1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vui cùng World Cup! <EMBED pluginspage=http://www.macromedia.com/go/getflashplayer src=http://www.ge

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi dauda^u`vi`tie^n`, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. onggia80hp

    onggia80hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    0
    10 trận đấu kinh điển trong lịch sử World Cup
    Kể từ thời còn phải dùng tàu thủy di chuyển đến nước chủ nhà cho đến máy bay hiện đại ngày nay, các trận đấu tại World Cup luôn là bữa tiệc bóng đá đáng thưởng thức nhất. Dưới đây là 10 cuộc đối đầu mang tầm vóc kinh điển.
    Vòng một World Cup 1938: Brazil 6-5 Ba Lan
    Cú lội ngược dòng của Ba Lan quả là đáng khâm phục với pha gỡ hòa 4-4, sau khi đã để dẫn trước 1-3. Tuy nhiên, bằng phong độ cực kỳ xuất sắc, "viên kim cương đen" Leonidas đã bắn hạ "đại bàng trắng" bằng hai bàn thắng quyết định trong thời gian hiệp phụ.
    [​IMG]
    Sau màn rượt đuổi đầy ấn tượng trên, Brazil loại tiếp Tiệp Khắc ở tứ kết để tiến sát giấc mơ vô địch. Nhưng tại bán kết, HLV Ademar Pimenta đã đưa ra một quyết định "xuẩn ngốc" khi cho Leonidas nghỉ dưỡng sức, vì nghĩ rằng ĐKVĐ Italy....quá yếu. Tỷ số 2-1 nghiêng về đoàn quân thiên thanh đã khiến Pimenta sau này bị người đời chỉ trích mãi. Ngay cả danh hiệu vua phá lưới dành cho Leonidas (8 bàn) cũng chẳng làm dân Brazil bớt tức giận.
    Chung kết 1954: Tây Đức 3-2 Hungary
    Chính những "gã phù thủy Magyar" mới là ứng cử viên số một khi đã nện cho Tây Đức tơi bời ở vòng bảng, với tỷ số....8-3. Sức mạnh đó đã phần nào được minh chứng trong trận chung kết khi lần lượt Puskas và Czibor đưa Hungary dẫn trước 2-0, chỉ sau 10 phút đầu.
    Nhưng đúng vào thời khắc quyết định, Tây Đức mới bộc lộ đặc tính đáng sợ nhất của mình: bộ thần kinh thép lì lợm. Dưới cơn mưa tầm tã trên sân Wankdorf ở thành phố Berne (Thụy Sĩ), lần lượt Max Morlock (11'') và Helmut Rahn (18'', 84'') giúp "cỗ xe tăng" đảo ngược tình thế. Đội bóng "bách chiến bách thắng" đã bị đánh bại. Còn Tây Đức, từ chỗ chẳng được đánh giá cao, bỗng bất ngờ giành ngôi vô địch.
    Chung kết 1966: Anh 4-2 Tây Đức
    Cuộc chinh phục chiếc Cup vàng ngay trên quê hương của đội tuyển Anh đã suýt biến thành ác mộng khi Đức san bằng tỷ số 2-2, ở đúng phút 90.
    Tuy nhiên, trọng tài Dienst người Thụy Sĩ đã trở thành vị cứu tinh cho xứ sở sương mù bằng khả năng "nhìn" thấy bàn thắng trong pha bóng Geoff Hurst sút dội xà, nảy xuống nhưng chưa qua vạch vôi (bàn đầu tiên trong số hai bàn mà tiền đạo này ghi được trong hiệp phụ).
    Người ta cho rằng chính vì may mắn này mà Anh đã phải trả giá trong 3 lần gặp Đức sau đó ở các giải lớn (thua 2-3 sau khi đã dẫn trước 2-0 ở tứ kết World Cup 1970, và thua sau loạt đá luân lưu ở bán kết World Cup 1990 và Euro 1996).
    [​IMG]
  2. onggia80hp

    onggia80hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    0
    Vòng bảng 1970: Brazil 1-0 Anh
    Cuộc đối đầu kinh điển giữa hai thế hệ tài năng nhất của bóng đá Anh và bóng đá Brazil được ghi dấu ấn nhờ một pha cứu thua hay nhất mọi thời đại. Dù bị Moore kèm rất chặt nhưng Pele vẫn thực hiện được pha đánh đầu sắc như dao cạo về sát mép cột dọc. Các bình luận viên trên sân Jalisco đã đồng loạt hô "vào", nhưng chưa kịp dứt lời thì thủ môn Banks đã ngả người cứu thua bằng một phản xạ không thể tin nổi.
    Tuy vậy, dù có tài năng đến mấy, "người nhện" sinh tại Sheffield vẫn không thể ngăn nổi Jairzinho - vua phá lưới World Cup 1970 - ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu.
    Bán kết 1970: Italy 4-3 Tây Đức
    Trận đấu hay nhất mọi thời đại là cuộc rượt đuổi kinh hoàng đến ngẹt thở. Italy vượt lên ngay ở phút thứ nhất, nhưng Tây Đức liên tục gỡ hòa hết 1-1 (phút 90) rồi 3-3 (phút 110). Cuối cùng, "thần kinh thép" cũng bị nung chảy trước sự quả cảm của những đấu sĩ đến từ dải đất hình chiếc ủng, khi đích thân Gianni Rivera, Quả bóng vàng châu Âu 1969, ghi bàn thắng quyết định.
    Trận đấu trên còn được nhớ tới bởi hình ảnh hào hùng của Franz Beckenbauer, với một cánh tay băng trắng vì chấn thương, vẫn chiến đấu đủ 120 phút.
    Chung kết 1970: Brazil 4-1 Italy
    Sau khi đã hạ ĐKVĐ thế giới (Anh, ở vòng bảng) và ĐKVĐ Nam Mỹ (Uruguay, ở bán kết), Brazil thắng nốt ĐKVĐ châu Âu (Italy) ở chung kết để vĩnh viễn sở hữu chiếc Cup nữ thần vàng.
    Sau bàn mở tỷ số của Pele, đoàn quân thiên thanh chỉ phản ứng được một lần, trước khi sụp đổ hoàn toàn bởi hàng loạt pha dứt điểm chớp nhoáng của Gerson, Jairzinho và Carlos Alberto. Giới chuyên môn đánh giá đây là trận chung kết World Cup hay nhất trong lịch sử, và cũng là thời khắc chứng kiến Brazil đạt đến tột đỉnh của sức mạnh.
    [​IMG]

    Vòng bảng thứ hai, World Cup 1982: Italy 3-2 Brazil
    Hai sai lầm trong hàng thủ Selecao cùng một pha chọc chân cực nhanh giúp Paolo Rossi lập được một hat-trick cho Italy. Cho tới nay, đấy vẫn được coi là kết quả gây bất ngờ nhất của ngày hội bóng đá hành tinh, vì đoàn quân thiên thanh khởi đầu rất tệ ở vòng bảng thứ nhất (hòa đủ 3 trận).
    Các cầu thủ áo vàng xanh lên máy bay sớm trong sự bàng hoàng của cả thế giới, vì thế hệ năm 1982 được đánh giá tài năng chẳng kém thế hệ 1970.
    Được onggia80hp sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 27/05/2006
  3. onggia80hp

    onggia80hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    0
    Bán kết 1982: Tây Đức 3-3 Pháp (đá luân lưu, Đức thắng 5-4)
    "Thần kinh thép" của Tây Đức thêm một lần khiến người ta phải ngả mũ kính phục. Các học trò của HLV Jupp Derwall san bằng được tỷ số, ngay cả khi đã bị dẫn 1-3 trong hiệp phụ.
    Sau khi giúp Harald Schumacher không bị đuổi trong pha cố tình chơi xấu Battiston, "thần may mắn" tiếp tục giúp thủ môn này đẩy được 2 quả luân lưu quyết định. Đây là trận đấu đầu tiên trong lịch sử World Cup phải giải quyết bằng thi đá 11m.
    Các bàn thắng: 1:0 Littbarski 17, 1:1 Platini 26, 1:2 Tresor 92, 1:3 Giresse 98, 2:3 Rummenige 102, 3:3 Fischer 108
    Luân lưu: 0:1 Giresse, 1:1 Kaltz, 1:2 Amoros, 2:2 Breitner, 2:3 Rocheteau, (2:3) Stielike (Ettori cứu), (2:3) Six (Schumacher cứu), 3:3 Littbarski, 3:4 Platini, 4:4 Rummenige, (4:4) Bossis (Schumacher cứu), 5:4 Hrubesch
    Tứ kết 1986: Pháp 1-1 Brazil (Pháp thắng 4-3 trong loạt luân lưu)
    Trận đấu giữa hai đại biểu hào hoa và kỹ thuật nhất đáng tiếc lại chứng kiến cả 3 tên tuổi hàng đầu của bóng đá thế giới là Socrates, Zico, và Platini đá hỏng quả 11m.
    Careca mở tỷ số cho Brazil sau một pha dàn xếp dứt điểm đậm nét xứ sở samba. Nhưng từ quả tạt bên cánh phải của Rocheteau, bóng vượt quá tầm với của cả tiền đạo Pháp Yannick Stopyra lẫn thủ môn Brazil, Carlos, tạo điều kiện cho Michel Platini thoải mái đưa bóng vào lưới trống san bằng tỷ số 1-1. Lẽ ra Zico có cơ hội đem chiến thắng về cho Brazil nhưng anh sút hỏng quả phạt đền trong hiệp hai.
    Sau 120 phút, hai đội kéo nhau ra chấm 11m. Platini sút hỏng cho Pháp nhưng Bats đã chặn đứng được Socrates còn Julio Cesar đá ra ngoài. Pháp vào bán kết, trong khi Brazil bắt đầu cảm thấy bóng đá nghệ thuật ngày càng mất chỗ đứng trong thế giới thực dụng.
    [​IMG]
    Vòng hai World Cup 1994: Romania 3-2 Argentina
    Dưới sự chứng kiến của hơn 90.000 khán giả trên sân Rose Bowl (thành phố Pasadena, Mỹ), hai ngôi sao Ilie Dumitrescu và Gheorghe Hagi đã truyền cảm hứng giúp Romania quật đổ nhà cựu vô địch thế giới.
    Vắng Maradona (bị treo giò do sử dụng doping), Argentina không suy sụp ý chí, nhưng đánh mất nét sắc sảo trong các pha hãm thành. Chiến thắng của Romania là hình ảnh tiêu biểu cho làn sóng Đông Âu tại World Cup 1994.
    Các bàn thắng: 1:0 Dumitrescu 9, 1:1 Batistuta 15, 2:1 Dumitrescu 17, 3:1 Hagi 57, 3:2 Balbo 74
  4. onggia80hp

    onggia80hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    0
    10 lý do khiến Brazil khó vô địch World Cup 2006
    Từng 5 lần đăng quang, đang sở hữu những ngôi sao sáng bậc nhất thế giới và là đội duy nhất góp mặt ở tất cả các VCK..., các nhà ĐKVĐ thế giới có rất nhiều thuận lợi để bảo vệ thành công Cup vàng mà họ đoạt được 4 năm về trước. Dù vậy, vẫn còn một số yếu tố có thể khiến Brazil không hoàn thành mục tiêu.
    [​IMG]
    Sự kỳ vọng quá lớn từ các CĐV nhà
    Năm 1966, Brazil đến Anh với tư cách là đội ĐKVĐ thế giới và có trong đội hình Pele mới 26 tuổi và đang ở đỉnh cao phong độ. Chẳng ai dám nghĩ rằng "các vũ công samba" lại thất bại dù họ rơi vào bảng tử thần. Tuy nhiên, thực tế hồi đó lại đi ngược lại tất cả những dự đoán ban đầu, bởi Pele sớm bị chấn thương còn tuyển Brazil thì phải xách vali về nước ngay từ vòng một khi chỉ giành được 2 điểm sau 3 trận.
    16 năm sau tại World Cup 1982, tuyển Brazil, với các siêu sao như Zico, Socrates, Falcao..., cũng được đánh giá rất cao nhưng rút cuộc vẫn không thành công. Kết thúc vòng bảng ở vị trí số một nhưng sang vòng 2, những sai lầm chết người ở hàng thủ đã khiến họ bị Paolo Rossi chọc thủng lưới 3 lần và chịu thất bại 2-3 trước Italy.
    Tuy nhiên, 2 thất bại nói trên cũng không cay đắng như khi Brazil, trong vai trò nước chủ nhà, để mất chức vô địch ở trận quyết định gặp Uruguay tại World Cup 1950. Dẫn trước 1-0 nhưng hai bàn thua trong 25 phút cuối cùng đã khiến các cầu thủ áo vàng xanh phải ngậm ngùi nhìn đội bóng láng giềng nẫng tay trên chiếc Cup Jules Rimet.
    Năng lực yếu kém của các thủ môn
    Không kể các trường hợp ngoại lệ như Gilmar (ở World Cup 1958 và 1962), Taffarel (1994, 1998) và Marcos (2002), phần lớn những "người gác đền" của tuyển Brazil hiếm khi nhận được sự kính trọng như các đồng đội ở tuyến trên. Để chuẩn bị cho vòng chung kết tại Đức tháng 6 tới, ít nhất 5 thủ môn được HLV Parreira ngắm nghía - Dida (Milan), Marcos (Palmeiras), Julio Cesar (Inter), Gomes (PSV) và Rogerio Ceni (Sao Paulo). Chỉ có 3 người được chọn là Dida, Cesar và Ceni, dù vậy chẳng ai trong số họ có phong độ cao ở mùa giải vừa qua.
    Dida và Cesar liên tiếp gặp chấn thương, thậm chí thủ thành đang khoác áo Inter còn để mất vị trí vào tay đồng nghiệp người Italy, Francesco Toldo. Đồng đội của anh ở AC Milan, dù vẫn nhận được sự tin tưởng của BHL nhưng phong độ cũng lúc trồi lúc sụt.Trong khi đó, Ceni chỉ nổi tiếng nhờ tài đá phạt. Tóm lại, Brazil sẽ bước vào World Cup 2006 mà không có thủ môn số một đúng nghĩa.
    Cặp hậu vệ biên đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp
    [​IMG]
    Ở hai vòng chung kết gần đây nhất, lối chơi tấn công của Brazil dựa rất nhiều vào phong độ của Cafu và Roberto Carlos. Nhưng giờ đây, khi đã ở độ tuổi 36 và 33, chắc chắn HLV Parreira khó có thể trông đợi nhiều vào sự đóng góp của bộ đôi này. Cafu vừa thi đấu trở lại sau khi phẫu thuật đầu gối. Carlos thì đã từ lâu không còn những pha xuống biên tốc độ và những cú sút phạt trực tiếp trái phá như cách đây 4 năm.
    Cicinho, đồng đội của Carlos ở Real Madrid, cũng được cho là không đủ khả năng thay thế Cafu do anh này luôn có thiên hướng dâng cao và rất kém trong khâu phòng thủ. Ở cánh trái, Gustavo Nery (Corinthians) và Junior (Parma) cũng không làm người ta quên được hình ảnh tả xung hữu đột của Carlos năm nào
  5. onggia80hp

    onggia80hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    0
    Quá nhiều ngôi sao trong đội hình
    Không khó để thấy rằng Carlos Alberto Parreira đang là HLV bị ghen tỵ nhất ở World Cup lần này bởi ông được sở hữu dàn sao sáng bậc nhất thế giới hiện tại. Tuy nhiên, mọi việc đều có hai mặt của nó. Quá nhiều học trò xuất sắc chưa chắc đã là niềm hạnh phúc với nhà cầm quân 61 tuổi, bởi ông sẽ phải tìm cách dung hòa những "cái tôi" quá lớn của các học trò. Không ít đội bóng đã thất bại vì yếu tố này, điển hình là Pháp (VCK 2002), Hà Lan (VCK 1974, 1978 và vòng loại World Cup 2002).
    Emerson bị vắt kiệt sức lực
    Tiền vệ đang khoác áo Juve là cầu thủ mà HLV Parreira luôn nghĩ đến đầu tiên mỗi khi lên danh sách tập trung ĐTQG dự các giải đấu quan trọng của Brazil trong 4 năm qua. Tuy nhiên, chính sách quay vòng cầu thủ không hợp lý của HLV Capello đã khiến tuyển thủ Brazil không còn duy trì được tình trạng thể lực sung mãn như mọi khi. Ở hai trận gặp Arsenal ở tứ kết Champions League, Emerson gần như bất lực trước các tiền vệ giàu thể lực của đội bóng Anh, đây chính là một lý do khiến Juve sớm phải chia tay đấu trường danh giá cấp châu lục này. Bất chấp điều đó, Parreira chắc chắn vẫn đưa cậu học trò cưng của ông vào đội hình xuất phát trừ những trường hợp bất khả kháng vì Renato, cầu thủ dự bị cho Emerson, không tạo được sự tin cậy cần thiết.
    Bộ ngũ Robinho, Kaka, Ronaldo, Adriano, Ronaldinho
    [​IMG]
    Sử dụng cùng lúc 5 ngôi sao tấn công nói trên gần như là điều không tưởng với HLV Parreira, bất chấp sự mong đợi của các CĐV bóng đá của Brazil. Dù vậy, dưới áp lực quá lớn của dư luận, ông cũng đưa ra giải pháp dung hòa bằng lời hứa sẽ đưa vào sân cùng lúc Adriano, Ronaldo, Kaka và Ronaldinho và gọi đó là "bộ tứ huyền ảo" trong trận mở màn gặp Croatia.
    Dù vậy, dưới con mắt của các nhà chuyên môn, giải pháp của Parreira vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong số 5 siêu sao nói trên, chỉ Ronaldinho và Kaka có phong độ ổn định. Robinho có quá ít cơ hội ra sân kể từ khi chuyển sang Real Madrid. Ronaldo thì hiếm khi hoàn thành nhiệm vụ trong mùa giải vừa qua. Sao còn lại, Adriano, dù có nửa đầu mùa bóng tuyệt vời ở Inter nhưng trục trặc tình cảm với bạn gái đã khiến anh sa sút đến bất ngờ trong giai đoạn còn lại.
    Hơn nữa, những con số thống kê cũng không ủng hộ giải pháp sử dụng bộ tứ nói trên. Trong 48 trận dưới quyền HLV Parreira, cặp Ronaldinho - Ronaldo chỉ chơi cùng nhau 17 trận. Khi bộ đôi này cùng ra sân, cơ hội chiến thắng của Brazil là 57% và hiệu số bàn thắng trung bình là 1,59 bàn mỗi trận. Ngược lại, chỉ khi một trong hai anh này đá chính, tỷ lệ nói trên đã tăng lên thành 66% và 2,48 bàn mỗi trận.
    Không có Roque Junior
    Bất cứ một đội bóng nào có Roque Junior trong đội hình đều mang lại sự tự tin cho những đồng đội thi đấu xung quanh. Anh cũng là một trong số hiếm hoi những cầu thủ từng lên ngôi vô địch World Cup và Champions League. Việc HLV Parreira cương quyết gạt cầu thủ đang khoác áo Bayer Leverkusen ra ngoài danh sách sang Đức đã bị dư luận Brazil phản đối kịch liệt.
    World Cup diễn ra ở châu Âu
    Trong lịch sử các vòng chung kết được tổ chức ở "cựu lục địa", chỉ một lần duy nhất Cup vàng lọt vào tay một đội bóng không phải châu Âu. Đó chính là Brazil khi họ đăng quang ở World Cup 1958 tại Thụy Điển.
    Bóng ma năm 1994
    Đó là năm Carlos Parreira dẫn dắt Brazil tới ngôi vô địch World Cup đầu tiên sau 24 năm chờ đợi. Nhưng thay vì được chúc tụng, nhà cầm quân này đã bị các cổ động viên nhà thù ghét vì đã sử dụng lối chơi thực dụng để chiến thắng, đi ngược lại với truyền thống tấn công đầy hoa mỹ của bóng đá "xứ sở samba". Vì vậy, với những siêu sao trong đội hình hiện tại và áp lực từ dư luận, gần như chắc chắn Parreira không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng phong cách tấn công truyền thống cho mục tiêu chinh phục Cup vàng thứ 6. Tuy nhiên, sự thay đổi không phải lúc nào cũng mang lại thành công.
    Thể thức thi đấu
    Brazil là ứng cử viên số một với tỷ lệ đặt cược 15/4 (tiếp theo là Anh 7/1, Italy và Đức 17/2), nhưng HLV Parreira vẫn phải tính đến thể thức loại trực tiếp khi giáp mặt các đối thủ mạnh, cũng như khả năng các trụ cột gặp chấn thương.
    Danh sách 23 cầu thủ Brazil tới Đức:
    Thủ môn: Dida (Milan), Julio Cesar (Inter), Rogerio Ceni (Sao Paulo)
    Hậu vệ: Cafu ( Milan), Cicinho (Real Madrid), Lucio (Bayern), Juan (Leverkusen), Roberto Carlos (Real Madrid), Gilberto (Hertha Berlin), Cris (Lyon), Luisao (Benfica)
    Tiền vệ: Edmilson (Barcelona), Juninho Pernambucano (Lyon), Emerson (Juventus), Ze Roberto (Bayern), Gilberto Silva (Arsenal), Kaka (Milan), Ricardinho (Corinthians)
    Tiền đạo: Ronaldo (Real Madrid), Robinho (Real Madrid), Ronaldinho (Barcelona), Adriano (Inter Milan), Fred (Lyon).
  6. Thang_nghien

    Thang_nghien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    hê hê hô hô hi hi ha ha
    Còn 9 ngày nữa là khai mạc rồi. Ban tổ chức bắt đầu làm việc được rồi đấy.
    Từng trận từng trận một nhé, trận nào hấp dẫn thì cá độ (trận nào tầm tối tối anh em mình tụ họp nhau đi xem cùng càng thú vị, he he. Chia ra 2 phe trả tiền cafê và thuốc là coi cũng ổn đó)
  7. onggia80hp

    onggia80hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    0
    Công nhận ý tưởng ku thang_nghien này hay đó, BTC tán đồng với ý kiến ku này luôn. Bắt đầu từ ngày hôm nay BTC vui cùng World cup, tôt chức cuộc cá độ cho các thành viên tham gia, đầu tiên là chận khai mac.
  8. Thang_nghien

    Thang_nghien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    Hê hê.
    Có trận đấu để BTC làm độ rồi đấy:
    30/6 đá với NIT.
    6/6 đá với 84 FC
    Độ thế nào đấy?? Kèo ra hấp dẫn chút để anh em còn chiến nhé...
  9. onggia80hp

    onggia80hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    0
    Không có ai tham gia thì anh em trong BTC chúng ta cá vợi nhau vậy.
    Chỉ còn có 8 ngày nưa là World Cup bắt đầu rồi, chúng tôi hy vọng các bạn hãy tham gia mạnh lên nào các bạn ơi

  10. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Edmilson giã từ World Cup
    Một pha va chạm khá mạnh với tiền đạo Adriano trong buổi tập đã khiến tiền vệ Edmilson bị tái phát chấn thương đầu gối và anh đã buộc phải chia tay World Cup ngay trước khi giải đấu này diễn ra.
    [​IMG]
    Edmilson buồn bã chia tay World Cup.
    Edmilson, 29 tuổi, là thành viên của đội tuyển Brazil giành cúp vàng tại World Cup 2002. Ở mùa giải vừa qua, Edmilson cũng đã thi đấu rất xuất sắc và góp công lớn giúp Barcelona giành cú đúp VĐ La Liga và Champions League ở mùa giải vừa qua.
    Tuy nhiên, anh đã không gặp may khi bất ngờ bị tái phát chấn thương đầu gối - chấn thương đã từng khiến anh phải nghỉ thi đấu 6 tháng ở mùa giải 2004-2005. Và theo bác sĩ đội tuyển Brazil Jose Luis Runco, chấn thương của Edmilson là khá nghiêm trọng và chắc chắn anh sẽ không kịp hồi phục để cùng đội tuyển Brazil tham gia tranh tài tại World Cup 2006 này.
    Chấn thương của Edmilson là một tổn thất lớn cho đội tuyển Brazil, bởi Edmilson không chỉ thi đấu tốt ở vai trò tiền vệ trụ, mà khi cần anh còn có thể thi đấu ở cả vị trí trung vệ.
    Hiện tại, tiền vệ đang chơi cho CLB trong nước Sao Paulo, Mineiro đã được HLV Carlos Alberto Parreira gọi để thay thế cho vị trí của Edmilson.
    ( theo Tuổi trẻ Online )

Chia sẻ trang này