1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ Trụ - Thiên Văn học Phương Đông

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Chitto, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Cung Huyền Vũ phương Bắc.
    [​IMG]
    Huyền Vũ đại đa số dịch là Rùa đen. Tuy vậy Vũ không nhất thiết là con rùa, mà có thể hiểu là một dạng linh vật, vừa rùa vừa rắn.
    Huyền Vũ gồm Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
    Huyền Vũ tượng hình một khu nhà lớn.
    Đẩu là cột cờ bên ngoài
    Ngưu là nơi buộc ngựa, để xe
    Nữ là cửa
    Hư là thềm
    Nguy là nhà trước
    Thất là nhà chính
    Bích là tường sau.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Quá hay. Hôm rồi qua mấy diễn đàn tử vi cãi nhau về âm lịch, giờ lại đang kích nhau về các chòm sao. Em thì chẳng biết tiếng tàu nên chỉ nhờ vào tài liệu của các bác thôi
    Thư giãn ngoài lề. Phát hiện mới về thiên văn học phương đông (xin không để nguồn)
    -------------
    Qua các phần trích dẫn ở trên, quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc ?" theo các nhà khoa học ?" lần lượt theo thứ tự thời gian và có tên gọi là:
    ?" Vũ Tiên (hơn 7000 năm tr.CN).
    ?" Thiên Long (gần 3000 năm tr.CN).
    ?" Tiểu Hùng Tinh (hiện tại).
    Qua tham khảo ý kiến của bạn đọc, người viết nhận thấy một sự liên quan chặt chẽ giữa thứ tự thời gian các chòm sao Thiên cực Bắc với những từ nhân danh trong kết cấu phả hệ của truyền thuyết ?oCon Rồng cháu Tiên? . Sự trùng khớp này được miêu tả như sau:
    1) Chòm sao Vũ Tiên tương đương thế hệ thứ nhất là bà Vụ Tiên (Theo Lĩnh Nam chích quái, hoàng hậu Vụ Tiên là vợ của hoàng đế Kinh Dương Vương) Trùng hợp danh từ Vũ Tiên và Vụ Tiên.
    2) Chòm sao Thiên Long tương đương thế hệ thứ hai là Lạc Long Quân. Trùng hợp danh từ Thiên Long và Lạc Long.
    3) Chòm sao Tiểu Hùng tinh tương đương thế hệ thứ ba, bắt đầu từ vua Hùng Vương thứ nhất. Trùng hợp danh từ Hùng Vương và Tiểu Hùng tinh.
    Mười tám thời vua Hùng là tổ tiên của người Việt, là con của Rồng (Lạc Long Quân), cháu của Tiên (bà Vụ Tiên). Như vậy, thứ tự phả hệ này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, vì sự trùng hợp gần như hoàn toàn và sự liên quan đến những tri kiến rực rỡ về thiên văn học cổ Văn Lang đã được trình bày trong sách này. Hơn nữa, để có được một nhận thức về qui luật vận động của các chòm sao trong Ngân hà (từ đó phát hiện những hiệu ứng vũ trụ liên quan), điều kiện tiên quyết là phải định vị được điểm chuẩn của tất cả sự vận động đó (trong đó bao gồm cả trái đất); tức là phải xác định được chòm sao thiên cực bắc. Do đó, sự liên hệ giữa nội dung của truyền thuyết ?oCon Rồng ?" Cháu Tiên? bao gồm từ phả hệ vua Hùng cho đến độ số Lạc thư ?" Hà đồ là một sự liên hệ nhất quán, chặt chẽ và trùng khớp hợp lý về những tri kiến vũ trụ kỳ vĩ của nền văn minh Văn Lang. Sự liên hệ trên đây minh chứng rõ nét truyền thuyết ?oCon Rồng ?" cháu Tiên?o không thể là ?otruyền thuyết ngụy tạo của các nhà nho vào thế kỷ 14?. Bởi vì ?" kể từ khi nền văn minh Văn Lang thất truyền ?" trong hơn 2000 năm lịch sử của nhân loại ?" cho đến sớm nhất vào đầu thế kỷ 19 khoa học hiện đại vẫn chưa phát hiện ra các chòm sao thiên cực bắc.

    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 10/03/2007
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đọc bài này của tác giả nào kia thì buồn cười không chịu được. Thứ nhất là về khái niệm:
    Không có "Chòm sao Thiên cực bắc". Chỉ có "Thiên Cực bắc" và Sao Bắc Cực.
    Chắc hẳn người viết bài không hiểu khái niệm Thiên Cực bắc, sao Bắc Cực, và chòm sao chứa sao Bắc Cực.
    Nhưng cái đó không quan trọng bằng chuyện sự trùng hợp tên các chòm sao. Các tên : Vũ Tiên, Thiên Long, Tiểu Hùng chả có liên quan gì với thời cổ đại cả, đơn giản là vì nó dịch tên các chòm Hy Lạp, tức là mới có rất gần đây (cái này xem topic "một số bản đồ sao cổ"). Thế thì làm sao liên quan đến thời cổ đại được.
    Nếu những kiến thức thiên văn TQ cổ đại, thì phải là những cái tên như : Tử Vi, Câu Trần, Các Đạo, Hoa Cái,...., những cái tên đó chả có gì giống với Tiên, Long, Hùng cả.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 11/03/2007
  4. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mấy khái niệm naỳ có lẻ đã được noí rõ khi được tương đương hoá với các khái niệm của Thiên văn phương tây rồi.Mình thấy Bát quái được dùng để áp dụng vào bói toán và dẫn đến việc khó tin trong những người yêu khoa học.Nhưng mà trong quyển Toán học (Chì Khoá vàng-NXB Trẻ) có đề cập việc Lebnizt(có sai chính tả không vậy?) noí là bát quái có liên quan đến hệ đếm nhị phân mà ngaỳ nay chúng ta xây dựng nên thứ mà chúng ta đa sử dụng để giao tiếp với nhau đây, và còn về việc Bo (Người đưa ra mô hình cấu tạo nguyên tử giống hệ mặt trời) khi lãnh giải NObel đã tuyên bố công cụ hỗ trợ đắc lực cho ông trong việc nghiên cứu cấu tạo nguyên tử là bát quái đồ mà rất nhiều nhà thường treo phiá trước xem như trừ tà.CÁc bạn nghĩ sao và ai có tài liệu gì không ?Chia sẽ với mình nha.
    Được nguulang9x sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 29/04/2007
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Mở topic 5 năm rồi, cũng không có nhiều người vào bàn luận.
    Giá mà thành viên @prince8888 trên kia viết được bài nào phản bác, lập luận có ý nghĩa thì hay biết bao, thay vì chỉ quote lại bài đầu tiên từ cách đây 5 năm rồi buông một câu vô bổ.
    Nếu trong 3 ngày nữa mà nick ấy không quay lại viết được cái gì, thì phiền Mod xóa hộ bớt đi cho đỡ loãng.
    Nhắn một số bạn: Nếu các bạn không đủ thời gian đọc lại topic, thì cũng đừng nên chỉ đọc mỗi 1 bài đầu tiên rồi đánh giá topic. Tôi nghĩ nội dung topic này không phải thành viên nào cũng hiểu được hết.
    Tôi còn rất nhiều điều có thể viết được trong topic này, nhưng có lẽ không phải lúc này.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 01/05/2007
  6. leduyone

    leduyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Sao lại thế, tôi thấy topic của bạn cũng có nhiều người đánh giá tốt mà. Cả tôi cũng vậy.
    Thuyết Bigbang mới đề ra ở thế kỷ XX hay là từ thời cổ đại do Lão tử nêu lên bằng thuyết âm dương? đây là điều tôi ấp ủ suy nghĩ lâu nhưng nay có topic này tôi thấy rất hay.
    Bạn có nghĩ Âm và Dương tương ứng với hạt (vật chất) và phản hạt (phản vật chất) không?
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thuyết Âm Dương không phải của Lão Tử.
    Thuyết Âm Dương là học thuyết thượng cổ, không có ai là tác giả cả. Phục Hi (huyền thoại) vẽ đồ hình bát quái, nhưng cũng không ai nói Âm Dương là do Phục Hi nghĩ ra, mà nó đã là bản thể, Phục Hi chỉ dựa vào đó để hình thành bát quái.
    Lão Tử chỉ viết Đạo Đức Kinh, trong đó có đề cập, vận dụng Âm Dương, nhưng cái cốt lõi của Đạo Đức Kinh là Đạo, và sau đó mới là Đức. Đạo của Lão Tử bao gồm tất thảy, kể cả Âm Dương cũng chỉ là thuộc tính, thể tính, trạng thái chuyển hóa của Đạo mà thôi.
    "Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, sinh vạn vật".
    Một - có thể hiểu là Thái Cực
    Hai - là Lưỡng Nghi: Âm Dương.
    Như thế, Đạo còn là khởi thủy trước cả Thái Cực, trước cả Âm Dương. Đời sau còn đặt ra là : Thái Hư - Thái Thủy - Thái Sơ - Thái Cực.
    Nếu tương ứng BigBang với Thái Cực, thì Thái Hư, Thái Thủy, Thái Sơ, và ĐẠO còn là tiền BigBang.
    Vũ trụ quan từ thời thượng cổ đến trước Lão Tử là Nhị nguyên: Âm - Dương. Từ Lão Tử đã hình thành Vũ trụ quan Nhất nguyên.
    Một cách đơn giản, nếu coi Âm Dương là vật chất và phản vật chất cũng ... tạm được. Tuy nhiên đó chỉ mới là hiểu sơ sài, đơn giản về Âm Dương thôi.
  8. leduyone

    leduyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Ý mình không đề cập đến điều đó. mình quan tâm tới việc "hình thành vũ trụ bằng vụ nổ lớn" thì có phải là người xưa đã có họcthuyết rất rõ ràng ( và chính xác) rồi không? Trình độ nhận thức vũ trụ của họ rất giỏi. (Tôi không đề cập tới tôn gíao và duy tâm).
    Cái ông gì (quên tên rồi) đề ra thuyết Bigbang có khi nào ổng đọc thuyết âm dương rồi "xào nấu" lại không.!!!
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nếu bạn đọc lại các bài tôi đã từng viết trong topic này (vài năm trước) thì chuyện này tôi đã nói rồi.
    Nhiều người có kiểu suy luận rất hay là chỉ tìm những cái giống nhau giữa các học thuyết, rồi cho rằng cái này "có trước", vậy nó là người "đi trước", tiên phong, những cái phát hiện sau (có thể chẳng liên quan gì) thì là bắt chước, học sau...
    Thường họ chỉ quan tâm tìm ra cái giống nhau, nhưng cố tình lờ đi những cái khác nhau.
    Như tôi đã nói trong bài trên, cái Thuyết Âm Dương (mà bạn đang đọc ấy) nó đâu có phải từ thời thượng cổ ở Trung Quốc có ngay đâu. Thời cổ xưa TQ, họ đâu đưa ra thuyết nào về việc "Vũ trụ ra đời thế nào" đâu. Họ chỉ nghĩ đơn giản về quá trình vận hành của vũ trụ, cho rằng có HAI nguyên lý, Hai loại "khí" cơ bản là Âm và Dương kết hợp lại mà thành vũ trụ. Như thế trong thuyết cổ, thì chẳng có cái gì tương ứng với BigBang hết. Vũ trụ tự nó chuyển hoá từ Âm Dương, không có bắt đầu, không có kết thúc tuyệt đối.
    Hoặc như thuyết Bàn Cổ, thì lại càng mơ hồ và chả giống gì với Bigbang.
    Đến cả ngàn năm sau, người TQ mới có thuyết Thái Cực, cho rằng có một Khởi Thủy của tất thảy là Thái Cực, và thuyết này có thể cho gán với Lão tử. Như thế, từ Vũ trụ luận Nhị Nguyên (HAI) đã sang Nhất nguyên (MỘT). Từ đó mới hình thành khái niệm Thái Cực, mà người sau gán cho nó tương ứng BigBang.
    Rồi các đời về sau còn cố giải thích nữa, nữa.... Những thuyết mà nay ta đọc về Âm Dương là kết quả của khoảng hai nghìn năm suy luận, cho đến thời Tống, Chu Đôn Di đưa thuyết Vô Cực, thuyết Lý Khí... thì mới có cái mà bạn đọc ngày nay.
    Cho nên nói thuyết Nhất nguyên (Một nguồn) mà tương ứng với Bigbang trong Vật lý là do người TQ đã nói trước rồi, là một điều gán ghép áp đặt.
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nếu nói về chuyện nơi nào đầu tiên nghĩ ra thuyết hình thành Vũ Trụ giống như Bigbang thì có lẽ cả chục nền Văn hóa tranh nhau mất !
    1. Trung Quốc thì đem thuyết Vô Cực - Thái Cực, thế thì Bigbang chính là lúc Thái Cực để sinh ra các yếu tố. Thuyết Thái Cực nếu tính là Lão tử, thì 500 năm TCN.
    2. Người Do Thái, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo cùng chung thuyết Sáng Thế, nói rằng BigBang là lúc Thiên Chúa (Allah) "tạo ra" thế giới, là "Ngày đầu tiên của vũ trụ mà kinh thánh đã nói". Thuyết này có từ 1500 năm TCN.
    Và thực tế, khi thuyết BigBang ra đời, Giáo hoàng Jean Paul II đã tuyên bố : "BigBang là ngày Sáng thế, các nhà Vật lý hiện đại đã chứng minh sự đúng đắn của Kinh thánh" !!!
    (Bạn có chấp nhận thế không? Hiện nay hầu hết các nhà vật lý hiện đại đều vẫn theo Thiên Chúa giáo đấy !)
    3. Người Ấn Độ đưa ra thuyết từ Quả trứng nở ra vũ trụ. Thế thì gán Bigbang cho quả trứng đấy. Thuyết này có từ 2500 năm TCN.
    4. Người Hy Lạp cho rằng từ Khaox - Hỗn mang sinh ra 5 nguyên lý, tạo thành Vũ trụ. Lúc hình thành 5 nguyên lý đó là Bigbang nhé ? Thuyết này có từ 700 năm TCN.
    5. Thuyết Ai Cập
    6. Thuyết Babylon
    ....
    Có tha hồ các thuyết về Vũ trụ của các nền văn minh, văn hóa, và đều dễ dàng tìm được sự tương đồng với BigBang trong các thuyết đó: Vũ trụ sinh ra từ một thời điểm mà trước đó không có gì cả. Sau thời điểm đó mới hình thành vạn vật, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp.
    Cho nên thuyết BigBang là BigBang, dựa trên nghiên cứu vật lý, chứ còn tranh xem đâu là nguồn ý tưởng cho BigBang, thì Toà thánh Vatican đã giành nó từ lâu rồi, chả có phần cho Trung Quốc đâu.
    Vì vậy, trong các bài viết, tôi đã viết là : Thuyết Thái Cực Âm Dương rất tương đồng với thuyết Bigbang. Tương đồng thôi nhé, bởi các thuyết khác cũng có tương đồng đấy.
    Vũ trụ là Nhất nguyên mà !
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 11:37 ngày 05/05/2007

Chia sẻ trang này