1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ Trụ - Thiên Văn học Phương Đông

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Chitto, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neo99son

    neo99son Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    ...mình đọc một mạch từ đầu đến cuối topic này, cảm thấy sáng ra nhiều điều, tuy nhiên cũng không thể một lúc mà hấp thụ được hết... tinh thần của vũ trụ là vô cùng vô tận, không có bắt đầu không kết thúc. Các học thuyết từ cổ đến kim đều khao khát giải thích thế giới, cái thế giới mà con người nhìn (see) thấy và biết đến (know), nhưng bên cạnh đó là thế giới chưa được biết đến (unknown) mà ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục mò mẫm...Nhiều lúc, nếu dùng các phương pháp khoa học (định lượng và các phép thử) của phương Tây ngày nay hay dùng thì khó có thể đi sâu vào thế giới unknown, (ngay Einstein cũng tự cho mình là người mơ mộng) mà việc này có lẽ sẽ cần đến những học thuyết xuất hiện từ trước CN.
    Thật ấn tượng, trong bài viết bạn đã có cái nhìn bao quát và đề cập các trường phái, tôn giáo, tư tưởng hệ không chỉ thiên về phương đông mà từ cả những nền văn minh khác...cảm ơn bạn Chitto nhiều, rất mong topic ngày càng lớn mạnh, nhân đây cũng tạm xin gửi một câu hỏi,
    Thiên văn học ngày nay còn được dùng để dự báo các hiện tượng, sự việc trong tương lai nữa không?, nếu có thì bạn có thể đưa ví dụ ?
    Được neo99son sửa chữa / chuyển vào 03:18 ngày 07/06/2007
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hình như câu hỏi của bạn chưa nói rõ ý bạn muốn hỏi.
    Nếu đúng nghĩa đen của câu hỏi đó, thì:
    Dự báo các hiện tượng vũ trụ trong tương lai luôn là một trong những mục tiêu lớn nhất của Thiên văn học. Chưa bao giờ các nhà thiên văn ngừng việc tìm hiểu vũ trụ để dự báo cả.
    Họ ngày đêm tìm cách quan sát, tính toán không phải chỉ để tìm hiểu bản chất các hiện tượng đã và đang xảy ra, mà còn những điều sẽ xảy ra: Mặt Trời sẽ thế nào, Trái Đất sẽ thế nào, tiểu hành tinh có quỹ đạo sẽ cắt ngang quỹ đạo Trái Đất hay không... Điều đó quá rõ.
    Thiên văn như vậy là để dự báo ở tầm Vĩ Mô cho cả thế giới.
    Còn nếu ý bạn hỏi về việc dùng Thiên văn Dự báo theo kiểu chiêm tinh, tức là dự đoán ở tầm Vi mô, cho từng người, từng sự vật, thì xét về chính thức, không còn nữa.
    - Khoa quan sát thiên tượng của TQ, dùng hiện tượng thiên văn để dự đoán cho triều đình, cho từng người đã không còn ai kế thừa. Những chuyện như: sao (này) lâm vào địa phận (kia), điềm báo có (gian thần) loạn... đều được coi là không liên quan. Những yếu tố có tính khoa học được gìn giữ, còn yếu tố mê tín không được công nhận.
    - Khoa Tử Vi dùng để dự báo, mặc dù dùng tên các ngôi sao, nhưng hoàn toàn không phải Thiên Văn. Họ chỉ mượn tên các ngôi sao, đặt thêm tên mới, để nói lên những khái niệm thuộc về Vũ trụ quan Nhân sinh của họ. Đó không phải là Thiên Văn.
    - Khoa Chiêm Tinh của châu Âu trung cổ để dự báo đã không còn được chính thức công nhận là khoa học hoàn toàn. Những yếu tố thuộc về quan sát, ghi nhận, giải thích hiện tượng có tính khoa học, thì đã thành nền tảng cho Thiên văn học hiện đại, còn những yếu tố mê tín chỉ còn là chuyện lịch sử, không được công nhận là có liên quan với thiên văn.
    - Thỉnh thoảng có vài sự kiện thiên văn được ghi nhận để đánh giá lịch sử, kiểu như "theo Kinh thánh, trước ngày Jesus ra đời tại máng cỏ, có 3 vị hiền triết phương Đông nhìn thấy 1 vì sao lớn bay xuống Jerusalem, nên đi về phía đó để tìm đấng Mesia". Nếu công nhận sự kiện đó, có thể suy ra khoảng thời gian Jesus ra đời gần vào ngày có sao chổi bay qua bầu trời. ...
    Như vậy, xét về tính Dự báo, thì tính dự báo mang tầm Vĩ mô của Thiên văn là vô cùng quan trọng: Từ trường, Gió mặt trời tác động đến trái đất, loài người, tác động của các thiên thể đến Trái Đất, đến Sức khỏe, sự biến đổi trong tương lai.
    Còn dự báo Vi mô thì hoặc mang tính mê tín, hoặc huyền bí không giải thích được, nên cũng không được phát triển hoặc chính thức công nhận là khoa học.
    Lưu ý là phải phân biệt giữa Thiên Văn và Vũ trụ quan mượn tên các thành tố thiên văn.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:29 ngày 12/06/2007
  3. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    cho em hoi ti anh Chito.
    vật chất dc sinh ra từ cái gì?
    Trước vụ nổ lớn thì đã có thời gian trưa?
  4. neo99son

    neo99son Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Chitto đã có những giải thích ngắn gọn và rõ ràng, dường như bạn đọc được suy nghĩ của tôi , như vậy thiên văn học vẫn không ngừng đóng góp vào sự phát triển nhân loại, điều này là không thể phủ nhận với những phát minh khoa học nhằm đưa đến những phát hiện mới về tự nhiên. Song vũ trụ quan mượn tên các thành tố thiên văn như bạn đề cập đã từng xuất hiện rất nhiều trong sách sử, hoặc giả do chủ quan của người chép, tuy nhiên ít nhiều cũng dựa vào quan sát (thống kê)
    thực tiễn và đúc rút của người xưa. Nếu điều đó vẫn được dùng thì thật là đáng quý, bởi dự báo tương lai không tránh khỏi xem xét các chuỗi hiện tượng trong quá khứ. Việc di chuyển của các hành tinh quả thật vẫn luôn là sự kích thích tìm tòi, và dự báo có lẽ vẫn chỉ là dự báo vì tương lai luôn ngầm chứa những sắc màu bí ẩn...
    -------------------------------------------------
    Right here n'''' now, catch that magic moment and do it...what are you waiting for...

  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Lâu lắm quay lại topic này một tí, để viết một chút về Thiên văn học Ấn Độ.
    Thiên văn học Ấn Độ có những thành tựu rất lớn, có đóng góp và liên quan không ít với thiên văn học Babylon, cũng như thiên văn học phương Tây.
    Những kiến thức thiên văn cổ nhất được tìm thấy trong các kinh sách thời văn minh Vệ Đà (Veda) 2000 năm trước Công nguyên, tuy muộn hơn văn minh Babylon nhưng cũng có nhiều thành quả và nhận xét đáng kể.
    Sau khi tiếp nhận những kiến thức thiên văn từ Babylon truyền vào, và sau đó là của Hy Lạp, cùng với sự phát triển của tóan học, thiên văn Ấn Độ có phát triển mạnh vào thế kỉ 6 và thế kỉ 11. Sau thế kỉ 11 thì không còn nhiều công trình đáng kể nào nữa.
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Với hệ đếm phát triển rất sớm, phát minh ra số 0 - cũng đồng thời là hệ cơ số 10, người Ấn Độ đã biết dùng những con số rất lớn, mà trước đó người phương Tây hay Trung Quốc chưa bao giờ có thể viết ra.
    Dưới đây là một số đơn vị đo thời gian trong Thiên văn của người Ấn Độ
    1 Asu = 4 giây
    1 Pala = 6 Asu
    1 Ghati = 60 Pala
    1 Ngày = 60 Ghati
    1 Tháng = 30 ngày (có điều chỉnh)
    1 Năm = 12 tháng (có điều chỉnh)
    1 Yuga = 432000 năm
    1 Manu = 72 Yuga = hơn 31 triệu năm
    1 Kalpa = 14 Manu = hơn 435 triệu năm
    Kalpa là nửa ngày Brahma (Phạm Thiên), một Kalpa là đêm, một Kalpa là ngày. Cứ hai Kalpa là một ngày đêm.
    1 Ngày đêm Brahma = 2 Kalpa = gần 871 triệu năm.
    1 Tháng Brahma = 30 Ngày đêm Brahma = hơn 21,6 tỉ năm
    1 Năm Brahma = 12 Tháng Brahma = hơn 313,5 tỉ năm
    1 Mahakalpa (Vô lượng thọ kiếp) hay 1 Vòng đời Brahma (Chu sinh Phạm Thiên) = 100 năm Brahma = hơn 31 Nghìn tỉ năm
    Chỉ với con số Tháng Phạm Thiên đã lớn hơn tuổi vũ trụ trong các dự đoán hiện nay.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 21:28 ngày 29/10/2007
  7. coihukhong

    coihukhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Thái Ất thần kinh cũng là một môn thiên văn cỏ của TQ. Em đang tìm hiểu về cái này, có gạp một ssó bài của anh Chitto ở BOX Yhư Pháp, và Học Thuật nhưng chác là hỏi trong này tiện hơn.
    Anh hoạc các bạn bên TV có ai biết về cái này khôngạ, xin viết một sốkhái niệm căn bản cho em được học hỏi. ( Quý nhất là ai có tài liệu thì cho em mượn vớ, hì hì...)
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Có thắc mắc không biết anh Chito hay các bạn khác có thể giúp được không.
    Các tên gọi Sao Thủy, Kim, Hoa, Mộc, Thổ vốn được dùng từ trước đến chỉ các hành tinh này trong thiên văn Phương Đông (theo mình nghĩ) hay nó chỉ được gọi đến khi tiếp cận với thiên văn Phương Tây và tìm một tên gọi để thay cho các tên gọi Venus, Mars ...
    ----------------
    Điều này có phải cũng đúng như với các tên gọi Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí, Đông Chí. Lấy các tên gọi của phương Đông cùng chỉ một hiện tượng thiên văn để gọi cho các khái niệm tương ứng của Phương Tây. Thay vì với Xuân Phân phương tây gọi là Vernal equinox . Vernal equinox nghĩa xuất phát từ la tin "đêm bằng ngày" lại được dùng bằng Xuân Phân có nghĩa giữa mùa xuân.
    ??
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Mấy thông tin này đầy rẫy trên mạng sao bác không tra cứu?
    -Thời cổ, hàng ngàn năm trước, Đông Tây hoàn toàn cách biệt, mãi sau này mới có ông Polo sang mở đưòng buôn bán vào thời Nguyên Mông.
    -5 hành tinh trên trời có thể nhìn thấy bằng mắt thường tồn tại trong cả thiên văn học Đông và Tây.
    -Ở phuơng Tây, người ta gọi chúng theo tên các vị thần : Mercury, Venus... như mọi người đã biết.
    -Phương Đông: lấy tên các ngôi sao theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ.
    Vậy có thể kết luận, tên 5 hành tinh nhìn thấy được của hệ MT được đặt độc lập nhau ở phưong Tây và phương Đông. Chỉ có điều, không biết là trong văn hóa Đông phương, khái niệm ngũ hành xuất phát từ 5 hành tinh này, hay 5 hành tinh này được đặt tên theo ngũ hành?.
    Còn 2 hành tinh phía ngoài và hành tinh lùn Pluto đưọc tìm sau bởi người Âu là Uranus và Neptune, chắc chắn nguời TQ phải đặt tên theo châu Âu:
    Uranus = Thiên vương
    Neptune = Hải vương
    hành tinh lùn Pluto = Diêm vương
    Về tiết khí và lịch:
    Lịch luna hay lịch TQuốc có đủ 24 khí tiết trong một năm, chia theo vị trí mặt trời (15 độ một tiết, tổng số 360 độ, đúng một vòng của Trái đất quanh MT), điều này có từ lâu và hoàn toàn ko phải học theo dương lịch. Như vậy các tiết : Thu phân, Hạ chí, Lập đông.. hoàn toàn là gốc của âm lịch.
    Nếu ai đã từng ở những nơi có vĩ độ cao (khoảng >45, 50 ) như ở châu Âu hay vùng Trung nguyên, sẽ thấy rằng vị trí của Mặt trời sai khác rất rõ rệt theo thời gian trong năm, như vậy ngưòi TQ xưa đã phải tuỳ theo vị trí của Mặt trời để định ra các tiết khí.
    TLTK :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_Trung_Qu%E1%BB%91c
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFt_kh%C3%AD
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thanks Thohry, không phải mình không tra được trên google, mà mình muốn nghe ý kiến của người khác để xem cách nghĩ có đúng không.
    Đọc lại các bài của anh Chitto thì khá rõ ràng.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 08:07 ngày 13/12/2007

Chia sẻ trang này