1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ Trụ - Thiên Văn học Phương Đông

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Chitto, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tanhosy

    tanhosy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Sao bác không dùng từ "Nỏ", "Chẳng",...nhể?
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Có một bạn hỏi về "Lung Linh Nghi" không biết ai có tài liệu về cái này không (hình vẽ ....)
  3. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Tú, vậy tức là mình muốn nghịch theo kiểu nào cũng được nhỉ.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    [/QUOTE]
    Bạn na?o ho?i câu na?y qua? la? hóc !
    Tra google thi? cufng không hơn gi? , đại loại :

    Việt sư? Tiêu án (1775):
    Hưng Hiếu không trả lời được. Vua đổi quyển lịch Thụ thời gọi là Hiệp kỷ lịch. Bấy giờ Đặng Lộ là quan Hậu Nghi Lang, làm ra "Linh lung nghi", để khảo nghiệm hình tượng ở trên trời, đều được phù hợp.
    Đại Việt Sư? ký toa?n thư:
    Kỷ Mão, [Khai Hựu] năm thứ 11[1339], (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 5). Mùa xuân, đổi tên lịch Thụ thành lịch Hiệp kỷ.
    Khi ấy, Hậu nghi lang thái sử cục lệnh là Đặng Lộ cho rằng lịch các đời trước đều gọi là lịch Thụ thì, xin đổi tên thành lịch Thụ thì, xin đổi thành lịch Hiệp [10a] kỷ. Vua y theo.
    (Lộ là người huyện Sơn Minh )1059 .Lộ từng làm linh lung nghi thảo nghiệm thiên tượng, không việc gì là không đúng.
    Ta chi? có thê? đoán ma? không biết chắc được cái ''LINH LUNG NGHI'' cụ thê? như thế na?o. Tôi thư? đoán dựa trên các thông tin có được :
    1)Thiết bị na?y du?ng đê? xác định ca? vị trí Mặt trơ?i, Mặt trăng va? một số ngôi sao (hay cho?m sao) quan trọng, bơ?i vi? Đặng Lộ la? quan coi thiên văn va? có tham gia soạn (hay sư?a chưfa) lịch : xin đô?i lịch Thụ thi? tha?nh lịch Hiệp ky?.
    2) Thiết bị na?y co?n có thê? đaf được sư? dụng đê? xác định một số hiện tượng thơ?i tiết
    3) LLN chắc không pha?i la? một kính thiên văn vi? lúc đó ơ? ta va? ca? Tâ?u đê?u chưa có ... thấu kính
    4) LLN chắc cufng không quá phức tạp va? cufng không pha?i la? một phát kiến quá lớn bơ?i vi? nếu thế thi? nó co?n pha?i tô?n tại lâu hơn thơ?i Đặng Lộ sống va? ngươ?i Tâ?u cufng pha?i đaf học theo.
    5)Dựa va?o tên cu?a nó.
    Vậy theo tôi dự đoán đó la?: một thiết bị hi?nh tro?n, bă?ng đô?ng như một cái chậu lớn (đươ?ng kính va?i ba mét) có chứa nước. Trên va?nh có khắc độ chia độ, va? có ca? các vạch đánh dấu độ sâu. Phía trên có gắn một (hoặc va?i) vị trí đê? ngắm cố định. LLN được đặt ơ? ngoa?i trơ?i, khu đất trống hoặc cao.
    Với thiết bị trên, Đặng Lộ có thê? quan sát được vị trí cu?a Mặt trơ?i va? Mặt trăng mọc hay lặn, tư? đó xác định nga?y trong năm ==> soạn lịch. Nhi?n qua bóng nước cufng có thê? xác định được vị trí cu?a các ha?nh tinh trên nê?n trơ?i sao.
    Ông cufng có thê? dựa va?o độ bay hơi cu?a nước đê? xác định độ â?m va? nhiệt độ, tư? đó dự báo thơ?i tiết
    Ông cufng có thê? xác định được lượng mưa theo nguyên tắc cu?a cái VUf KẾ.
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nói Phục Hy là tổ của loài người lại càng không có căn cứ. Bởi vì trong Tam Hoàng thì ai là người sống trước? - Thần Nông. Phải chăng như vậy là anh đã tự mâu thuẫn với chính câu anh vừa nói. Thủy tổ của loài người không thể là một ai cả, hoặc là Vượn hoặc là một thế lực siêu hình.
    Anh bảo Phục Hy là người tìm ra Dịch lý, có thể chấp nhận nhưng nói chính xác hơn là người đưa dịch lý thành một cách có hệ thống. Chính xác thì người nước Việt Thành mới là người phát minh ra Hà Đồ rồi dâng cho Phục Hy. Việt thành là cái nôi của dân tộc Bách Việt, một dân tộc giỏi trồng lúa nước có lịch sử không thua người Hán.
    Anh lại nói Dịch lý tức là thuyết Âm Dương lại càng chủ quan. Dịch lý là một hệ thống bao trùm nhiều thứ hơn là Âm Dương.
    (Đừng cho là tôi bới lông tìm vết nhưng chúng ta nên thảo luận để có được cái nhìn vừa chính xác vừa mang tính thuyết phục cao)
    Được TaNhoSy sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 14/02/2008
    [/QUOTE]
    Bạn có vẻ thích mày mò nhỉ? Bạn biết có bao nhiêu thuyết về mấy ông Tam Hoàng của Trung Quốc không?
    Phục Hi là một tên gọi, và trong mỗi truyền thuyết, mỗi câu chuyện cổ tích thì lại mỗi khác nhau. Trong truyện cổ tích này thì Phục Hi có cha, có mẹ, chỉ là một vị vua đơn thuần. Trong truyền thuyết khác thì Phục Hi và Nữ Oa lại là tổ của loài người. Trong truyện khác nữa thì lại là tổ của một họ... Mà đã là truyền thuyết, thì thế nào là đúng, thế nào là sai?
    Tương tự vậy, Thần Nông có thể là một người, có thể là một Họ, điều đó quan trọng lắm không? Hoàng Đế xưng đế khi nào vậy? Tài liệu nào nói ông í xưng đế ? Hay đời sau gọi ông í là đế. Hoàng Đế là một người hay là một họ, hay cũng chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng?
    Bài tôi viết từ lâu lắm rồi, trong đó cũng có nói rõ thực ra các tên gọi đó cũng chỉ là truyền thuyết, và tượng trưng cho các giai đoạn phát triển của tộc Hoa cổ, từ nhận thức thế giới - vận dụng thế giới - định ra quy tắc xã hội. Chứ còn tranh luận về mấy cái tên gọi đó thì chắc các học giả cãi nhau cả ngày.
    Hình như bạn lại theo cái thuyết tự tôn sùng bái người Việt của bác sĩ - kiêm viết sử tự phong - kiêm tiểu thuyết dã sử lãng mạn - Trần Đại Sĩ, khi cứ khăng khăng Kinh Dịch là sản phẩm của người Việt, và đòi nó về cho người Việt.
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tớ đồng ý với Hero.
    Các chòm sao Trung Quốc trong một số trường hợp mang tính hình tượng riêng, và thậm chí có lúc không có sao tương ứng trên bầu trời nữa.
    Chẳng hạn như chòm Cửu Khảm, trong bản đồ sao cổ TQ vẽ có đến hơn 30 sao, nhưng quan sát trên bầu trời khu vực đó lại chỉ có được chưa đến 10 sao. Cũng chưa biết vì sao lại vẽ nhiều sao đến thế.
    Cũng có ngôi sao rất sáng trên bầu trời, thì bản đồ sao TQ lại không đặt cho nó cái tên nào hết.
    Đối chiếu giữa bản đồ sao đời Minh, hoặc bản đồ sao cổ nhất là bản đồ Đôn Hoàng với bản đồ sao hiện đại, thì có nhiều chỗ không khớp.
    Chẳng hạn quanh sao Bắc Cực trong bản đồ sao TQ cổ có 4 ngôi ở xung quanh, là bốn sao Tứ trụ, nhưng thực tế không nhìn thấy những sao đó.
    Do đó, có thể có những cách vẽ khác nhau về các chòm sao TQ cổ, và sự đối chiếu đôi khi mang tính tương đối, không hoàn toàn chính xác được.
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Ngũ tinh Liên châu đúng là việc nhìn thấy cả năm hành tinh ở gần nhau trên bầu trời, còn được gọi là "ngũ tinh tụ", không nhất thiết phải chập vào nhau làm một (giao hội). Liên châu - thể hiện thẳng giống như một chuỗi hạt. Mà mặt phẳng quĩ đạo các hành tinh gần trùng nhau, thì khi chúng gần nhau trên bầu trời thì hiển nhiên là phải gần thẳng hàng với nhau rồi, không thể nhấp nhổm được.
    Như vậy, Ngũ tinh liên châu (không phải giao hội) không phải là quá hiếm, vì việc "gần nhau" có thể rất tương đối. Các nhà chiêm tinh sẽ tùy nghi mà nói. Ngũ tinh liên châu được có thể là báo hiệu điềm lành, tốt đẹp, nhưng cũng có thể là điềm gở, tai họa cũng được, vì còn tùy thuộc khu vực mà nó tụ hội. Và quan trọng hơn là những người chiêm tinh nói thế nào cho có lợi. Nếu khi đang có việc cần vui mừng, thì các quan chiêm tinh sẽ báo ngay là điềm vui, còn nếu không thì ỉm đi hoặc bảo là điềm gở cũng chả sao.
    Hiện tượng này được ghi nhận trong Thiên Quan Thư - Sử ký Tư Mã Thiên như sau: "Nguyên niên, đông thập nguyệt, Ngũ tinh tụ vu đông tỉnh". Nghĩa là năm đầu tiên đời Hán Cao Tổ, tháng 10 mùa đông, ngũ tinh liên châu tại chòm Tỉnh phương đông.
    Tuy nhiên, theo tính toán của TVH hiện đại thì vào tháng 10 năm đó (206TCN), chỉ có Sao Thổ, Sao Mộc là rất gần nhau ở khu vực chòm Tỉnh. Nhưng đến tháng 6 năm sau thì 5 hành tinh đều nằm rất gần nhau ở khu vực chòm Tỉnh.
    Khi Tư Mã Thiên viết sử ký vào 100 năm sau, có lẽ ông cũng ghi theo trí nhớ hoặc lưu truyền trong triều nhà Hán, sự kiện Ngũ tinh tụ báo hiệu điềm lành (Hán Cao Tổ mở đầu nhà Hán) mà không thể kiểm chứng được, nên ghi nguyên văn như vậy.
    Do đó có thể thấy việc Ngũ tinh tụ không phải là khi chúng chập làm một, mà chỉ cần cùng xuất hiện gần nhau, nếu nằm trong một trong 28 Tú thì đã là cực kì tốt và hiếm có rồi. Và hiện tượng này mang tính hình tượng hơn là có ý nghĩa thực tế.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 02:34 ngày 17/02/2008
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Trong Chiêm tinh, Tử vi bói toán thì để "dễ nói", khi Ngũ tinh liên châu thì được cho là sẽ nhân gấp nhiều lần cái Phúc cũng như cái Họa.
    Người có Phúc, có đức thì khi gặp hiện tượng này, cái phúc sẽ tăng gấp bội. Kẻ tham lam, tàn ác, thất đức thì sẽ gặp tai họa khôn lường. Nếu vua sáng tôi hiền, thì đây là điềm báo đất nước hưng thịnh. Nếu vua tối thì điềm mất nước.
    Giả sử có chuyện là một ông vua đang trị vì, và một người khác nổi dậy muốn cướp ngôi. Nếu gặp Ngũ tinh tụ, quan chiêm tinh của vua sẽ nói với vua là "dấu hiệu này cho thấy sẽ dẹp được giặc"; của người khởi nghĩa sẽ nói là : "dấu hiệu này cho thấy sẽ giết được vua, lên ngôi thay".
    Tóm lại, kiểu gì cũng có lời dự báo đúng. !!!
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bầu trời trước khi diễn ra trận Ô Sào
    ?oĐêm hôm ấy, sao sáng đầy trời
    Thư Thụ, bị Viên Thiệu giam ở trong quân, đêm thấy sao sáng bảo cai ngục đưa mình ra sân, ngắm xem thiên văn. Chợt thấy sao Thái bạch đi ngược, xâm phạm vào phận sao Đẩu, sao Ngưu, Thụ giật nảy mình mà rằng:
    - Vạ sắp đến nơi rồi !
    Ngay đêm ấy, Thư Thụ vào xin ra mắt Viên Thiệu.
    Bấy giờ, Thiệu uống rượu say, nghe thấy báo Thư Thụ có việc mật vào nói bèn cho gọi vào hỏi.
    Thụ thưa:
    - Tôi vừa xem thiên văn, thấy sao Thái bạch đi ngược đến vùng sao Liễu, sao Quy, khi ánh sáng sang cả vùng sao Ngưu, sao Đẩu, e có việc quân địch cướp trại. Ô Sào là chỗ chứa lương, cần phải đề phòng, xin sai mãnh tướng, tinh binh đi tuần tiễu ở những chỗ đường tắt và chân núi để khỏi mắc mẹo Tào Tháo?.
    ?.
    ?oTào Tháo đêm hôm ấy đem quân đi, qua trại quân Viên Thiệu, lính trại ra hỏi quân nào.
    Tào Tháo sai người ra nói là quân Tưởng Kỳ, phụng mệnh ra Ô Sào giữ lương. Quân Viên Thiệu thấy cờ hiệu nhà mình chẳng nghi ngờ gì, đi qua mấy chỗ đều nói dối là quân Tưởng Kỳ, trót lọt tất cả. Khi đến Ô Sào đã hết canh tư. Tháo sai quân sĩ đem cỏ chất chung quanh đồn, đốt lửa lên, rồi các tướng nổi trống reo ầm kéo vào?.

    La Quán Trung, Tam Quốc Diễn Nghĩa, hồi thứ 30
    ====
    Theo 1 số tài liệu trên mạng:
    + Trần Thọ, Tam Quốc Chí ?" Ngụy Thư ?" Vũ Đế Kỷ:
    http://www.guoxue.com/shibu/24shi/sangzz/sgzz_001.htm
    + Wikipedia tiếng Trung
    http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%AE%98%E6%B8%A1%E4%B9%8B%E6%88%B0
    thì trận Ô Sào, bước ngoặt chiến lược của chiến dịch Quan Độ, diễn ra vào tháng 10 (âm lịch) năm 200 AD. Ước lượng một cách gần đúng, trận đánh này xảy ra vào thời gian trong khoảng từ 10/11 đến 10/12 dương lịch năm 200AD
    Dựa vào chương trình Cybersky có thể thấy rằng:
    + Vào ngày 10/11/200 AD, Sao Kim đang là Sao Hôm, thiên thể này vừa ra khỏi chòm sao Sagittarius, đang ở trong khu vực chòm sao Capricornus. Theo thiên văn Trung Hoa cổ, lúc này Sao Thái Bạch đang ở trong vùng sao Ngưu (Ngưu Kim Ngưu)
    [​IMG]
    + Vào ngày 10/12/200 AD, Sao Kim đang là Sao Hôm, thiên thể này vừa ra khỏi chòm sao Capricornus, đang ở trong khu vực chòm Aquarius. Theo thiên văn Trung Hoa cổ, lúc này Sao Thái Bạch đang ở trong vùng sao Nguy (Nguy Nguyệt Yến)
    [​IMG]
    Như vậy, trong tháng 10 âm lịch năm 200 AD, Sao Thái Bạch ở đâu đó trong vùng của các chòm sao : Ngưu, Nữ, Hư, Nguy. Nếu chỉ xét phần :
    ?oThư Thụ, bị Viên Thiệu giam ở trong quân, đêm thấy sao sáng bảo cai ngục đưa mình ra sân, ngắm xem thiên văn. Chợt thấy sao Thái bạch đi ngược, xâm phạm vào phận sao Đẩu, sao Ngưu,?
    thì thấycũng khá là chính xác.
    Tuy nhiên, mục đích chính của bài viết này là xác định ?ogần đúng? thời gian xảy ra trận Ô Sào để ước lượng vị trí của Sao Kim vào thời điểm đó bằng 1 phần mềm tính toán thiên văn hiện đại. Tôi không có ý định bàn chi tiết về các sự kiện thiên văn trong đoạn trích trên của tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Theo ý kiến của cá nhân tôi, chi tiết Thư Thụ ngắm sao và lời nói với Viên Thiệu đã được La Quán Trung hư cấu thêm vào cho tăng sức hấp dẫn của câu truyện (đối với người đọc). Cũng có thể Thư Thụ đã cảnh báo với Viên Thiệu về khả năng bị tập kích đốt lương nhưng lời nói chi tiết như thế nào thì La Quán Trung không thể biết được (nếu sách sử không ghi lại). Dù sao thì Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng là tiểu thuyết lịch sử, không phải là chính sử, nên điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 01:25 ngày 22/02/2008
  10. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bài này em chép từ cuốn sách "đàm thiên thuyết địa luận nhân" ra,trong cuốn sách này có nói một chút đến thiên văn học phương đông!khá hay! :D
    Chòm sao Đại Hùng
    Trước khi chu du một chuyến trên bầu trời sao,ta hãy chọn điểm xuất phát trên đó,rồi từ đấy tiến hành cuộc du ngoạn.
    Đại hung là chòm sao sang nhất ở phương bắc,do 7 ngôi sao sang hợp thành,trông như một cái gáo múc nước,người Trung Quốc cổ đại đặt tên cho nó là sao bắc đẩu.Xung quanh nó không có ngôi sao nào sang bằng,cho nên rất dễ nhận ra.Người Trung Quốc thời xưa đặt tên cho bảy ngôi sao của chòm Đại hung,tính từ phía tây bắc là :Thiên khu, thiên Toàn, thiên cơ,thiên quyền,thiên vệ,thiên dương và dao quang.
    Bảy sao bắc đẩu quan trọng vì nó rất sang và giúp ta nhận ra sao bắc cực (polaris) ở chính bắc.Từ sao thiên khu kẻ một đường thẳng ra phía ngoài với độ dài gấp 5 lần khoảng cách giữa sao thiên khu và thiên toàn,sẽ đến sao bắc cực. Đây là hướng chính bắc,hơn nữa,vị trí sao này quanh năm không thay đổi.Tìm được hướng bắc rồi, ta sẽ biết được 3 hướng còn lại.
    Sao bắc đẩu di chuyển phương hướng trong 4 mùa.Cổ nhân đã sơm biết điều này.Trong một cuốn sách của Hạt Quán Tử có viết:?cán gáo chỉ về hướng đông ,dưới gầm trời là mùa Xuân;cán gáo chỉ về hướng nam,thiên hạ là mùa hè;cán gáo chỉ về hướng tây,thiên hạ là mùa thu;cán gáo chỉ về hướng bắc,thiên hạ là mùa đông?.Biết được vị trí di động trong 4 mùa của bắc đẩu sẽ rất có lợi cho người mới học thiên văn,bới vì từ vị trí và hướng chỉ của cán gáo ,sẽ dễ dàng nhận biết được các ngôi sao khác.
    Đêm tháng giêng,bắc đẩu nằm phía trên đường chân trời một chút,cán gáo chỉ phía bắc (ở phía bắc Trung Quốc,tháng giên,hai coi như vẫn còn là mùa đông).Nằm thiên về phía đông của sao bắc cực.
    Tháng 2,bắc đẩu lên cao hơn một chút ,cán gáo chỉ dịch về hướng đông.
    Tháng 3 lên cao hơn,nằm giữa khoảng đường chân trời và thiên đỉnh,cán gáo chỉ hướng đông bắc.
    Tháng 4 lên cao hơn nữa,cán gáo chỉ hướng đông,miệng gáo hướng sang phía tây.
    Tháng 5,cán gáo chỉ hướng đông nam,miệng gáo hướng hạ.
    Tháng 6,vượt qua đỉnh đầu,cán gáo chỉ hướng nàm,miệng gáo nửa úp xuống.
    Tháng 7,bắc đẩu đã chếch sang phía tây,vị trí của nó tương phản với tháng 3 ,miệng gáo úp sấp,cán gáo chỉ hướng tây nam.
    Tháng 8,vị trí của nó thấp xuống phía trời tây,cán gáo cũng từ tây nam chỉ lệch dần về phía tây.
    Tháng 9,cán gáo gần như chỉ đúng hướng tây.
    Tháng 10,miệng gáo trở lại thế nằm ngang,cán gáo chỉ hướng tây.
    Tháng 11,miệng gáo gần chìm xuống đường chân trời phía bắc.
    Tháng 12,nhô cao hơn đương chân trời, đã có thể thấy toàn bộ cái gáo,cán gáo tựa vào đường chân trời,chỉ hướng bắc.
    Như vậy,chỉ riêng tháng 11 và 12 là khó nhận ra sao bắc đẩu!
    Ngoài 7 ngôi sao lớn,còn có một số sao nhỏ,mắt thường khó xác đinh.
    ****************
    Hình dưới em chụp vào hồi đầu tháng 3,thời gian của mùa xuân đến! :D
    [​IMG]
    (đây là link ảnh gốc http://i149.photobucket.com/albums/s41/quanconan1991/saogau-1.jpg )
    còn đây là bức hình kagaya,cũng là chòm sao đại hùng vào mùa xuân,hoa anh đào nở,cán gầu chỉ về hướng đông! :D
    [​IMG]
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 14/03/2008

Chia sẻ trang này