1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vui buồn xứ Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi hoanghac1, 24/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Làm việc thiện
    Chiều chủ nhựt vừa qua , tôi ra sân banh chơi bóng chuyền với mấy cậu thanh niên trẻ . Lúc vừa đến nhà nghe thoang thoáng tiếng ai gọi . À thì ra ông Mỹ già hàng xóm chân đi khập khiễng , tay thì vẫy gọi tôi . Ở đây tôi mở ngoặc là người Việt muốn gọi ai , thì bàn tay úp xuống . Nếu ta muốn gọi chó mèo thì ngữa bàn tay lên . Ở Mỹ thì hoàn toàn ngược lại , nếu bạn thấy họ ngữa bàn tay vẫy gọi bạn , thì bạn chớ buồn lòng . Hai vợ chồng ông hàng xóm đã già , tôi đoán họ vào khoảng 80 tuổi , họ có con cái nhưng ở xa , lâu lâu mới về thăm bố mẹ một năm vài lần . Tôi bước lại gần ông :
    - Tôi giúp gì được cho ông không ?
    - Yes, I need you to help my wife sitting up on the chair .
    (Tôi cần ông giúp vợ tôi ngồi lên ghế )
    Tôi theo sau bước chân chập chạm của ông ta lần mò theo lối ga ra , vào cửa sau . Bà vợ ông ta ngồi tréo cẳng dưới sàn nhà , đằng sau lưng là một Mỹ trắng tuổi chừng năm mươi mấy , ông này to con hơn tôi nhiều , hai tay ông ta đang xốc nách bà vợ ông ta . Thấy vậy tôi dùng hai cánh tay tôi ôm lấy cánh tay phải bà ta , cùng với ông Mỹ kia để nhấc lên . Vậy mà không sao nhấc lên nổi . Bà Mỹ đâu cao lắm , chừng một thước sáu . Ông Mỹ kia buột miệng kêu lên .
    - Oh ! it''s so heavy .
    ( Ôi chao ! Sao nặng thế )
    Và hắn quay qua tôi hỏi :
    - How can we do ?
    (Chúng ta làm thế nào đây ? )
    Tôi ngẫm nghĩ một chút , và trả lời :
    - You cầm một tay , tôi ôm một tay , rồi xốc bả lên ghế .
    - No way , her arms will be broken .
    (Không được đâu , đôi cánh tay của bà ta sẽ bị gãy )
    Ông chồng già loay hoay không biết làm sao , và nói rằng để ổng xoay cái bàn ăn xích ra để có chỗ xoay sở . Tôi lưỡng lự đôi chút và đưa ra đề nghị mới :
    - Hay là you cứ xách nách bà ta , còn tôi thì ôm hai đùi bả . Khi nào đếm 1 , 2 , 3 cùng nhấc bà ta lên . Okay !
    Hè hụi xong , cũng khênh bà ta được ngồi vững chắc lên ghế ngồi . Cả hai vợ chồng Mỹ già và ông bạn kia rối rít cám ơn tôi :
    - Thank you very much , see you next time .
    Tôi chào họ , bước đi về nhà với lòng hân hoan hôm nay mình làm được một việc thiện . Nhưng mà ...
    - Em ơi ! Lưng sao mỏi quá . Em bóp lưng giùm anh nhá .
    - Bây giờ em đang bận lắm . Có thuốc Tylenol , uống đỡ đi .
    Vài ngày sau , bà cụ Mỹ mất . Tối về nằm ngủ cứ tơ tưởng bà ta hiện về trong giấc mơ :
    - I need your help . Khiêng tao lên ghế ngồi ....
    Hoang Hac 20.4.04
  2. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Con chó nhà ai
    Một người Á Đông , dáng người nhỏ con rụt rè bước vào một quán bar . Trong đó đầy khói thuốc và mùi bia , tiếng người nói ồn ào . Hắng giọng , người đó lên tiếng :
    - Xin hỏi ở đây , ai là chủ con chó bẹc giê bị cột ngoài trụ sắt ngoài kia .
    Một gã Mỹ to tướng , mặc áo da kiểu cao bồi , bệ vệ đang ngồi trên ghế nhâm nhi cốc bia , từ từ quay người lại , ngắm nghía anh chàng nhỏ con kia :
    - Tôi là chủ nó . Có chuyện gì ?
    Ông nhỏ con kia rụt rè đáp lại :
    - Dạ , con chó của tui đã làm chết con chó bec giê rồi .
    Ông Mỹ kia gầm lên :
    - What ! You nói sao , chó mày loại gì mà giết nổi loại chó bẹc giê của tao , nó lại pha giòng máu chó sói Alaska . Vô lý ! Không thể tin được .
    - Dạ thiệt mà , con chó của tui mới được bốn tuần .
    Ông kia tức mình , la to lên :
    - Xạo quá cha . Làm sao con chó búp bê của mày giết chết nó được .
    - Dạ , chỉ vì con chó to của ông đớp con chó nhỏ vào họng , bị nghẹn ở cần cổ , và ngắc ngư không thở được , chết tức thì .
    Ông kia gầm lên :
    - Tao ra coi , nếu như vậy tao ăn sống mày , xem có chết nghẹn hay không .
    Nghe vậy gã nhỏ con kia chạy vội vã ra ngoài , lên xe dzọt mất .
    Đó là một câu chuyện vui được nghe kể trong những khi chuyện trò tán dóc với nhau .
    Cô em họ tôi sống bên Cali hơn hai chục năm , vốn tính cô hay thương súc vật . Một hôm cô đi lang thang , và tình cờ bắt gặp một con chó nằm thui thủi bơ vơ ngoài vườn sau của một nhà nào đó trong mùa đông lạnh lẽo . Thấy vậy cô động lòng thương , mua vài cục xương và (ít củ khoai lang nóng) để vỗ về và sưởi ấm nó .
    Nhưng điều này không làm chủ con chó hài lòng , ông ta nói với các phóng viên :
    - Khi tôi bước ra ngoài sân để đổ thức ăn vào chén của nó , thì bỗng dưng gặp bà này , đang lững thững đứng ở vườn sau nhà tôi . Lập tức tôi hỏi ngay : " Bà là ai ? " Bà ta đáp lại rằng : " Tôi tới đây để vỗ về săn sóc nó "
    Vì thế , cô em tôi đã bị buộc tội về hai sự vi phạm - sự xâm nhập gia cư và rình mò lãng vãng - và bị phạt 75 giờ làm việc công ích xã hội (community service) và một năm tù treo . Cô ta còn bị cấm lãng vãng trong vòng 100 thước đến nhà ông chủ có con chó kia .
    Bà ta vừa khóc , nước mắt mũi sụt sùi :
    - Tôi chỉ muốn tới con chó xem sao , nó đáng được săn sóc . Tôi thấy nó có vẻ đau khổ , thiểu não đáng thương lắm . Tôi không nghĩ việc làm này của tôi là một tội vi phạm , nếu so sánh tội hành hạ bỏ đói súc vật ngoài vườn ."
    Ông chủ con chó chối phăng :
    - Làm gì có chuyện đó , con chó Tô tô cưng của tôi , sao lại có chuyện bị bỏ đói khát và hành hạ nó . Tối đến nó còn vào ngủ trong nhà với tôi mỗi đêm . Tôi nghĩ bà này thèm thịt chó quá , rồi giả bộ nói quanh .
    Và ông ta tiếp :
    - Nếu thực sự bả quan tâm đến nó , tại sao không tới cửa trước nhà tôi và trực tiếp nói thẳng với tôi .
    (Theo yahoo/news)
    HpangHac 22.4.04
  3. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Sự cố chồn Raccoon!
    Thưa ACE:
    Bí Bếp có lẽ cầm tinh chính hiệu "lu nước gáo dừa" nên mặc dù đã trải qua bao lần "năm chìm, bảy nỗi, tám chín cái lênh đênh, cộng thêm bao nhiêu chặng gập ghềnh" nhưng trong tâm khảm vẫn nhớ cái cầu tre, ao sen, xuồng cỏn con, và dĩ nhiên cái lu nước + gáo dừa! Ngẫm lại cái chặng đường lắm ổ gà thằng tui đã đi qua thì có hai cái chặng bị sụp hầm nặng nhất, lần thứ nhất là năm 1975 và lần chót (mong là lần chót chứ đụng luật chơi dạng three strikes you out thì bỏ b- thằng tui đi mất) đã xảy ra vào năm 2000!
    Sau lần "té giếng" năm 2000, thằng tui đã tạm cư tại một khu thuộc xóm nhà lá ở xứ Mưa. Kỳ cò mãi và sau bao chặng dzượt biên sang Vancouver, BC với sự giúp đỡ của bác Camel, thằng tui cũng rinh dzìa đặng một cái lu nước chính hiệu dzà nhỏ em mang sang cho đặng mấy cái gáo dừa từ bên nhà. Có lu nước gáo dừa, thằng tui cũng gắng trồng mí cây chuối cho đỡ nhớ nhà. Trồng chuối ở xứ Mưa có lẽ chưa đúng giống chịu nỗi khí lạnh nên sau hai lần thử chuối bị ngủm... nên thằng tui đành bỏ cuộc trồng chuối.
    Sau mấy lần đi học lóm cách người Nhật nuôi cá coy, thằng tui lại nhớ cái ao sen; đang lúc còn ở tạm apartment, thằng tui nào mơ tưởng tới chiện đào ao nuôi cá chép vàng... mà chỉ dám rinh dzìa một cái vạc sứ (cũng làm ở VN) cỡ 1/2 cái thùy phuy để nuôi cá coy, cá vàng, trồng trúc nước, bông súng lùn, và mần cái ống tre cho nước chảy róc ra, róc rách... tàm tạm theo dạng... một con én không mần nỗi mùa Xuân... nhưng nó cũng mần đặng đĩa mồi.. í lộn... mang lại hình ãnh của mùa Xuân!
    Sau bao nhiêu công trình đi tìm ống tre, vạc tre (mí thứ mà Home Depot họ bán cho Mỹ dùng để mần màn cửa), thằng tui mang dzìa cũng đang đặng một cái cái tre... để che ngay dưới cái chái... cho giống cãnh nhà quê có chái tranh, cầu tre, ao sen, lu nước, gáo dừa, mà thằng tui luôn mơ tưởng từ lúc phải xa xứ! Còn cái vạc nước, thằng tui cũng lò dò đi mua cá coy, cá hồng dzìa thả trong nớ để đặng một công, hai ba dziệc.... một là cho chúng bơi lanh quanh cho dzui mắt, hai là để chúng xơi lăng quăng trị muỗi... nhưng mèn đéc, quỉ thần ui... sau bao kỳ... mí con cá coy trong các vạc nớ.. không cánh mà bay mất tiệc... !
    Bị mất cá coy, cá vàng, thằng tui không những tiếc tiền, tiếc công, mà còn nhớ chúng nữa... vì sau mỗi bữa chiều, thằng tui đi mần dzìa đều ra cho chúng ăn và ngắm chúng bơi qua, bơi lại... dzà ngắm riết cũng quen, cũng nhớ, nhất là khi chúng đột nhiên mất tích như thế! Dĩ nhiên thằng tui cũng gắng "điều tra" cho ra lẽ... Mấy kỳ sau, thằng tui thấy một ít dấu tích (đôi cá, đầy cá, vảy cá...) mà "kẻ gian" còn bỏ sót lại! Thoáng đầu, thằng tui nghĩ rằng "nghi phạm" có thể là mí con mèo hàng xóm chạy rông nhưng tên bán cá coy bảo thằng tui nên coi chừng giống sếu (cranes) hoặc chồn raccoon vì hai giống ni khá nỗi tiếng là "đạo chích" cá coy, cá kiểng nuôi ở mí hồ ngoài trời ở xứ Mưa!
    Sau mấy lần bị mất trộm cá.... thằng tui đã mần bẩy ***g và dùng mỡ heo (bacon) để sát cái vạc nước để nhử thử mí mèo nhưng suốt cả hai tuần liền, chả có con mèo nào ham mỡ heo mà sập bẫy! Hơn năm trước, thằng tui có dịp dọn lên tầng trên, thằng tui mừng thầm vì nếu ở tầng trên thì mình có cảm giác an toàn hơn, đỡ ồn ào hơn, có cái ban công mà người chủ mới cho xây cái chái, dài và rộng gấp ba lần những cái apartment trung bình trong khu vực, mà nhất là thằng tui sẽ tránh đặng sự cố "cá coy bị mất tích"! Thế là thằng tui lại khệ nệ rinh cả cái lu nước, vạc cá, và bao thứ hoa kiểng, chái tre, lỉnh ca lỉnh kỉnh lên cái chòi hóng gió mà thằng tui diễn "bông" là cái "nghênh phong lầu"!
    Vừa dời lên tầng trên xong, thằng tui lại chạy xe qua Renton thăm lão người Hoa bán cá ở trên đường Rainier... gần khu Boeings mần 737! Lão bán cá lại hỏi thằng tui "bộ không sợ bị mất cá nữa sao mà còn mua", thằng tui tủm tỉm cười và tự tin mà trả lời, trả vốn rằng "chuyện đã giải quyết xong, chắc nụi!" Mèn đéc, quĩ thần, ông địa ui... mua cá dzìa thả xong, thằng tui chưa kịp mừng... sau chỉ 3 đêm, chúng lại tiếp tục mất tích... mà chẵng còn dấu tích! Thằng tui buồn lắm, chả thèm mua cá coy nữa.... mãi cho đến hai tháng trước có người bạn mần chung sỡ cho hai con cá vàng nhỏ cỡ ngón tay cái... thằng tui mang dzìa thả tạm!
    Từ ngày dọn lên tầng trên (đến nay cũng đã đặng 18 tháng); thằng tui thỉng thoảng lại bị chứng mất ngủ! Trung bình cứ hai ba đêm mỗi tuần, thằng tui cứ hay bị trằn trọc; xuống thăm thằng bạn mần nghề thuốc nó khám thử... thì kết quả mọi thứ của thằng tui đều còn xài đặng, chưa cần tune up... còn sự cố "mất ngủ" hắn phán "Tới tuổi thì chịu thôi ông ơi, tôi cũng vậy thôi"! Chuyện khó ngủ ngày càng khó hơn khi hàng đêm thằng tui thường nghe tiếng sột soạc, rột rạc, như tiếng chuột chạy ở trên trần nhà thường đêm; có lúc tiếng động ngày càng lớn hơn, thằng tui nghe tưởng chừng giống như có cả ổ chim cú, hoặc con gì bự lắm chứ chẵng phải đám sóc nhỏ mà thằng tui vẫn thường thấy chạy chung quanh apartment!
    Sau bao tháng kéo dài và bao đêm mất ngủ; cuối cùng thằng tui quyết định phải trèo lên attic (bên trên trần nhà) để tìm cho ra manh mối... ai là chính phạm của những tiếng sột soạt, rột rạc hàng đêm đấy! Bữa thứ Hai đầu tuần, sẵn dịp hệ thống vi tính ở sở làm bị "down", thằng tui nghĩ buổi chiều để dzìa nhà xúc tiến "thủ tục điều tra" cho tận tường! Trên đường dzìa nhà, thằng tui ghé ngang một tiệm bán đồ sữa nhà cửa (Hardware Store), mua một cái máy vi âm hiện đại nhất (giá trên 30 tì) ultrasound để đuổi các giống vật mình không ưa thích (như quảng cáo). Dzìa nhà, thằng tui trang bị chỉ một cái đèn bin, leo qua cái khoảng thông lên trần nhà trong một cái closet, thằng tui leo lọt lên xong, vừa rọi đèn bin, thằng tui thấy ngay hai ánh mắt đỏ lòm phản chiếu lại... thằng tui nhìn kỹ thì thấy đó chính là ánh mắt của một con chồn raccoon bự cỡ một con mèo lớn (10 kí hơn là ít) và nó lò dò bò tới thằng tui... một cách tỉnh bơ, với vẻ xem thằng chẵng ra cái nghĩa địa gì! Thằng tui bảo nhỏ em, gắng cái máy vi âm và chuyền lên cho tớ, tớ hướng cái máy nớ dzìa phía con raccoon mà nó chả có vẻ bị xi nhê gì cả, nó vẫn lù lù... bò về phía thằng tui một cách tỉnh bơ!
    Thấy con chồn raccoon nớ quá bạo, thằng tui mới gắng lấy hơi giả làm tiếng chó sủa (vì thằng tui biết giống cầy là khắc tinh của giống chồn từ trước) thật lớn; thằng tui vừa la, vừa sủa, vừa hét cho cô Út mang cho thằng tui một con dao dài; cô Út chuyền cho thằng tui con dao cỡ 16" thường dùng để lóc cá salmon! Thằng tui mới can đảm hơn, lần mò trèo theo mí cái thanh gỗ để đi tới con chồn raccoon (thằng tui từng có kinh nghiệm đi mần nghề thổi insulation từ lúc mới sang Mỹ nên còn nhớ cách đi trên trần nhà vì thằng tui từng bị "lọt" xuống trần hết một lần từ dạo nớ nên... cũng còn nhớ đời chiện nớ)!
    Thằng tui tiến từ từ về phía con raccoon, miệng thì la, một tay vừa cầm đèn bin vừa đu theo mí sườn gỗ trên trần, tay còn lại vừa cầm dao, vừa múa... nhưng con raccoon chỉ chậm rải bò ra cái lổ hổng mà nó khoét sẵn xong thò đầu vào lại mà nhìn thằng tui bằng một cách thách đố có vẻ... khinh thường!
    Đến sát cái lổ nớ, thằng tui mới chọt con dao ra, thì con raccoon mới từ từ bò ra cái cháng cây nhà hàng xóm mà nhìn lại, chứ nó chẵng chạy đi đâu cả... ! Thằng tui lại nghe tiếng rọt rẹt bên dưới chái nhà; rọi bin ra thì thấy một đống raccoon con... mà mỗi con nó bự cỡ con mèo con chưa mỡ mắt! Thằng tui lại leo xuống, lấy găng tay da, túi đi chợ, leo lên trên trần nhà trở lại mà lục bắt đặng 4 con raccoon con để tạm thời mần con tin! Suốt buổi chiều, thằng tui phải leo lên, leo xuống hết 6 bận để bít kín cái lổ mà con raccoon mẹ khoét xuyên tường!
    Bắt bốn con raccoon con, tiếng chúng kêu nghe rất kị kỳ... chả giống tiếng mèo con, chó con, mà chúng có lúc gầm gừ, có lúc kêu the thé, nhợn cả người!
    Thằng tui gọi sở cãnh sát xin ý kiến giải quyết, họ chuyễn sang sở thú vật (wildlife & fish dept), xong họ chuyễn sao sở Highway Patrol, xong họ giới thiệu cho thằng tui mí tên thợ săn chuyên nghiệp (professional trappers); họ bảo rằng họ không giải quyết mí chuyện nớ, nếu thằng tui muốn bắt mí con raccoon, thằng tui nên trả tiền để mướn thợ săn! Thằng tui mới gọi một người bạn gốc Hmong (thợ săn chính hiệu) mần cùng sở xin ý kiến. Anh bạn gốc Hmong nầy mới sốt sắng chạy sang vào buổi chiều, giúp thằng tui mần cái bẩy đặt sát hông apartment, bẫy nhìn đơn sơ (dạng bẩy đập) nhưng có vẻ khá hiệu quả chỉ bằng một thanh cây dài, một sợi dây, và vài lóng cây nhỏ... để làm bẫy sập! Thằng tui cho bốn con raccoon nhỏ vào túi, dồn chúng vào thùng... để... mồi... con raccoon mẹ! Cái bẫy đầu tiên mà anh bạn người Hmong giúp thằng tui giăng, nó là bẫy dùng để "giết" chứ chẵng phải để bắt sống con raccoon mẹ. Tối hôm đó, nằm ngủ không yên giấc, vì thằng tui thấy bị mặc cảm tội lỗi, chỉ vì ... mà mình có thể phải giết cả mẹ và 4 con raccoon nhỏ! Qua đêm, thằng tui xuống xem bẫy thì bẫy đã sập nhưng dấu tích con raccoon mẹ chả thấy đâu, còn bốn con raccoon con vẫn gầm gừ, the thé trong túi giấy bên trong hai bọc nylon!
    Qua ngày thứ ba, thằng tui có thỉnh ý bác Thuynh... là giống chồn mình có mần món chi đặng... Bác Thuynh bảo "chồn ăn hết xẩy, mần giống như cầy, nào sườn nướng, nào xào lăn, nào chả chìa, nào rựa mận, còn 4 con chồn con.. thì nấu hà nàm!" Thằng tui dzìa nhà hỏi 3 nhỏ em thử chúng có thích ăn chồn, chúng lắc đầu nguầy ngậy; thằng tui hỏi tên bạn nhậu (người cho tôi ve Margaux dịp sinh nhật vào hôm đầu tháng).. hắn bảo "thôi đi ông, đã hẹn xơi sườn trừu rồi mà!"
    Hôm thứ ba, thằng tui cũng tham ý với một số người có kinh nghiệm raccoon ở sở làm; có mấy người dọa thằng tui rằng "giống raccoon dữ lắm, nhất là raccoon mẹ mà biết thằng tui bắt con của nó, nó chả bỏ qua đâu, nó sẽ phá nhà mầy để trả thù á!" Tối hôm thứ ba, quả thật, thằng tui lại mất ngủ vì con raccoon mẹ lại tìm cách khoét tường để vào tìm con... vào lúc khoảng 3 giờ sáng! Lại sau một đêm mất ngủ, qua ngày hôm sau, thằng tui lại phải nhờ người bạn gốc Hmong đến giúp làm một cái bẫy khác; lần nầy thằng tui dùng một chiếc xe sắt (grocery cart) lớn để làm bẫy với hi vọng bắt sống con raccoon mẹ! Thằng tui bỏ bốn con raccoon con vào một cái thùng nhựa (milk crate) đựng sữa (thứ mà đám thằng tui thường dùng làm kệ đựng sách vỡ thời còn đi học) kê bên trong cái bẫy bằng grocery cart bự tổ chảng nớ! Người bạn Hmong rất kinh nghiệm, anh ta hướng dẫn thằng tui, phải dùng gỗ miếng lớn để che phần dưới đất nếu không, con raccoon mẹ có thể đào đất mà trốn ra được, dẫu nó bị sụp bẫy! Lại thêm một đêm mất ngủ vì thằng tui cứ đi lên, đi xuống, rọi đèn bin để xem chừng cái bẫy raccoon trong lúc tiếng tru tréo của bốn con raccoon con vang vọng trong đêm thanh vắng, làm lạnh cả xương sống!
    Sáng hôm qua, thằng tui xuống xem lại cái bẫy trước khi đi mần! Cái bẫy không sập nhưng cái milk crate thì bị kéo ra bên ngoài; 4 con raccoon con còn lại ba! Đến sở làm, anh bạn người Hmong cũng hỏi thăm tình hình; nghe báo cáo, anh ta khuyên "giống raccoon khôn lắm" xong anh ta chỉ cách thằng tui nên đặt bẫy lại và nhất là nên cột cái milk crate vào cái thanh gỗ làm nút gài cho bẫy sập! Lại thêm một buổi chiều, thằng tui tranh thủ cài lại cái bẫy, phủ lá che các cái.... Tối qua thằng tui có hẹn mần cơm tối cùng người bạn để xử ve nước nho Margaux; bữa cơm tối có canh chua salmon + sườn trừu đút lò tương đối đạt! Để so sánh cái ngon của nước nho Margaux, thằng tui đề nghị khui luôn ve Marinus ''93 để thử cho biết; hai thằng đều công nhận rằng, đám Tây mần nước nho có bài bản, vẫn khá đạt.. mặc dù còn non trẻ, nhưng ve Margaux 2001 vẫn đủ hương vị, thanh tao... thơm ngon hơn hẵn ve Marinus ''93 <--- lão làng! Bữa cơm tối bắt đầu từ 7:00 PM cho đến 10 giờ tối hai thằng mới xử xong hai ve nước nho (may là ngay mai tên bạn không phải mở phòng mạch) và luận chuyện chồn Raccoon! Sức uống của thằng tui càng ngày càng giảm rõ rệt, khi còn sung mãn, thằng tui + bốn người bạn có thể xử 3 ve VSOPs trong một buổi tối mà chả bị "hò sông Hương, hát sông Hậu" chi cả! Nay thì trung bình 2 ly nước nho là bắt đầu buồn ngũ! Tối qua mần hai ve cho hai người thì quá ư là... ráng! Thế thằng tui đánh luôn một giấc cho đến sáng, xuống xem lại cái bẫy, thì bẫy sụp nhưng chồn mẹ chả thấy đâu, còn ba con chồn con thì đã ngũm củ tỏi (vì thiếu sữa, vì lạnh???)!
    Sáng nay vào sở, thằng tui báo cáo tường tận cùng anh bạn người Hmong, anh ta khuyên "đừng lo nhiều, nó bị ba lần có lẽ nó cũng tìm chổ khác mà sống, nó không trở lại đâu"! Bắt raccoon mẹ chưa xong, chiều nay dzìa phải còn giải quyết ba xác raccoon con! Thằng tui sẽ còn phải đối tác thêm cùng bao đêm mất ngủ vì raccoon???
    Bài đăng của bạn BiBep
  4. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Lại cá hộp
    Có mấy ông siêng đi câu cá , gặp một anh đi câu , lần nào cũng như lần nấy đều có cá mang về . Hỏi anh làm sao mà câu hay như vậy .
    - Có gì đâu các bác . Sáng trước khi đi , ngó vợ mình xem nó nằm quay bên nào . Nếu xoay mình về bên trái , thì ra hồ mình quăng lưỡi câu về bên trái , nếu nó nghiêng về bên phải , thì ném về bên đó .
    Mấy ông kia trợn mắt thán phục sáng kiến đầy mới mẻ của anh trẻ kia .
    - Thế hôm nay , bà xã chú nằm ngữa thì sao ?
    - Thì thì tôi ở nhà câu ...thôi .
    Thứ sáu tuần qua ở Fort Worth gió nam thổi mạnh 20 đến 30 đặm một giờ . Mùa này gió mà thổi kiểu này , ra hồ thế nào cũng kiếm được vài con cá to , cá striper bass , loại này ở Việt Nam không thấy . Có con năm mười kí là chuyện thường .
    - Em à ! Sáng nay mình đi câu nha . Gọi lên hãng , nói bị sick ( ốm đau ) , nghỉ vài tiếng không sao đâu .
    Tờ mờ 5 giờ sáng , hai vợ chồng lái xe đi độ nửa tiếng , tới hồ Benbrook , cách nhà vào khoảng 20 dặm . Bãi câu mà chúng tôi đến , là Baja Beach , một miếng đất sát hồ , của tư nhân , nên vào cổng sắt phải có chìa khóa riêng . Mỗi năm là 35 đô , năm nay xăng dầu lên giá , giá vào cổng lên theo 45 đô .
    - Cha ! Không có ai hết . Tha hồ câu , không vướng víu ai hết .
    Mới vừa soạn cần câu xuống đất , đã thấy hai ba xe chiếu đèn lọ mọ tới kế bên . Mỗi xe là hai ba ông đầu đen , lại quân ta nữa rồi . Nhưng lần này , mấy cậu trẻ dẫn theo mấy ông già , cụ nào cụ nấy độ 70 . Thay vì tôi giăng bốn cần câu , hai vợ chồng tôi mỗi người một cần . Ông già bên phải lọ mọ năm sáu cần . Ngó qua bên trái cũng tương đương số lượng . Và tôi nghĩ không sai . Gió nam từ mặt hồ thổi vào ào ào như sóng biển , cá shad trắng (cá mòi sông , cá láng) bơi lấp lánh vô số cơ man sát ven bờ . Mơi câu được một hai con cá sand bass , loại cá này , ngoài chợ Việt Nam đề bảng cá me cá diếc :
    - Anh anh ! Gỡ hộ em , dây câu vướng dây cụ bên phải .
    Loay hoay tháo dây câu rối mất năm mười phút .
    - Anh ơi ! Lại vướng dây ông bên trái nữa .
    Các cụ mới đi câu , mà lại tha cho năm sáu cần . Dây câu vương chằng chịt . Gió thổi mạnh thì không cách nào mà hướng viên chì đi và rớt xuống điểm đáp xuống . Đi câu đứng giữa các cụ , nội cái việc tháo gỡ dây câu vướng vào nhau cũng hết giờ . Nếu nói các cụ , thì các cụ mắng vốn trở lại :
    - Tại anh mắt kém quăng dở .
    Đúng ra là kính lão đắc thọ , bụng chửi thầm , ngoài miệng cứ vui vẻ :
    - Dạ , để cháu gỡ rối giùm cho .
    Lần sau chúng cháu mà gặp các cụ , thà vợ chồng cháu đi câu ở nhà còn sướng hơn .
    Đến chiều ngắm trời vẫn còn gió thổi mạnh . Tôi lại rủ vợ và mấy đứa con ra hồ khác đi câu tiếp . Lần này kiếm một chỗ không có ông đầu đen nào biết được . Đi kéo cá mồi (bait) , một loại giống như cá cơm . Vừa thảy xuống nước chừng vài giây , là thấy cá cắn câu giựt giựt đầu cần câu . Thế là tôi cứ quăng ném , bà xã lo tháo cá ra khỏi lưỡi câu , các con tôi thay phiên cầm cần mà giựt và quay máy câu , lôi kéo cá vào . Cá ăn mồi liên tục như vậy , chừng hơn một giờ đã hơn năm sáu chục con vào rổ lưới đựng cá . Coi bộ cũng mệt và trời sắp tối , chúng tôi chuẩn bị các thứ đi về . Sắp xếp cần câu cho lên xe, lưới chài , cọc sắt cắm v.v...
    Mấy cô con gái cảm thấy đói bụng , lao nhao hỏi :
    - Bố bố ! Tối nay nhà mình ăn cái gì ?
    - Thì ăn cá hộp thôi .
    Vâng đúng vậy , chạy xe về nhà cũng gần một tiếng , mang cá vào bỏ tủ lạnh , xịt rửa vật dụng câu cá như lưới chài , thùng đựng cá , quần áo ướt lẹp nhẹp dính đầy cát đất . Loay hoay cũng đến chín giờ tối . Cơm thì thổi rồi . Thức ăn dễ thôi , cá mòi hộp làm chuẩn . Không ăn thì chạy mua gà chiên fried chicken là xong bữa .
    Hoang hac 26.4.04
  5. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Sáng thứ bảy mưa rơi trên các mái nhà , mịt mù trên đường xa lộ . Có hẹn với Đức và bà xã hắn , chúng tôi sẽ lên đường , để tham dự buổi họp mặt cựu học sinh Võ Trường Toản với các Thầy Cô tổ chức tại Houston ngày 24 tháng 4 năm 2004 . Trước khi tới nhà hắn , tôi có mang theo chục con cá sand bass biếu hắn . Bà xã hắn nghe tôi câu hơn 70 con cá hôm thứ sáu :
    - Giời ui ! Ông câu nhiều như vậy , mà cho tôi có mười con thôi ư !
    - Lâu lắm rồi cho bà hơn hai chục con , bà làm cá khéo quá , nên bị mấy cái vi cá đâm lủng tay bà , máu ra nhiều , đi nhà thương tốn mấy ngàn đô , bà chưa chừa à .
    Thế là cười hề hề với nhau . Ba người chúng tôi trực hướng nam xa lộ 45 về Houston . Mưa vẫn mưa bay , xe vẫn chạy bon bon trên đường .
    - Ê Đức , anh bạn trẻ trong sở làm tao nói rằng đường đi Houston kẹt xe lắm . Chủ nhựt vừa rồi , hắn biểu bị kẹt xe mất ba tiếng đồng hồ ở thị trấn Corsicana (Thị trấn này nằm hướng nam và cách Dallas 66 dặm . Chúng tôi đi ngang đó lúc 10 giờ rưỡi , không thấy có kẹt xe , nên Đức chép miệng :
    - Lại thêm một thằng nói tào lao .
    Chúng tôi tới thành phố Bellaire ,Houston vào hơn một giờ , sau khi trả ba lần tiền qua tollway (xa lộ đi qua phải lệ phí) , mỗi lần là một đô hai mươi lăm xu . Ông anh vợ Đức mời về tiệm nail (móng tay) để ăn mừng ngày khai trương cửa tiệm , nhưng tôi biểu thôi chúng mình ra tiệm Tàu , Tân Tân làm tô mì cho ấm bụng . Tới exit (đường ra khỏi xa lộ) Bellaire , quẹo trái tới tiệm mì chừng 5 phút . Ối chao gần hai giờ mà tiệm vẫn đông khách . Mì và hoành thánh ăn cũng được , sợi mì dòn nhưng vẫn cảm thấy mềm trong miệng , ăn không giống như sợi mì Kim Sơn . Nước lèo nêm nếm vừa miệng , trên tô mì nóng nghi ngút lớt phớt những con tôm đỏ, vài miếng ruột non , điểm thêm vài lát thịt heo , và cá viên sóng sánh thơm phức của hương vị hành hương .
    - Tô lớn hay tô nhỏ
    - Lớn .
    Bà xã Đức và tôi cùng buột miệng kêu lên . Đức thích ăn mì vịt tiềm . Nước lèo nâu đen sâm sấp với miếng đùi vịt da bóng mỡ .
    - Mày mỡ cao trong máu mà cứ thích ăn .
    - Tao đâu có sợ , tao bấm số tuổi thọ đến hơn 90 răng mới rụng .
    - Tao không biết , nhưng tao thấy dạo này mày trông có vẻ thông thái bác hoc. .
    - Sao vậy ?
    - Hói lên tới nửa đầu rồi . Giống ông Einstein quá .
    Tôi ăn không hết tô mì , đúng là no bụng mà đói con mắt . Nhà anh vợ hắn gần đâu đó ở khu chợ Hồng Kông , chỉ mất mấy phút tới nhà . Và sau đó chúng tôi theo anh vợ hắn ra tiệm nail ở góc đường Fountain View . Tiệm nằm khuất trong dãy khu buôn bán hình chữ L . Chị Hai Đẹp , bà xã ông anh vợ Đức bước ra tươi cười :
    - Mời vợ chồng chú Đức và cái anh gì nè vào chơi .
    Chị trạc năm mươi , dáng nhanh nhẹn gọn gàng , trông có vẻ mi nhon . Trong tiệm nail có hai ba nữ nhân viên vừa làm móng tay và ai muốn massage (đấm bóp) cũng được . Giá cả là 50 đô một giờ . Chị đon đả hỏi tôi :
    - Chú cứ ngồi đây chơi một tí , tôi sẽ mát-xa cho chú vừ lòng .
    Trong lòng tôi nghĩ thầm , lại thằng Đức , không biết nói chi với chỉ , chắc là muốn nắn huyệt đạo để chữa bệnh mỏi lưng của tôi . Tôi lắc đầu ngay :
    - Không được chị ơi ! Thằng Đức nói tào lao , vô duyên thiệt .
    Các bạn biết là , trừ bà xã tôi ra , từ lâu lắm rồi không có ai rờ đến người đến cơ thể tôi . Nhột nhạt lắm .
    Hai ba ghế nệm màu đen làm móng tay móng chân làm nổi bật tường và nền nhà trắng ngà . Kế bên cửa ra vào , một bàn gỗ trên kê những thau nhôm đầy vun ắp mấy món mì chay , chả giò , gỏi cuốn và mấy chén tương . Chúng tôi no bụng rồi , nhìn qua mấy món này , không có hấp dẫn tí nào .
    - Mày và bà xã tao ngồi đây nói dóc với mấy cô cho vui . Bà chị Hai dắt tao đi coi phong thủy cho một nhà người quen , chừng 6 giờ tao về rồi cùng đi dự tiệc .
    Từ nãy đến giờ , tôi chưa thấy bóng dáng một người khách nào vào trong tiệm . Cô Thu Thủi làm nail chép miệng :
    - Anh biết không ? Hôm qua thứ sáu , dông nghẹt người , nhưng toàn khách mấy cô mấy bà vào làm nail không hà . Hôm nay vắng hoe . Đúng là có ngày .
    Chợt thoáng một ông Mỹ mặc áo vét , dáng lịch sự bước ngang tiệm nail . Cô Thu Thủi khẽ nói :
    - Trong đó có một sòng bài lậu .
    Đâu chừng mươi mười lăm phút , lại thấy ông Mỹ đó bước ngang qua .
    - Chắc hết tiền rồi , lần sau vào đây em mát xa cho , vừa khỏe vừa khỏi mất tiền .
    Không biết gã Mỹ kia có nghe không , cứ lầm lũi đi .
    - Thế chị làm nghề này có khi nào khách sàm sỡ không ?
    - Thì mình cau mày , ngó nó : " Be nice , baby " (Cưng , đàng hoàng chút ) Nhiều lúc nó đỏ mặt , biết ý và nằm im cho mình tẩm quất .
    - Làm mát xa chỉ ở lưng thôi hở chị ?
    - Đâu có , phải đấm bóp toàn thân . Thí dụ khách muốn một giờ , xoa lưng 15 phút , đầu 5 phút , mặt 5 phút , ngực 5 phút , tay chân mỗi thứ 5 phút . Nói một tiếng , mình chỉ làm chừng 50 phút thôi .
    - Trong các khách hàng , loại người nào khiến chị mệt mỏi ?
    - Mấy ông Mỹ đen đó , có thằng cao hơn 6 fít (hơn một mét tám ) , nặng sơ sơ 300 pao (độ chừng 135 kí lô) , bắp thịt vai nó cứng như da trâu . Một ngày mà gặp hai thằng như vậy thì chết cha rồi . Nhất là tụi đen , có mùi đặc biệt lại xức nước hoa nồng nặc . Mình phải ráng mà thở .
    - Tiền tip hoa hồng chừng bao nhiều hở chị ?
    - Thường thì mười , thằng nào sộp thì hai chục .
    - Đúng là nghề nào cũng có cái cực khổ của nó .
    Buổi họp mặt ấn định vào lúc sáu giờ chiều . Đã sáu rưỡi rồi , chưa thấy mặt thằng Đức quay trở lại . Bà xã nó cứ bồn chồn sốt ruột , không biết coi phong thủy nhà ai , có bị bà nào dụ dỗ dắt đi mất hay không ?
  6. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    - Ông đi mất biệt giờ này mới lò mò về .
    - Thì bà biết đấy , làm nghề này nhiều khi khó giữ mình được .
    - Ông mà loạng quạng là chít mí tui .
    - Ờ , anh coi nhà cho một bà , sau khi coi phương hướng đông tây nam bắc , sắp xếp vật dụng đâu đó cho bả . Bả chỉ lên phòng ngủ của bà? : "- Thầy thầy ! Lên phòng coi em sắp xếp giường tủ có sai phong thủy không thầy ?"
    Bà xã thằng Đức dài mặt ra :
    - Rồi sao nữa cha .
    - Thì anh nói : " Tui hổng lên đâu " Bà đó cứ nài nỉ : " Được mà ! Anh lên được mà " Rồi bà dùng hai tay đẩy mông anh lên . Anh phải dùng thế Cá chép vượt cửa sau , dọt lẹ về đây với bà đây .
    Hai vợ chồng Đức và tôi lái xe tới nhà hàng Kim Phụng , ở ngay downtown thành phố Houston . Vừa quẹo xe vào , đã thấy xe kéo một hai chiếc đậu tầm bậy tầm bạ . Và may mắn làm sao , Đức kiếm được một chỗ parking ngay cửa nhà hàng . Bước vào nhà hàng , gặp anh em học sinh cựu Võ Trường Toản đứng tiếp tân . Bạn Vương Quang Cường quen biết với vợ chồng Đức , ra chào hỏi vui vẻ . Còn tôi đứng lớ ngớ , men men vào gần cửa , bỗng có một anh trẻ nắm chặt tay tôi :
    - Chào thầy , sao lúc này thầy trông già và đen thế .
    - Bạn trông nhầm rồi , tôi chỉ là bạn học cũ niên khóa 64-71 thôi .
    - Sorry mày nhá .
    Chúng tôi cười vui vẻ với nhau . Lúc đó hai vợ chồng Đức và tôi tới hai bàn dành riêng cho các bạn học cũ 64-71 . Đây là Trần Đức Nghĩa và bà xã , hai vợ chồng Bùi Thế Phong , vợ chồng Quang , Trần Gia Bảo , Nguyễn văn Thư và một số bạn học cùng niên khóa . Nghĩa tươi cười hỏi ngay :
    - Ê ! Bà này là vợ thằng Đức hay thằng Ánh .
    Đức vội nói ngay :
    - Vợ thằng Ánh đâu có đẹp như vợ tao mậy .
    Cả nhóm cười khúc khích với nhau . Gần bốn mươi năm gặp lại , nét mặt trẻ trung con nít bấy giờ nhường lại cho những khuôn mặt dày dăn phong trần , tóc bạc muối tiêu , da mặt đã có vết nhăn . Có thằng hói trán trông y như các nhà bác học thông thái . Trong nhà hàng tấp nập những cựu học sinh Võ Trường Toản . Bàn chính giữa dành cho các Thầy Cô , thầy Đỗ Hữu Nghĩa tuổi hơn bảy mươi , trông vẫn khỏe mạnh . Thầy là hiệu trưởng thời chúng tôi còn đi học . Chỉ có thầy Tuân , tổng giám thị biết chúng tôi nhiều vì tội trốn học chui lỗ chó vào sở thú thời đó . Mỗi lần như vậy lần lượt chúng tôi lên phòng :
    - Dạ thầy gọi con lên có chuyện chi .
    - Để cho cậu ăn thước kẻ chứ làm chi , vì hôm qua tôi coi ống nhòm thấy cậu đang lấy gậy chọc mấy con khỉ kêu khẹc khẹc um sùm . Nhân viên sở thú gọi điện thoại mắng vốn tôi đây .
  7. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Họp mặt
    Mở đầu là phần chào cờ và giới thiệu các thầy cô , các bạn học cùng niên khóa . Nhóm 68-75 là đông nhứt , 35 anh đứng lên vỗ tay huyên náo cả nhà hàng .
    Mấy anh hầu bàn mang thức ăn lên bày lên bàn . Chúng tôi bạn học cũ ngồi quây quần xung quanh hai bàn tròn , kể chuyện hàn huyên từ thuở xa xưa đến công việc hiện tại . Tiếng hát giúp vui do một cựu học sinh về bản nhạc Nỗi lòng người đi của nhạc sĩ Anh Bằng :
    - Tôi xa Sài Gòn , năm em mười tám ...
    Tôi nghe đâu đây ở bàn kế bên :
    - Đã chế thì phăng cho hết , ai lại chỉ đổi Hà Nội ra Sài Gòn không ? Phải như vầy nè :

    Tôi xa Sài Gòn , khi em còn bé , chưa từng biết yêu
    Nay tôi trở lại , lưng anh còm cõi , em nay đòi bồng
    Sài Gòn ơi ! Nào biết ra sao bây giờ
    Ai đứng quen quen bên đường , bóng dáng thon thon ngày xưa
    Mấy bà cựu nữ sinh Trưng Vương ngồi sát đấy , nghe được , đáp trả lại :
    - Thế đứng quen quen có cầm cây đàn với cái nón không ?
    Trường Trưng Vương cùng nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với trường Võ Trường Toản , đầy lá me bay mỗi khi gió thoảng . Bọn chúng tôi hay gọi dân kẹp tóc đó là Trứng Vịt . Không vừa , họ đùa và gọi các anh Võ Trưởng Toản là Vỏ Trứng Thối . Chẳng qua ở gần nhau quá , các anh lớn đệ nhị đệ nhất thấy các cô nữ sinh áo trắng xinh đẹp , tà áo trắng vờn bay trong gió những buổi sáng đi học , thường hay chọc ghẹo .
    - Hỡi cô cắp sách đến trường
    Dừng chân đứng lại , cho anh tỏ tường với em
    Các thầy cô ngồi bàn chính giữa nhà hàng , và nhiều người tới hỏi thăm , nên tôi ngại ngùng tới chào hỏi . Chương trình văn nghệ đã bắt đầu , những bản hát quen thuộc và thân thương dẫn dắt chúng tôi về những mơ mộng ngày xưa , thuở còn cắp vở đến trường , trên đường lá me bay bay . Trên màn hình chiếu projector , một cuốn phim video quay lại cuộc phỏng vấn và tâm tình các thầy cô ở Việt Nam . Thầy Cẩm , tuổi hạc đã cao , không còn giọng oanh vàng thỏ thẻ , mà học sinh ngày xưa đã có thời trêu ghẹo thầy . Cô Nhàn , dạy Anh văn , tóc đã bạc màu nhắn nhủ với em , như ngày nào cô hay thường nhấn mạnh , giọng kéo dài khi có một anh trả bài không thuộc : " Very very very....bad ..coi vậy mà không khá tí nào " . Nhớ ngày nào , chúng tôi học Anh ngữ với cô hồi lớp đệ ngũ C , những đoản Anh văn dài ngoằn ngoèo nửa trang giấy học trò . Có một lần cô dạy về một người du khách đi du lịch tới thành phố Nữu Ước , biết rằng thành phố rộng lớn , xe cộ chen chúc nhau trên đường lộ . Để không bị lạc , ông ta lấy cuốn sổ tay , cẩn thận ghi tên đường , phòng khi bị đi lạc , gặp khách bộ hành đi ngang qua , hỏi thăm cũng có thể trở về khách sạn mình ở . Lòng vòng đâu chừng vài giờ , không kiếm được tên đường . Ông ta chặn một ông cảnh sát lại hỏi thăm : " Thầy ơi ! Chỉ đường cho tôi về khách sạn , nha thầy " Thầy đội bèn hỏi ông có ghi tên đường , địa chỉ gì hay không ? - Dạ , có : ONE WAY STREET ( Đường một chiều ) . Bài học đó tôi vẫn nhớ mãi đến bây giờ , nhứt là khi tôi được bảo trợ đến thành phố New York một chiều cuối hè . Rút kinh nghiệm , tôi chép tên khách sạn và tên đường
    hẳn hoi , và cứ thế đi dạo thành phố lang thang mấy ngày liền . Người dẫn đưa tôi về từ phi trường Kennedy , chiều thứ sáu , móc túi đưa tôi mười đô , và dặn rằng thứ ba tuần sau lên hội bảo trợ trình diện . Các bạn biết rằng , thời gian tháng 7 năm 1983 ở New York một bữa ăn sáng trong nhà hàng , giá là 3 đô hai mươi lăm . Nếu mà tôi vô đó ăn , chừng hai bữa ăn , thì nhịn đói dài dài đến vài ngày sau . Đi vớ vẩn sáng ngày thứ bảy , tôi bước vào một khu Times Square , hình như là một ga xe , trong đó bày bán những ổ bánh mì dài nửa thước , mập mạp và vàng tươi . Một đô la một ổ , tôi cho nó vào một bao giấy dài , ôm vào nách , bước ra ngoài , đi dạo phố mùa hè . Trời Nữu Ước tháng bảy rất mát mẻ , nhiệt độ vào khoảng 70 đến 75 độ F . Tôi đi lang lang từ trụ sở Liên Hiệp Quốc , qua World Trade Center , băng qua những con đường mang số 4th , 5th , với những bin đinh chọc trời , cao nghều nghiệu . Ban đêm lộng lẫy ánh đèn màu xanh đỏ tím vàng . Phải thiên đàng đây chăng ? Tôi đi không định hướng , ngắm vẻ đẹp huy hoàng của thành phố về đêm với ổ bánh mì ăn gần hết . Gói thuốc lá một đô rưỡi , qua ba ngày , ba ổ bánh , hai gói thuốc , còn dư được vài đồng . Đang đứng nhìn trời , để đi tiếp qua công viên Central Park , tôi nghe tiếng gọi của ai đó :
    - Hey man , come here . I know you wander all day long . Stay with me . We can share a small sign together . (Này ông ! Tao biết mày lang thang mấy ngày rồi . Ở lại với tao . Chúng ta cùng se (sha r e ) , cùng xài chung một bảng hiệu )
    Mừng hết lớn , tự dưng có kẻ hảo tâm giúp đỡ ở xứ lạ quê người .
    - Đâu đâu , chỉ cho tôi với .
    Một gã ăn mặc lôi thôi xốc xếch , râu tóc mọc vô trật tự , chìa một tấm bảng giấy bạc màu :
    HOMELESS , WORK FOR FOOD
    Tôi hơi ngạc nhiên hỏi lại , thế là làm sao ? - Ông cứ đứng đầu đường với tôi một lát là biết ngay . Khi thấy thỉnh thoảng một hai người bỏ vào tay gã đó vài đồng cắc , tôi hiểu ngay , đỏ mặt và bỏ đi liền . Nghề ăn xin .
    Chú thích :
    Homeless : Vô gia đình , không nhà không cửa
    Work for Food : Xin làm việc đê? có miếng ăn (Nhưng nếu bạn kêu hắn đi làm , hắn từ chối ngay , đứng ngã tư nhàn hơn )
    Hoanghac 29.4.04
  8. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Cha`o ca''c ba.n
    Họp mặt
    Ngày xưa tôi yêu ...sở thú không phải vì có hoa có **** , có mấy con thú rừng hoang dã đó đâu , mà vì phải đi bắt ong bắt **** , về ướp formol cho khỏi hư thối , rồi bẻ cẳng cắt cánh dán vào tập vở , thực tập làm bài cho môn Vạn vật . Tuần sau đưa nộp bài cho cô Loan chấm .
    - Sao con ong này , sao thiếu một chân .
    - Dạ , em nghĩ ... chắc kiến ăn rồi cô ơi !
    Có hai vị là thầy Hà văn Bửu và cô Huỳnh thị Thanh Nguyệt mà thằng Đức cũng như nhiều bạn học mong gặp . Cô Nguyệt dạy chúng tôi về toán , lại kèm thêm môn thiên văn ở lớp tuổi mười ba mười bốn . Những chuỗi thiên hà , chòm sao và vũ trụ đầy lỗ đen . Tôn Ngộ Không lí lắc vươn mình dùng phép Cân đẩu vân bay ra không trung mà không bị phóng xạ bắn trúng . Ít có người biết cô Nguyệt rất thích thơ văn và nhạc .
    Người ấy hay thường bắt chúng tôi
    Chứng minh đường thẳng tiếp vòng tròn
    Hàng điểm điều hòa dài vô tận
    Phương trình đẳng thức tim héo hon
    Héo hon vì không nộp bài tập thì ăn trứng vịt thôi . Anh Trần Kim Chánh , hội trưởng hội cựu học sinh lên phân tỏ đôi điều , trước là cảm ơn các Thầy Cô , sau là vài lời góp vui với các bạn học cũ . Trong tất cả bạn học cũ về tham dự , có một anh từ Việt Nam qua và được hân hạnh lên phát biểu cảm tưởng . Tiếp theo là phần tâm tình tâm sự của Thầy Cô hiện diện với các cựu học sinh . Và kế đến là những món quà nho nhỏ được chính các bạn học cũ hay phu nhân các bạn đó trao cho các Thầy Cô , để tỏ lòng kính mến và biết ơn .
    Nhất tự vi sư , bán tự vi sư
    Cuối cùng là bàn đến chương trình họp mặt lần tới , ấn định tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn , Mỹ năm 2006 . Hẹn sẽ gặp lại các Thầy Cô và các bạn học cũ trong tình thân mến và tràn đầy sức khỏe .
    Hoang hac 30.4.04
  9. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Quảng cáo
    Hai đứa bé , thằng anh chừng 8 tuổi dắt thằng em bốn năm tuổi vào một tiệm bách hóa .
    - Cô ơi ! Em muốn mua một gói hiệu này .
    Cô thâu ngân cầm lấy gói hàng đề chữ "Always-Maxi" , bỡ ngỡ ngạc nhiên hỏi lại chú bé :
    - Em định mua cái này cho mẹ em hay cho chị em .
    Thằng anh bình thản trả lời :
    - Dạ , không . Mua cái này cho thằng em của em đó .
    Vừa nói nó vừa chỉ vào đứa em , mặt mày ngơ ngáo , tủm tỉm cười . Cô kia cùng một số khách hàng không thể nhịn cười vì nghe câu chuyện quá ngộ nghĩnh như vậy .
    - Vậy em mua cái này để làm gì ?
    - Không phải cho em , cho thằng em của em .
    Thấy mặt cô kia ngơ ngác chưa hiểu , thằng anh giải thích thêm :
    - Hôm qua chúng em coi trên Ti vi , thấy họ nói cứ dùng đi , thì sẽ biết bơi, đi xe đạp cũng được . Em biết rồi , còn thằng này thì chưa .
    Tôi không hiểu trên đây là câu chuyện vui hay có thật hay không trong đời sống hàng ngày , nếu các em coi Ti Vi mà không người lớn hướng dẫn , sẽ đưa tới những nhầm lẫn đáng tiếc .
    Cách đầy vài ngày , tôi coi trên báo quảng cáo , một tiệm thực phẩm bách hóa đang "On sale" , bán hạ giá vài món linh tinh ; chẳng hạn như chuối tiêu bốn cân một đô . Cô gái út 6 tuổi đòi đi theo để mua quà . Mua được vài cân chuối , tiết kiệm được vài chục xu , nhưng cô gái út nhỏng nhẻo :
    - Bố bố ! Con muốn kem kia .
    - Hộp kem Borden hai hộp năm đô phải không ?
    - Không bố , loại có hình vẽ đủ màu .
    Vâng , đó là loại kem cây , xanh xanh đo đỏ cho con nít thấy mà ham , 24 cây giá gần năm đô . Con cái nó đòi , thì nhiều khi cũng chiều nó . Khi ra xếp hàng để ra trả tiền . Một bà đứng trước tôi đưa vài thứ lên mặt quầy tính tiền . Trong dó có một gói, không đề giá cả khi đang "on sale " . Nhấc microphôn lên , một cậu thanh niên bán hàng gọi ơi ới , nghe oang oang cả cửa tiệm :
    - Hãy check giá tiền- hàng số 10 , Always- Maxi , loại lớn nhứt .
    Tiếng loa vang vang làm mọi người đang chờ tính tiền giựt mình , và ngó xem ai sao vậy ? Bà đó đỏ mặt mắc cỡ , liệng trả lại gói đó vào trong cái xe đẩy mua hàng của tôi . Cậu bán hàng nhìn tôi , dò hỏi :
    - Thế ông muốn mua cái gói không ? Đang ON SALE đấy ?
    Tức mình tôi dấm dẳng đáp lại :
    - Mua cái này để ...tập bơi hả ? Tôi biết bơi rồi .
    Hoanghac 2.5.04
  10. hoanghac1

    hoanghac1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Phải chăng anh là thi sĩ
    Có đúng chăng những thi sĩ dù ở thời đại nào , cổ xưa hay hiện đại , chết sớm hơn những nhà văn , nhà soạn kịch . Một nhà nghiên cứu Hoa Kỳ báo cáo như vậy trong tạp chí Health and Science Correspodent, tháng 4 năm 2004 vừa qua .
    Có thể thi sĩ là những người có tâm trạng buồn khổ , tâm sự đầy vơi , đôi khi dẫn đưa sự tuyệt vọng chán chường cuộc sống , hay là có thể thi sĩ đã sớm nổi tiếng nổi danh một thời , vì thế đã báo trước sự ra đi của họ . Ông James Kaufman , Học Viện Nghiên Cứu về Sự Học Tập của trường đại học California tại thành phố Bernardino .
    Trong bản báo cáo này , ông Kaufman đã nghiên cứu 1987 nhà văn , thi sĩ của nhiều nước khác nhau như Thổ Nhĩ Kỳ , Trung Hoa , Mỹ và Đông Âu qua nhiều thế kỷ khác nhau .Ông ta đã phân loại họ , tiểu thuyết gia , thi sĩ , nhà soạn kịch , và sử gia . Ông ta không nghiên cứu đến nguyên nhân , tại sao họ chết .
    " Trong các nhà thơ , văn của Trung Hoa , Thổ Nhĩ Kỳ , Mỹ và Đông Âu , những thi sĩ thường chết sớm hơn những người kia , những người viết kịch , sử gia , tiểu thuyết gia .
    Trung bình , thi sĩ họ sống khoảng 62 tuổi , nhà soạn kịch 63 tuổi , nhà văn 66 tuổi và sử gia sống đến 68 tuổi .
    Ông ta đơn cử ra một thí dụ về thi sĩ , kiêm tiểu thuyết gia Sylvia Plath , tự tử năm 1963 khi vừa được tròn 30 tuổi .
    Đọc được đến đây , bà xã vội vã chạy lại bên tôi :
    - Anh ơi ! Mấy cái bài thơ của anh đâu rồi , để em đem đi đốt .
    - Bà làm cái gì vậy ! Thơ tôi làm , vất vả cả tháng trời , mà bà ... bà lại muốn đốt nó đi .
    - À ! Đây rồi là bài thơ anh làm về các thi sĩ nổi danh :
    Cái chuông đồng
    Khi xưa có bốn thầy đồ
    Rủ nhau ra tỉnh mướn đò qua sông
    Bỗng mưa ướt ván cầu hồng
    Vén quần vén áo tồng ngồng trú mưa
    Trong chùa tượng phật lưa thưa
    Chợt trông thấy quả chuông cửa chùa vàng
    Một ông tức cảnh sinh tình
    Buông thơ ứng khẩu họa thơ tưng bừng
    -Hình dáng nó khum khum
    Ông đồ thứ hai tiếp lời :
    -Nó được đúc bằng đồng
    Ông thứ ba nối thêm :
    - Gõ nó kêu bong bong
    Ông đồ thứ tư kết lời:
    - Ấy nó là quả chuông
    Vểnh vểnh ruốt râu vẻ tự đắc
    Thật tuyệt vời thơ tựa Tô Đông Pha, Lý Bạch
    Nhưng sao các ông ơi ! Có lẽ hỏng
    Ngày xưa Vương Bột họa thơ tình
    Đằng Vương Các khi năm mười sáu tuổi
    Tinh hoa tiết hết ra ngoài
    Mới mười bảy cái xuân đã tiệt ngòi
    Có lẽ chúng ta sắp sửa chầu trời
    Khi họa thơ cái chuông đồng gõ boong boong
    Nghé ngọ bên Tàu đã chạy sang
    Dẫm nát giang san sông nước Việt này
    Than xong nói nhỏ tiểu đồng
    Mua cho bốn cỗ quan tài chờ chôn
    Đột nhiên cánh cửa chùa mở rộng
    Một nhà sư đạo mạo nghiêm trang xuất hiện
    Nhân tiện mua thêm một cỗ cho tôi
    Cả bốn thầy đồ đồng thanh hỏi :
    Bạch thầy cớ sự làm sao ?
    Chẳng lẽ sư ông có họa bài
    Vần thơ trác tuyệt như bọn tôi ?
    Không không ! Khi xưa tôi có nguyện rằng
    Khi nào gặp những thi sĩ tài ba uyên bác
    Là ngày phải chịu cảnh đầu rơi
    Chắc tôi cũng phải đi chầu trời
    Để tôi thưa chuyện cùng các ông
    Khi xưa tôi cũng học trò
    Vác lều vác chõng dự thi bảng vàng
    Qua dinh Tể Tướng loa oang oang truyền rằng
    Ai thời trai trẻ vô đây
    Dự tranh kén rể đề bài là thơ
    Úi chao thiên hạ lao xao
    Kẻ cao người thấp chen nhau lấn vào
    Trên cao Ngài Tể Tướng dõng dạc phán :
    - Ta đây có ba cô gái xinh hồng
    Đến tuổi cặp kê muốn lấy chồng
    Ai người tài đức sẽ là rễ ta ...
    Đề thứ nhất là Chi, cô gái cả
    Một chàng thư sinh nho nhã bước ra
    - Con ở làng Xá tên PHI
    Nghe tiếng cô CHI đang kén chồng
    Nếu được nên duyên nợ duyên THÌ
    Con quyết mở tiệm bán MÌ
    Xin Ngài chấp thuận lời con ĐI
    Ngài Tể Tướng ung dung khẽ mỉm cười
    - Đây đề thứ hai , cô MƠ
    Một chàng chen ra , chắp tay cúi chào
    - Cô hái MƠ ơi !
    Cô đẹp như MƠ đang kén chồng
    Nếu được nên duyên tình duyên NỢ
    Con sẽ từ nay MỞ tiệm PHỞ MƠ
    Xin Ngài ủng hộ cho con NHỜ
    Ngài Tể Tướng ung dung nụ cười:
    - Đây là NỤ , cô gái Út
    Thấy vậy , bần tăng hăm hở bước ra chào :
    - Con ở quê hương xứ MÙ U
    Tạt bóng qua đây gặp cô NỤ ù
    Nếu được ....
    Im ngay - Lôi tên này ra chém đầu
    Nghe vậy , nhanh chân nhanh cẳng tôi chạy ngay
    - Em ơi ! Thơ đó chỉ là thơ tào lao thôi . Anh đâu phải là thi sĩ ?
    - Em không biết . Thi nào cũng là thi . Em chỉ muốn cùng anh đi câu cá ngoài hồ mãi mãi , đến trăm năm bạc đầu . Thơ nào cũng đốt .
    Hoàng hac 3.5.04

Chia sẻ trang này