hóa liên tục giữa hai trạng thái. Năng lượng chứa trong mỗi hạt lượng tử này phải gồm hai loại đó là động năng và tĩnh năng. Lượng tử kết dính có tĩnh năng nhiều hơn động năng nên gắn kết vào với nhau thành các khối vật chất. Lượng tử tự do chứa nhiều động năng hơn nên chúng di chuyển liên tục. Do tĩnh năng yếu hơn nên tuy rằng chúng có hấp dẫn bởi nhau nhưng lại không thể kết dính được. Sự va đập vào nhau và va đập vào các khối vật chất khiến tĩnh năng của chúng tăng lên và làm giảm động năng đi. Đến một thời điểm nào đó thì lượng tử tự do lại chuyển thành lượng tử kết dính và gắn liền vào các khối vật chất. Ngược lại, lượng tử kết dính khi bị va đập quá nhiều bởi lượng tử tự do cũng tăng dần động năng lên so với tĩnh năng nên đến một thời điểm sẽ bị tách ra khỏi khối vật chất và chuyển thành lượng tử tự do. Nếu lượng tử kết dính quá dễ dàng chuyển hóa thành lượng tử tự do như thế này thì toàn bộ thế giới vật chất và cả bản thân chúng ta nữa có lẽ đã tan vào không trung từ lâu rồi. Lượng tử tự do và lượng tử kết dính có lẽ chỉ là nguyên liệu tạo nên cõi hỗn độn trước khi vũ trụ hình thành thôi chứ không thể dùng để xây dựng vũ trụ. Muốn vũ trụ được tạo thành thì nhất định phải có hai loại lượng tử và sự chuyển hóa bắt buộc phải đi theo một chiều từ động năng đến tĩnh năng chứ không thể chuyển hóa ngược lại.

    Trong cõi hỗn độn, vùng không gian là vùng chứa lượng tử tự do, còn vùng vật chất là vùng chứa lượng tử kết dính. Như vậy, vùng không gian là vùng chứa động năng còn vùng vật chất là vùng chứa tĩnh năng. Theo nguyên lý âm dương, khi cực thịnh cũng là lúc khởi suy, tức là khi một bên thái cực đạt trạng thái cực thịnh, áp đảo hoàn toàn bên kia thì cũng là lúc nó dần dần suy yếu để nhường chỗ cho thái cực kia xuất hiện. Nếu muốn sự chuyển hóa đi theo một chiều từ động năng đến tĩnh năng thì vùng không gian phải phát triển lên đến cực thịnh và vùng vật chất phải biến mất. Bạn hãy coi các vùng vật chất giống như môi trường nước, còn các vùng không gian giống như bong bóng không khí di chuyển không quy luật trong nước. Các bong bóng tình cờ gặp nhau trên đường đi sẽ hợp lại với nhau thành một cái bong bóng không khí to hơn. Đấy là cách mà một vùng không gian rất rộng lớn và ngày càng nở rộng ra đã hình thành. Lúc đầu các vùng không gian và vùng vật chất có thể tích tương đương nhau nên động năng và tĩnh năng được duy trì ở mức tương đối cân bằng. Trong một vùng không gian rất rộng lớn thì động năng của lượng tử trong phạm vi vùng không gian ấy sẽ mạnh dần lên và cuối cùng trở nên mạnh quá mức so với tĩnh năng. Các vùng vật chất xung quanh khoảng không mênh mông này do tĩnh năng yếu hơn cũng dần tan ra và hòa vào không gian. Không còn sự kìm hãm của tĩnh năng, động năng trở nên mạnh cực điểm. Các lượng tử tự do bay với tốc độ nhanh không thể tưởng tượng được. Trong quá trình bay đó, chúng va đập vào nhau và vỡ nhỏ ra, nhỏ dần đến mức không thể nhỏ hơn được nữa. Một khi đã tin vào thế giới siêu hình tức là chúng ta tin vào duy tâm, tin rằng ý thức là cái có từ trước khi thể xác được sinh ra. Vậy ý thức đã bắt đầu xuất hiện trong vũ trụ này từ lúc nào và như thế nào? Bởi hoạt động tâm lý của con người cũng phải tuân theo tính chất của lượng tử nên chúng ta hãy thử tưởng tượng mình chính là một hạt lượng tử để xem cảm xúc và ý thức của một lượng tử là như thế nào.

    [Những người đàn ông và những người đàn bà lao đi vun vút trong không trung, gào thét lên trong đau đớn tột cùng, tìm kiếm trong vô vọng cái gì đó mà chính họ cũng không rõ. Sự va đập vào nhau trên đường đi không làm cho họ dừng cơn điên lại được và tâm hồn họ tan vỡ thành hàng ngàn mảnh. Họ gào thét dữ dội để kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng cho dù xung quanh có vô vàn người cũng chẳng một ai thèm nhìn họ hay nghe thấy tiếng gọi của họ cả vì ai cũng chìm trong địa ngục của riêng mình. Những tiếng kêu gào đó trở thành những tiếng gào câm lặng.]

    Hai trạng thái của lượng tử đó là tự do và kết dính tương ứng với hai loại năng lượng là động năng và tĩnh năng. Động năng tạo nên những cảm giác như tự do, hào hứng hoặc khủng hoảng hỗn loạn bên trong tâm lý chúng ta, còn tĩnh năng tạo nên cảm giác yên ổn, thư thái và an toàn. Trong một vùng không gian rất rộng lớn, động năng đã trở nên áp đảo tĩnh năng, khiến cho thế giới lượng tử chỉ còn một bên thái cực. Nếu là một hạt lượng tử, lúc này bạn sẽ có cảm giác vô cùng khủng hoảng. Cái tên lượng tử tự do có lẽ không còn thích hợp để gọi loại lượng tử này nữa vì trông nó có biểu hiện giống cơn điên hơn. Chúng ta hãy gọi nó với cái tên mới là vật chất động (dynamic matter). Sự xuất hiện của vật chất động tất nhiên sẽ chưa tạo ra được gì cả bởi đó mới chỉ là một thái cực. Âm thanh và ánh sáng vẫn chưa xuất hiện nên không gian lúc này vẫn rất tối tăm và yên tĩnh. Động năng của lượng tử đang ở mức cực điểm, gần như không còn tĩnh năng nữa nhưng mỗi khi hai hạt lượng tử vật chất động có cơ hội tiếp xúc với nhau sẽ làm cho tĩnh năng của mỗi lượng tử tăng lên từng chút một. Tuy nhiên, thời gian để tĩnh năng mạnh lên ngang bằng với động năng là rất lâu. Sở dĩ vậy là bởi vật chất động đang ở trạng thái nhỏ cực điểm nên rất nhẹ, còn lực hấp dẫn lại ở trạng thái mạnh cực điểm và mỗi lượng tử đều chịu lực hấp dẫn từ nhiều phía nên xác xuất chúng tiếp xúc được với nhau là thấp mà thường bay lòng vòng quanh nhau tạo thành các hình lốc xoáy hoặc cầu xoáy. Khi tĩnh năng của hai hạt lượng tử vật chất động đạt mức cực điểm thì chúng sẽ gắn chặt lại với nhau khi tiếp xúc. Nhưng xác xuất xảy ra sự gắn kết này là thấp bởi độ mạnh của tĩnh năng của mỗi hạt lượng tử là khác nhau. Dù một hạt lượng tử vật chất động có đạt được tĩnh năng cao nhất mà tiếp xúc với một hạt có mức tĩnh năng yếu hơn thì sự gắn kết cũng không xảy ra. Sự gắn kết giữa hai lượng tử sẽ tạo nên loại nguyên liệu thứ hai cho việc hình thành vũ trụ.

    [Trải qua bao đau đớn, cuối cùng một ngày những người đàn ông và những người đàn bà bỗng nhận ra cái mình đang muốn tìm kiếm là sự gắn kết. Thời gian trôi đi, khát khao gắn kết cứ lớn dần trong tâm hồn từng người bọn họ, lớn đến mức họ không thể nào chịu nổi nữa. Những cuộc tình của họ đến và đi nhanh như chưa từng xảy ra bởi hai tâm hồn khát khao điên cuồng nhưng không thể hòa hợp được với nhau. Nhưng rồi thì cũng có một ngày tình yêu đích thực xuất hiện. Người đàn ông và người đàn bà đã tìm thấy điều mình muốn. Thế giới bên ngoài không còn ý nghĩa gì với họ nữa, và cả thân thể lẫn linh hồn họ quấn chặt lấy nhau để cùng chìm vào cái chết vĩnh hằng.]

    Hai lượng tử vật chất động có tĩnh năng ở mức cực điểm tiếp xúc với nhau và không rời nhau ra nữa. Do động năng chuyển hóa hết thành tĩnh năng nên cũng không có bất kỳ phản ứng hấp dẫn nào với vật chất động nữa. Sự hòa vào làm một của hai lượng tử vật chất động hình thành nên loại lượng tử thứ hai đó là vật chất tĩnh (static matter). Vật chất tĩnh hình thành và tồn tại trong môi trường động năng cho nên nó sẽ không chuyển hóa ngược lại thành vật chất động nữa. Bây giờ chúng ta đã có một cặp đối lập hoàn hảo để làm nguyên liệu xây dựng nên vũ trụ. Sau khi vật chất tĩnh hình thành thì nó di chuyển theo dòng chảy của vật chất động. Số lượng vật chất tĩnh tăng dần theo thời gian nhưng vật chất động vẫn luôn nhiều hơn một cách áp đảo so với vật chất tĩnh. Số lượng vật chất tĩnh càng nhiều thì cơ hội để hai lượng tử vật chất tĩnh tiếp xúc được với nhau càng cao. Lực hấp dẫn của vật chất tĩnh mang đặc điểm trái ngược với lực hấp dẫn của vật chất động. Lực hấp dẫn của vật chất tĩnh chỉ hướng tới nội tại bên trong của hạt lượng tử, còn lực hấp dẫn của vật chất động hướng ra bên ngoài. Thế giới lượng tử lúc này có phải là rất giống với thế giới loài người chúng ta không? Đa số mọi người đều dành thời gian và tâm trí của họ quan tâm tới những sự kiện ở thế giới bên ngoài. Mọi vấn đề tâm lý của họ, đau khổ hay hạnh phúc, đều là từ những nguyên nhân bên ngoài. Chỉ một số ít người thực sự dành thời gian để đi sâu vào thế giới tâm trí, thực hiện chuyến hành trình nội tại để tìm kiếm sự giác ngộ. Thiểu số này cho rằng hạnh phúc hay đau khổ đều từ tâm trí mà ra chứ không xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào bên ngoài. Vật chất động hướng về số lượng, luôn luôn nhiều một cách áp đảo so với vật chất tĩnh. Vật chất tĩnh thì hướng về chất lượng, tuy chiếm số lượng ít nhưng lại có vai trò quan trọng hơn vật chất động. Nếu ví vật chất động giống như những con người điên loạn, khủng hoảng, mất cân bằng thì vật chất tĩnh giống như các bậc thiền sư giác ngộ với tâm trí luôn luôn cân bằng. Tâm trí con người bao gồm cảm xúc và ý thức. Cảm xúc sẽ do vật chất động gây ra chủ yếu, còn ý thức là do vật chất tĩnh. Nếu hai lượng tử vật chất tĩnh tiếp xúc với nhau, lực hấp dẫn hướng nội của vật chất tĩnh sẽ giúp hai hạt lượng tử này dính liền lại với nhau. Vật chất tĩnh là loại lượng tử hướng tới sự thống nhất, trọn vẹn. Nhờ có tính chất này của vật chất tĩnh nên mới có thể tạo nên một vũ trụ đa dạng mà lại thống nhất, hài hòa. Con người là một tiểu vũ trụ mà cơ thể và tâm trí là sự kết hợp của rất nhiều thành phần khác nhau nhưng mỗi thành phần khác nhau này lại có chung một ý thức. Nếu lượng tử vật chất tĩnh cứ tiếp tục gắn kết lại với nhau như vậy thì một ngày kia chúng sẽ tạo nên một khối cầu rất lớn. Một khối cầu vật chất tĩnh với rất nhiều vật chất động bị mắc kẹt bên trong.

    [Cái chết không phải là sự kết thúc hoàn toàn mà chỉ là sự khởi đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của những người tĩnh lặng. Trong lòng những người tĩnh lặng này không còn bất kỳ khát khao hay nhận thức nào. Họ thả mình trôi theo sự xô đẩy của những người điên, không cần biết mình sẽ đi đến đâu. Rồi thì những người tĩnh lặng đó tình cờ gặp được nhau. Linh hồn những người tĩnh lặng như hòa vào làm một, trở thành một người tĩnh lặng duy nhất, và cái thể xác của linh hồn đó cứ lớn dần, lớn dần. Mặc dù không hề cảm nhận được sự lớn lên của thể xác, người tĩnh lặng đó lại cảm nhận thấy một thay đổi xảy ra bên trong nội tâm mình. Có một khát khao đang trỗi dậy bên trong người đó. Sự tĩnh lặng biến mất, người đó cảm thấy mình chính là cơn khát khao kia, một sự bức bối dữ dội muốn thoát ra ngoài một cái gì đó.]

    Vật chất động bị mắc kẹt bên trong quả cầu cố gắng muốn thoát ra ngoài. Vì môi trường bên trong khối cầu lớn là môi trường tĩnh năng cho nên tĩnh năng của lượng tử vật chất động bên trong khối cầu không tăng lên được. Bạn hãy hình dung các lượng tử vật chất động bị mắc kẹt lúc này không khác gì những người đang bị kẹt lại trong một khu lăng mộ tối tăm không lối thoát. Môi trường bế tắc này lại chỉ càng khiến cho cơn điên của họ tăng lên dữ dội chứ không cách nào bình tĩnh được. Tất cả những gì họ muốn chỉ là thoát ra bên ngoài chứ không còn khát khao muốn gắn kết gì nữa. Họ không cam tâm coi nơi lăng mộ đó là điểm kết thúc cho họ và luôn không ngừng tìm kiếm lối ra. Vật chất động luôn hướng ngoại, coi sự hướng ngoại là bình thường còn sự hướng nội là sự bất bình thường. Đa số mọi người luôn hướng ra xây dựng cuộc sống và sự nghiệp ở thế giới bên ngoài. Chỉ khi bị tổn thương tâm lý họ mới tìm một nơi yên tĩnh để suy nghĩ, cố gắng làm cân bằng lại tâm lý chứ không phải họ coi điều đó là điều nên làm một cách chủ động. Các thiền nhân giác ngộ thì xây dựng cuộc sống và sự nghiệp bên trong chính tâm trí mình. Họ làm điều đó một cách chủ động, nhiệt huyết, chú tâm. Việc tĩnh năng của lượng tử vật chất động bên trong khối cầu không tăng lên được có nghĩa là cho dù có bị nhốt lâu đến mấy, lượng tử vật chất động cũng sẽ không thể chuyển hóa thành lượng tử vật chất tĩnh. Vật chất động di chuyển nhanh và liên tục bên trong quả cầu phá vỡ dần liên kết giữa các lượng tử vật chất tĩnh. Kết quả là sự cô đặc của khối cầu vật chất tĩnh dần bị phá vỡ, quả cầu bị loãng dần từ phía trong ra. Ở khu vực loãng, những lượng tử vật chất tĩnh vẫn duy trì được liên kết trước sự công phá của vật chất động thì trở nên vô cùng vững chắc. Chúng tạo thành kết cấu khung tuy mảnh mai mà cứng vô cùng, càng mảnh mai thì độ cứng càng tăng lên. Cũng giống như trong một kỳ thi, chỉ có những thí sinh mạnh nhất, giỏi nhất mới có thể bám trụ lại được qua các vòng thi cam go. Những lượng tử vật chất tĩnh bị tách khỏi liên kết thì gắn kết lại với nhau thành những vật thể nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau và di chuyển theo hình xoáy trôn ốc dọc theo kết cấu khung đó. Kết cấu khung vật chất tĩnh giống như đường ray xe lửa còn lượng tử vật chất tĩnh bị tách khỏi liên kết thì tạo thành xe lửa di chuyển trên đường ray. Vậy khi vùng loãng lan rộng ra hết cỡ thì chuyện gì sẽ xảy ra?

    [Sắp kết thúc rồi! Người đó cảm thấy cơn bức bối của mình thực sự sắp kết thúc. Đó là cảm giác khi bạn nhìn thấy tia sáng lóe lên cuối đường hầm, cảm giác của hy vọng. Rồi thì cơn bức bối cuối cùng cũng được giải tỏa. Cái cảm giác như thể vừa được giải thoát khỏi một nấm mồ khiến người đó gào to lên. Đó là âm thanh đầu tiên có thể nghe được giữa chốn không trung, tiếng gào khóc của một đứa trẻ mới chào đời. Âm thanh đó chính là khởi đầu của những điều huyền diệu.]

    Huyền âm xuất hiện trước nhất, và huyền âm ở với Thượng đế, huyền âm là Thượng đế”.

    Thế giới tự nhiên vĩ đại và vô cùng tinh xảo này đã hình thành như thế nào và những quy luật của thế giới tự nhiên đã xuất hiện bằng cách nào? Nếu vũ trụ được hình thành bởi Chúa vậy thì Chúa là gì và thế lực nào đã tạo ra Chúa? Nếu vũ trụ không do Chúa tạo ra mà được tạo thành bởi quy luật vật lý vậy thì ở thời điểm trước khi vũ trụ hình thành, điều gì đã ngăn cản quy luật vật lý tạo ra vũ trụ? Quy luật phải là cái gì đó bất di bất dịch, không thể có sự đột ngột thay đổi. Nó không thể tạo ra vũ trụ này do cảm hứng được. Ta có thể khẳng định rằng trước khi vũ trụ hình thành, tính quy luật là không có. Mọi thứ tồn tại ở trạng thái hỗn độn, không quy luật. Đó là cõi hỗn mang. Không quy luật là cái có trước và quy luật đã được sinh ra từ không quy luật. Không quy luật chi phối khắp cõi vô hạn còn quy luật chỉ là cái hữu hạn. Có lẽ khẳng định rằng tính quy luật được sinh ra từ tính không quy luật là không hẳn đúng. Trong cõi hỗn độn, quy luật vật lý hẳn vẫn tồn tại nhưng ở một trạng thái tiềm tàng, chưa thức tỉnh. Tính quy luật lúc đó như cái bào thai đang say ngủ, chưa ý thức được về sự tồn tại của mình. Cái quy luật đầu tiên đó chính là quy luật về các cặp đối lập, nhưng các cặp đối lập này giống như hai mặt của cùng một đồng tiền, lưng chạm lưng đứng quay mặt nhìn về hai hướng ngược nhau nên không thể nhận biết được sự tồn tại của nhau. Các cặp đối lập lúc đó tồn tại một cách hỗn độn, rời rạc, không gắn kết. Chúng ta nhận biết được sự tồn tại của chính mình khi chúng ta nhận thấy sự tồn tại của thứ khác. Cái hỗn độn không quy luật đã tạo ra tính ngẫu nhiên. Tính ngẫu nhiên này đã giúp cho các vùng không gian kết hợp lại với nhau. Sự nở rộng của không gian làm cho một bên thái cực từ trạng thái tồn tại tương đối trở nên tuyệt đối. Vật chất động là thái cực đầu tiên. Vật chất tĩnh là thái cực thứ hai, được sinh ra từ thái cực thứ nhất. Sự ngẫu nhiên của cõi hỗn độn đã khiến cho hai thái cực đều tồn tại ở trạng thái tuyệt đối. Và lúc này, hai mặt của đồng tiền đã quay mặt lại nhìn nhau, nhận thức được sự tồn tại của nhau và của chính mình. Sự tương sinh và tương khắc giữa hai thái cực lúc này mới xuất hiện. Các cặp đối lập không còn tồn tại rời rạc nữa mà gắn kết lại với nhau thành một thể hài hòa. Vũ trụ đã đa dạng hơn bằng cách đó. Càng nhiều cặp đối lập tham gia vào thì hệ thống quy luật của vũ trụ càng trở nên phức tạp.

    Có thể nói sự sinh ra của vũ trụ và sự sống đều là do sự thức tỉnh của tính quy luật. Quy luật này đã dẫn tới việc hình thành khối cầu vật chất tĩnh. Vụ nổ Big Bang là do vật chất động đã công phá khối cầu để thoát ra ngoài. Sự công phá của vật chất động để thoát ra ngoài khối cầu đã tạo ra âm thanh, do đó, âm thanh là sóng dọc (sóng thấy được khi ta thả hòn đá xuống mặt nước). Lúc này, vật chất tĩnh níu giữ cấu trúc của mình trước sự công phá cả trong lẫn ngoài của vật chất động bằng cách co giãn linh hoạt. Sự níu giữ cấu trúc của vật chất tĩnh đã sinh ra ánh sáng, do đó, ánh sáng là sóng ngang (sóng thấy được khi ta khuấy một lọ mứt). Âm thanh và ánh sáng là hai nhân tố chính tạo nên ý thức của chúng ta. Nếu ví sự sinh ra của âm thanh giống như tiếng khóc chào đời được cất lên của một đứa bé thì sự sinh ra của ánh sáng giống như khi đứa bé đó dừng khóc và mở mắt ra nhìn thế giới lần đầu tiên. Sự kết dính của vật chất tĩnh đã tạo ra một cỗ máy còn sự di chuyển tự do và liên tục của vật chất động đã tạo ra năng lượng để giúp cỗ máy này hoạt động. Sự di chuyển và công phá của vật chất động đã khiến cho cấu trúc của vật chất tĩnh không thể ở yên một trạng thái được mà bị thay đổi liên tục. “Trò chơi đuổi bắt” của vật chất động kết hợp với “trò chơi xếp hình” của vật chất tĩnh đã tạo ra một hệ thống tự nhiên đa dạng, phong phú, luôn có sự chuyển động, giao tiếp và trao đổi năng lượng giữa vạn vật. Vật chất động đóng vai trò tạo nên cảm xúc, sự thúc đẩy khiến vạn vật di chuyển. Vật chất tĩnh đóng vai trò tạo nên ý thức, sự dẫn dắt khiến vạn vật hài hòa. Một vũ trụ hài hòa với những quy luật chặt chẽ là một thế giới có thể đo lường được bằng công cụ toán học. Theo ngôn ngữ toán học, nếu ta coi vật chất tĩnh mang giá trị 0 và vật chất động mang giá trị 1 thì không phải vũ trụ này sẽ trở thành một ma trận số học hay sao. Toàn vũ trụ chính là một chiếc máy tính lượng tử với các số liệu mang tính thống nhất, chặt chẽ. Môi trường bên trong vũ trụ là môi trường có quy luật, môi trường bên ngoài vũ trụ kéo dài đến vô hạn là môi trường hỗn độn không quy luật. Môi trường không quy luật bên ngoài tác động liên tục vào môi trường bên trong vũ trụ khiến hệ thống các quy luật của vũ trụ liên tục được bổ sung. Hiện tượng thiên hà đỏ đã chỉ ra sự giãn nở dần dần của vũ trụ là minh chứng cho sự bổ sung thông tin mới liên tục của vũ trụ. Ma trận vũ trụ do đó không thể mang tính tuyệt đối mà phải mang tính ngẫu nhiên, tương đối. Chiếc máy tính lượng tử này trở thành một chiếc máy tính biết sáng tạo. Nó giống như một cơ thể sống. Ma trận số học trong vũ trụ được lập trình bởi cõi hỗn độn bên ngoài và chiếc máy tính vũ trụ lại sáng tạo ra mọi thứ bên trong mình, trong đó có Trái Đất và tất cả mọi thứ tồn tại trên hành tinh đó. Vị Thượng đế được nhắc tới trong nhiều tôn giáo chính là chiếc máy tính lượng tử khổng lồ này. Vụ nổ Big Bang đã hình thành nên vũ trụ cũng đồng thời sinh ra Chúa Trời. Cơ thể của Thượng Đế rất loãng, tới mức vô hình và tồn tại ở khắp mọi nơi trong không gian. Không gian thì ở đâu cũng có, thậm chí xen kẽ trong cả những khối vật chất đặc nhất. Vật chất động và vật chất tĩnh là lượng tử nhỏ nhất nên không bao giờ con người có thể quan sát được. Những phát hiện của khoa học thời nay có đồng thuận với những nhận định trên không? Ngày nay, các nhà vật lý vẫn đang dày công tìm hiểu về một loại vật chất bí ẩn của vũ trụ có tên gọi là vật chất tối, chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ và có ảnh hưởng hấp dẫn lên vật chất thường. Sở dĩ gọi là vật chất tối vì chúng được cấu tạo từ những hạt cơ bản quá nhỏ, không thể nhìn thấy nên không nghiên cứu được. Sự bắn phá hạt nhân nguyên tử trong máy gia tốc hạt đã giúp con người khám phá ra hơn 20 loại hạt cơ bản ở cấp độ hạ nguyên tử và có thể còn nhiều hơn nữa. Như vậy, khoa học có vẻ đang ủng hộ cho thuyết ma trận vũ trụ. Vậy các tôn giáo nói gì về Chúa? Công giáo cho rằng Chúa có mặt ở khắp mọi nơi mọi lúc và luôn che chở, dẫn dắt cho chúng ta. Do Thái giáo cho rằng Chúa không có hình hài cụ thể. Thánh Ala của Hồi giáo, được coi là Chúa trời, cũng không có hình dáng cụ thể. Ấn Độ giáo nói rằng thần Brahma, Đấng Thượng Đế, là sự hợp nhất của tất cả các vị thần. Quan niệm của Cao Đài giáo ở Việt Nam là Thượng Đế vốn vô hình, không có xác phàm nhưng Ngài luôn dõi mắt theo chúng ta cho nên đã hình tượng hóa Ngài bằng một con mắt ở giữa quả cầu vũ trụ. Có vẻ như cả những khám phá của khoa học lẫn những quan điểm của tôn giáo đều không mâu thuẫn với lý thuyết Chúa và vũ trụ là một và Ngài là một chiếc máy tính lượng tử biết sáng tạo.

    Khoa học luôn cho rằng tất cả mọi hiện tượng tâm lý đều đến từ những hoạt động bên trong bộ não. Tuy nhiên, quan điểm này gặp phải một khiếm khuyết đó là chưa đưa ra một giải thích chấp nhận được trước hiện tượng nhiều người mất não vẫn có thể tư duy và sống như những người bình thường. Dùng nguyên lý về các cặp đối lập để quan sát thế giới lượng tử đã giúp chúng ta thấy một bức tranh khác với quan điểm của khoa học về nguồn gốc của tâm trí. Khi khẳng định rằng mọi thứ đều do lượng tử tạo nên tức là ta chấp nhận rằng không có thứ gì tồn tại cả. Từ thế giới tinh thần đến thế giới vật chất bên ngoài đều do hai loại lượng tử kết hợp lại để tạo thành. Những thứ cụ thể, hữu hình như thể xác và thế giới vật chất xung quanh thì có chứa nhiều vật chất tĩnh hơn, ít vật chất động hơn; còn những thứ trừu tượng, vô hình như tâm lý và cõi siêu hình thì có chứa ít vật chất tĩnh hơn, nhiều vật chất động hơn. Nếu vũ trụ là một cái máy tính lượng tử thì vật chất động sẽ đóng vai trò lưu thông thông tin còn vật chất tĩnh sẽ đóng vai trò lưu trữ thông tin. Thông tin là do vật chất động kiến tạo trên vật chất tĩnh. Trong một môi trường có hàm lượng vật chất tĩnh ít hơn thì những thông tin sẽ được di chuyển, lưu thông một cách dễ dàng. Ngược lại, trong một môi trường dày đặc vật chất tĩnh, thông tin khó lưu thông hơn, thậm chí trong quá trình lưu thông còn bị biến đổi nội dung. Khi bạn đổ nước tinh khiết vào một đầu của một đường ống đầy cặn bẩn thì nước chảy ra từ đầu còn lại sẽ là nước bẩn, không còn tinh khiết nữa. Thế giới dày đặc vật chất tĩnh cũng là thế giới mà thông tin mới rất khó được bổ sung. Mọi thứ ở thế giới đó tạo cho chúng ta cảm giác trường tồn, vĩnh cửu bởi chúng quá tĩnh nhưng thực chất chúng đang thay đổi từ từ. Chúng ta thấy ngay cả điều kiện địa lý của một khu vực, hình dạng và vị trí của các lục địa và đảo sau một khoảng thời gian dài đều sẽ bị biến đổi. Thế giới mà chúng ta đang sống chính là cái thế giới dày đặc vật chất tĩnh đó, cái thế giới mà sự lưu thông thông tin luôn bị ngăn trở, cái thế giới mà thông tin luôn bị sai khác đi so với ban đầu rất nhiều khi bị lan truyền, cái thế giới mà những cái mới mẻ phải mất một khoảng thời gian dài mới được đón nhận trên phạm vi rộng. Ở trong thế giới này, những thông tin mà các giác quan của chúng ta thu nhận được chỉ là vỏ ngoài của thông tin. Vật chất tĩnh dày đặc đã khiến thông tin luôn bị bóp méo, từ đó dẫn tới những hiểu lầm. Hiểu lầm này sẽ dẫn tới hiểu lầm khác, dần dần sẽ dẫn tới xung đột. Nếu Trái Đất, nơi chúng ta đang sống, là một ma trận số học trong máy tính lượng tử thì cái ma trận này dường như lúc nào cũng bị nhiễm virus. Virus máy tính là các chương trình hay đoạn mã thông tin có thể tự nhân bản và có khả năng làm cho các chương trình máy tính không hoạt động đúng, xóa dữ liệu hoặc làm hỏng ổ cứng,… Thế giới dày đặc vật chất tĩnh là thế giới của sự không nhận biết. Ở nơi đây, chúng ta không thể biết được nguyên nhân sâu xa gốc rễ của mọi việc cho nên cứ phải tìm hoài, khám phá hoài mà vẫn thấy những gì đã biết chỉ như một giọt nước còn vùng không nhận biết thì là đại dương mênh mông. Do không nhận biết được, mỗi cá nhân thực hiện hành trình riêng của mình để khám phá thế giới. Những cái khám phá được đều chỉ là vỏ ngoài của thông tin chứ chưa phải thông tin đích thực cho nên mới gây ra những mâu thuẫn và tranh cãi, không đi đến thống nhất được ý kiến trong nhiều lĩnh vực. Do những cái được nhìn thấy vẫn chưa phải thông tin đích thực mà ta lại lấy chúng làm nền tảng để tiếp tục nhận định về những khám phá tiếp theo nên càng làm cho nhận thức của ta về thế giới bị nhiễu loạn, ngày càng mịt mù.

    Nếu thế giới của thể xác là một thế giới không nhận biết thì thế giới của linh hồn sẽ là một thế giới nhận biết. Vật chất ở thế giới của linh hồn phải thanh nhẹ hơn, do ít vật chất tĩnh hơn. Không còn bị những lớp vật chất tĩnh dày đặc cản trở lưu thông và bóp méo thông tin, những thông tin được lan truyền đi một cách dễ dàng, thông suốt. Ở thế giới bên kia, những hiểu lầm là không thể tồn tại nên sẽ không thể có xung đột. Thế giới đó là thế giới của sự nhận biết, nơi mà những kiến thức được lưu trữ và lan truyền tự do trong không gian, nơi mà mọi thứ đều minh bạch, không ai có thể che giấu ai cái gì và cũng không cần phải che giấu. Đó là thiên đường mà Kinh Thánh đã nói tới và có lẽ phải có nhiều hơn một thiên đường. Vì vũ trụ là một chiếc máy tính lượng tử cho nên các thế giới khác nhau có lẽ giống như những trang web hay diễn đàn khác nhau trên mạng Internet mà thôi. Tùy theo tâm trí của con người lúc ở thế giới của thể xác này hướng tới điều gì mà sau khi lìa bỏ thể xác, linh hồn sẽ được đưa thẳng tới cõi giới đó. Nếu hình dạng thật sự của Chúa là một chiếc máy tính lượng tử hình cầu thì hình dạng của linh hồn chúng ta chắc cũng vậy. Kinh Thánh cũng có nói rằng Chúa sáng tạo ra con người giống với cơ thể của Ngài. Sự giống nhau này nên được hiểu là sự giống nhau ở thể vô hình chứ không phải thể xác hữu hình. Thể xác có lẽ không phải là dạng đầu tiên được sinh ra bởi sự sống của thể xác là ngắn ngủi. Loài người nhìn thấy thể xác chết đi một cách dễ dàng nên cho rằng sự sống là mong manh còn cái chết là vĩnh viễn, chết tức là dừng lại hoàn toàn, không còn gì nữa. Điều này là trái với thực tế. Sống hiểu theo nghĩa vật lý đơn giản chỉ là sự vận động liên tục, không ngừng nghỉ. Sự vận động này nếu không có gì dừng nó lại thì nó sẽ tồn tại mãi mãi. Sự vận động chỉ có thể bị làm chậm đi, bị che dấu đi nhưng không thể biến mất. Nếu tồn tại bất kỳ khả năng nào cho sự kết thúc vận động, tức là sự dừng lại vĩnh viễn thì cả vũ trụ này đã tan biến rồi. Ta hãy ví sự vận động của vũ trụ giống như nước trong bồn tắm và khả năng cho sự kết thúc vận động giống như cái lỗ thoát nước bị đậy lại ở dưới đáy bồn tắm. Nếu tháo cái nắp đậy lỗ thoát nước ra thì toàn bộ nước sẽ bị hút hết qua cái lỗ ấy. Nếu sự vận động có thể dừng lại hoàn toàn thì sẽ không còn bất cứ cái gì trên vũ trụ này nữa. Sự kết dính của các lượng tử để tạo nên những vật chất hữu hình cũng chính là một hình thái vận động. Khi khả năng cho sự kết thúc vận động tồn tại, mọi thứ sẽ làm công việc của nó lần cuối rồi tan biến vào hư không. Không còn gì hết. Hãy nhìn khắp vũ trụ này và bạn sẽ thấy sự vận động vẫn luôn xảy ra không ngừng. Kể cả thể xác của chúng ta trong lúc ngủ vẫn xảy ra sự trao đổi chất, bộ não của chúng ta vẫn vận động không ngừng. Sự vận động của thể xác trong lúc ta đi ngủ chỉ không thể quan sát bằng mắt thường chứ đâu phải là biến mất. Bởi vậy sự sống là bất diệt, trường tồn cùng với vũ trụ. Thể xác giống như cái bình chứa, sự sống tức là sự vận động giống như nước trong bình. Nước không biến mất mà chỉ được đổ từ chiếc bình này sang chiếc bình khác. Nước đi rồi thì cái bình còn lại rỗng không. Thể xác ngay từ đầu đã là cái chết rồi. Nó có xu hướng chết. Bằng chứng là thể xác không thể nhịn ăn, không thể nhịn uống, cần nghỉ ngơi để phục hồi và rất dễ bệnh tật, hỏng hóc. Thể xác giống như tấm áo. Khi tấm áo này đã không còn có thể mặc được nữa thì ta đành cởi tấm áo đó ra. Sự sống của chúng ta ngay từ đầu đã là thể vô hình. Tấm áo khoác thể xác ngăn cho “da thịt” của linh hồn chúng ta tiếp xúc với không khí bên ngoài. Trời có lạnh bao nhiêu mà ta bọc kín mình trong một bộ quần áo dày thì cũng không cảm nhận được cái lạnh. Thể xác cũng như cái thế giới dày đặc vật chất tĩnh đã ngăn chặn các giác quan của chúng ta tiếp nhận được những thông tin từ cõi vô hình tồn tại song song với thế giới này. Thực ra cõi đó không vô hình mà chỉ là các giác quan của chúng ta đã bị hạn chế mà thôi. Những nhà ngoại cảm, những người có các giác quan được khôi phục một chút, có thể tiếp nhận được những thông tin từ thế giới vô hình. Dạng thông tin tiếp nhận được tùy theo giác quan nào được khôi phục và khôi phục với mức độ bao nhiêu. Sở dĩ độ chính xác từ thông tin các nhà ngoại cảm thu được bất ổn định đó là vì trong thế giới dày đặc vật chất tĩnh, các thông tin dễ bị biến dạng, sai khác đi khi tiếp xúc với các giác quan của nhà ngoại cảm. Liệu có cách nào để các giác quan của con người mạnh hơn nữa không? Manh mối nằm ở thể tùng quả, bộ phận có hình dáng giống quả tùng nằm ở trung tâm của bộ não chúng ta. Tuyến tùng có một cấu trúc giống con mắt bên ngoài của con người, có mô võng mạc và nhạy cảm với ánh sáng. Nó được cho là một trung tâm điều khiển trong bộ não con người, xử lý các thông tin ở bên ngoài và điều khiển thân thể người. Con mắt thứ ba này trưởng thành tới mức độ tối đa trong thời kỳ thơ ấu nhưng theo tuổi tác, nó dần bị vôi hóa và teo lại, không còn khả năng gì nữa. Sự vôi hóa và teo nhỏ của tuyến tùng chính là nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin của các giác quan. Ngũ giác của chúng ta thực chất chỉ là các dạng thức khác nhau của sự quan sát mà thôi. Thiếu đi trung tâm điều khiển, thông tin do các giác quan mang lại sẽ thiếu sót, rời rạc, khiến tâm trí chúng ta dễ hỗn loạn và mất cân bằng nhiều hơn là ổn định. Nguyên nhân khiến tuyến tùng bị teo nhỏ là do thói quen tư duy của con người đã không hướng tới việc sử dụng nó. Cái gì mà bạn không sử dụng thì việc nó bị thoái hóa là điều tất yếu.

    Vậy chính xác thì con người chúng ta có bao nhiêu cơ thể tất cả? Câu trả lời là chúng ta có rất nhiều cơ thể, tuy nhiên chắc chắn phải có ba thể chính. Thể đầu tiên tất nhiên là thể xác (physical body), một cơ thể hữu hình, rắn chắc nhưng dễ bị tổn thương và có thể chết. Thể thứ hai là một thái cực đối lập với thể xác, một thể có cấu tạo thanh mảnh tới mức trở thành vô hình, cho dù các giác quan có được khôi phục hoàn toàn thì cũng không thể trông thấy, hãy gọi thể đó là thể trí (mental body). Cũng giống như Chúa, thể trí của chúng ta cũng là một chiếc máy tính lượng tử hình cầu. Thể xác giống như chiếc bình chứa còn thể trí giống như nước trong bình, sẽ mang hình dạng của chiếc bình chứa nó. Chiếc máy tính lượng tử thể trí lúc mới được hình thành chưa có thông tin gì. Sau khi sống trọn một đời bên trong một thể xác nào đó, mọi ký ức, kiến thức và kỹ năng sẽ được lưu giữ mãi mãi bên trong thể trí. Có thể nói, thể xác là cái khuôn đúc nên tâm trí chúng ta. Mọi thứ đi từ đơn giản đến phức tạp. Chúng ta lúc đầu đã đầu thai làm cái cây ngọn cỏ hay côn trùng, sau rồi đầu thai vào thể xác có cấu trúc phức tạp hơn là con vật, và sau cùng làm người. Tâm trí con người là sự kết hợp thông tin của tất cả những kiếp sống trước đó. Ban đầu khi chiếc máy tính thể trí chưa có nhiều thông tin, tâm trí của chúng ta rất đơn giản, như tâm trí của một cái cây vậy. Sau khi trải qua nhiều kiếp sống, máy tính thể trí đã tích trữ một số lượng thông tin khổng lồ và tác động ảnh hưởng tới tâm trí của chúng ta ở những kiếp sống sau đó. Cái đang tồn tại bên trong thể xác chúng ta chỉ là bản sao của thể trí, một chiếc máy tính bỏ túi đóng vai trò lưu trữ những thông tin ở kiếp sống này của chúng ta mà thôi. Nguyên thần thực sự của chúng ta nằm trong một tinh cầu bên trên vũ trụ. Phát biểu này lấy cơ sở từ việc khoa học chiêm tinh có thể đọc được quá khứ và tương lai của chúng ta chỉ thông qua quan sát sự chuyển động của các vì tinh tú. Những khả năng mà chúng ta đã tích lũy được trong nguyên thần từ tiền kiếp sẽ được kích hoạt truyền thông tin xuống bản sao của thể trí nếu chúng ta thực hiện những công việc yêu cầu những khả năng đó ở kiếp này. Năng khiếu hay hiện tượng thần đồng có thể được giải thích như vậy. Giữa thể trí và thể xác có rất nhiều thể trung gian. Cái thật sự là chúng ta là thể trí, cái máy tính lượng tử biết sáng tạo, còn thể xác và các thể trung gian đều chỉ là những chiếc áo. Thể xác có thể coi như bộ giáp. Bộ giáp này phải có người ở trong thì mới di chuyển được. Hiện tượng tách hồn giống như người ở trong bộ giáp chui ra ngoài, để lại một bộ giáp rỗng không. Có nhiều thể trung gian tương ứng với số lượng vật chất tĩnh khác nhau chứa trong thể đó. Tuy nhiên, ta có thể gọi chung các thể này là thể vía (spiritual body). Nếu người nào khôi phục được một phần chức năng của tuyến tùng, tức con mắt thứ ba, thì có khả năng trông thấy được thể này cũng như cõi giới tương ứng với thể đó. Những tấm ảnh chụp ma cũng là chụp được thể vía của con người. Có tất cả ba cõi giới chính tương ứng với ba cơ thể của con người đó là cõi Hạ giới tương ứng với thể xác, cõi Trung giới tương ứng với thể vía, và cõi Thượng giới tương ứng với thể trí. Các linh hồn đầu thai qua nhiều kiếp sống để tự nâng cấp, làm trọn vẹn chính nguyên thần của mình. Như đã nói ở trên, sau khi rời khỏi thể xác, linh hồn chúng ta sẽ được đưa đến ngay tới thiên đàng mà chúng ta đã hướng đến khi còn ở Hạ giới thông qua một luồng sáng trắng và sẽ không phải sống dưới dạng thể vía ở cõi Trung giới. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có rất nhiều linh hồn phải trải qua cuộc sống ở cõi Trung giới bởi lúc sống ở thể xác vẫn chưa hướng tới cõi nào hết. Sau khi rời khỏi thể xác, linh hồn sẽ bị bất ngờ vì thấy mình chưa chết, vẫn còn bị kết dính với cõi này rất nhiều. Sống ở cõi Trung giới một thời gian, nếu tâm trí càng thông thì lượng vật chất tĩnh càng giảm, giúp linh hồn người đó tiến gần tới cõi Thượng giới hơn. Thể vía có thể nhìn thấy nhưng lại không có hình dạng cố định. Tùy theo trạng thái cảm xúc, nhận thức và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh mà sẽ thay đổi hình dạng. Lúc tâm lý bình thường thì mang hình dáng giống với thể xác. Nhưng nếu tâm lý bất ổn thì biến thành đủ mọi loại hình dáng cổ quái. Linh hồn có tác động được đến thế giới này không? Xin trả lời rằng có nếu ý chí đủ mạnh bởi linh hồn cũng là vật chất. Trước hết, thể trí của người này có thể tác động đến thể trí của người khác giống như người ta dùng cái máy tính này để hack cái máy tính khác vậy. Ma ám, nhập đồng, ma dắt, ma giấu đều có thể được giải thích như vậy. Những tấm ảnh chụp được ma hay những thước phim quay được ma có thể là do linh hồn dùng ý chí tác động vào đoạn phim. Không chỉ phim ảnh, linh hồn cũng có khả năng tác động vào những sự vật khác ở thế giới vật chất này,chẳng hạn như trường hợp những khuôn mặt người xuất hiện trên nền gạch của một ngôi nhà ở Tây Ban Nha. Những khuôn mặt này nằm chìm sâu trong nền gạch chứ không phải được vẽ trên bề mặt. Các chuyên gia và gia đình người chủ nhà sau nhiều tuần đào xới nền của ngôi nhà đã phát hiện một cái huyệt chứa xương người ngay dưới sàn lò sưởi.

    Trở lại với câu hỏi “Chúng ta tồn tại hay không tồn tại?”, nếu chúng ta đi theo hướng tiếp cận là chúng ta không tồn tại thì sự tồn tại mà bạn và tôi có chỉ là cảm giác mà thôi. Vậy sự khác nhau giữa cảm giác tồn tại và cảm giác không tồn tại là gì? Hãy hình dung cơ thể bạn đang ở trạng thái hoàn toàn thư thái, không cảm thấy một chút đau đớn gì. Tâm trí bạn cũng đã mãn nguyện, không cần phải khát khao, lo lắng hay sợ hãi bất kỳ điều gì nữa. Bạn nhắm mắt lại và cảm thấy tâm tư mình hòa vào thế giới xung quanh. Cả tâm hồn bạn chỉ có cảm giác trọn vẹn, đầy ắp. Bạn không còn cảm thấy thể xác mình nữa, cảm thấy mình như thể đang tan vào không gian. Đấy là cảm giác không tồn tại. Bạn hãy hình dung khi bạn đang chìm trong cảm giác trọn vẹn đó thì bất ngờ có một sự nhói đau ở một điểm nào đó trên thể xác hoặc một sự bế tắc xuất hiện trong tâm trí bạn. Sự nhói đau hay sự bế tắc đó sẽ kéo bạn ra khỏi cảm giác không tồn tại, đưa bạn rơi vào cảm giác tồn tại. Toàn bộ tâm trí bạn không còn cảm thấy sự thư thái, hài hòa nữa mà tập trung vào chỗ nhói đau đó, cảm giác bế tắc đó. Sự hài hòa, tĩnh lặng biến mất, bạn cảm thấy mình chính là nỗi đau kia, là sự bế tắc kia. Bạn hình dung nó giống như bạn đang ngồi trong một thư viện, mọi người đều phải giữ im lặng, bất thình lình có một người ho lên một tiếng rõ to lôi kéo sự chú ý của tất cả những người còn lại trong thư viện. Những nỗi đau gắn liền với cảm giác tồn tại. Vậy làm cách nào để thoát khỏi những khổ đau này? Câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở thế giới vi mô lượng tử. Suy cho cùng thì cũng chỉ có cái thế giới đó là thật. Những quy luật của thế giới lượng tử vi mô là căn bản chi phối tất cả các quy luật ở những thế giới vĩ mô. Các thành phần của những thế giới vĩ mô cho dù là cõi Hạ giới, Trung giới hay Thượng giới thì đều chỉ là do sự giao thoa, cộng hưởng của các phần tử của thế giới vi mô lượng tử mà thành. Thế giới siêu vi mô này chỉ bao gồm có hai thứ đó là lượng tử vật chất động và lượng tử vật chất tĩnh. Vật chất động là cái gì đó khiếm khuyết, thiếu sót, không trọn vẹn, mất cân bằng, luôn không ngừng tìm kiếm một nửa của mình. Lực hấp dẫn của vật chất động là lực hấp dẫn hướng ngoại, biểu hiện cho sự khát khao nhưng không được thỏa mãn. Vật chất tĩnh chính là do hai lượng tử vật chất động kết hợp lại mà thành. Vật chất tĩnh là cái gì đó trọn vẹn, hoàn hảo, cân bằng, vĩnh cửu, biểu hiện cho sự thỏa mãn. Lực hấp dẫn của vật chất tĩnh là lực hấp dẫn hướng nội, biểu hiện cho sự viên mãn, không còn cần phải tìm kiếm bất cứ thứ gì từ thế giới bên ngoài nữa. Vật chất động là sự đau đớn kéo dài dai dẳng, thể hiện sự tồn tại; vật chất tĩnh là sự an bình, kết thúc đau đớn, thỏa mãn vĩnh cửu, thể hiện sự không tồn tại. Vật chất tĩnh là tương lai của vật chất động. Cho dù chuyến hành trình của mỗi hạt lượng tử vật chất động có dài đến đâu đi chăng nữa thì cuối cùng, kết thúc của vật chất động vẫn là kết hợp được với một hạt lượng tử vật chất động khác và trở thành vật chất tĩnh. Khi lực hấp dẫn hướng ngoại trở thành lực hấp dẫn hướng nội cũng là lúc tồn tại trở thành không tồn tại, khát khao trở thành mãn nguyện, mọi đớn đau đều biến mất, số 1 trở thành số 0. Chúng ta thực sự không tồn tại mà chỉ có cảm giác của sự tồn tại và cảm giác đó là do lực hấp dẫn hướng ngoại của vật chất động tạo thành. Cảm giác không tồn tại thì do lực hấp dẫn hướng nội của vật chất tĩnh tạo thành. Tâm trí chúng ta không thể ở hẳn thái cực nào trong hai thái cực tồn tại và không tồn tại mà chỉ ở giữa hai thái cực đó mà thôi. Nếu ở gần thái cực tồn tại, tâm trí chúng ta khi đó sẽ ở tình trạng cực kỳ bế tắc, đau khổ. Chúng ta không hiểu được chuyện gì đang diễn ra ở thế giới xung quanh cũng như trong tâm trí mình, không biết phải làm gì hoặc có những hành động quá khích, không tự chủ được. Nếu ở gần thái cực không tồn tại, tâm trí chúng ta sẽ cân bằng, thư thái, thông suốt hơn, tự chủ trong hành động và biết phải hành động như thế nào. Khi gặp bế tắc, thông thường chúng ta hoảng lên và chỉ muốn giải quyết thật nhanh bế tắc này để giải tỏa cảm xúc. Chúng ta cứ để tâm trí ở nguyên trạng thái bế tắc đó mà suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề. Chính điều này khiến cho chúng ta khó tìm ra cách giải quyết công việc, dễ đâm đầu vào những vấn đề sai. Bế tắc trong tâm lý có đặc điểm khác với sự đau đớn của thể xác. Vị trí cơn đau ở thể xác có thể được xác định rõ nhưng những bế tắc của tâm lý thì không thể xác định rõ được. Thể trí là dạng động chứ không tĩnh như thể xác. Bên trong thể trí, thông tin cứ chảy liên tục và chỉ một sự bế tắc cũng ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống thể trí. Nếu nhìn vào một tâm lý bế tắc, bạn sẽ chỉ thấy sự hỗn loạn, rất khó để phán đoán điều gì là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng tâm lý của bạn. Muốn làm thông suốt tâm trí, bạn không thể tập trung giải quyết từng điểm một mà phải giải quyết tất cả cùng một lúc. Khi tâm trí có bế tắc, bạn cần phải khiến bản thân trở nên giống với một hạt lượng tử vật chất tĩnh, tức là phải tìm cách tách rời tâm trí khỏi tất cả các sự kiện xung quanh, đưa bản thân vào trạng thái thư thái, thỏa mãn, an bình bên trong chính tâm trí mình. Việc này gọi là thiền định. Trí tưởng tượng và những ký ức tươi đẹp sẽ hỗ trợ bạn thực hiện điều này. Ở trạng thái thư giãn này, tâm trí giống như có một dòng nước vô hình chảy xuống rửa trôi đi tất cả những bế tắc cùng một lúc. Sau khi thấy tâm trí đã có vẻ an tĩnh, cân bằng, bạn mới bắt đầu quan tâm trở lại các vấn đề của mình. Lúc này, bạn sẽ nhìn nhận sự việc sáng suốt hơn, biết mình cần phải làm gì. Để cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, việc thanh lọc tâm trí bằng thiền định là điều vô cùng cần thiết. Đưa tâm trí vào trạng thái cân bằng, thỏa mãn sẽ giúp bạn luôn nhìn nhận mọi thứ một cách thông suốt, tích cực, từ đó giúp bạn tương thích, hòa nhập vào hoàn cảnh mới, môi trường mới một cách dễ dàng.

    Nếu thừa nhận rằng chúng ta không tồn tại thế thì không chỉ thể xác mà cả tâm trí của chúng ta đều chỉ là cát bụi mà thôi. Cuộc sống của chúng ta cho dù ở thế giới nào thì cũng chỉ bao gồm có hai thứ đó là cảm xúc và sự quan sát. Cảm xúc là những bế tắc do vật chất động bị mắc kẹt trong lòng vật chất tĩnh, sự quan sát là do vật chất tĩnh thay đổi nương theo dòng chảy vật chất động. Sự quan sát ở đây không thể chỉ hiểu là sự quan sát bằng thị giác mà là quan sát bằng “tâm nhãn”. Như đã nói ở trên, các giác quan đều chỉ là những dạng thức khác nhau của sự quan sát. Bộ óc của chúng ta tập hợp thông tin đến từ tất cả các giác quan, cả những thông tin đến từ cảm xúc rồi kết hợp với toàn bộ thông tin có sẵn trong ký ức để tính toán. Nếu không chịu bất kỳ sự cản trở nào thì chiếc siêu máy tính này sẽ tự động cho ra kết quả trong một thời gian ngắn. Bộ óc chỉ làm được điều này trong trạng thái vô thức, không tập trung. Những kết quả do bộ óc mang lại từ trạng thái vô thức, không tập trung được gọi là trực giác, tức là biết nhưng không hiểu. Trực giác có thể được hiểu là nhận thức đa giác quan. Sự tập trung là nguyên nhân ngăn cản bộ óc tích hợp các thông tin một cách hiệu quả. Nó cũng đồng thời làm giảm đi số lượng thông tin mà bộ óc có thể xử lý trong một giây. Những bế tắc trong nội tâm là nguyên nhân của sự tập trung. Những bế tắc này cũng thường được gọi là stress. Nếu không có stress, chúng ta sẽ không bao giờ hành động hết. Stress ở một mức độ vừa phải sẽ tạo tác động tích cực cho tâm lý, làm chúng ta vui vẻ, hưng phấn, nhưng ở mức độ cao thì sẽ gây hỗn loạn cảm xúc, cản trở hoạt động của não bộ, làm hủy hoại thể xác nhanh hơn. Con mắt thứ ba là trung tâm điều khiển của bộ não. Trạng thái vô thức không tập trung sẽ giúp nó hoạt động tốt hơn còn trạng thái tập trung ý thức thì lại hạn chế đi hoạt động của nó. Bởi vậy, hoạt động vô thức có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp còn hoạt động ý thức chỉ xử lý được những vấn đề đơn giản. Tâm trí luôn xuất hiện bế tắc và theo thói quen, cứ hễ tâm trí gặp bế tắc là chúng ta lại tập trung nhiều hơn nên đã làm cho con mắt thứ ba bị vô hiệu hóa, vôi hóa và teo nhỏ đi khi trưởng thành, từ đó hạn chế đi rất nhiều hoạt động của vô thức. Hoạt động của ý thức luôn luôn tuân theo sự thúc đẩy của cảm xúc còn hoạt động của vô thức thì có thể điều tiết cảm xúc chứ không tuân theo những thúc đẩy của nó. Ý thức chỉ là cái cầu nối để vô thức giải quyết những bế tắc cho cảm xúc. Bởi sự căng cứng cảm xúc hạn chế đi hoạt động của vô thức nên ý thức có nhiệm vụ làm thư giãn cảm xúc để hỗ trợ cho hoạt động của vô thức. Khi gặp phải vấn đề khó, đừng tập trung vào vấn đề đó nữa mà để ý thức của bạn tạm thời chuyển sang giải quyết một vấn đề dễ dàng nào đó để khiến tâm trí bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh với vấn đề hóc búa kia, nhờ đó mà thần kinh được thư thái hơn, lấy lại được chút ít cảm giác cân bằng. Trong sự cân bằng đó, hoạt động vô thức của bộ óc sẽ phát huy hiệu quả cao nhất, làm thông suốt tâm trí chúng ta. Sau một lúc, ta quay lại với vấn đề phức tạp kia thì đã thấy trong óc hiện lên cách giải quyết.

    Cuộc sống của con người chỉ là cảm xúc và sự quan sát, cuộc sống của Thượng Đế cũng vậy. Vũ trụ và Thượng Đế là một. Hai thuộc tính của vũ trụ tương ứng với cảm xúc và sự quan sát đó là thuộc tính ngẫu nhiên và thuộc tính quân bình. Cả cõi vô hạn đều mang tính ngẫu nhiên, hỗn độn, không quy luật, chỉ có khu vực bên trong vũ trụ mới có tính quân bình mà thôi. Tính quân bình không thể hiểu giống như tính công bằng, tức là nó không giống như việc bạn làm mười thì tôi cũng phải làm mười, bạn được năm cái bánh thì tôi cũng phải được năm cái bánh. Bạn hãy nghĩ về một cái cối xay gió. Tính ngẫu nhiên là gió còn tính quân bình chính là cánh quạt. Thuộc tính ngẫu nhiên và thuộc tính quân bình giống như hai người đang khiêu vũ, luôn thay đổi cùng nhịp. Hai thuộc tính của vũ trụ luôn luôn xuất hiện trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng, sự kiện trong vũ trụ. Có sự kiện thì tính ngẫu nhiên tác động nhiều hơn, có sự kiện thì tính quân bình tác động nhiều hơn. Trong lịch sử loài người tồn tại rất nhiều những sự trùng hợp ngẫu nhiên vượt qua cả không gian và thời gian mà khoa học không thể giải thích. Các sự kiện này xảy ra một cách ngẫu nhiên, không do ý chí sắp xếp của bất cứ ai. Tuy nhiên, do các thông số và thuật toán của chiếc máy tính vũ trụ luôn phải quân bình, quân bình tới từng hạt lượng tử cho nên mới dẫn tới sự trùng hợp đến đáng kinh ngạc như vậy. Cõi Thượng giới, cõi của thể trí là nơi mà thuộc tính quân bình tác động tới tâm trí của chúng ta mạnh mẽ hơn, còn cõi Hạ giới, cõi của thể xác là nơi mà thuộc tính ngẫu nhiên tác động tới tâm trí mạnh hơn. Bởi vậy, cõi Thượng giới là cõi của ý thức, nơi mà mọi thứ đều đã được nhận biết, còn cõi Hạ giới là cõi của cảm xúc, cõi không tỉnh thức, nơi mà phần lớn linh hồn sống trong những giấc mơ. Những câu chuyện mỗi linh hồn trải qua ở Hạ giới giúp tâm trí họ phát triển một cách dần dần. Giống như mỗi hạt lượng tử vật chất động bay loạn xạ khắp nơi, va chạm với các hạt lượng tử khác cho đến khi trở thành vật chất tĩnh, mỗi linh hồn cũng phải xuống Hạ giới, va chạm với cuộc sống ở nơi đây cho đến khi những thông tin trong thể trí của họ trở nên quân bình. Những linh hồn mà tâm trí chưa quân bình thì khi xuống Hạ giới và trải qua những sự kiện hỗn loạn dưới Hạ giới thì tâm trí sẽ chất chứa rất nhiều bế tắc, không xử lý được. Những bế tắc đó làm tâm trí hỗn loạn, đớn đau. Những linh hồn như Đức Phật là những linh hồn đã đạt tới sự quân bình trong tâm trí. Cho dù mê trận các sự kiện ở Hạ giới có hỗn loạn ra sao thì tâm trí của họ vẫn xử lý được hết các thông tin, giải tỏa được bế tắc và cân bằng tâm trí trở lại. Những linh hồn đó chỉ xuống Hạ giới, thực hiện một công đức lớn nào đó cho thế gian, có thể coi như bài khóa luận tốt nghiệp Đại học, rồi sẽ lên Thượng giới, đóng vai trò như một vị thần tiên dẫn độ cho các linh hồn còn chưa tỉnh thức dưới trần gian. Mỗi linh hồn trong vũ trụ giống như một lượng tử vật chất động. Các hạt lượng tử vật chất động tuy đều kết thúc bằng việc trở thành vật chất tĩnh nhưng mỗi hạt lại có một lộ trình khác nhau với độ dài ngắn cũng không giống nhau. Do đó, mỗi cá nhân sẽ chiếm một ví trí khác nhau trong vũ trụ. Vị trí này là do ngẫu nhiên mà có. Thượng Đế sẽ giao cho mỗi linh hồn những sứ mệnh tương ứng với vị trí và những năng lực họ tích tụ được trong thể trí từ những kiếp trước. Do phải đảm bảo tính quân bình của vũ trụ, các linh hồn phải đợi đến thời điểm thích hợp khi ở dưới Hạ giới có một vị trí phù hợp với nghiệp lực của họ thì mới được đầu thai. Lời giải thích trên ủng hộ cho niềm tin của những người Công giáo rằng Chúa có một kế hoạch cho mỗi người trong chúng ta. Tuy nhiên, “kế hoạch” ở đây không thể được hiểu là do sự tập trung phân tích logic rồi lập kế hoạch mà con người chúng ta vẫn làm ở dưới Hạ giới. Cái duyên của mỗi người chính là do thuộc tính ngẫu nhiên và thuộc tính quân bình của vũ trụ hợp lại mà thành, chứ không phải có định mệnh. Thượng Đế luôn hành động tuân theo trực giác của Ngài, mà trực giác của Ngài thì do tính quân bình của vũ trụ tạo ra. Những chỉ đạo của Thượng Đế ban ra không phải là lập kế hoạch sẵn từ trước mà là tùy cơ ứng biến tuân theo sự quân bình. Do đó, cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, hãy tin vào thuộc tính quân bình của vũ trụ và thả lỏng tâm trí ra để có thể nhìn thấy những chỉ dẫn của Thượng Đế. Tin vào tính quân bình chính là tin vào Thượng Đế.

Chia sẻ trang này