1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ việc đạo thơ: Ngọc Khuê: ''Nhiều người không thiện chí với tôi''!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi all4country, 07/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Xin nói thêm là bài này được đăng trên báo Gia đình & Xã hội (Có lẽ là Báo giấy, vì mình tìm mãi chưa thấy báo điện tử đâu ). Nếu mọi người muốn đọc link trực tiếp trên VNE thì hãy vào link này: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2006/08/3B9ED687/
  2. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ có đọc một bài viết trên báo Giáo Dục & Thời Đại (báo giấy). Nhưng sau đó vụ việc đã gần như "thôi" nên tớ cũng chẳng tìm lại, hôm nay tìm post đây để mọi người tham khảo:
    Ca sĩ Ngọc Khuê và sinh viên Nguyễn Thị Minh Thương: Ai ?ođạo? thơ ai?
    Minh Thương viết bài thơ năm 2003 còn Ngọc Khuê thì cho rằng mình viết năm 2004. Có hay không sự trùng lặp ý tưởng 90% trong hai bài thơ một viết trước một viết sau của hai người không hề quen biết. Ai đạo thơ của ai đến giờ phút này chưa có câu trả lời chính thức. Còn người đọc đã dễ dàng cho mình một câu trả lời. Nhưng điều đáng buồn, đáng nói ở đây chính là sự thiếu trung thực với bản thân, với dư luận của người không làm ra bài thơ nhưng vẫn khăng khăng khẳng định đó là thơ của mình.
    Hai tác giả nói gì về bài thơ của mình?
    Minh Thương khẳng định: bài thơ ?oCha và mùa thu? là của cô, đã từng đăng báo Văn nghệ Trẻ, số 33, ra ngày 17/8/2003. Cô viết trong hoàn cảnh gia đình đang có chuyện buồn, anh trai Thương gặp tai nạn. Bố Thương thương con một cách thầm lặng và thường giấu nỗi buồn thầm lặng như thế. Cô ngồi viết nhật ký một chuyện buồn, tự nhiên cảm xúc thành thơ. Thương không có ý định đưa bài thơ cho bố đọc, lại càng không có ý định đưa ra để đăng báo... Nhà thơ Đỗ Bạch Mai trong dịp đến dự lớp năng khiếu sáng tác tại Phú Thọ (nơi Thương học) đã chọn trong 36 bài thơ của cả lớp một số bài để đăng báo Văn nghệ Trẻ trong đó có bài của Thương.
    Còn Ngọc Khuê cho rằng cô làm bài thơ năm 2004 khi gia đình có chuyện buồn, chị Khuê mất. Bố Khuê buồn, cô làm bài thơ để động viên bố. Khuê đã tặng bài thơ cho bố trước khi vào Sài Gòn tham dự Sao Mai điểm hẹn 2004. Khuê cũng khẳng định, bài thơ do Khuê làm chứ không có sự nhờ vả ai, hay ai làm hộ mình. Cũng theo cô ca sĩ trẻ: cô đã làm nhiều bài thơ, làm cho vui và để tặng những người thân trong gia đình, và tặng cả chú mèo nhỏ... Và đa số những bài thơ đó chỉ làm cho riêng mình không có ý định chơi thơ hay đọc thơ cho mọi người để cùng nghe và bàn luận...
    Ý tưởng lớn gặp nhau hay sao chép vụng về?
    Trong sáng tác thơ văn, bên cạnh các tác phẩm có nội dung, hình thức thể hiện hoàn toàn độc lập thì cũng có không ít tác phẩm được sáng tác dựa trên một mô tuýp chung. Tuy nhiên sáng tác trên một mô tuýp chung không có nghĩa là giống nhau hoàn toàn mà mỗi tác phẩm vẫn có sự khác biệt trong ý tưởng, ngôn từ, cấu tứ... Ví dụ như cùng một mô tuýp hai chị em một hiền lành tử tế, một đanh đá mưu mô và người chị khi trải qua những bất hạnh sẽ được trở thành vợ vua còn người em bị quả báo... Trên thế giới, chúng ta được biết đến câu chuyện về nàng lọ lem còn ở Việt Nam cũng với mô tuýp ấy chúng ta lại có một câu chuyện Tấm Cám hay không kém. Cùng mô tuýp nhưng mỗi câu chuyện có một sự sáng tạo, một ý tưởng truyền tải khác nhau và người xem hoàn toàn không thể nhầm lẫn giữa nàng Lọ Lem của nước ngoài và Cô Tấm xinh đẹp của Việt Nam.
    Bên cạnh kiểu sáng tác trên cùng một mô tuýp chúng ta cũng thấy có nhiều tác phẩm chịu sự ảnh hưởng tư tưởng tư duy, thậm chí là một tác phẩm khác. Sự ảnh hưởng là không tránh khỏi, nhưng người sáng tác chân chính sẽ hiểu điều mình viết là ảnh hưởng từ đâu và đứa con tinh thần họ mang nặng đẻ đau ấy chỉ là sự ảnh hưởng phần nào đó rất nhỏ chứ không phải là ăn cắp hay bê nguyên những ảnh hưởng đó vào tác phẩm của mình. Dẫu có ảnh hưởng đến mấy thì giữa hai tác phẩm vẫn phải khác nhau trong cách thể hiện. Trong trường hợp hai tác phẩm được gọi là ảnh hưởng, hay sáng tác trên cùng một nguồn cảm xúc nhưng cấu tứ, ngôn từ, cách thể hiện giống nhau đến 90% thì chỉ có thể coi đó là ?oĐạo? hoặc ?oThuổng? giữa một trong hai tác phẩm.
    Quay trở về hai bài thơ cùng tên ?oCha và mùa thu? của hai tác giả Minh Thương và Ngọc Khuê. Bài thơ của Minh Thương được viết năm 2003 và bài thơ của Ngọc Khuê năm 2004. Về thời điểm sáng tác, thì bài thơ của Minh Thương ra đời trước hẳn 1 năm nhưng ngôn từ, ý tưởng hai bài thơ lại giống nhau đến 90%. Cứ nhìn vào thời điểm sáng tác cùng ngôn từ, cấu tứ... thì khó ai khi đọc hai bài thơ này lại có thể đứng về phía Ngọc Khuê. Nhưng Ngọc Khuê vẫn một mực khẳng định: ?oBài thơ này của em, chính em làm chứ chẳng nhờ ai làm hộ hay lấy của ai?.
    Cần tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả.
    Phần lớn mọi người khi đọc ?oCha và mùa thu?, cũng như căn cứ vào thời gian xuất hiện hai bài thơ đều có nhận xét, hai bài thơ là một và bản chính của Minh Thương, phó bản của Ngọc Khuê. Nếu như xét Minh Thương ở góc độ xử lý kỹ thuật một bài thơ, thì Thương đã tỏ ra có nghề hơn hẳn Khuê. Cách dùng ngôn ngữ, gieo vần.... đều phù hợp với nội dung cần diễn đạt. Và thơ của Thương là sự giản dị trong sáng, gần gũi thì thơ của Khuê (những khổ cuối đã sửa chữa) lại cho thấy sự lạc lõng, lủng củng trong vần điệu, những từ ngữ được sửa cũng thể hiện sự chai sạn cho phù hợp hơn với hoàn cảnh của mình.
    Chẳng ai có thể trách Khuê nếu Khuê thấy bài thơ hay, cùng tâm trạng hoàn cảnh với mình nên chép lại để tặng cha, và nói rằng con thấy bài thơ hay nên chép để tặng cha. Còn khi đã có sự nhầm lẫn thì dũng cảm nhận đây là sự nhầm lẫn vô tình và xin lỗi tác giả bài thơ. Khuê vẫn được mọi người trân trọng và bố Khuê cũng không vì thế mất đi sự tin yêu, kỳ vọng vào con gái.
    Cũng có người cho rằng Ngọc Khuê đáng thương hơn đáng trách vì cô cũng chỉ muốn động viên bố nhưng xét cho cùng thơ văn phải là tiếng nói, sự rung động từ trái tim mình. Khi đã cùng đồng cảm và yêu thơ của người khác thì điều chí ít phải làm được đó là tôn trọng tác giả, tôn trọng sự thật. Đặc biệt là đối với Khuê, một người của công chúng một ca sĩ trẻ đã phần nào tạo được sự mến mộ của không ít người yêu nhạc. Vậy mà rất nhiều người yêu quý giọng hát của Khuê, từng ủng hộ Khuê đã phải thốt lên rằng không thể đứng cùng Khuê trong sự việc lần này.
    Đức Hạnh
    ----------------------------------
    Nhà thơ Đỗ Bạch Mai: ?oNgọc Khuê cần dũng cảm xin lỗi Minh Thương?
    Chị đã đọc cả hai bài thơ ?oCha và mùa thu? của tác giả Minh Thương và Ngọc Khuê. Nhận xét của chị về về hai bài thơ?
    Đây không phải là bài thơ kiệt tác, vẫn chỉ là một bài thơ của tuổi học trò nhưng bài thơ của Minh Thương được làm trong hoàn cảnh: anh trai mất, người cha đau khổ tột cùng. Hình ảnh người cha đã làm em xúc động và viết bài thơ. Và vì bài thơ được viết trong một hoàn cảnh thực nên đã làm người đọc thấy xúc động bởi tình cảm chân thành của tác giả.
    Bài thơ ?oCha và mùa thu? mà Ngọc Khuê nhận là của mình tuy có sửa một số chi tiết cho phù hợp với hoàn cảnh của mình hơn nhưng thực chất toàn bộ vẫn là một giọng điệu, một tình cảm, một hình ảnh của người cha đau khổ... Xét cho cùng thì hai bài thơ vẫn là một.
    Tôi cũng không ngờ giữa hai người có hoàn cảnh giống nhau như thế. Bởi vậy cũng dễ dàng lý giải: người bình thường đọc bài thơ thì không quá xúc động nhưng khi cùng hoàn cảnh người sẽ rất xúc động và có thể biến thành một nỗi niềm riêng của mình.
    Mọi người cho rằng: Ngọc Khuê đang đi sâu vào sự giả dối khi mạo nhận bài thơ đó của mình và bản thân là một ca sĩ có tiếng trong công chúng nên Khuê không thể chấp nhận mình là người đi ?ođạo thơ??
    Điều trước tiên cần khẳng định bài thơ của ai? Ngọc Khuê có nói sáng tác bài thơ này năm 2004. Còn bài thơ của Minh Thương, vì tôi đã mang bài thơ này về từ trại sáng tác ở Phú Thọ năm 2003 và đăng trên báo Văn nghệ trẻ, số 33 ra ngày 17/8/2003. Mọi người cũng hoàn toàn có thể đặt lại câu hỏi liệu đó có phải bài thơ của Minh Thương làm không? Nhưng nếu không phải là bài thơ của Thương thì đã có người nhận bài thơ này rồi. Bởi vậy khi bài thơ được đăng dưới tên một tác giả khác Minh Thương đã phải lên tiếng để bảo vệ chính mình.
    Theo chị trong cuộc giằng co chưa đi đến hồi kết nhưng phần lớn mọi người đều đứng về phía Minh Thương thì hành động không ngoan nhất của Ngọc Khuê lúc này là gì?
    Trong đời chúng ta đã được đọc nhiều bài thơ hay, xúc động, chúng ta có thể chép bài thơ đó để tặng lại cho người khác. Nếu Ngọc Khuê tặng bố mình bài thơ, mà ngay từ đầu nói rằng con đã rất xúc động khi đọc bài thơ này nên chép tặng lại bố thì tình cảm của người cha không vì thế mà giảm sút tình cảm. Và chắc hẳn, không vì bài thơ được đứng tên Ngọc Khuê thì sẽ thêm phần xúc động. Điều đáng tiếc là không có sự rõ ràng ngay từ đầu nên bố của Ngọc Khuê đã đưa đăng báo với niềm tự hào đây là thơ của con mình... Nếu là người có kinh nghiệm, Ngọc Khuê cần dũng cảm xin lỗi Minh Thương
    Trong trường hợp cả Ngọc Khuê và Minh Thương đều khẳng định đây là tác phẩm thơ do mình viết ra. Vậy để công luận được hiểu đúng thì đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm làm sáng tỏ?
    Nếu cả hai người vẫn tiếp tục nhận đó là tác phẩm của mình thì chắc chắn sẽ có sự vào cuộc của một số cơ quan có chức năng. Đó có thể là Hội nhà văn Việt Nam hay Trung tâm bảo vệ quyền tác giả. Sự thật chắc chắn sẽ được phơi bày.
    Cám ơn nhà thơ!
    Link: http://www.gdtd.com.vn/gdtdroot/2006-095/bai04.htm
  3. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Vừa vào Blog của @annonymous, 1 trong những thành viên của Box, có thấy bài viết này, post lên để mọi người cùng xem, chứ để ở Blog không thì... phí quá
    Cha và mùa thu - bài thơ bị phá hoại
    Hic, nói chuyện thời sự tí cho nó thay đổi vậy, vẫn cái chuyện thuổng thơ mọi người ầm ĩ mấy hôm nay. Chẳng phải mất công đọc bải thơ, chỉ xem 2 mốc thời gian thôi đã đủ hai năm rõ mười rồi, NK nói là mình viết năm 2004 trong khi bài thơ đã được đăng trên Văn nghệ trẻ từ giữa năm 2003 rồi. Nhưng nếu đọc 2 bài thơ thì thấy bài của NK "non" hơn hẳn một bậc, hầu hết những sửa đổi đều làm cho bài thơ bị "hạ điểm". Việc bài thơ là của ai những tưởng chẳng phải nói gì thêm thì mọi người đều hiểu nó là của ai nên cũng chẳng mất công moi móc làm gì nữa. Mình cũng không muốn đây là 1 bài góp phần lên án NK vì việc đó là thừa, cái đó thiên hạ đã làm. Thứ nhất, nói thực thì mình cũng cóc biết NK là ai, chỉ qua vụ ầm ĩ này mình mới nghe đến tên. Thứ hai là theo những gì đọc được trên báo thì việc làm của NK làm cũng có lý do tương đối chính đáng, dù sao thì cũng "hiếu vi vạn hạnh chi tiên". Ở đây chỉ muốn phân tích một chút để thấy 1 bài thơ đã bị phá hỏng như thế nào mà thôi.
    Hãy khoan chưa nói về mặt ngữ nghĩa mà chỉ xét về luật thơ. Dễ bị bắt quả tang nhất chính là câu cuối cùng, sai hẳn cái cơ bản của luật bằng/trắc. Bài này có thể liệt vào thể tự do nhưng thực ra lấy thơ 8 câu làm chủ đạo và theo luật thơ 8 chữ, trong đó ở mỗi câu, chữ cuối và chữ thứ 3 từ cuối câu phải đối nhau về thanh bằng/trắc. Đó là điều tối thiểu về thanh luật câu của thơ 8 chữ, trong khi đó "nơi" và "cha" đều là vần bằng khiến cho cả câu "Khúc hát buồn sâu thẳm nơi tim cha" trở thành một câu đọc lên thấy xuôi xuôi một cách lãng xẹt với 3 chữ cuối cùng toàn thanh bằng (thậm chí đều là phù bình thanh). Nếu như nó không phải như vậy mà chỉ cần sửa một chút thành "Khúc hát buồn sâu thẳm đáy lòng cha" thì ít ra nó còn là 1 câu thơ đúng. Một người nếu chẳng biết tí gì về luật thơ nếu đọc từ đầu đến cuối cũng không thể không nhận ra sự bất ổn về thanh luật ở câu này, lạc lõng hẳn so với tất cả những câu phía trên, như kiểu đang ăn ngon lành đến cuối bữa vì cắn phải hòn sạn mẻ cả răng. Ấy vậy mà bài thơ đã qua tay qua mắt một loạt những người thuộc giới văn nghệ sĩ. Đây có lẽ là sự thay đổi mất điểm nhất so với nguyên tác của bài thơ.
    Sai luật thứ 2 là những vần nối của 2 khổ thơ cuối (ghi chú là bài thơ này đăng trên vnexpress "liền tù tì", nhưng nếu đọc lên sẽ thấy là bài thơ này phân theo khổ 4 câu), tức là 2 cặp vần trời/xôi và xanh/buồn ở nguyên tác và bị sửa thành trời/tới, xanh/dứt. Cặp xanh/dứt thì chẳng biết nói gì hơn, rõ ràng NK khi sửa bài thơ đã không có một chút ý niệm nào trong đầu rằng 2 chữ này phải vần với nhau. Còn cặp trời/tới thì luật thơ cũng quy định thanh bằng và trắc không thể vần với nhau được (trừ có chữ cuối câu đầu của thơ 5 hay 7 chữ), vì thế từ luật bằng chuyển sang luật trắc ở câu dưới là sai, cả 2 khổ cuối, tuy nhiên khổ cuối cùng là nghiêm trọng hơn.
    Tiếp nữa, khổ thơ thứ 4 bị sửa đến nỗi chẳng còn lại 1 vần nào cả. Nếu dựa vào thanh bằng/trắc của những chữ cuối câu khổ thơ này thì nó phải được gieo vần chéo, nghĩa là chí ít thì 2 chữ cuối câu thứ 1 và thứ 3 phải vần với nhau, nhưng ở đây NK lại xếp vào đó 2 chữ "tới" và "mất". Trong nguyên tác, luật bằng trắc khiến nó gieo vần liền với 2 chữ bạt/nhạt.
    Chuyển sang mặt ngữ nghĩa cũng sẽ thấy những sửa đổi rất "tối". Điều vô lý nổi cộm lên đầu tiên là khổ thơ thứ 4, NK đã "mạnh tay" đến nỗi đang từ mùa thu lại sửa thành mùa đông (nhắc lại rằng tên bài thơ là "Cha và mùa thu"). Sửa thì đã đành, nhưng sửa thì phải sửa tới cùng, chứ sửa nửa vời làm cho nó thành vô lý, mà sự vô lý đó lại chình ình ngay trong cùng 1 khổ thơ chứ chẳng đâu xa: câu trên "mùa đông" rồi câu dưới lại "mây trắng", "trời xanh"... Phải nói cho kỹ rằng trong nguyên tác, NTMT đã viết là "mùa thu cũ xa xôi", đó là đứng từ mùa thu hiện tại nhắc về 1 mùa thu trong quá khứ, trong ký ức chứ hoàn toàn không có nghĩa là hiện tại mùa thu đã qua theo như NK hiểu (?). Đấy là còn chưa nói tới khổ 3 ở ngay trên, 4 câu thơ được viết ra rất thực, tác giả như nhìn thấy mùa thu đang ở ngay trước mắt, ngay trong hiện tại và cảm nhận được nó, ấy vậy mà liền ngay sau đó NK buông ngay 1 câu "mùa đông đã tới" rất vô trách nhiệm.
    Cũng tương tự thế, trong câu đầu tiên của khổ 5, NTMT viết là "Đi qua mùa thu...", còn NK lại sửa thành "Mùa thu qua...". Nếu đọc thoáng qua thì tưởng như tương đồng về ý nhưng thực ra nó lại khác hẳn. Trong "Đi qua mùa thu" thì "mùa thu" là chỉ mùa thu chung chung hoặc là một mùa thu trong quá khứ, điều đó không có nghĩa là mùa thu hiện tại đã qua. Còn ở "Mùa thu qua..." thì rõ ràng chỉ một mùa thu cụ thể, tức là mùa thu hiện tại đã qua, nó rất mâu thuẫn với cái ý mùa thu sang nằm ở khổ 1. Mình tự hỏi không biết có phải vì thế mà NK cũng đã sửa "mùa thu" thành "thu qua" trong câu 2 (khổ 1) không (?), nhưng rất tiếc, việc đó không đủ để người đọc hiểu là mùa thu đã qua, mà "thu qua" sẽ được hiểu thành "thu sang", do chữ "qua" có 2 nghĩa lại cộng thêm đoạn "giăng lối trước hiên nhà" nối tiếp sau. Mà cũng chẳng thể hiểu khác được, "giăng lối trước hiên nhà" thì chỉ có mùa thu thôi chứ lẽ nào lại là mùa đông (?), hơn nữa nó là chủ ngữ mà. Nói tóm lại là dù hiểu thế nào thì cũng vẫn mâu thuẫn.
    Bây giờ thử nhìn kỹ lại khổ thơ thứ 2 sẽ lại thấy những thay đổi ở đây đều rất tác trách. Câu thơ bị sửa nặng nề nhất là "Cho ngày con sinh chẳng bao giờ nắng nhạt" đã biến thành "Ngày chị con đi vào một chiều nắng nhạt", mới đọc qua đã thấy trong một câu có tới 2 trạng ngữ chỉ thời gian "ngày" và "chiều" chồng chéo lên nhau khiến cảm giác bị thừa, rõ ràng chữ "ngày" trong câu thơ đã sửa không có một chút vai trò gì cả về mặt ngữ nghĩa cũng như luật thơ, hoàn toàn có thể bỏ đi. Không chỉ thế, trong câu này, "chẳng bao giờ nắng nhạt" bỗng chốc đã thành "nắng nhạt", từ phủ định thành khẳng định, kéo theo thêm một mâu thuẫn nữa trong bài thơ sửa. Vì câu thơ này là "chị con đi vào một chiều nắng nhạt" mà ở khổ cuối lại có câu "Chị con đi ngày trời xanh gió hát", người đọc tự hỏi vậy không hiểu ngày đó nắng hay là không nắng đây (?). Thực ra câu thơ ở khổ cuối đó, "trời xanh gió hát" chỉ là nhắc lại ý của câu thơ ngay ở trên, tức là câu thứ 2 của khổ 2, nhưng nếu như trong nguyên tác nó phù hợp với ý "chẳng bao giờ nắng nhạt" thì trong bài thơ sửa, 2 câu thơ đó lại bị hai chữ "nắng nhạt" phủ định hoàn toàn.
    Trong bài phát biểu của NTMT, câu thơ bị sửa mà cô kể ra đầu tiên là câu "Mây trắng phiêu trôi một đời cha phiêu bạt", bị sửa thành "Mây trắng phiêu đời nghệ sĩ của cha", phải chăng đây là sửa đổi đã tác động mạnh nhất đến lòng trắc ẩn của NTMT (?). Câu thơ đầu hay bao nhiêu thì câu sau sáo rỗng bấy nhiêu. NTMT ví đời cha mình như một đám mây trắng mùa thu phiêu trôi, trong khi thực sự nghĩ kỹ thì chẳng hiểu NK định nói gì qua câu thơ của mình nữa, nếu như ta thử hỏi nó có liên quan gì tới toàn bộ câu chuyện "chị con đi" xuyên suốt bài thơ. Chữ "phiêu trôi" trong nguyên tác là một nội động từ, còn ở câu của NK lại là một ngoại động từ, có thể thấy NK đã cảm nhận có phần sai khi đọc câu này.
    Tóm lại là nếu xem xét kỹ những sửa đổi của NK thì có lẽ chỉ còn duy nhất 2 chữ "khó nhọc" đổi thành "trằn trọc" là còn chấp nhận được. Một bài thơ bị xé tan tác như thế, thử hỏi làm sao tác giả khi đọc được lại không bị buộc phải lên tiếng. Nó không phải là việc tác quyền, nhưng khi tình cảm con người ta bị xé vụn một cách vô trách nhiệm. Một hoạ sĩ sẽ đau lòng như thế nào khi bức tranh của mình bị người ta bôi đen thì một người viết thơ cũng sẽ đau lòng như vậy khi thấy bài thơ của mình bị sửa câu chữ. Đọc bài thơ sửa cũng không khỏi băn khoăn về khả năng cảm nhận cũng như khả năng ngôn từ của NK, nếu bình thường thì chẳng có gì đáng nói, nhưng ở đây, cô đóng vai trò người dám lên tiếng trên báo chí nói rằng bài thơ là của mình, hoặc chí ít thì cô cũng phải rất thích bài thơ đó khi đã tặng cho cha mình...
    Nhắc lại rằng bài viết này không nhằm mục đích góp phần moi móc sai lầm của NK, khi mà mục đích của việc làm đó là tốt, nhưng cũng phải nói là đáng tiếc. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, có bài báo nói rằng việc làm của NK đáng lẽ chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình chứ không nhằm mục đích to lớn hơn là lấy danh tiếng. Điều này có lẽ mới là khó chấp nhận hơn. Những tưởng con người loè những người dưng trong thiên hạ vì mục đích cá nhân còn dễ được thông cảm hơn là một người loè chính những người thân nhất của mình. Lừa thiên hạ coi như cũng chỉ mất phần ngọn trong đạo đức xã hội, nhưng dối cha mẹ mình thì kể như đạo đức đã bị mất từ gốc rồi, tuy nhiên cũng an ủi phần nào khi mục đích của sự dối trả đó là tốt đẹp.
  4. EL_Cid

    EL_Cid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2004
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    Có bài này của Adamour bên box Thảo luận cũng hay:
    http://www3.ttvnol.com/ThaoLuan/808509/trang-2.ttvn
    Được el_cid sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 27/08/2006
  5. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Phú Thọ có nhiều người giỏi, làm thơ hay, làm kinh tế cũng giỏi nhưng các bạn cùng đọc bài này và suy nghĩ nhé. (Just for fun)
    Học hết lớp 6, lớp 8 vẫn không biết đọc!

    (VietNamNet) - HS đã học hết lớp 6 và lớp 8, nhưng khi đánh vần 4 chữ "Sơn Tinh - Thủy Tinh" phải "rặn" hết 10 phút vẫn chưa xong. Đánh vần chữ "Thánh Gióng" thành "nhà hòn", và làm phép tính 6: 2=4 và 8x2=6! Đó là chuyện về 2 em HS mà chúng tôi đã gặp ở trường THCS Phượng Lâu (TP Việt Trì, Phú Thọ).

    Đây là kết quả những phép tính của Tám và Anh

    Đánh vần Thánh Gióng thành...nhà hòn!
    Vũ Văn Tám vừa học hết lớp 8, chuẩn bị lên lớp 9 trong năm học 2006-2007.
    Đến nhà Tám, chúng tôi phải ngồi đợi vì em không có nhà. Mẹ của Tám cho biết: Đang trong dịp nghỉ hè nên em thường giúp bố mẹ công việc gia đình, nếu không làm việc đồng áng thì Tám cũng đi thả bò, ít khi ở nhà vào ban ngày.
    Biết chúng tôi đang cần gặp Tám nên vừa nói chị vừa đứng dậy chạy ra ngoài đê để tìm. Một lúc sau chị và cậu con trai trở về, chúng tôi nói với chị muốn kiểm tra kiến thức của Tám xem những tin đồn về cậu con trai của chị có đúng không?
    Công việc đầu tiên là để cho Tám đọc một đoạn trong câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh ở sách Văn học lớp 6.
    Sau một lúc bỡ ngỡ, Tám bắt đầu ngồi đánh vần. Nhưng phải hơn 10 phút, em vẫn không đánh vần nổi 4 chữ "Sơn Tinh - Thủy Tinh". Chúng tôi tiếp tục mở truyện Thánh Gióng để cho Tám đọc. Lần này, có "tiến bộ" hơn. Ngồi một lúc, Tám bắt đầu ê, a đánh vần. Em đánh vần được thật, chỉ mỗi tội lại đọc Thánh Gióng thành? Nhà hòn.
    Chúng tôi tiếp tục để Tám đánh vần một đoạn trong truyện Thánh Gióng với nguyên mẫu là: "Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn...".Ngồi một lúc khá lâu, em bắt đầu đọc: "Tục ngữ truyền người những Vương thứ sau hở lòng...".
    Chúng tôi đưa ra một vài phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản. Ngồi vã cả mồ hôi, Tám đưa ra một loạt đáp án kinh khủng. Các phép tính chúng tôi đưa ra, sau hơn 20 phút loay hoay, Tám đưa kết quả: 9 x 2 = 8; 7 x 6 = 42; 72 : 9 = 3; 100 : 5 = 43...
    Tôi hỏi vì sao không đọc, không làm toán được mà kiểm tra vẫn được điểm, không phải thi lại ? Em cho biết: "Có lần kiểm tra, cô giáo bảo, hôm nào cô giáo không bảo thì em nhìn bài bạn ngồi bên cạnh". Tám còn ?okhoe? năm nào em cũng được lên lớp, năm học vừa rồi môn Toán em được tận 7,0 và môn Văn em được những 6,2 (!!!?)
    Mẹ Tám tâm sự: Đi họp phụ huynh, cô giáo chỉ nói Tám nghịch, học hơi yếu chứ không nói nó dốt thế này. Về nhà, kiểm tra vở của cháu vẫn thấy có những điểm 5, 6, 7, 8. Nhưng đến tận bây giờ, tôi mới biết nó đánh vần không nổi và viết cũng không xong! Thà nhà trường cứ cho cháu học đúp còn hơn. Chứ cái kiểu hôm nào cũng cắp sách đến trường mà một chữ bẻ đôi cũng không biết! Không hiểu nhà trường dạy dỗ kiểu gì?
    6:2 = 4; 8x2=6!
    Trần Việt Anh, vừa học xong lớp 6, chuẩn bị bước vào lớp 7, nhà ở khu 2 xã Phượng Lâu. Giống như Vũ Văn Tám, Trần Việt Anh cũng đang ở trong tình trạng "một chữ bẻ đôi không biết". Để kiểm tra kiến thức của Việt Anh chúng tôi đưa em đọc truyện Thạch Sanh, loay hoay mãi Việt Anh bắt đầu đánh vần và chúng tôi thật sự bất ngờ khi Việt Anh đọc Thạch Sanh lại thành ?Thánh Gióng và viết hai chữ Thạch Sanh thành Thảnh Sanh.
    Không thể kiên nhẫn được nữa, chúng tôi liền bảo Việt Anh cầm sách viết một đoạn trong câu truyện Thạch Sanh với nguyên mẫu của cả đoạn là: "Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: Người này khoẻ như voi....". Vừa đánh vần, Việt Anh vừa viết lại đoạn văn trên như sau: "một hôm, có nguay hang dang lên là Lì thông đi qua đò. Thấy thạc Sanh gành sề một gành cụi lớn, hân ngì bung..." .
    Chúng tôi tiếp tục đưa ra một vài phép toán đơn giản để Việt Anh giải, nhưng cũng giống như Vũ Văn Tám, Việt Anh ngồi đánh vật khá lâu mới đưa ra 1 loạt đáp án kinh hoàng: 6 : 2 = 4; 15 - 11 = 19; 8 x 2 = 6; 12: 4 = 8...
    Chứng kiến tình trạng con mình học yếu như vậy, chị Nguyễn Thị Thao, mẹ Việt Anh mới tá hoả: Tôi không nghĩ con mình kiến thức lại rỗng đến như vậy, chẳng biết đến trường nó học cái gì? Biết sự thực này, tôi xót ruột lắm, học hết lớp 6 rồi mà chẳng biết chữ nào. Gia đình tôi mong muốn nhà trường cho cháu đúp lại, kiến thức hổng cho nào thì dậy lại cho cháu chỗ đấy. Chứ bây giờ bắt nó bỏ học thì tội lắm!
    Nỗi đau không phải riêng ai...
    Tâm sự của mẹ các cháu Việt Anh, Tám...ở Phượng Lâu cũng là nỗi lo của các bậc làm cha, làm mẹ. Các chị cứ nghĩ cho con đến trường được học cái chữ để nương cậy lúc tuổi già. Thế mà con của các chị ngày nào cũng ôm cặp tới trường, mỗi năm lên một lớp.
    Nỗi lo và băn khoăn đó càng nhân gấp bội phần khi chúng tôi được tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Khẩn - Hiệu trưởng trường THCS Phượng Lâu.
    Ông cho biết, trong những năm qua, công tác giáo dục của trường đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%, từ khi thành lập năm 1997 đến nay, trường không có học sinh lưu ban, chỉ có năm học 2005 - 2006, trường mới có học sinh phải thi lại. Hiện nay, chúng tôi đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia!?...
    Trong buổi làm việc với phóng viên báo Nhân Dân, ông Đặng Văn Nghề, Trưởng Phòng GD-ĐT thành phố Việt Trì cho biết, hiện tượng học sinh ở Việt Trì "ngồi nhầm lớp" là có, nhưng chỉ là rất cá biệt. Việc để học sinh lớp 6, lớp 8 mà vẫn chưa biết đọc, biết viết, biết làm tính là không thể chấp nhận, giáo viên, kể cả cán bộ quản lý phải chịu trách nhiệm. Bước vào năm học mới, Phòng GD-ĐT sẽ chỉ đạo rà soát, đánh giá lại chất lượng học sinh toàn thành phố, những học sinh "ngồi nhầm lớp" hoặc học quá yếu sẽ được kèm cặp, phụ đạo thêm. Phòng cũng không đặt ra yêu cầu tỷ lệ học sinh lên lớp từ năm học này.
    Ông Phan Văn Lân, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Tới đây, Sở GD-ĐT triển khai nhiều nội dung và kiên quyết đấu tranh với nạn tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Còn về tình trạng ?ongồi nhầm lớp?, ngành sẽ sắp xếp để những học sinh học lại.
    Ngọc Long
    Source: http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/08/605657/
    Được captain sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 27/08/2006
  6. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Bài của @enzogoy bên Thảo Luận!
  7. noreallymatter

    noreallymatter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
  8. TIEGER

    TIEGER Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    1.639
    Đã được thích:
    0
    http://ngockhue.net/forum/forumdisplay.php?f=9
    ????????????????????////////

Chia sẻ trang này