1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vui buồn nghề kiến trúc sư

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi GoBlue, 02/06/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    thử xem mình có bị khóa ko? bữa giờ cũng có lói tục tí chút khe khe khe
  2. ArchDzi

    ArchDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Ơ này, bạn nói thế thì còn coi lãnh đạo ra cái Loại gì nữa?
    Mình rất tin tưởng ở lãnh đạo, bạn hư lắm, úp mặt vào góc lớp đi! Lãnh đạo cứ phải là xử cho thật nghiêm, nếu theo luật mà phải xử hết, không còn cán bộ nữa, ta lại sửa luật, lo chi!
  3. TBNkhoilua

    TBNkhoilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Xúc phạm cái [kiểm duyệt] gì, có phải thằng [kiểm duyệt] nào cũng may mắn được anh xúc phạm đâu mà chen lấn, tự phong cho mình cái niềm vinh hạnh đó. [kiểm duyệt] nó, làm anh mất công reg nick, già rồi, ngồi mân mê 10 phút mới xong.
    Bác em dạo này định bỏ nghề giống em hay sao rảnh rỗi, post bài reg nick ầm ầm thế?
    M@
  4. ArchDzi

    ArchDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Uhm, a có hiện tường già nên hay lộn. Cứ tưởng phải reg nick mới xem đc các cháu Ai bờ zồ mà TTVNol chiêu đãi... Ai zè, SMS thử phát, chưa đến 3 tạ thóc, hàng thật mày ạ!!!
  5. Duarch

    Duarch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2008
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    cân đối lại dự án toi 2 ngày nghỉ, an ủi bằng 8 ngày công :) :(( >:P
  6. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Hố hố, em đi vắng mấy hôm mà các bác lại leo cây hết cả thế lày là sao?
  7. Tiviman

    Tiviman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Nhắn kiểu gì bác ? Em tìm mãi không thấy số ?!
  8. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    THAM VỌNG ĐẠI DƯƠNG CỦA TÀU TỪNG BỊ LÊ LỢI DẬP TẮT
    2008-09-22
    Bài ?oTham vọng đại dương của Trung Quốc? đăng trên website RFA Việt ngữ có đoạn nói về việc Đô đốc Trịnh Hòa cách nay 600 năm đã đem một hạm đội hùng hậu nhất thế giới thời ấy đi thám sát các đại dương bên ngoài lãnh hải Trung Quốc.
    Tượng vua Lê Lợi, Bình Định Vương người đã đánh bại quân Minh
    Điều này chứng tỏ Trung Quốc từng có người đi biển tài ba, nhưng vì sao lại bỏ quên sức mạnh hải quân để đến nỗi bị ngoại quốc phương xa xâm lăng, xâu xé?
    Nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng là nhà nghiên cứu sâu rộng về lịch sử, văn hóa, chính trị Trung Quốc, có thể đưa ra một giải thích về câu hỏi đó vì liên quan đến Việt Nam và các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Giữa bối cảnh Trung Quốc nối lại giấc mộng bá chủ đại dương khi xưa, chuyện xưa khiến ta nhớ tới chuyện nay qua phần trao đổi của Việt-Long với ông Nguyễn Xuân Nghĩa sau đây.
    Mộng bá chủ đại dương
    Việt Long: Trước hết, thưa ông, bảy chuyến hải hành của Đô đốc Trịnh Hoà thời Minh bên Tàu là như thế nào. Mục tiêu
    và kết quả ra sao, mà vì sao lại chấm dứt?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Về đại thể, Trung Quốc lỡ hẹn với lịch sử chừng 600 năm, nay đang nối lại giấc mơ xưa là trở thành đại cường hải dương thay vì chỉ là đại cường lục địa như trong mấy ngàn năm lịch sử của họ.
    Và thứ hai, cái hẹn ấy lại có thể bước qua đầu Việt Nam vì nơi duy nhất Trung Quốc có thể bành trướng được, do địa dư hình thể, chính là Việt Nam. Trong tinh thần ấy, ta nên nhìn lại chuyện Trịnh Hoà và yếu tố Việt Nam khiến Âu Châu chứ không phải Trung Quốc đã thành bá chủ hải dương. Đây là một câu chuyện rất ly kỳ mà cũng là thời sự.
    Việt Long: Ông cho rằng chính Việt Nam đã cắt đứt giấc mộng bá chủ hải dương của Trung Quốc vào sáu thế kỷ trước, ông có thể chứng minh điều đó?
    - Thưa đúng là Việt Nam có góp phần cho tai nạn lịch sử ấy của Trung Quốc. Muốn thấy rõ, ta nên nhắc lại lịch sử của hai nước hơn 600 năm trước. Thời ấy, Chu Nguyên Chương vừa chấm nhà Nguyên Mông và lập nên nhà Minh vào năm 1368, dưới tên Minh Thái tổ, niên hiệu Hồng Võ và trị vì đến năm 1398. Năm đó cũng là khi Hồ Quý Ly nắm quyền nhiếp chính và kết thúc nhà Trần.
    Tại Trung Quốc, Minh Thái tổ truyền ngôi cho cháu nội là Chu Doãn Văn, làm vua đến 1402, niên hiệu là Kiến Văn. Nhưng người con thứ tư của Minh Thái tổ là Chu Lệ hay Chu Đệ đã cướp ngôi của cháu. Ông là Minh Thành tổ, lập ra thời Vĩnh Lạc từ 1402 đến 1424, và là người quyết định tấn công Việt Nam, tiêu diệt nhà Hồ vào năm 1407 khiến Việt Nam bị 10 năm Minh thuộc.
    Nhưng, khi cướp ngôi mà không chắc người cháu là vua Kiến Văn đã chết hay chưa, lại nghe đồn rằng Kiến Văn đã trốn xuống Đông Nam Á, Minh Thành tổ mới sai Tam Bảo Thái giám Trịnh Hoà làm Đô đốc giong thuyền ra biển để xuống Đông Nam Á nghe ngóng tình hình. Đây là một trong nhiều lý do khiến vị Đô đốc người Hồi tên là Mã Tam Bảo đóng tầu ra khơi, lần đầu vào năm 1405. Năm đó, Nguyễn Trãi của ta mới 25 tuổi và ông Đô đốc này 34 tuổi.
    Việt Long: Ông có thể nói thêm đôi chút vì lý lịch của ông Đô đốc Thái giám này không?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Ông ta là người Hồi giáo, tổ tiên xuất phát từ xứ Uzbekistan ngày nay, đã sống nhiều đời tại Vân Nam. Mã Tam Bảo là tên phiên âm từ Hồi giáo của Mahmud Shams.
    Khi Chu Nguyên Chương tiêu diệt tàn dư Nguyên Mông tại Vân Nam vào năm 1381 thì Mã Tam Bảo bị bắt và bị thiến năm 11 tuổi, nhưng được Chu Lệ Vương là Minh Thành tổ sau này yêu quý mà đem về nuôi và cho đi học. Thái giám Mã Tam Bảo có công giúp Lệ Vương cướp ngôi của cháu, được vua ban tên Trịnh Hoà.
    Mã Tam Bảo là người Hồi giáo, mà cha và ông đã từng hành hương tại Thánh địa Mecca tại xứ Saudi Arabia ngày nay, nên khá am hiểu về địa dư, địa đồ và lập ra căn cứ hải quân công xưởng gọi là Đông Xưởng để đóng tầu viễn duyên. Các "bảo thuyền" của ông ta, có từ sáu đến tám cột buồm, có thể dài gấp đôi và có sức trọng tải gấp sáu các hải thuyền của Columbus ra khơi vào năm 1492.
    Việt Long: Bảy chuyến hải hành của Đô đốc Trịnh Hoà ngoài mục đích truy tìm vua Kiến Văn còn có mục tiêu gì khác?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Chính yếu là phô trường đức sáng của Thiên tử nhà Minh qua việc trao đổi tặng vật với các nước gần xa, chứ chưa hẳn là thương mại hay bành trướng quân sự như Âu Châu sau này. Đây là khía cạnh khoa trương của nền văn minh Trung Hoa
    Giấc mơ không thành
    Việt Long: Thế vì sao những chuyến hải hành đầy hứa hẹn đó lại bị huỷ bỏ?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Minh Thành tổ mất, con trai là Chu Cao Sí ở ngôi có một năm, cháu nội là Chu Chiêm Cơ lên ngôi từ năm 1425 với niên hiệu là Tuyên Đức. Các văn từ của Nguyễn Trãi trong "Quân trung Từ mệnh tập" gọi vị vua này là "thằng nhãi ranh Tuyên Đức"!
    Hai năm sau thì 10 năm kháng chiến của ta kết thúc, năm 1427, khi Liễu Thăng bị chém bay đầu ở Lạng Sơn làm đại quân nhà Minh dưới quyền Vương Thông bị vây tại Đông Quan, tức là Thăng Long, đành phải đầu hàng.
    Nhìn lại lịch sử nhà Minh, ta thấy triều đại Tuyên Đức bị khủng hoảng ở hai khía cạnh an ninh và kinh tế. Về an ninh, nhà Minh vẫn bị các bộ tộc Mông Cổ tấn công ở phương Bắc và tăng cường xây dựng Vạn lý Trường thành mà ta thấy ngày nay.
    Con trưởng của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng có góp phần kỹ thuật cho việc chống lại quân Mông Cổ bằng cách cải tiến súng thần công. Hình như sau này ông lên tới chức vụ ngang hàng Thứ trưởng Quốc phòng là nhờ tài năng đó!
    Mặt khác, bị thất trận đầy tốn kém ở phương Nam dưới tay Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các Nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là "cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!" mà nói rằng chẳng có lý do gì khiến ta phải bành trướng ra ngoài, mà giong buồm ra biển!
    Yếu tố chính là ý thức hệ, ***g bên dưới là an ninh và kinh tế mà cuộc kháng chiến của Việt Nam có góp phần đáng kể.
    Kết cục, sau khi Trịnh Hoà qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tầu viễn duyên, không ai được có tầu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là "hải cấm" ấy, Trung Quốc nhường Đông hải cho... hải tặc, cho Nụy khấu, tức "giặc lùn" ám chỉ người Nhật, và đấy là lúc xuất hiện loại người như Từ Hải, một tay cướp biển mà đòi vạch đôi sơn hà với nhà Minh Gia Tĩnh!
    Tổng kết lại, từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc bế môn tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa. Giấc mơ toàn cầu hoá của Trịnh Hoà coi như tan thành bọt biển và vài chục năm sau, Columbus xuất hiện cùng các nhà hải hành khác của Âu Châu làm thay đổi bộ mặt thế giới!...
    Được arcvubale sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 18/10/2008
  9. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc HN không phong cách - lỗi có phải của KTS?
    Một độc giả chia sẻ những nỗi lo cho số phận kiến trúc Hà Nội, và đặt câu hỏi về trách nhiệm của nền kiến trúc ấy có thực là của giới kiến trúc sư?
    >> Kiến trúc Hà Nội - kiến trúc... không phong cách
    Quốc hội đang họp và bàn về "Luật đô thị & chức danh Kiến trúc sư trưởng" để lập lại kỷ cương. Trước khi làm việc mới, ta cần nghiêm túc soi lại việc cũ một chút, có như vậy mới rút ra được các bài học thích đáng, tránh lặp lại ở những lần sau.
    Có người nói rằng mô hình Kiến trúc sư trưởng đã được thiết lập ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 đến năm 2004 là mô hình thí điểm, nói như thế là chưa chính xác. Vì nếu thí điểm thì chỉ nên giới hạn trong một thời gian nào đó, và nhất thiết phải được đúc kết kinh nghiệm.
    Không ai lại mang quyền lợi đất nước ra làm thí điểm hàng chục năm trời. Khi thấy mô hình đó không tốt, lại "bóp chết", tạo ra mô hình mới là Sở Kiến trúc Quy hoạch, nay thấy sở Kiến trúc Quy hoạch cũng bất lực, bèn quay lại cái tên Kiến trúc sư trưởng, nhưng được "luật hóa" để thể hiện tầm cao hơn.
    Vậy trong 20 năm đổi mới, Thủ đô đã trải qua 16 năm ?ovừa xây dựng vừa nơm nớp lo bị tàn phá ?.
    Những cái giá đã phải trả do tự ta gây nên
    Khi lần đầu thành lập Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Hà Nội năm 1992, người được chọn chức danh đó là KTS - TS Nguyễn Lân, một người được đào tạo Đại học ở Thượng Hải, trên Đại học ở Budapest, từng có nhiều chức danh và từng là Vụ trưởng Vụ quản lý đô thị ở Bộ xây dựng.

    Một góc Hà Nội hiện nay. Ảnh: vtv.vn

    Lúc đó văn phòng KTST được giao rất nhiều quyền, cả quyền đề xuất quy hoạch lẫn quyền cấp phép xây dựng. Đến khi bỏ mô hình đó để lập ra Sở Kiến trúc & Quy hoạch thì quyền cấp phép trả về Sở xây dựng và người đứng đầu Sở KT&QH không cần có học hàm học vị cao nữa. Sau đó, cả văn phòng KTST và Sở KT&QH đều đã bị vô hiệu hoá như nhau.
    Chắc mọi người chưa quên vụ đê Yên Phụ năm 1995 - một vụ tai tiếng gây tổn hại hàng ngàn tỷ đồng. Khi thanh tra vào việc, phát hiện ra hơn 200 ngôi nhà không có giấy phép đã vi phạm cơ đê và lấn mặt đường. Tất nhiên toàn bộ số nhà cửa này sau đó bị phá hết.
    Cả năm 2007 và sang đầu năm 2008 có hàng loạt vụ bê bối như chiến dịch cắt ngọn nhà xây sai phép ở đường Nguyễn Chí Thanh, phố Đặng Dung, Hồ Tây và nhiều nơi khác khắp Hà Nội. Cả thành phố bận rộn về chiến dịch dẹp phá làng ẩm thực Thủ Lệ, chiến dịch phản đối xây Trung Tâm thương mại của EVN ở Hồ Hoàn Kiếm và chiến dịch chặt cây xây khách sạn ở Công viên Thống Nhất?
    Đó toàn là những chuyện buồn cho nhân dân Hà Nội và giới kiến trúc, tôi theo dõi khá kỹ và không tìm thấy những sai lầm của giới KTS ở đây, tôi chỉ thấy sự yếu kém của các nhà quản lý.
    Vậy bài học này ai phải nghiêm khắc phê phán?
    Cái giá đã và sẽ phải trả đến từ bên ngoài
    Kiến trúc sư của ta chưa thực giỏi, điều đó là sự thật. Nhưng cho đến hôm nay, mọi công trình đã xuất hiện trên đất nước ta, không có một công trình nào vượt quá khả năng sáng tạo của KTS Việt Nam, đó là một sự thật nữa.
    Nếu xưa kia ở Sài Gòn có Toà Sứ quán Mỹ là bí hiểm và hiện đại nhất vì nó có hàng rào điện tử, có phòng cách ly, bảo mật, có sân bay trực thăng trên nóc? hiểu ra thì mọi thứ đó chỉ là thiết bị công nghệ, không phải của khoa học kiến trúc.
    Nếu xưa kia ở Hà Nội có công trình Lăng Hồ Chủ tịch là có chế độ kỹ thuật cao nhất, công trình này không bao giờ mất điện và cho dù nhiệt độ ngoài trời là 35 độC, thì bên trong vẫn chỉ có 16 độC, cho dù bên ngoài có bom đạn hay biến cố gì thì bên trong vẫn có đường hầm phòng thủ bảo vệ an toàn? Đến nay ta hiểu rằng đó cũng là các giải pháp kỹ thuật chứ không phải nghệ thuật kiến trúc.

    Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Ảnh: kientruc360.vn

    Mấy năm gần đây, Hà Nội xuất hiện Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Mỹ Đình do Kiến trúc sư Cộng Hoà Liên bang Đức thiết kế và giám sát thi công. Những ngày đầu rất nhiều người háo hức đến tham quan vì ở đó được trang bị rất hiện đại, đặc biệt là hệ thống điều hành và trung tâm báo chí? Thế nhưng, trang bị hiện đại không đồng nghĩa với sự bề thế của một toà công trình mang tầm cỡ thế giới, mà lẽ ra công trình này phải có.
    Vậy xin đưa một giả thiết: nếu những người có trách nhiệm thấy rằng không thể để một công trình tầm cỡ này, ở vị trí này mà xấu xí như vậy, hãy thông báo nội dung cuộc thi và treo giải thưởng. Sẽ có phương án khả thi được KTS Việt Nam đưa ra để khắc phục nó. Khó và có thể hơi tốn kém, nhưng làm được.
    Tôi buộc phải nói kỹ về công trình này, vì có thông tin rằng theo kết quả tuyển chọn mẫu thiết kế nhà Quốc hội sẽ xây ở quảng trường Ba Đình nay mai, mẫu của KTS người Đức đạt điểm cao nhất.
    Phong cách kiến trúc thể hiện chiều sâu của phong cách sống, hay nói kiểu văn học, nó thể hiện chiều sâu của tâm hồn dân tộc. Nó được hình thành trong một quá trình rất dài, bị chi phối bởi phong tục tập quán, của nền tảng kinh tế và của thiên nhiên khí hậu. Phong cách kiến trúc không phải là một thứ mốt thời trang được thay đổi theo mùa và theo lứa tuổi.
    Tại sao người Việt Nam lại hợp với kiến trúc Pháp?
    Nhân đây tôi muốn lý giải xa hơn một chút rằng tại sao người Việt Nam lại hợp với kiến trúc Pháp? Đây là một vấn đề rất tế nhị và ta cần hiểu một cách hết sức khách quan về nền kiến trúc mà ta từng gọi là kiến trúc Đông Dương.

    Kiến trúc Pháp tại Hà Nội. Ảnh: tknd.vn

    Thực ra, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi người Pháp mới đến Hà Nội, họ chọn Hà Nội là Thủ phủ của Đông Dương. Thời kỳ đầu, họ tập trung xây dựng các công trình công năng đơn giản kiểu trại lính, sau đó họ xây dựng các công trình kiến trúc cổ điển Châu Âu, như Phủ toàn quyền, Dinh thống sứ, Nhà hát thành phố, Toà án tối cao? để thể hiện quyền uy của nhà nước bảo hộ.
    Từ năm 1920 trở đi mới xuất hiện mối giao lưu giữa văn hoá Pháp với văn hoá Việt. Thời điểm này phải ghi nhận sự thành công của Kiến trúc sư Ernest Hébrad đối với Kiến trúc ở Hà Nôị và các thành phố khác như Sài Gòn, Đà Lạt, Hải Phòng, Viên Chăn, Nông-Pênh? Từ đó xuất hiện bộ mặt của một phong cách Kiến trúc mới, đó là nền kiến trúc Châu Âu mang phong cách Á đông mà được gọi là Kiến trúc Đông Dương (Indochina Architectural).
    Hébrad quan niệm văn hoá địa phương cũng là một tài nguyên cần được khai thác, ông đặc biệt coi trọng những nét đẹp trong cách sử dụng vật liệu xây dựng và ông đặc biệt chú ý đến việc khai thác cảnh quan thiên nhiên môi trường và điều kiện khí hậu nóng ẩm.
    Không ở đâu có loại nhà dùng hai lớp cửa kính cửa chớp, vừa không chói chang vào mùa hè vừa ấm áp vào mùa đông như ở Đông Dương, cũng không ở đâu coi trọng nhà có mái hiên rộng, hành lang hút gió ?omát âm? thậm chí vào mùa hè ít khi phải dùng quạt trần như ở Đông Dương.
    Có lẽ lối sống của người Việt thích nghi với không gian mở và thân thiện với môi trường cũng phù hợp với sự lưạ chọn của những gia đình người Pháp khi họ sang đây sinh sống? Thời kỳ đầu loại nhà kiểu này chỉ để phục vụ cho gia đình vợ con giới công chức người Pháp, lâu dần các công chức người Việt khá giả cũng chấp nhận.
    Đặc biệt từ khi lớp kiến trúc sư người Việt đầu tiên được đào tạo ra và hành nghề độc lập như bộ ba Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp và Nguyễn Gia Đức trước năm 1940, thì sáng tác của các cụ đã được xã hội tiếp thu và từ đó tạo thành phong cách kiến trúc Việt Nam một thời.
    Tôi không nghĩ rằng phong cách kiến trúc đó là bất biến, nhưng nó đã được các kiến trúc sư danh tiếng người Pháp cùng các kiến trúc sư đàn anh người Việt dầy công tìm kiếm suốt trong cả thế kỷ thứ 20, rất cần được trân trọng và bảo tồn ở Hà Nội cũ.
    Mai kia, tại các khu đô thị mới có thể xuất hiện dáng dấp mới và tạo ra phong cách mới, nhưng đã là công trình kiến trúc trên đất Thủ đô chúng ta thì phải phù hợp với thiên nhiên khí hậu và cách sống của chúng ta.
    Tôi rất nhớ lời khuyên chân thành của ông Tom Wright, chuyên gia quy hoạch Mỹ, rằng ?oĐừng biến Hà Nội thành bất kỳ thành phố nào khác ở Đông Nam Á".
    Trần Văn


    Được arcvubale sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 23/10/2008
  10. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Sao mà bức xúc quá vậy bác ????
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này