1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ việc đạo thơ: Ngọc Khuê: ''Nhiều người không thiện chí với tôi''!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi all4country, 07/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Vụ việc đạo thơ: Ngọc Khuê: ''Nhiều người không thiện chí với tôi''!

    Vừa nãy thằng bạn tớ vào xem tin tức tự nhiên thấy có 1 bài báo thấy có nhắc đến Chuyên Hùng Vương ở Phú Thọ, nó hỏi tớ có biết không? Rất tiếc vì tớ không học ở Chuyên Hùng Vương nên không biết em này, nó bảo post bài này lên Box mày cho mọi người xem mà ủng hộ! Thực sự là không biết post vào Topic nào để gây sự chú ý nên xin mạn phép mọi người lập ra 1 Topic mới vậy! [​IMG]
    Ngọc Khuê thuổng... thơ?
    Cha của Ngọc Khuê đưa bài thơ con gái tặng mình cho một nhà báo và bài thơ được đăng cuối năm 2005. Nhưng một sinh viên khẳng định, bài thơ đó là của mình, được đăng trên một báo khác, trước đó 2 năm.

    [​IMG]

    Ca sĩ Ngọc Khuê
    Giờ đây, Khuê nói thơ mình, Thương nói thơ cô... Mọi chuyện chưa ngã ngũ.
    Sau khi bài thơ Cha và mùa thu của ca sĩ Ngọc Khuê đăng trên Báo Tiền Phong đặc san số cuối tháng 12/2005, Nguyễn Thị Minh Thương, sinh viên năm 3, Đại học Sư phạm Hà Nội, rất bức xúc vì theo cô, Ngọc Khuê đã đạo thơ của cô.
    Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn hai tác giả này.
    Ca sĩ Ngọc Khuê: Tôi làm bài thơ này vào năm 2004
    Ca sĩ Ngọc Khuê khẳng định: ?oBài thơ này của em, chính em làm chứ chẳng nhờ vả ai làm hộ hay lấy của ai?
    Khuê hẹn tôi ở một quán cà phê của người bạn cô trên phố Hàng Bông (Hà Nội). Khuê nói cười hồn nhiên:
    - Thơ ấy ạ, em làm vui vui thôi mà. Em làm nhiều rồi, làm tặng cha, tặng mẹ, những người thân yêu và cả chú mèo con của mình nữa.
    ?oHâm hâm? lên em lại làm ấy mà, thế nhưng cũng được khá nhiều rồi đấy ạ, em chẳng nhớ là bao nhiêu bài nữa. Nói chung, có nhiều lúc cảm xúc không trì hoãn được, cứ thế em làm...
    Em làm thơ chỉ là làm cho riêng mình thôi, không có ý định chơi thơ cũng không có ý định đọc thơ cho mọi người cùng nghe rồi cùng bàn luận.
    Riêng bài thơ Cha và mùa thu đăng trên Báo Tiền Phong đặc san cuối tháng 12/2005 là do bố em đưa cho một chị bên báo đó, chị ấy thấy hay cho đăng luôn chứ em cũng không có ý định gửi đăng báo.
    Bài thơ đó khá xúc động. Khi đăng kèm bài báo phỏng vấn bố em, họa sĩ Phạm Ngọc Khôi, ông có bảo em làm bài này tặng riêng bố...
    Em làm vào năm 2004, lúc đó gia đình em có một chuyện buồn - chị em mất. Bố em rất buồn, em nghĩ phải làm một cái gì đó động viên bố nên em đã xúc cảm làm bài thơ này.
    Lần ấy, em định không tham dự Sao Mai - Điểm hẹn 2004 vì chuyện buồn đó. Trước khi vào Sài Gòn tham dự cuộc thi, em có làm bài thơ này để trong phòng bố và bố em đã giữ trong ví rất lâu cho đến ngày Báo Tiền Phong phỏng vấn.
    Khi bài thơ xuất hiện, hẳn nhiều ý kiến ngạc nhiên về ca sĩ Ngọc Khuê?
    Khi báo ra, họa sĩ Lê Thanh Sơn làm ngay một bài thơ để chúc mừng em. Anh Sơn nghĩ, bình thường trông em vô tư thế, ít nghĩ ngợi thế không ngờ lại làm được một bài thơ tràn trề xúc cảm như vậy.
    Có người cho rằng, bài thơ này không phải do em làm mà đại khái là em nhờ ai đó làm hộ, hay ảnh hưởng của ai đó...?
    Em khẳng định, bài thơ này của em, chính em làm chứ chẳng nhờ vả ai làm hộ hay lấy của ai.
    Nhưng có một cô nữ sinh trong cuộc thi Nữ sinh và tương lai trên Đài Truyền hình Việt Nam đã đọc bài thơ này và cô ấy cũng nói là viết tặng cha mình... Và bài thơ này đã được đăng báo trước đó?
    Thế à? Bài này em làm từ năm 2004 cơ mà. Hôm bố em đưa bài thơ cho báo, em cũng không đồng ý lắm. Em nghĩ rằng, những tâm sự riêng không nên đưa lên báo. Em đã từng chịu nhiều tin đồn không hay. Em không muốn người khác đưa thơ em ra mổ xẻ, bình luận.
    Chẳng ai xuyên tạc những tình cảm thật, khi bài thơ đó lại là một lời an ủi của chính Ngọc Khuê với cha mình ?
    Biết đâu được anh. Em chưa lấy chồng mà anh đã nghe tin đồn là em cưới từ lâu rồi đó thôi.
    Anh nghĩ, tin đồn thì cứ mặc nó. Người của công chúng mà. Vấn đề mình sống chân thành là được?
    Vâng. Em nghĩ, về cá nhân em là người của công chúng thì luôn luôn phải trau giồi các khả năng giao tiếp, những kiến thức đời thường làm sao để dễ hòa đồng nhất và không để khán giả dị nghị mới là điều quan trọng. Còn thơ văn chỉ là một thoáng suy nghĩ thôi và chỉ viết cho riêng mình chứ không có ý định chia sẻ đâu ạ.
    Nguyễn Thị Minh Thương: Ngọc Khuê đã ?othuổng? thơ tôi!

    [​IMG]

    Nguyễn Thị Minh ThươngMinh Thương khẳng định rằng bài thơ Cha và mùa thu là của cô, đã từng đăng Báo Văn Nghệ Trẻ, số 33, ra ngày 17/8/2003
    Chúng tôi đã gặp Minh Thương, cô mang theo những tờ báo đã từng đăng bài thơ Cha và mùa thu của mình (cụ thể nhất là Báo Văn Nghệ Trẻ, số 33, ra ngày 17/8/2003).
    Minh Thương kể lại xuất xứ tác phẩm của mình:
    - Hồi đó, gia đình em đang gặp chuyện buồn, anh trai em bị tai nạn. Bố em là người thương con một cách thầm lặng và cũng thường giấu nỗi buồn thầm lặng như thế.
    Em ngồi viết nhật ký một chuyện buồn, tự nhiên cảm xúc lại thành thơ. Em không có ý định đưa bài thơ này cho bố em đọc, lại càng không bao giờ có ý định đem ra để đăng báo.
    - Nhưng sao bài thơ đó vẫn xuất hiện trên báo?
    - Chuyện như thế này, hè năm 2003, Trường chuyên Hùng Vương mà em đang học có phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ mở một lớp năng khiếu sáng tác văn học hè.
    Em nằm trong danh sách được chọn và cô giáo em bảo phải nộp 1 tác phẩm. Từ trước tới giờ em chẳng có sáng tác nào, chỉ mỗi bài thơ đó, đành lấy bài thơ tặng bố đem đi nộp. Đầu tháng 8, lớp sáng tác đó bế mạc.
    Nhà thơ Đỗ Bạch Mai, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến ở Báo Văn Nghệ Trẻ có đến dự. Cô Bạch Mai có chọn trong 36 bài thơ của cả lớp một số bài để đăng Báo Văn Nghệ Trẻ và cô thích bài thơ của em nên chọn đăng ở vị trí đầu tiên trong chùm thơ, cũng trong tháng 8 năm ấy. Năm 2005, Báo Truyền hình (của Đài Truyền hình VN) có đăng bài thơ này của em.
    - Thế, đến khi đọc tờ Báo Tiền Phong cuối tháng 12/2005 em biết là có chuyện ?otrùng hợp phi lý? này ?
    - Không ạ. Cô giáo em phát hiện và gọi điện cho em nhưng không gặp được. Em gọi điện về cho cô, cô bảo có một bài thơ của cô ca sĩ Ngọc Khuê đăng trên Báo Tiền Phong rất giống thơ em và bảo em tìm đọc, cô còn trêu hay là em ?obán bản quyền??. Bận thi nên em chưa đi tìm tờ báo ngay.
    Sau khi thi xong, đúng dịp nghỉ tết em vào thăm cô giáo và cô có đưa cho em tờ Báo Tiền Phong. Em bị sốc thực sự: Sao thơ mình mà Ngọc Khuê lại bảo là thơ của Ngọc Khuê.
    Đọc kỹ, em thấy Ngọc Khuê không nhận bừa đâu mà cố ý sửa chữa cho nó hợp với hoàn cảnh của cô ấy như Mây trắng phiêu đời nghệ sĩ của cha còn thơ em là Mây trắng phiêu trôi một đời cha phiêu bạt và một số từ nữa. Còn lại là y chang.
    - Sao chuyện lâu như vậy rồi mà bây giờ em mới phản ứng?
    - Thực ra, em định im lặng cho qua chuyện vì em nghĩ Ngọc Khuê còn trẻ, sự nghiệp còn dài, còn mình cũng chỉ là một sinh viên, em không muốn làm ảnh hưởng đến cô ấy.
    Nhưng đã đến nước này thì em nghĩ cô ấy không tôn trọng tác giả khi cô ấy khẳng định bài thơ này do cô ấy sáng tác. Ngọc Khuê là người của công chúng nên sự trung thực là điều cần thiết.
    Nhưng Ngọc Khuê cũng có một cảnh ngộ tương tự em?
    Thà là cô ấy cứ trung thực mà nói là cô ấy chép bài thơ này tặng bố, chứ không thể ngồi sửa sang lại rồi nói dối bố là cô ấy làm.
    Em muốn nói với Ngọc Khuê điều gì không?
    Em biết, khi biết chuyện này người buồn nhất là bố của Ngọc Khuê, chứ không phải là em hay là Khuê. Nhưng em không thể im lặng. Có người không biết sẽ nghĩ rằng em là người ?othuổng? thơ của Ngọc Khuê thì sao? Em muốn một lời xin lỗi ở Khuê!


    Cha và mùa thu
    Nguyễn Thị Minh Thương
    Con chẳng gặp lá rơi vàng trước ngõ
    Khi mùa thu giăng lối trước hiên nhà
    Chỉ gặp dáng cha ngồi lặng lẽ
    Chẳng bao giờ thanh thản với thời gian
    Chẳng biết bao giờ mùa thu cứ mênh mang
    Cho trời xanh thêm và gió đưa lời hát
    Cho ngày con sinh chẳng bao giờ nắng nhạt
    Để cha cười ấm áp một vầng mây
    Mùa thu gầy như khói xanh bay
    Cay cay mắt con dối lòng không khóc
    Cha trở mình từng đêm khó nhọc
    Khát vọng ngày xưa dạt mãi phía chân trời
    Trách làm gì mùa thu cũ xa xôi
    Mây trắng phiêu trôi một đời cha
    phiêu bạt
    Lặng giấu nỗi buồn sau ánh nhìn đã nhạt
    Cha tìm gì trong sâu thẳm trời xanh?
    Đi qua mùa thu không qua được nỗi buồn
    Ám ảnh thời gian điều còn, điều mất
    Dẫu ngày con sinh nắng vàng, gió hát
    Nụ cười cha không trọn vẹn bình yên.  
         

     Cha và mùa thu
    Ngọc Khuê
    Con chẳng gặp lá rơi vàng trước ngõ
    Khi thu qua giăng lối trước hiên nhà
    Chỉ gặp dáng cha ngồi lặng lẽ
    Chẳng bao giờ thanh thản với thời gian
    Chẳng biết bao giờ mùa thu cứ mênh mang
    Chân trời xanh thêm và gió đưa lời hát
    Ngày chị con đi vào một chiều nắng nhạt
    Để cha ngồi man mác một vầng mây
    Mùa thu gầy như khói xanh bay
    Cay cay mắt con dối lòng không khóc
    Cha trở mình từng đêm trằn trọc
    Khát vọng ngày xưa dạt mãi phía chân trời
    Trách làm chi khi mùa đông đã tới
    Mây trắng phiêu đời nghệ sĩ của cha
    Lặng giấu nỗi buồn sau những điều đã mất
    Cha tìm gì trong sâu thẳm trời xanh?
    Mùa thu qua nỗi buồn cha chưa dứt
    Ánh mắt cha không trọn vẹn bình yên
    Chị con đi ngày trời xanh, gió hát
    Khúc hát buồn sâu thẳm nơi tim cha. 

    * In đậm là phần khác nhau giữa 2 bài thơ


    Theo Hoàng Nguyên VũNgười lao động
     
  2. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Bài trên là do báo Tiền Phong đăng lại của báo Người Lao Động còn dưới đây là bài chính gốc từ báo Người Lao Động.
    link: http://www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/159857.asp
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56190&ChannelID=7
    link TPO: http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56190&ChannelID=7
    Được all4country sửa chữa / chuyển vào 07:54 ngày 08/08/2006
  3. aobip

    aobip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    2.587
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì bài thơ của Ngọc Khuê nửa đầu thì nhỉnh hơn một chút, nhưng nửa sau thì lại chệch choặc. Bài của bạn Thương logic hơn, có hồn và tình cảm theo từng câu chữ
  4. chiphoidanhda

    chiphoidanhda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Đọc chỉ thấy buồn và hay! Chẳng muốn nghĩ ai đạo thơ ai cả! Đau đầu thật!
  5. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Tớ dám chắc Nguyễn Thị Minh Thương không "đạo thơ" của Ngọc Khuê rồi, vì chẳng có ai đạo trước khi bài thơ ra đời cả . Mà bài thơ của Thương đăng trên Báo Văn Nghệ Trẻ, số 33, ra ngày 17/8/2003, tức là có Journal, Volume, rõ ràng rồi (mà theo giới văn nghệ, hình như Văn nghệ trẻ là Journal có uy tín, hình như có cả Impact factor đấy ).
    Nếu xét tuyệt đối, thì bài thơ của Ngọc Khuê có khác so với bài của Minh Thương, nhưng chỉ khác kiểu "rằng thì là mà" thôi, kiểu như một người nói "vì thế", thì người sau cho thành "bởi vậy"....
    Trong làm khoa học, người ta có thể khảo sát các tính chất của cùng 1 loại vật liệu để công bố, ngưòi trước công bố về vật liệu này rồi, người sau vẫn có thể publish được tiếp, nhưng phải có các tính chất mới hơn và phải có reference đến bài báo trước khi, cái này dân khoa học gọi là "si tê" (cite, citation).
    Theo cách đó, publication của Ngọc Khuê là sau của Minh Thương (thậm chí Ngọc Khuê có ý tưởng về bài thơ sau cả khi Minh Thương đã publish trên VNT, vol. 33, 2003), vậy mà vẫn khăng khăng bảo của mình là do mình tự nghĩ thì vô lý quá, chắc không thể có 2 nhà thơ cùng nghĩ về 1 câu thơ giống hệt nhau (chắc là giống nhau đến 90% ấy chứ). Tớ nhớ trong lịch sử VN, đã từng có ông vua bị mắc lỡm đó là vua Tự Đức. Xin kể cho các bạn cùng nghe (chắc nhiều bạn biết rồi)
    Tự Đức vốn là ông vua thi sỹ và thích bình thơ. Nghĩ đ­ược câu thơ nào thư­ờng vẫn đem đọc cho quần thần nghe.
    Một hôm, sau buổi chầu, Tự Đức nói với các quan:
    - Đêm qua, trẫm nằm mơ làm đư­ợc hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!
    Rồi đọc luôn:
    Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngũ
    Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
    Các quan nghe xong đều lấy làm lạ vì ch­ưa hề đư­ợc nghe lối thơ vừa chữ vừa nôm ấy bao giờ, nhất là những chữ "khề khà", "lấm tấm" nghe thật thú vị. Còn Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt ở đấy, thì vẫn thản nhiên mà tâu rằng:
    - Tâu bệ hạ, t­ưởng gì chứ hai câu ấy thì hồi còn để chỏm đi học, thần đã đ­ợc nghe rồi ạ! Thần đư­ợc nghe cả bài tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.
    Tự Đức cố trấn tĩnh bảo Quát đọc cho nghe cả bài thơ. Còn đình thần thì bực tức vì Quát dám cả gan xúc phạm đến vua.
    Quát bình thản suy nghĩ một lát như­ để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:
    Bảo mã tây phư­ơng huếch hoác lai,
    Huênh hoang nhân tự thác đề hồi
    Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
    Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
    Xuân nhật bất văn sư­ơng lộp bộp,
    Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài
    Khù khờ thi tứ đa nhân thức
    Khệnh khạng tư­ơng lai vấn tú tài.
    Nghĩa là:
    Ngựa báu từ phía tây huếch hoác lại
    Ngư­ời huênh hoang nhờ cậy dìu về
    Trong vư­ờn oanh hót giọng khề khà
    Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm
    Ngày xuân chẳng nghe tiếng sư­ơng rơi lộp bộp
    Tiết thu chỉ thấy m­ưa bài nhài
    Tứ thơ khù khờ đã nhiều ng­ười biết
    Khệnh khạng còn mang đến hỏi tú tài.
    Bài thơ vừa đọc dứt, cả đình thần hoang mang nhìn nhau, còn tự Đức thì biết đích là Cao Bá Quát chơi xỏ mình, như­ng cũng rất sửng sốt và hết sức thán phục.
    Tất nhiên mình cũng không định ví Minh Thương như Cao Bá Quát hay Ngọc Khuê như vua Tự Đức đâu.
    Mình chỉ định nói rằng, Ngọc Khuê cần xem xét lại publication (trùng ý tưởng thì mất điểm ghê lắm ) và nên có một lời gọi là si-tê (cite, citation) bài của Minh Thương. Đơn giản vậy thôi!
    Được vodanh06 sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 07/08/2006
  6. danie_eva

    danie_eva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    0
    Hồi bọn em học CHV cùng Thương thì bài này được đăng trên bảng tin roài mà....hehe
  7. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Nếu biết nick YM của Thương thì gửi link topic này cho bạn ý để confirm cho mọi người đi em ơi!
  8. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1

    Em học chung trường với Thương từ cấp 2 đến hết cấp 3 ( hồi cấp 2 Thương học 9A em học 9C , còn cấp 3 Thương học lớp Văn em học Anh
    Ko quen biết Thương nhưng biết Thương học giỏi Văn , hồi cấp 3 cũng famous lắm vì bạn ý được giải quốc gia từ hối lớp 11
    Túm lại 1 câu là bạn ý học super đỉnh , bản thân em ko biết thực hư vụ đạo thơ này như thế nào nhưng em tin Thương ko làm cái việc mà Ngọc Khuê bảo bạn ý làm , còn nếu em nhớ ko nhầm thì bạn danie của em nói ko sai , là bài ý đã từng được đăng trên bản tin của trường
    Nhưng mà Ngọc Khuê dở hơi quá nhỉ , chuyện này làm sao mà lấp liếm đi được đây , chờ đợi một phản hồi chính thức từ Ngọc Khuê ( nói đến Ngọc Khuê lại nhớ đến cái hồi tập quân sự Eva nhể ?
    *** " Thương đủ khả năng để ko phải tranh chấp thơ với bất cứ một ai , nhất là với 1 nhà thơ nghiệp dư như Ngọc Khuê " ( câu này là bạn của em nói - nó cũng học CHV cùng khoá mí em )
    Thêm câu nữa , giải nhất văn QG mà fải đi đạo thơ của 1 ca sĩ thì kể ra nó cũng hơi bùn cười nhờ , cái kiểu nổi tiếng của Thương hay hơn kiểu của Khuê chứ ?
  9. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1
    Rất là bùn bọn em ko quen Thương
  10. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Xung quanh bài báo "Ca sĩ Ngọc Khuê có đạo thơ?"
    Tiếc cho Ngọc Khuê
    08-08-2006 00:38:10 GMT +7
    LTS: Sau khi Báo Người Lao Động số ra ngày 7- 8 đăng bài "Ca sĩ Ngọc Khuê có đạo thơ?", chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến của các nhà thơ, nhà giáo, nhà văn... Để có một cái nhìn khách quan, chúng tôi trích đăng một số ý kiến tiêu biểu
    [​IMG]Nhà thơ Lê Minh Quốc: Tôi nghi ngờ vào sự trung thực của Khuê
    Trong những ngày này, tôi thật sự hoang mang khi nghĩ đến sự tồn tại của thơ: ?oTồn tại hay không tồn tại?? Vì thế, khi biết được thông tin về bản quyền bài thơ Cha và mùa thu, tôi lại thêm ngao ngán. Chả lẽ ngay cả cái giá trị tầm thường nhất mà cũng có người ?otước đoạt? ư? Nhưng dù gì đi nữa, bài thơ viết ra là công sức, là tâm huyết của một người mà ta phải ghi nhận. Vậy ai đã ?othuổng? của ai trong trường hợp cụ thể này?
    Ở đây, chỉ xét ở góc độ ?okỹ thuật? của một bài thơ, tôi nhận thấy em Huỳnh Thị Minh Thương đã chứng tỏ là người ?ocó nghề?. Em gieo vần chỉnh chu, dùng chữ nghĩa phù hợp với nội dung cần diễn đạt và biết tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của thể thơ này. Trong khi đó, thật khó giải thích tại sao bài thơ của ca sĩ Ngọc Khuê ở hai khổ thơ cuối lại chệch choạc một cách ngớ ngẩn đến như vậy. Ngớ ngẩn ngay cả lúc gieo vần đơn giản nhất. Nếu một người ?ocó nghề? đã viết được 3 khổ thơ trên một cách chỉnh chu, thì không thể ?onon tay? đến độ viết 2 khổ thơ cuối lạc lõng vần điệu đến như thế. Đọc bài thơ của Khuê, tôi có cảm giác đang nhìn một phụ nữ xinh đẹp đang trang điểm, mà động tác cuối cùng là nàng đã bôi đi son môi vốn có để vẽ lên đó một vệt râu đen sì. Chính vì điều này tôi nghi ngờ vào sự trung thực của Khuê.
    [​IMG]Nhà thơ Đỗ Bạch Mai: Bài thơ của em Thương trong sáng hơn
    Sau lớp bồi dưỡng năng khiếu viết văn ở Phú Thọ, về sau này tôi có trở lại trường chuyên Hùng Vương và tôi có nói rằng bài Cha và mùa Thu của bạn Nguyễn Thị Minh Thương là một bài thơ xúc động và là một trong những bài thơ được nhất trong 36 bài thơ tôi chọn đăng từ lớp đó trên Báo Văn Nghệ Trẻ. Bạn Thương có một xúc cảm rất giản dị và trong sáng, chính sự giản dị ấy, sự trong sáng ấy mới thực sự gây xúc động. Người cha mà em Thương viết trong thơ hiện lên rất gần gũi và thật là người cha nhất trong cách cảm nhận của một người con đang ở lứa tuổi học trò.
    Khi đọc bài thơ của Ngọc Khuê, công bằng mà nói, tôi thấy về ý, hai bài thơ này là một, còn về chữ thì đôi chỗ thay đổi trong bài thơ của Ngọc Khuê hơi lủng củng. Tôi nghĩ rằng có thể bạn Ngọc Khuê thích bài thơ này và thấy nó thích hợp với mình. Ở góc độ tình cảm, Ngọc Khuê cũng đáng yêu qua sự đồng điệu ở bài thơ này. Nhưng rõ ràng, tình cảm của em Thương trong bài thơ của mình trong sáng và thánh thiện hơn. Còn những câu chữ không được trơn tru cho lắm trong một số từ Khuê sửa thì có vẻ bị chai sạn. Cũng về góc độ tình cảm thì người viết, dù chỉ là một dòng thơ cũng phải trung thực từ chính trong tâm hồn.
    Nếu xét trên góc độ tác phẩm thì phải rạch ròi, Ngọc Khuê phải biết tác phẩm đó là của ai. Nếu bài thơ này Ngọc Khuê đưa cho bố năm 2004 trong khi bài thơ của Minh Thương đăng trước, thì lẽ ra Ngọc Khuê cũng phải nói với bố là bài thơ này con thích, con thấy hợp với hoàn cảnh của mình nên chép tặng bố. Chuyện đó không có gì cả, và như vậy, tình cảm đó lại càng đáng quý. Cũng thật may là Ngọc Khuê không phải là người chủ động đưa bài thơ này cho báo chí, và bố Khuê cũng không biết thực hư. Tôi thực sự tiếc cho Ngọc Khuê trong chuyện này, bởi cô ấy là một ca sĩ cũng khá nổi tiếng.
    [​IMG]Cô giáo Nguyễn Thị Thu Oanh (Tổ trưởng tổ văn Trường Trung học chuyên Hùng Vương, Phú Thọ): Đáng trách là Khuê không nói thật với bố
    Minh Thương là học trò của tôi và tôi rất thích bài thơ Cha và mùa thu của em Thương. Bài thơ được viết với một xúc cảm chân thực, một tình cảm trong sáng, là tình cảm người con dành cho người cha nhưng lại hiểu được tình cảm người cha dành cho người con. Tôi và một đồng nghiệp nữa có đọc bài thơ của Ngọc Khuê trên Báo Tiền Phong, lúc đầu tôi rất ngạc nhiên vì tại sao bài thơ của học trò mình lại xuất hiện với một cái tên tác giả khác là Ngọc Khuê?
    Là một giáo viên văn, tôi hiểu Ngọc Khuê, cũng xuất phát từ một sự đồng điệu khi đọc bài thơ này vì có cảnh ngộ tương tự. Từ hoàn cảnh đồng điệu, cô ấy có thay một số chữ, đó cũng là một sự tiếp nhận thơ ca. Tình cảm đó, tôi nghĩ cũng rất trong sáng và đáng quý. Nhưng điều đáng trách ở Ngọc Khuê là khi chép bài thơ tặng bố đã không nói thật với bố. Tôi có nghe cô ấy bảo cô ấy viết bài thơ này trước khi tham dự giải Sao Mai - Điểm hẹn 2004. Thế thì cô ấy có thể hát trực tiếp trên sân khấu để tặng bố trước sự chứng kiến của hàng loạt khán giả được mà? Thôi thì đằng nào chuyện cũng thế rồi, bỏ qua được gì nên bỏ qua vì Khuê còn trẻ, còn học trò của tôi - em Thương, tính cách của em ấy không phải là người thích sự ầm ĩ.
    [​IMG]Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến: Giống nhau một chín một mười
    Khi đọc hai bài thơ này, điều tôi nhận thấy là không chỉ giống nhau về ý tưởng mà giống nhau cả về cách thể hiện và gần như một chín một mười. Đầu đề, một số câu, rồi hình ảnh thơ trong hai bài thơ rất giống nhau.
    Trong văn học nghệ thuật, sự giống nhau về ý tưởng không phải là vi phạm tác quyền mà giống nhau về hình thức thể hiện mới gọi là vi phạm. Trong khi đó, bài thơ của Minh Thương công bố trước còn Ngọc Khuê khẳng định bài thơ này viết năm 2004 tức là sau khi bài thơ của Minh Thương xuất hiện 1 năm.
    Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này Ngọc Khuê không dùng thơ để đánh bóng mình mà chỉ như một nhu cầu tình cảm là một sự động viên, an ủi người cha của mình, vì thế cũng nên nhìn nhận vấn đề độ lượng hơn. Tôi rất yêu quý tiếng hát của Ngọc Khuê và cũng từng nhắn tin động viên khi Khuê lên sân khấu. Khuê đã đuối lý khi thời điểm công bố tác phẩm của Khuê là sau Thương. Tôi rất quý Ngọc Khuê và muốn làm một điều gì đó giúp Khuê lúc này nhưng tôi cũng lấy làm tiếc là tôi không giúp gì được nữa.


    Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên:
    Cần tôn trọng sự thật!
    [​IMG]Khi đọc Cha và mùa thu trên hai tờ báo ra ở hai thời điểm khác nhau, tôi thấy ngay hai bài thơ này là một, trong đó chính bản là của Minh Thương, phó bản là của Ngọc Khuê. Tôi nói thế là căn cứ vào thời gian xuất hiện của hai bài thơ, sự kiện gây cảm xúc tạo nên hai bài thơ và cấu tứ câu chữ của văn bản hai bài thơ. Đó quả là một điều đáng tiếc từ phía Ngọc Khuê, cho dù là vì lý do tình cảm cha con. Điều đáng tiếc này sẽ trở nên đáng trách và đáng phê phán nếu bây giờ Ngọc Khuê không tự nhận ra lỗi của mình.
    Thương là học trò của tôi, Thưong có tâm sự với tôi: Em lên tiếng không phải vì lo rằng mọi người đọc hai bài thơ sẽ nghĩ em lấy tác phẩm của Ngọc Khuê, bởi sự thật xuất xứ hai bài thơ đã chứng minh ai là tác giả. Nhưng em không im lặng bởi cần một sự tôn trọng. Sự thật phải được tôn trọng. Tình cảm chân thật phải được tôn trọng. Nhất là một tình cảm cao quý như tình cha con. Tôi nghĩ đó là một thái độ đúng đắn và cần được tôn trọng.
    Hoàng Nguyên Vũ (ghi)
    Nguồn: http://www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/159948.asp
    Được all4country sửa chữa / chuyển vào 07:58 ngày 08/08/2006

Chia sẻ trang này