1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vui buồn nghề kiến trúc sư

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi GoBlue, 02/06/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Nên chỉnh sửa lại lời Quốc ca

    Quốc ca Việt Nam đã trở nên thiêng liêng và là vũ khí tinh thần vô giá của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, một số câu trong lời bài hát đã không còn phù hợp với lớp trẻ, với giai đoạn hiện nay. (Vũ Mạnh Tiến)
    Năm 1946 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chọn bài hát "Tiến quân ca" của cố nhạc sĩ Văn Cao là quốc ca của nước Việt Nam.
    Trải qua bao biến cố thăng trầm của đất nước, đã 63 năm qua bài "Tiến quân ca" đã trở nên thân thuộc, gắn bó, đi vào lòng ngưòi dân Việt Nam. Bài ca vang lên trong mọi hoàn cảnh vui buồn, gian khó, lúc chiến tranh bom rơi, đạn nổ, cũng như trong những ngày hòa bình, dựng xây, từ khắp mọi miền Tổ quốc tới bè bạn quốc tế bốn biển năm châu.
    Có thể nói "Tiến quân ca" đã là một phần lịch sử, một phần cuộc sống của nhân dân Việt Nam kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới nay.
    Bài hát "Tiến quân ca" đã theo sát, động viên, khích lệ lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để chiến thắng của mỗi người dân Việt Nam, nó là sức mạnh để đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, cùng phấn đấu vì một nước Việt Nam độc lập tự do và giàu mạnh.
    Thật sự không bài hát nào có vai trò, vị trí và ảnh hưởng sâu rộng trong toàn dân Việt Nam như bài "Tiến quân ca". Là người đặc biệt yêu thích hát Quốc ca, từ những ngày còn học Tiểu học, trong mỗi buổi chào cờ trước sân trường vào sáng thứ 2 hàng tuần, đến nay đã gần 50 tuổi, tôi vẫn giữ nguyên vẹn niềm say mê đó.
    Có thể nói nếu có kỷ lục Guiness Việt Nam về số lượng người cùng hát Quốc ca thì chắc chắn kỷ lục này sẽ thuộc về Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, trong những trận đấu bóng đá nam giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội tuyển Thái Lan. Khi đó, trên khán đài luôn chật kín 4 vạn khán giả, giữa rừng cờ đỏ sao vàng, tất cả đều phấn chấn đứng dậy hát vang bài Quốc ca làm vang vọng cả một vùng trời quanh sân vận động.
    Cùng hòa mình với các cổ động viên Việt Nam khi đó trên khán đài, tôi mới thật sự cảm nhận được thế nào là tinh thần đoàn kết "muôn người như một" và cũng hình dung ra được không khí của những ngày Cách mạng tháng Tám và Lễ Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945 đã được nhà thơ Tố Hữu tả lại trong câu thơ: "Những sóng người cuồn cuộn, theo nhịp "Tiến quân ca"..."
    Hơn lúc nào hết, tôi hiểu ra rằng Quốc ca Việt Nam đã trở nên thiêng liêng và là một vũ khí tinh thần vô giá của người dân Việt Nam.
    Tuy nhiên, sau mỗi lần hát Quốc ca, tôi luôn cảm thấy vẫn còn gờn gợn điều gì đó làm mình thấy chưa ổn. Sau nhiều lần suy nghĩ tôi thấy rằng điều "gờn gợn, chưa ổn" đó chính là một số câu trong lời ca của bài hát này đã không còn phù hợp với lớp trẻ, với giai đoạn hiện nay nữa, như câu: "Cờ in máu chiến thắng" hay "Đường vinh quang xây xác quân thù", "Tiến mau ra sa trường", "Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu"... Nếu được chỉnh sửa thì chắc chắn bài Quốc ca của Việt Nam ta sẽ hoàn thiện hơn, sát thực tiễn, hợp thời đại, lòng người và hay hơn.
    Năm 1976 nước Việt Nam thống nhất và Quốc hội VN đã nhất trí đổi tên nước ta từ "Việt Nam dân chủ cộng hoà" thành "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ghi dấu ấn mới cho dân tộc ta chuyển từ giai đoạn chiến tranh, chia cắt đất nước sang thời kỳ hoà bình, thống nhất.
    Cùng với việc đổi tên nước, khi đó nhiều người cũng muốn có một bài Quốc ca mới cho phù hợp với giai đoạn mới, tình hình mới.
    Năm 1981 nước ta có phát động một cuộc thi sáng tác Quốc ca mới và đã được đông đảo nhân dân trong và cả ngoài nước gửi bài tham gia. Các ca khúc hay nhất đã được dàn dựng, phối khí và trình diễn trên sóng phát thanh, truyền hình khi đó. Tuy nhiên cuộc thi đã không thành công vì không thể tìm ra được bài hát nào hay hơn bài "Tiến quân ca", và bài hát này vẫn được giữ nguyên và tiếp tục là Quốc ca VN cho đến nay, với cả mặt ưu và hạn chế của nó. Vậy mà thấm thoát từ đó đến nay đã 28 năm rồi.
    Theo tôi cuộc thi sáng tác Quốc ca mới năm 1981 không thành công do chúng ta đã sai lầm từ trong suy nghĩ rằng sẽ có thể sáng tác được một bài Quốc ca hoàn toàn mới, bỏ hẳn bài "Tiến quân ca" vốn là đứa con tinh thần, ra đời trong máu lửa, đã cùng ra sống vào chết với nhân dân, đã thấm vào trong máu thịt của đồng bào chiến sỹ ta khi đó. Nên dễ hiểu là những bài thi Quốc ca mới năm đó có tính chất như đặt hàng, duy ý chí nên không sao đi vào lòng người được.
    Việc chỉnh sửa Quốc ca (nếu có), tôi đề nghị đi theo hướng vẫn chọn "Tiến quân ca" làm Quốc ca Việt Nam, phần nhạc không thay đổi chỉ thống nhất lại từ hai giọng cùng tồn tại hiện nay là Si giáng trưởng và Son trưởng về một giọng duy nhất là Son trưởng.
    Phần lời ca chỉnh từ việc đang có hai lời ca hiện nay về chỉ còn một lời ca duy nhất. Lời ca này sẽ chỉnh sửa theo hướng phối hợp giữa hai lời ca cũ với nhau, cố gắng duy trì ở mức cao nhất những ca từ cũ, chỉ thay đổi, chỉnh sửa những ca từ đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay nữa.
    Bản Quốc ca sau khi chỉnh sửa sẽ đảm bảo được tính truyền thống, kế thừa, thống nhất, đơn giản, mạch lạc, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu, dễ hát. Ca từ của bài hát hợp với lòng người, với thời đại, vẫn có sức lôi cuốn, tập hợp, động viên và truyền sức mạnh tinh thần cho người hát, nhất là thế hệ trẻ tương lai của đất nước ta hiện nay.
    Việc chỉnh sửa có thể được thực hiện cụ thể như sau:
    Thứ nhất, giữ nguyên phần nhạc của bài hát "Tiến quân ca", chỉ đề nghị cần thống nhất về giọng của phần nhạc. Hiện nay, đang tồn tại song song các bản in bài hát Quốc ca Việt Nam với hai loại giọng khác nhau, có bản là giọng Si giáng trưởng, có bản là giọng Son trưởng tức là chênh nhau một quãng ba về cao độ - hiểu nôm na là hát ở giọng cao hoặc hát ở giọng thấp hơn. Việc tồn tại song song hai giọng của bài Quốc ca sẽ dẫn đến những bất hợp lý khi phối khí và cả khi hát vì lúc tập có người quen hát cao, có người lại quen hát thấp nên khi cùng hát sẽ bị vênh, không đồng nhất.
    Quốc ca là bài hát của toàn dân nên tôi đề nghị cần thống nhất chỉ có một giọng và đề nghị chọn giọng Son trưởng là giọng duy nhất vì với giọng này, việc hát và phối khí dễ hơn giọng Si giáng trưởng. Do âm vực ở giọng Son trưởng thấp hơn nên khi lên cao ở cuối bài nốt "Mi" ứng với từ "tiến lên" sẽ không bị lạc giọng với đại đa số quần chúng nhân dân. Vả lại, ở khoảng âm thấp nhất là nốt Si ứng với từ "gập gềnh" ai cũng vẫn có thể hát được ở nốt này.
    Tóm lại, việc Quốc ca chỉ có giọng Son trưởng duy nhất sẽ làm cho nhân dân cả nước, các dàn nhạc khi tập luyện cũng như khi hát, trình tấu luôn thống nhất, đều nhau, đây là đặc điểm quan trọng rất cần khi hát tập thể.
    Thứ hai, về phần lời ca, cần chỉnh từ hai lời ca hiện nay về chỉ còn một lời duy nhất, bởi lẽ khi hát Quốc ca nên hát ngắn gọn. Trong thực tế, lời hai của bài Quốc ca rất ít được sử dụng, nhưng nó lại hay gây ra sự nhầm và lẫn lộn với lời một khiến người hát không tự tin khi hát, dẫn đến việc không dám hát to, chỉ hát thầm, làm giảm hiệu quả, khí thế của bài hát.
    Việc chỉ có một lời ca duy nhất sẽ khiến bài Quốc ca trở nên dễ nhớ, dễ thuộc. Từ đó, người hát sẽ tự tin và mạnh bạo khi cùng hát trước đông đảo công chúng.
    Sau nhiều lần suy nghĩ chọn lựa, tôi mạnh dạn đề nghị chỉnh sửa lời Quốc ca Việt Nam như sau, cũng mong bạn đọc xa gần góp thêm ý kiến để có thể hay hơn nữa.
    Lời hát đề nghị chỉnh sửa cụ thể như sau:
    "Đoàn quân Việt Nam đi
    Sao vàng phấp phới
    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
    Cùng chung sức kiến thiết xây đời mới
    Đứng đều lên gian khó ta vượt qua
    Từ bao lâu nuôi chí anh hùng
    Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
    Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
    Tiến mau ta lên đường
    Tiến lên, cùng tiến lên
    Núi sông Việt Nam ta vững bền".
    Lời bài ca như trên diễn tả hình ảnh cả nước ta như một đoàn quân, phía trước là cờ đỏ sao vàng dẫn lối, đang tiến bước hào hùng trên con đường còn gập gềnh, đích còn xa với sự đồng lòng vượt mọi gian khó, cùng nhau quyết tâm, sẵn sàng hy sinh như những anh hùng trong công cuộc kiến thiết đất nước vì một tương lai tươi thắm của nhân dân, của núi sông Việt Nam, với một niềm tin vững chắc về một Tổ quốc Việt Nam mãi vững bền.
    Theo tôi, lời ca duy nhất như trên vẫn kế thừa được tính truyền thống, lại phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện nay, việc hát cũng vẫn dễ dàng và đảm bảo nhịp đi hùng mạnh như tác giả Văn Cao đã chọn.
    Bài hát "Tiến quân ca" được Văn Cao viết năm 1944, năm mà nạn đói đang lan tràn cả nước, cướp đi sinh mạng của 2 triệu người. Chính Văn Cao nói rằng nếu không sống trong cảnh nước mất, nhà tan, hờn căm chất chồng như vậy thì ông đã không viết nhiều câu mạnh như thế.
    Tháng 8/1945, Bác Hồ đã chọn "Tiến quân ca" là Quốc ca và sau đó năm 1946 đã được Quốc hội khóa một thông qua. Nhạc sỹ Văn Cao có nói rằng, kể từ đó "Tiến quân ca" không còn là bài hát của riêng ông nữa mà đã là đứa con tinh thần là tài sản của Nhân dân Việt Nam.
    Ngoài việc thống nhất và chỉnh sửa lại lời Quốc ca như trên, rất mong nhận được nhiều ý kiến của các bạn gần xa để lời bài Quốc ca trở nên đẹp nhất. Tôi cũng mong báo VnExpress.net sẽ tập hợp những ý kiến này và trình lên Quốc hội để nếu được đông đảo người dân ủng hộ thì sớm thông qua và áp dụng vào cuộc sống, việc này theo tôi đã chậm tới gần 30 năm rồi.
    Tôi cũng đề nghị sau khi thống nhất được lời Quốc ca mới, Chính phủ cần ban hành những nghi lễ thống nhất trong việc chào cờ và hát Quốc ca để cho cả nước, từ nguyên thủ quốc gia đến các em học sinh tiểu học, từ người dân thường đến các quân nhân, các vận động viên... đều hát to, khỏe, đầy tự hào, thống nhất như nhau khi hát Quốc ca và chào lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc. Đó cũng là biểu hiện của sự đoàn kết, nhất trí và trình độ dân trí của dân tộc ta.
    Vũ Mạnh Tiến
    vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2008/08/3BA05F40/
    Link trên vnexpress hình như đã bị gỡ
  2. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Buồn...bác em nhỉ. Thôi, em đi vục mặt vào ngực gái mà khóc đây...
  3. khobac

    khobac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    667
    Đã được thích:
    0
    Vui buồn nghề KTS?
    Vui: Xăng giảm giá rồi
    Vui + Buồn "nẫn nộn": Sau một thời gian hành nghề KTS giờ đã bỏ nghề
    Buồn: Không vẽ vời nữa cũng nhớ phết nà

  4. nggiang

    nggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    1
    Có ít thế mà bác Nam suy ra nhiều nhỉ!?
    bác Nam mở thêm nghề xem TAY đi bác!???
  5. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    đíu ai nói "âm vực" phải "sâu" cả. " vực" là vùng trong chữ khu vực, lĩnh vực.
  6. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    "âm vực" bạn KCB nói cùng cặp với "dương vực" cơ
  7. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    ÂM VỰC:
    phạm vi cao độ tương đối của các tiếng thanh cùng loại giữa hai ngưỡng cao nhất và thấp nhất. Vd. ÂV của giọng nói, ÂV của các nguyên âm, ÂV của các thanh điệu, vv. Với sự cảm nhận bằng thính giác âm nhạc, có thể xác định ranh giới hoặc mức độ cung bậc về ÂV tương đối của các tiếng thanh, như cao, nửa cao, trung bình, nửa thấp, thấp. Theo kết quả phân tích các thông số âm học của giọng nói con người, ÂV giọng nói của phụ nữ và trẻ em cao gấp đôi ÂV giọng nói của nam giới. Giọng hát giữa nam và nữ, xét về ÂV cũng khác nhau (cao, trung bình, trầm).

    http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1965aWQ9MjgyMzImZ3JvdXBpZD0ma2luZD1zdGFydCZrZXl3b3JkPSVjMyVhMg==&page=1
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1

    @bac di . Dương thì em thik dùng từ "dương cụ" hơn, nghe hoành tráng
  9. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Nhớ 1 kỷ niệm khó 5
    Ngày xưa chơi với 1 cô bé, có lần nghe kể chuyện bạn cơ quan cô ý bảo lão Dzi cười cứ như "sơn dương"
    Ngày đó gia đình cô bé cấm bọn mình chơi với nhau vì chuẩn bị gả cho đại gia, còn bọn mình thì có vẻ "thân nhau hơi quá mức cần thiết" Một lần thế nào đó (chắc say rượu) mình gọi điện đến nhà, cô bé đi vắng, mẹ cô ý hỏi "thế cậu tên là gì để tôi nhắn em nó..." Bí quá, tính mình ít khi tự nói dối, ngắc ngứ rồi mình bảo "Dạ, cháu là... Dương ạ, cô cứ nhắn xxx gọi lại cho cháu...!"
    Tối hôm đó, cô bé gọi điện cho mình: "Người ta biết ngay mà..."

    (Ngày đó chưa có dịch vụ điện thoại di động)
  10. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Amyth Club ( tầng 3 nhà hàng Cielo -tiếng Ý là màu xanh lục ở 172 xuân diệu ) tổ chức đêm kts hàng tuần vào ngày chử nhật từ 6h chiều
    đây là nơi các kts giao lưu vói các giới , đặc biệt là luật sư và báo chí ( bảo vệ quyền lợi và Pr tên tuổi ) ngoài ra còn có nhiều người NN giũ nhiều vị trí quan trọng đang sống tại Tây Hồ
    mong tạo ra 1 nơi sinh hoạt văn hoá và môi trường tiếp xúc , tìm kiếm công việc và quan hệ cho kts
    vào cửa free và có tatsty bufee
    kts Nguyễn Việt Nam 0986511995
    investvn@gmail.com
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này