1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ Trụ - Thiên Văn học Phương Đông

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Chitto, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Như mọi người đều biết, Thiên văn học là ngành khoa học có thuộc loại sớm nhất, cùng thời với những truyền thuyết, cổ tích xa xưa, có trước các triết thuyết, lý thuyết, học thuyết rất nhiều.
    Học thuyết Ngũ hành ở Trung Quốc chỉ bắt đầu phát triển từ đời Tần, trước đó tuy có mầm mống nhưng không mạnh mẽ và thành học thuyết rõ ràng. Trong khi đó Thiên văn học đã có từ rất xa xưa. Theo truyền thuyết, người đầu tiên đặt tên các ngôi sao và chòm sao là Vu Hàm, từ thời nhà Thương, tuy nhiên không có ghi chép chính thức nào còn lại. Nếu có, thì chắc chắn tên các hành tinh không thể là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được.
    Thời Chiến Quốc, có những nhà thiên văn ghi chép lại thành sách, nổi danh nhất là Thạch Thân nước Vệ, Cam Đức nước Yên (khoảng 350TCN) viết các cuốn Thiên văn, Thiên văn chiêm, Thạch Thị tinh kinh bạc chiêm, bản đồ sao Thạch Thị hỗn thiên đồ. Tất cả đều đã thất truyền.
    Nhưng có một tác phẩm kế thừa còn nguyên vẹn, là Thiên Quan Thư, một trong 12 thiên của Sử Ký Tư Mã Thiên, tiếp đó là Thiên Văn Chí của Hán Thư, Thiên Văn Chí của Tấn Thư, ghi chép chi tiết.
    Trong Thiên Quan Thư, không dùng Kim Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, mà dùng các từ sau:
    - Thìn Tinh (Sao Thủy). (âm Thìn còn đọc là Thần)
    - Thái Bạch Tinh (Sao Kim).
    - Huỳnh Hoặc Tinh (Sao Hỏa)
    - Tuế Tinh (Sao Mộc)
    - Điền Tinh (Sao Thổ)
    Các tên đó có những ý nghĩa khác nhau, phần nhiều dựa trên quan sát về chu kì chuyển động của các hành tinh.
    - Chu kì chuyển động biểu kiến của Sao Kim khoảng 3 tháng, ngắn nhất trong các hành tinh (không tính Mặt Trăng), nên được coi là gốc của chuyển động các Chi. Thời xưa gọi tất cả 12 chi từ Tí (hạt trong đất) đến Hợi (cây chết đi) là "Thiếp thìn" hay "thiếp thần".
    Từ Thìn (thần) này có rất nhiều nghĩa, ngày, giờ, cho đến các hành tinh cũng đều có thể gọi chung là Thần.
    - Sao Kim có ánh sáng trắng sáng nhất nên gọi là Thái Bạch. Ngoài ra còn tên Trường Canh Tinh, Khởi Minh Tinh (Sao Đêm dài, Sao Báo Sáng), đều từ quan sát thực tế.
    - Sao Hỏa có chu kì chuyển động biểu kiến rất khó hiểu với người xưa, vì lúc tiến lên, lúc lùi xuống, nên gọi là Huỳnh Hoặc.
    - Sao Mộc có chu kì khoảng 12 năm, là gốc để tính lịch pháp, nên gọi là Tuế Tinh (Sao tính năm).
    - Sao Thổ có chu kì dài nhất, khoảng 30 năm, tên gọi là Điền Tinh có nghĩa là "Lấp đầy" (điền vào chỗ trống cũng là nghĩa này).
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Như vậy các tên gọi Hành tinh cổ của TQ đều xuất phát từ sự quan sát, ghi chép quan sát. Có thể trước các tên Thái Bạch, Huỳnh Hoặc... cũng đã có những tên khác nữa, nhưng không được truyền lại, không phổ biến. Sách thiên văn cổ nhất hoàn chỉnh là Thiên Quan Thư ghi tên đó, nên chấp nhận đó là tên cổ nhất. Và như vậy, đến đời Hán, và cả đời Tấn, cho đến về sau này, và cả bây giờ, thì các tên đó vẫn là tên được dùng.
    Thời Tư Mã Thiên, thuyết Ngũ hành đã thịnh hành, nhưng trong Thiên Quan Thư, thì sự liên tưởng Ngũ hành lên thiên văn lại không ở các hành tinh, mà là ở các định tinh.
    - Tiêu biểu cho Hỏa, thì lấy sao Tâm (Antares), sao đó tên là Đại Hỏa; sắc đỏ
    - Tiêu biểu cho Kim thì lấy sao Thiên Lang (Sirius): sắc trắng
    - Tiêu biểu cho Mộc thì lấy sao Sâm nhất (Rigel): sắc xanh
    - Tiêu biểu cho Thổ thì sao Sâm tam (Betelgeuse): sắc vàng (nhưng đến nay đã đỏ)
    - Tiêu biểu cho Thủy thì lấy sao Khuê (d-Andromeda): đỏ tối - sắc đen.
    Như vậy chắc chắn thời đó chưa đặt tên Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cho hành tinh. Và các tên này cũng không được các triều đại chính thống dùng. Tôi chưa đọc nổi Thiên Văn Chí trong Hán Thư, Hậu Hán thư, Đường thư, Tống thư, ... nên không biết trong đó dùng thế nào, thế nhưng, qua việc đọc Đại Việt sử ký toàn thư, Việt Sử thông giám cương mục,..., thì sách sử Việt Nam không hề dùng các tên Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tinh, mà vẫn dùng Thái Bạch, Huỳnh Hoặc, Thìn Tinh, Tuế Tinh... Như vậy theo tôi nghĩ, các tên Ngũ hành không phải là tên chính thức trong thiên văn - lịch sử (thiên văn và chép sử là một quan - Thái sử).
    Vậy tên đó vào từ thời nào? Tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu kĩ, nhưng theo tôi nghĩ, tên Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có lẽ xuất hiện muộn hơn, ít nhất phải sau đời Hán.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 19/12/2007
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đọc truyện Tây Du Ký thì có xuất hiện tên gọi Thái Bạch Kim Tinh, tức là ghép cả hai tên Cũ - Mới, và khi nói đến Cửu Diệu cũng đề cập Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, tức là đến đời Nguyên - Minh đã có dùng cách gọi này.
    Theo tôi, những tên gọi này có thể liên quan đến việc du nhập và phát triển của Phật giáo vào TQ, đặc biệt phát triển đời Lương - Tùy - Đường, thể hiện rõ trong việc tiếng TQ tiếp nhận thêm một loạt khái niệm mới, và thiên văn cũng thế. Chẳng hạn khái niệm La Hầu, Kế Đô từ Ấn Độ. Để dịch tên các hành tinh trong tiếng Phạn sang, có thể họ đã dùng các khái niệm Ngũ Hành. Còn Rahu và Kethu của Phạn văn, vì vốn thiên văn TQ không có, nên bắt buộc phải phiên âm thành La Hầu và Kế Đô.
    Tương tự, là các khái niệm Diêm Vương, Long vương, Bốn thiên vương, Bốn Thiên môn, 4 Đại bộ châu, 4 Đại hải, 33 tầng trời, 18 tầng địa ngục, tầng trời Đao Lợi, Đâu Suất, vốn là của Phật giáo truyền sang.
    Có thể trong quá trình truyền - dịch văn hóa, yếu tố nào mà từ TQ tự có thì họ giữ, yếu tố nào không có thì phải chấp nhận mới, nhưng vẫn dùng từ Hán nên nhiều lúc tưởng là của TQ, hóa ra chưa chắc.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 00:20 ngày 19/12/2007
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác Chito đã dày công sưu tập, phải nói là nhiều thông tin bổ ích.
    Có cái đoạn sau thì em có vẻ hơi nghi hoặc:
    Quote: ''Vậy tên đó vào từ thời nào? Tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu kĩ, nhưng theo tôi nghĩ, tên Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có lẽ xuất hiện muộn hơn, ít nhất phải sau đời Hán.''
    Hình như trong Đông Chu đã có nhắc tới ngũ hành ở đâu đó ?
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn trích một câu thế thì hơi dễ nhầm. Câu đó trong một đoạn, ngụ ý là tên Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cho các hành tinh, tức Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, xuất hiện muộn hơn, chứ không phải là Ngũ hành khi đó chưa có.
    Như bài đầu tiên tôi có nói, thời Chu đã có tư tưởng Ngũ hành rồi, tuy nhiên tư tưởng này thực sự trở thành học thuyết là ở cuối Chu, đầu Tần, mà người áp dụng thuyết này nhiều nhất chính là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng cho nhà Chu là Hỏa đức, mình diệt được Chu, thì phải là Thủy đức, vì Thủy khắc Hỏa. Do đó cờ, mũ, áo... đều lấy sắc đen, số thì chọn số 6, tháng thì lấy tháng 10 làm gốc.
    (Có thể tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên - Tần Thủy Hoàng bản kỷ)
    Thuyết ngũ hành này thịnh vào Tần - Hán, và như bài trên có nói, ngay cả sắc của các sao trên trời cũng đã được chia theo Ngũ hành rồi.
    Tuy vậy, việc phân chia đó khi đó chưa áp dụng cho các Hành Tinh, nên các Hành tinh chưa hề có tên Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ.
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Trong 4 từ trên thì Xuân phân, Thu phân có trước, Hạ chí, Đông chí có sau.
    Vào đầu thời Chu, cho đến tận năm 484 TCN có lẽ vẫn chỉ phân ra có hai mùa Xuân và Thu. Do đó Xuân thu là chỉ trọn một năm, chỉ thời gian tuần hoàn. Thời Xuân Thu, kinh Xuân Thu... là vì thế. Khi đó chưa chính thức phân chia mùa Đông và Hạ.
    Theo tôi, có lẽ trước thời Chiến quốc thì chỉ có Xuân phân - Thu phân, là hai ngày (hoặc hai tiết) xác định giữa mùa Xuân và mùa Thu theo lịch pháp Trung Hoa.
    Nếu thế thì đến đời Chiến quốc hoặc muộn hơn thì mới chia thành 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, khi đó mới có thể ra đời Đông chí và Hạ chí được. Việc phân chia 4 mùa căn cứ vào đuôi chòm Bắc Đẩu (Đẩu thược) quay xung quanh Thiên Cực Bắc để phân định. Thiên Quan thư của Tư Mã Thiên cũng khẳng định cách phân chia mùa này, và mỗi mùa chia làm 3 tháng thứ tự là Mạnh - Trọng - Quý.
    Cũng vì ra đời sau, nên không dùng Đông phân - Hạ phân mà lại là Đông chí - Hạ chí.
    Thời Chu lấy đầu năm là đầu tháng 11 âm lịch bây giờ, do đó tháng 11 âm lịch gọi là tháng Tí. Khi đặt ra Đông chí, thì Tháng đầu năm bao giờ cũng phải là tháng có chứa ngày Đông chí.
    Các tiết khí gồm 24 tiết khí thì đến đời Tần Thủy Hoàng mới đầy đủ. Và đến năm 104TCN, đời Hán Vũ Đế lịch Thái Sơ mới hoàn chỉnh, tính toán chi tiết các tiết khí, ngày Phân và ngày Chí, và dời ngày đầu năm về tháng Dần (tháng 3 của lịch nhà Chu - Tần), tháng Dần trở thành tháng 1.
    Cho đến bây giờ, sau hơn 2000 năm, thì truyền thống lấy tháng Tí là tháng 11 âm vẫn còn. Người Việt nhiều người vẫn có thói quen gọi tháng 11 âm là tháng Một, sau đó là tháng Chạp.
    (Một - Chạp - Giêng - Hai).
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 19/12/2007
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Trong bài viết của mask trên forum thuviencongdong có câu
    "Phương Đông có thể không có tên gọi hoàng đạo, xích đạo trời cũng ko có khái niệm hoàng đạo cắt xích đạo trời gì cả. Có thể họ diễn giải theo cách khác."
    Tôi khẳng định các nhà TVH TQ cổ đại đã nắm rõ về Hoàng đạo, xích đạo trời rồi. Cách gọi tên Hoàng đạo đã có từ cổ xưa, còn Xích đạo thì sau này dịch từ phương Tây. Bên cạnh Hoàng đạo là đường đi của Mặt Trời, họ còn có Bạch đạo là đường đi của Mặt Trăng. Xích đạo trời thì gọi là Thiên Nhai (chân trời).
    Theo ghi chép thì khi Trương Hành (thế kỉ thứ 2) khi tạo Thiên cầu bằng đồng để nghiên cứu thiên văn, đã tạo ra hai vòng tròn của Hoàng đạo và Thiên nhai, cắt nhau một góc (không nhớ bao nhiêu, vì khi đó tính góc theo kiểu TQ, không chia làm 360 độ mà chia làm 8 cung ứng với quẻ Bát quái, hoặc 12 cung ứng với 12 chi, rồi chia 10, mỗi độ khi đó ứng với 3 độ phương Tây), và chỗ cắt nhau đó đã được đánh dấu chi tiết ứng với các chòm sao. Đó chính là hình ảnh cụ thể về Xuân Phân và Thu Phân từ thời Hán.
    Trên bia Thiên Văn Đồ (đời Tống, thế kỉ 12), có thể thấy rõ hình ảnh hai vòng tròn, là Thiên nhai (Xích đạo trời) và Hoàng đạo, cắt nhau ở vị trí đối xứng. Vị trí đó chính là Xuân Phân và Thu phân.
    Thiên văn đồ được xác định là vẽ lại theo các tài liệu thiên văn cổ xưa hơn, do đó có thể thấy Hoàng đạo, Thiên nhai, Xuân phân, Thu phân đã có từ rất xa xưa. (Tôi sẽ tìm lại xem trong Thiên quan thư, Tư Mã Thiên có nói đến từ Hoàng đạo, Xuân phân, Thu phân không)
    Thiên văn đồ (tk 12)
    [​IMG]
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 14:06 ngày 21/01/2008
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 21/01/2008
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi đã tra lại Thiên Quan Thư của Tư Mã Thiên (thế kỉ 1 TCN), trong đó có 1 đoạn như sau (dịch)
    Thị chính tứ thời: Trọng xuân Xuân Phân, tịch xuất giao Khuê, Lâu, vị đông ngũ xá, vi Tề; Trọng hạ Hạ Chí, tịch xuất giao đông Tỉnh, Dư Quỷ, liễu đông thất xá vi Sở; Trọng thu Thu Phân, tịch xuất giao Giác, Cang, Đê, Phòng đông tứ xá, vi Hán; Trọng đông Đông Chí, thần xuát giao đông phương, dữ Vĩ, Cơ, Đẩu, Khiên Ngưu câu tây, vi trung quốc. Kì xuất nhập thường dĩ Thìn, Tuất, Sửu vị.
    (Xem 4 mùa chính: giữa mùa xuân là Xuân Phân, xuất hiện sao Khuê, Lâu, Vị ở phía đông 5 xá, đất Tề; giữa mùa hạ là Hạ Chí, xuất hiện ở phía đông là Tỉnh, Quỷ, Liễu, phía đông 7 xá, đất Sở; giữa mùa thu là Thu Phân, xuất hiện Giác, Cang, Đê, Phòng ở phía đông 4 xá, đất Hán; giữa mùa đông là Đông Chí, xuất hiện phương đông là Cơ, Vĩ, phía tây là Khiên Ngưu, đất Trung quốc. Khi xuất nhập ở vị trí Thìn, Tuất, Sửu)
    Như vậy 4 từ Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí, Đông Chí ít nhất đã có từ đời Hán, thế kỉ 1 TCN (mà chắc còn phải sớm hơn); chắc chắn không phải dịch từ những từ phương tây, và có thể khẳng định những ngày này là thuộc lịch Trung Quốc (Âm lịch).
    (mask có thể copy đoạn này sang bên thuviencongdong để khẳng định điều này, tôi xin đảm bảo tính xác thực của đoạn văn bản trên).
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Phục bác Chito đã dày công sưu tập tư liệu. À hôm trước xem lại Đông chu liệt quốc em có thấy nhắc tới sao Huỳnh Hoặc, là ngôi hỏa tinh.
    Trong wiki mọi người cũng có thể tra cứu ra lịch tứ phân đã có từ thời trước công nguyên, trong đó 1 năm được tính là 365+1/4 ngày, hoàn toàn theo chuyển động của MT.
    Lịch TQ mà Việt nam ta vẫn theo, có tới 24 tiết khí, chắc chắn có nhiều tiết khí trong đó không hề tồn tại ở lịch phương Tây, ví dụ Vũ Thủy, Kinh Chập, Thanh Minh v.v.. như vậy có thể cho rằng Thu Phân hay Hạ chí có gốc lịch TQ mà ra mà ko phải vay mượn từ Tây phương.
    Mấy hôm nay thời tiết miền Bắc đang rất rét, các bạn xem lịch có đúng là tiết Đại Hàn 21/1 không?
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Người Trung Quốc không chỉ xác định chính xác thời điểm Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí, mà còn xác định đó là những thời điểm quan trọng của Vũ trụ, là những ngày quan trọng bậc nhất trong Tự nhiên.
    Điều đó được thể hiện thông qua việc cử hành những lễ Đại tế đều phải thực hiện vào các ngày này.
    Theo lịch sử, thì lễ tế Trời ở Thiên Đàn - Bắc Kinh, TQ - bao giờ cũng phải thực hiện vào đúng ngày Đông Chí. Trong ngày này đích thân Hoàng đế phải đứng vị trí chủ tế. Lễ tế Trời của Trung Quốc cũng chính là lễ tế Thiên Giao, hay Nam Giao do đàn tế trời bao giờ cũng đặt ở phương Nam, khi tế thì quay mặt về phía Bắc, tức Thiên Cực bắc, nơi Thượng đế ngự.
    Đối xứng với Thiên Đàn ở phía nam, phía bắc là Địa đàn. Tế Địa đàn thực hiện vào đúng ngày Hạ Chí.
    Nhật đàn là đàn tế Mặt Trời, ở phía Đông, tế vào ngày Xuân phân.
    Nguyệt đàn là đàn tế Mặt Trăng, ở phía Tây, tế vào Thu phân.
    Bốn đàn tế với bốn lễ tế được đặt vào đúng 4 ngày, cho thấy sự tính toán thiên văn, lịch pháp, cũng như sự đánh giá cao ý nghĩa của các thời điểm này trong năm. Những ngày tế này do đó không phải được xác định bởi lịch Mặt trăng đơn thuần, mà phải kết hợp lịch Mặt trời tính toán khoa học, chính xác.

Chia sẻ trang này