1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ trụ trong hệ tọa độ 11 chiều (Chứng minh chiều không gian thứ 4 bằng thực nghiệm)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VU_XUAN_HA, 06/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Em cũng đã từng có những giấc mơ, những giấc mơ đó không thành các câu chuyện cụ thể nhưng thường là một thời gian sau giấc mơ đấy, thỉnh thoảng em giật minhg vì thấy mình gặp phải những sự việc, những hành động của bản thân giống đến kì lạ những việc đã thấy trong mơ. Tuy nhiên em không dam kết luận một điều gì về những việc đó mà chỉ thấy đó là điều rất lạ, và cũng lạ là việc đó chỉ xảy ra với em trước đây khi còn bé, còn bây giờ thì không.
    --------------------------------------------------------------------------
    I'm a poor lone some Ragnarok , and a long way from home.....
  2. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì chuyện xuất hồn ra khỏi thân xác có thật mà các nhà thần học đã xác nhận là có thật, tuy nhiên vẫn chưa được khoa học chứng minh
  3. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Post một câu chuyện nữa cho mọi người đọc để tìm hiểu nhé.
    Trực giác đến từ đâu?​
    Tại một bệnh viện ở Zimbabwe, một phụ nữ 30 tuổi đang nằm trên băng ca chờ được đưa vào phòng mổ, tình cờ nữ bác sĩ Rebecca Bingham đi ngang qua. Mặc dù chưa từng gặp cũng như đọc bệnh án của bệnh nhân này, Bingham bỗng có một cảm giác bất an, một sự thôi thúc bí ẩn buộc chị phải kiểm tra tim người bệnh.
    Áp ống nghe vào ngực bệnh nhân, chị nhận thấy dấu hiệu của chứng hẹp van hai lá, một tình trạng có thể gây ra biến chứng trong quá trình gây mê để phẫu thuật. Chị lập tức báo động với các bác sĩ đang chuẩn bị ca phẫu thuật và họ quyết định hoãn lại. Các cuộc xét nghiệm kỹ lưỡng sau đó xác định những điều Bingham nói là đúng. Tuy nhiên khi được hỏi do đâu mà chị nhận định được điều đó, Bingham trả lời đơn giản đó là một linh cảm.
    Bên dưới vùng ý thức
    Trong cuộc sống của chúng ta, những linh cảm như của bác sĩ Bingham xuất hiện khá nhiều, đôi khi vượt ngoài tầm chú ý của mọi người. Nhiều nhà tâm lý học, trong đó có tiến sĩ Timothy D. Wilson, giáo sư Đại học Virginia và là tác giả cuốn Strangers to Ourselves (Những kẻ xa lạ với chính mình), tin rằng linh cảm là sự gợi nhớ từ một miền vô thức. Đây không phải là lĩnh vực của những ký ức bị dồn nén hay những cảm xúc nguyên thuỷ như trong lý thuyết của Freud, mà là một cơ chế trong não có tác dụng điều hành các thông tin về cảm giác, phân loại chúng, tìm ra các nguyên cớ, phán đoán về con người và tác động lên cảm xúc cùng những cách ứng xử vượt ra ngoài tầm ý thức của chúng ta.
    Theo tiến sĩ Gary Klein, tác giả cuốn Intuition at work (Trực giác hoạt động), chính những năng lực tiềm tàng của tri giác là điều mà người ta thường gọi là khả năng ?onhìn thấy cái vô hình?. Trong trường hợp của Bingham, sự bí ẩn nằm bên dưới bề mặt ý thức. Kinh nghiệm công tác tại châu Phi mách bảo cho chị biết rằng chứng hẹp van hai lá ở châu lục này có tính phổ biến hơn ở Mỹ. Cũng như Bingham, hầu hết trong chúng ta đều có một trực giác chính xác xuất phát từ một nơi nào đó. Chúng thường được gọi là ?onhững loé sáng đầy bí ẩn của linh cảm?, ?otri giác ngoại cảm?, ?obản năng loài vật? hay ?ogiác quan thứ sáu??
    Tiến sĩ Klein luôn chú tâm đến năng lực tiềm tàng của trực giác. Ông dành thời gian nghiên cứu hành vi của những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra quyết định tức thì và có tính sinh tử như lính cứu hoả, y tá cấp cứu hay lính trận. Trong một cuộc phỏng vấn, một trung uý cứu hoả miêu tả chính giác quan thứ sáu đã cứu sống anh cùng đồng đội. Khi vào một ngôi nhà để dập tắt lửa phát ra từ một căn bếp, họ luôn bị ngọn lửa đẩy ngược trở lại. Đây chỉ là một vụ cháy nhỏ nhưng căn bếp lại nóng khủng khiếp. Viên trung uý có cảm giác mối nguy hiểm nghiêm trọng đang gần kề, vội ra lệnh cho thuộc cấp rời khỏi ngôi nhà. Khi họ vừa ra đến đường thì nền căn nhà sụp xuống; nếu còn ở lại, họ sẽ rơi vào chính tâm điểm của ngọn lửa đang sôi sục bên dưới.
    Phân tích trường hợp trên, Klein cho rằng linh cảm của viên trung uý cứu hoả thực ra chỉ là một sự hồi ức của tiềm thức. Ngọn lửa không bị dập tắt, căn phòng quá nóng chính là những hồi chuông báo động trong tiềm thức của viên sĩ quan. Chính tiềm thức này gợi nhắc đến một trường hợp có những điều kiện tương tự cũng gây ra sự sụp đổ của khối kiến trúc mà anh từng trải qua (nhưng không nhớ) và lệnh rút khỏi ngôi nhà của anh xuất phát từ một mệnh lệnh của tiềm thức. Trong quá trình nghiên cứu, Klein đã nghe nói đến nhiều trường hợp tương tự. Các phi công, y tá cấp cứu và nhiều thành phần nghề nghiệp khác kể rằng trong tình huống khẩn cấp, họ không có điều kiện chọn lựa hay đưa ra một quyết định có ý thức. Họ buộc phải hành động theo một tri giác ngoại cảm nào đó. Trong một tiến trình như vậy, dù là khẩn cấp để đối phó với tình thế, trực giác con người thường có hai bước hoạt động: Trước tiên, nó nhanh chóng phân biệt các ký ức, tìm một mẫu ký ức quen thuộc để dẫn dắt chúng ta và sau đó, khi chúng ta đi theo một phương án đã xảy ra trong một tình huống tương tự trước đây, tiềm thức sẽ chú trọng đến những điều kỳ quặc và bất ngờ nhất.
    Những tín hiệu của cơ thể
    Ngay cả khi không ở vào tình thế khẩn cấp, hệ thống ?oradar? trong cơ thể của chúng ta cũng luôn phát tín hiệu báo động khi có những dấu hiệu đe dọa sự an toàn cho bản thân hay người thân. Chẳng hạn trường hợp cô bé Annie, con của chị Leah Ingram. Tuy mới 5 tuổi nhưng Annie rất hiếu động. Vì vậy, chuyện cô bé trở về nhà sau một buổi học với những vết trầy xước trên người do chơi đùa cùng chúng bạn là chuyện thường tình. Một buổi sáng nọ, Annie báo cho mẹ biết là đang bị đau bụng nên không thể đi học được, trực giác báo cho Igram biết là có điều gì bất thường đã xảy ra với cô bé. Chị dỗ dành Annie và phát hiện cô đã bị một bạn học đấm mạnh vào bụng trong buổi học trước.
    Một cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Y của Đại học Iowa (Mỹ) cho thấy cơ thể chúng ta thông minh hơn chúng ta tưởng. Trường hợp của George Soros, nhà tỷ phú được tạp chí Forbes xếp hạng 38 trong số những người giàu nhất thế giới năm 2003, là một. Theo tiết lộ của chính Soros, ông dựa phần nhiều vào bản năng để quyết định đầu tư bạc tỷ. Mỗi khi lưng của Soros bắt đầu nhói đau là tín hiệu cho biết có một điều gì đó không thuận lợi trong quyết định đầu tư chuẩn bị được đưa ra, nhờ vậy mà nhiều lúc ông tránh được nhiều trường hợp thua lỗ.
    Đọc tín hiệu trên gương mặt người khác
    Nhiều lúc chính trực giác hay linh tính giúp chúng ta nhận định một tình thế không nguy hiểm như ta tưởng. Một bữa nọ, anh John Yarbough thuộc sở cảnh sát Los Angeles đi tuần tra và dừng một chiếc xe lại để kiểm soát như thường lệ. Khi anh đến gần, tài xế là một thiếu niên vụt bước ra với một khẩu súng lăm lăm trong tay. Họ đang ở cách nhau không đầy 2 mét và Yarbough chỉ có một nháy mắt để phán đoán ý đồ của gã tài xế. Trên nguyên tắc, trong tình huống này, anh có quyền bắn hạ y, nhưng vì một lý do nào đó, anh đã không làm thế. Kết cục cho thấy trực giác của anh là đúng. Chỉ sau một thoáng chạm mặt, gã tài xế đã buông súng đầu hàng.
    Nhiều năm sau, khi tham gia truy lùng tội phạm, Yarbough mới có điều kiện tìm hiểu tại sao anh đã không nổ súng trước, trong khi bản năng sinh tồn thôi thúc anh làm điều đó. Qua kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Paul Ekman, tác giả cuốn Emotions revealed (Những cảm xúc được phát hiện), Yarbough mới biết rằng trong cuộc đối đầu chớp nhoáng kể trên, anh đã vận dụng kỹ thuật ?ođọc gương mặt? đối thủ mà không biết. Chính trực giác căn cứ vào nét mặt của gã tài xế đã bảo với anh rằng gã sẽ không bắn anh trước. Khả năng này, mỗi chúng ta đều có với những mức độ khác nhau. Chúng giúp ta đánh giá chính xác những biểu hiện nhỏ nhất trên gương mặt người đối diện. Đó có thể là những cảm xúc mạnh mẽ có khi chỉ xuất hiện trong 1/4 giây, nhưng cũng đủ thể hiện cảm nghĩ thực của chủ nhân ngay cả trong trường hợp đương sự cố tình che giấu chúng.
    Trở lại trường hợp của bác sĩ Bingham, chị cho rằng linh cảm của chị thường xuất hiện trong một số lần chẩn đoán kỳ lạ. Có lần chị phát hiện bệnh ung thư phổi ở một bệnh nhân đến khám bệnh thông thường. Ở bệnh nhân này không có triệu chứng nào rõ rệt, nhưng linh tính mách bảo Bingham rằng cần chụp X quang ***g ngực của bệnh nhân. Nhờ vậy mà chị phát hiện ra khối u mới khởi phát của người bệnh, giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
    Thế giới mới
  4. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng muốn thêm vào câu chuyện này một bài nữa:
    Ai cũng có lần kinh nghiệm như sau: Dù hoạt động ở ngành nào, có khi đứng trước một vấn đề nan giải, hay một bí mật, đột nhiên ta thấy ngay giải pháp hay thấu hiểu nguyên nhân sâu xa. Đó là tiếng kêu "Eureka" của Archimède, là giây phút "bừng sáng trí tuệ" của Descartes. Các nhà ngoại cảm gọi đó là giác quan thứ 6. Dưới ánh sáng khoa học, trực giác là gì?
    Một kiểu nhận biết phi lôgic...
    Một vài nhà tâm lý học gọi đó là "cái thấy bên trong" (insight) nhưng từ trực giác "intuition" có nguồn gốc lâu đời, nó được kết hợp bởi từ "tueor" nghĩa là nhìn sững một vật gì đó và "in" hàm ý sự quan sát đi thẳng vào bên trong vật đó. Khác với cái biết thông thường do các giác quan đánh động vào ý thức, trực giác cho phép ta khám phá lập tức bản chất sâu thẳm của một con người hay một hiện tượng. Đó là kiểu nhận biết không cần thông qua các dấu hiệu, kinh nghiệm hay quá trình diễn dịch theo kiểu loại suy. Như vậy, ở con người, sinh thể biết lý luận, một khả nZng nhận biết thế giới không cần logic. Nhưng từ đâu mà con người lại có tài "đoán trung phóc" như vậy?
    Theo các giả thiết gần đây về trí tuệ con người, tư tưởng phát sinh từ 2 hệ thống khác nhau. Hệ thống cảm nhận (cognitives) hoạt động do sự phân tích từ một quan sát đến một ý thức. Nhưng còn có kiến thức loại suy kỳ lạ (analogiques) do cấu trúc sâu xa của tế bào não tạo ra. Não bộ là cái máy phức tạp, nơi hàng tỉ tế bào thần kinh giao nhau nhờ vô số các hệ thống kết nối chằng chịt. Lại thêm một hiện tượng được các nhà khoa học ghi nhận: khi ta ý thức về một đối tượng, có rất nhiều thông tin phụ tràn ngập tiềm thức. Pascal Engel, giáo sư Viện đại học Caen (Pháp) gọi đó là một cảm nhận ngấm ngầm: "Trong bộ môn tâm lý thần kinh người ta đặt giả thiết có những trạng thái biết ngấm ngầm hay tiềm ẩn do hệ thống xử lý thông tin không liên quan đến ý thức. Cái mà chúng ta gọi là trực giác có thể là việc vận dụng kiến thức tiềm ẩn đó, một loại kiến thức mà con người không thể hệ thống hoá được. Như vậy, máy điện toán quả là diều trái ngược tuyệt vời với trực giác.
    Từ ông thầy bói đến nhà bác học
    "Số cô là số dào hoa, số cô dào mỏ hai ta cùng dào..." Từ lâu các "bực" thầy bói được người đời ca tụng do có tài "thấy trước" ngàn dặm. Có người đoán được phong trào quốc xã tại Đức hoặc cái chết của Tổng thống Mỹ Kenedy trước đó chỉ có vài tháng. Họ thật sự có giác quan thứ sáu? Thật ra các "thầy ba nước lạnh" làm gì có tài hô phong hoán vũ, họ chỉ có sức mạnh phân tích kết hợp với "mánh lập lờ". Câu phán của họ bao giờ cũng khó hiểu kiểu như Nostradamus nên sau khi sự kiện đã xảy ra, người ta thấy diễn dịch... kiểu nào cũng đúng! Nhà nghiên cứu Karl Popper gọi những tiên đoán của nhà chiêm tinh là có thể "thấy trước được" và không mang một chút giá trị khoa học nào vì các giả thiết được nêu ra trong khoa học bao giờ cũng được kiểm chứng bằng các thí nghiệm, nếu thí nghiệm cho thấy sai, toàn bộ giả thiết sẽ bị huỷ bỏ.
    Sở dĩ trực giác quyến rũ con người vì tính huyền hoặc của nó. Nhưng trực giác đôi khi dẫn đến nhầm lẫn. Thí dụ bạn được hỏi có bao nhiêu người trong số 22 cầu thủ và trọng tài đang điều khiển trận đấu có ngày sinh trùng nhau, bạn sẽ nói ngay khoảng 10% và bạn đã sai. Xác suất sẽ lên đến gần 50% vì phải tính từng người một kết hợp với 22 người còn lại và ta có đến... 253 trường hợp có thể có ngày sinh trùng nhau. Và dĩ nhiên tất cả định đề toán học không có chỗ cho trực giác chen vào. Pascal Engel còn cho là trực giác còn có tính phủ nhận trong chính từ ngữ này vì theo định nghĩa, trực giác có nghĩa là "bạn biết lập tức một điều gì đó" hoặc "bạn không biết gì hết". Trong thế giới bí ẩn của trực giác còn rất nhiều chuyện con người hoàn toàn mù tịt. Thí dụ bạn có "cảm giác gai gai ở gáy" vì có người nào đó đang nhìn bạn từ phía sau, con vật cũng có "linh giác" này, có khi còn "bén" hơn con người, (một số loài như ngựa, chó, chim và kiến "đánh hơi" trước thảm hoạ thiên nhiên sắp xảy ra và thái độ của chúng thường là sợ cuống quýt lên) nhưng chúng ta hoàn toàn không hiểu và cắt nghĩa được sự bí hiểm này. Như vậy trực giác bao phủ vô số hiện tượng ngoài tầm hiểu biết của con người.
    Trong quyển sách "Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học", nhà sử học Mỹ Thomas Kuhn xếp loại khoa học vào 2 dạng. Dạng "khoa học bình thường" là sự tiếp tục logic của các giả thiết đã được xác minh và dạng "khoa học cách mạng" vốn là các đỉnh cao đột ngột có tính sáng tạo, nơi mà vai trò trực giác hết sức lớn lao. Thí dụ điển hình nhất là "trực giác" về vũ trụ của Copernic một thời gian sau đó thật lâu mới được chứng minh là dúng.
    Một số trực giác làm người ta giật mình, đáng kể nhất là Jules Verne. Nhà van này luôn đi trước thời đại ... khá chính xác. Ông đã cho con người lên thZm chị Hằng bằng một "viên đạn lớn" được bắn bằng một cây đại bác khủng khiếp để vượt khỏi sức hút của quả đất và ông đã đề nghị điểm khởi hành ở bang Florida của Mỹ. Một thế kỷ sau, các tàu con thoi lục đục cất cánh từ... bang Florida. Định đề toán học trứ danh của nhà toán học Pháp Fermat, phải 3 thế kỷ sau mới có người giải nổi, nhưng rất có thể chính Fermat cũng không biết cách giải bài toán hóc búa của mình!
    Có vẻ phụ nữ có trực giác mạnh hơn nam giới!
    Một số người có trực giác khá bén nhọn nhưng có thể lý giải được như các đại kiện tường cờ vua. Etienne Bacrot mới 14 tuổi đã có những nước đi làm Kasparov đổ mồ hôi hột, nhưng có thể trực giác của cậu bé người Pháp này có "trí nhớ thị giác" mãnh liệt về cấu trúc những nước cờ hiểm của đối phương. Còn trường hợp các nhà "khoa học ngu đần" được Olivier Sacks lý giải là một "biến tướng của khả nZng nhận biết kỳ lạ". Họ có thể đoán trúng phóc số que diêm trong hộp diêm chưa mở hay làm toán nhân với hàng luỹ thừa "thấy đã chóng mặt" chỉ có vài giây. Họ sống thường xuyên trong thế giới chỉ toàn là các con số nhưng khi cái bàn viết bị hư, họ không làm sao sửa được dù chỉ phải siết một con ốc. Còn các hoạ sĩ và nghệ sĩ thiên tài do mãi đắm chìm trong thế giới nghệ thuật nên các "trực giác" thường đến "tham" họ. Những tác phẩm bất hủ của Picasso hay Rodin đều là kết quả đột phá của một quá trình chiêm nghiệm dài lâu, có khi nổ ra lúc họ đang ngủ!
    Một số nhà tâm lý nhận xét phụ nữ có trực giác "nhạy" hơn dàn ông ở một số lãnh vưc. Có vẻ trí thông minh của phái yếu pha trực giác rõ nét nhưng khoa học vẫn chưa xác nhận điểm này. Điều dễ thấy là dàn bà hiểu rõ đàn ông hơn là các ông hiểu được dàn bà. Người ta bảo tại dàn ông phải lo "chuyện lớn" nên không khéo về mặt tâm lý như phe tóc dài. Nhưng nếu như thế tại sao ngay cả trong lĩnh vực tình cảm, phụ nữ cũng "sắc" hơn. Đã có khối ông bị tiếng sét ái tình đánh cho điên đảo, sau đó mới biết "đối tượng" không hề rung động vì họ một chút nào. Trong trường hợp này có thể nói trực giác ... đã chơi cánh dàn ông một vố đau điếng./ cho nên đừng coi thường phụ nữ
  5. antichrixt

    antichrixt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    6.544
    Đã được thích:
    0
    Em đang tìm hiểu về lý thuyết dây. Nếu ai có tài liệu hoặc link nào hay thì send cho em được ko ạ, email của em là antichrixt@cybervn.net . Em cảm ơn rất nhiều.
  6. NguyenTuNguyen

    NguyenTuNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    đây là một link rất hay về lí thuyêt dây và siêu dây, khổ nỗi nó là tiếng anh , bạn chịu khó dịch nhé !
    http://www.sukidog.com/jpierre/strings/tutor.htm
    http://turing.wins.uva.nl/~rhd/string_theory.html
    Được NguyenTuNguyen sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 14/04/2004
  7. antichrixt

    antichrixt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    6.544
    Đã được thích:
    0
    Ko sao, cám ơn anh rất nhiều ạ
  8. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Nếu chưa được khoa học chứng minh thì không ai gọi là có thật bạn ạ Thực ra về việc hồn lìa khỏi xác là hiện tượng tuy chưa được chứng minh nhưng chúng ta có thể biết tới một số dẫn chứng về nó. Đó đều là những hiện tượng không có bằng chứng xác thực nhưng cũng khó mà phủ nhận hoàn toàn nó. Đó thường là trường hợp của những nạn nhân chết lâm sàn (Có nghĩa là toàn bộ phần cơ thể vật lí dườg như đã hoàn toàn ngừng hoạt động, thậm chí tim đã ngừng đạp, chỉ còn một phần nào đó của bộ não còn hoạt động). Những dẫn chứng được biết đếnlàg những lời kể của những bệnh hân này. Nhiều người kể về những hiện tượng họ gặp phaủi khi đã "chết". Họ nói đã nghe thấy những âm thanh kì lạ, đi qua một đương hầm như là thô g nối giữa hai thế giới thật và ảo (cái này khó tin quá), nhưng cái làm cho cái khó tin dó thêm phần thuyết phục là trong một cuộc phỏng vấn, hơn 100 người được hỏi đều kể cùng một câu chuyện như nhau trong khi họ chẳng hề quen biết ì nhau, không thể dẫn đến sự thông đônbgf mà cũng khó mà tin được rằng 100 người đó có cùng một giấc mơ khi ở vào trạng thái chết. Nhưng khó tin hơn nữa là nhiều người trong số đó kể lại rằng họ thấy mình bay lên ở trạng thaí không trọng lượng, họ bay lên và nhìn rõ cái xác (cơ thể vật lí) của mình đang nằm trên giường bệnh. Thậm chí họ còn kể lại rõ những hành đọng và lời nói của bác sĩ và các y tá đang cố gắng cứu sống họ lại, và tất nhiên điều này được chính bác sĩ điều trị xác nhận. Rất tiếc tài liệu của tôi đã bị thất lạc, đẻ ít hôm nữa nếu tìm được sẽ post cho các bạn xem.
    Một số hiện tượng nữa mà có lẽ cũng có liên quan đến trực giác : một số người kể lại rằng họ đã thoát chết một cách hết sức thần kì nhờ một tiếng gọi hay một ý nghĩ bát chợt vụt sáng trong đầu và họ lập tức thực hiênh nbgay điều vừa loé lên trong đầu mà không cần suy nghĩ.
    "hững giấc mơ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng" hay chính cái định nbghĩa ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng, cái này cũng chỉ do con ngưlời chúng ta tự suy diễn khi chưa có một cách giải thích hợp lí nào cho những giấc mơ thôi. Sự thật đến bây giờ vẫn khôngh có một bằng chứng thực nghiệm nào khẳng đinh về ý nghĩa của những giấc mơ. Một giác mơ có thể do nhiều nguyên nhân, có giấc mơ đúng là do trí tưởmg tượng on người, khi người ta suy nghĩ quá nhiều về một ai đó hay một sự việc nào đó thì những điều đó có thể tái hiện trong gioấc mơ của con người. Đôi khi, người ta nhận thấy một việc gì đó gặp ngoài đời quá giống với một giấc mơ, khi đó giấc mơ lại có thể coi là một dạng của trực giác, cho phép con người nhận biết các sự việcthoe một con đường không gian khác. Cũng có một cách giải thích cho rằng thực ra ão người không "hoạt động hết công suất", một phần của bộ não tỏ ra lép vế hơn và không phát huy tác dung vaò lúc chúng ta tỉnh táo, chỉ có khi phần não chính đi vào trạng thía nghỉ ngơi thì khi đó mới là lúc phần não còn lại được đánh thức đưa lại cho chúng ta những giấc mơ, chính vì thế nên những giấc mơ có những ý nghĩa nhất định của nó vì thực chất nó cũng chỏ là môth dạng thức tư duy khác của con người.
    Tóm lịa là cho đến bây giờ về vấn đề này nói thẳng ra là vẫn hoàn toàn mù tịt. Nhưng chúng ta không nên thất vọng về điều đó, chúng ta phải thừa nhận rằng khoa học thì không bao giờ có biên giới cả. Nó cũng vô hạn như khả năng suy đoán và mong muốn của con người khám phá nó. Và chính sự khám pha sđó mới làm cho cuộc sống của chúng ta có thêm ý nghĩa. Nếu không có sự tòm hiểu và khám phá thì dù cuộc sống có hiện đại và tiện nghi bao nhiều chăng nữa con người vẫn chẳng thể hơn gì các laòi động vật chỉ biết sử dụng những cái có sẵn mà không hiểu thế nào là tòm hiểu và khám phá
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này được đưa lên để tưởng nhớ anh Vũ Xuân Hà. Mọi người cũng hãy coi như chúng ta sẽ cùng bàn luận về một vấn đề cũ nhưng hấp dẫn, cứ post bài như bình thường nhé!
  10. tmhung

    tmhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    ùhm cái ý tưởng string mơ hồ đó ko biết có ai trong đây biết từ 1 manh mối nào mà người ta nãy ra ý tưởng đó .....hay chỉ là 1 new-newton ngắm nhìn sợi dây thun ???

Chia sẻ trang này