1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vườn Nhật Bản truyền thống- chia sẻ tài liệu

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi casauvn, 31/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    TĂi cĂ tĂi li?u nĂy bằng tiếng Nhật, nhưng khĂng cĂ thời gian 'f d<ch 'ươc, bạn cĂ 'ọc 'ược tiếng Nhật 'ược khĂng?TĂi sẽ gYi cho Bạn bằng mail. Nếu cĂ gĂ khĂng hifu mĂnh sẽ cĂng trao '.i sau.
  2. casauvn

    casauvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    tôi đọc được tiếng Nhật, phần tài liệu post fía trên là dịch từ tài liệu tiếng Nhật ra. Bạn nói có tài liệu bằng tiếng Nhật về phần nào vậy ? mà nói chung phần nào tôi cũng cần.
    Bạn share vào mail cho tôi được chứ ? betonamu_a2d@yahoo.com
  3. casauvn

    casauvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế vườn Nhật Bản
    Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, nghệ thuật tạo vườn Nhật Bản xuất phát từ việc dùng cây cối, đá, nước... tô điểm thêm cho khu vực xung quanh nơi cư trú. Vì vậy, nghệ thuật tạo vườn Nhật Bản có quan hệ gần gũi với nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật đá cảnh (stone arrangement-cách sắp xếp đá). Lịch sử của bộ môn nghệ thuật này bắt đầu từ thế kỉ thứ VII và những bản thiết kế vườn cổ xưa nhất còn lưu lại được xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ X.
    Trong những di tích cổ nhất của nghệ thuật đá cảnh (V-VII) được tìm thấy ở Akita và Hokkaido, người ta đã tìm thấy nhiều sự tương đồng trong nghệ thuật vườn Nhật Bản sau này. Đó là cách bố trí những viên đá theo hình vòng tròn, hoặc nằm sấp hoặc đứng thẳng. Tuy nhiên, có vẻ như cách sắp xếp này được dùng cho các nghi lễ tế thần hơn là được thiết kế cho việc tô điểm các khu vườn. Có lẽ ý niệm về ?ovườn? như một môn nghệ thuật vẫn chưa phát triển ở thời kì này. Tuy nhien cách sắp xếp đá thành hình theo chủ ý đó đã được sử dụng, phát triển và trở nên thăng hoa trong phương pháp bài trí đá cảnh của vườn Nhật Bản sau này.
    Trong các thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ X, đạo Phật cùng các nền văn hóa mới du nhập từ Trung Quốc và Triều Tiên đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của vườn Nhật Bản. Chúng đã trở thành cơ sở triết học cho nghệ thuật thiết kế không gian vườn Nhật Bản đặc biệt phát triển từ thế kỉ XII trở đi.
    Vậy những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế vườn Nhật Bản là gì ? Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra 4 nguyên tắc chính: nguyên tắc thu nhỏ, mượn cảnh, tôn trọng tính tự nhiên và vẻ đẹp sabi.
    Nguyên tắc thu nhỏ shukukei (súc cảnh)
    Nhà nghiên cứu người Hàn Quốc Lee O Yong đã nhận xét về vườn Nhật Bản như sau:
    ?oPhương pháp biến thiên nhiên thành vật sở hữu của mình, hoặc phương pháp làm vườn tích cực và trực tiếp hơn, đó là ?o phong cảnh thu nhỏ?. Đó là phuơng thức thu nhỏ đối tượng, biến nó thành ?othiên nhiên sao chụp? từ ?othiên nhiên vay mượn?. Phong cảnh thu nhỏ này không chỉ có ở các khu vườn của các Daimyo thời Edo, mà nó xuất hiện gần như đồng thời với lịch sử làm vườn của Nhật Bản ?
    Một trong những đặc trưng lớn nhất của vườn Nhật Bản là việc bài trí đá, cây cỏ... trong một diện tích hẹp với ý tưởng thu nhỏ và thể hiện phong cảnh của thiên nhiên rộng lớn như biển hay núi. Phương pháp này được gọi là shukukei.
    Vào thời cổ đại, để tái tạo lại thế giới Tu Di Sơn trong vũ trụ quan của Phật giáo, trong khu vườn của Thiền viện Byodo (Bình Đẳng) ở Uji, trước gian thờ chính Hoo (Phượng Hoàng) người ta đã tạo nên một khu vườn lớn với nhiều dòng suối và ao hình bầu dục rộng lớn.
    Sang thời trung thế, người Nhật đã bắt chước phong cách tranh sơn thủy của Trung Quốc, chỉ với một không gian nhỏ hẹp phía trước shoin (thư viện, chỉ nhà đọc sách, nơi đàm đạo) tạo nên các khu vườn karesansui biểu thị thế giới của Thiền với cát trắng và xếp đá, hoặc tạo ra các khu vườn trong trà thất.
    Thời cận thế, cùng với việc giao thông trong nước phát triển, các thắng cảnh nổi tiếng của Nhật và Trung Quốc lần lượt được thu nhỏ và đưa vào các khu vườn như cảnh núi Phú Sĩ được đưa vào chùa Suizen (Thủy Tiên), hay cảnh Ama no hashidate trong khu vườn của cung Katsurari (Quế Ly) hay 10 cảnh, 4 hồ đẹp của Hàng Châu trong vườn Shukukei (Súc Cảnh) ở Hiroshima?
    Như vậy, vườn Nhật Bản qua các thời đại luôn là hình ảnh thu nhỏ của thế giới lí tưởng trong quan niệm của người đương thời, từ những thế giới trong vũ trụ quan của Phật giáo đến thế giới bao la sinh động của thiên nhiên hay các địa danh nổi tiếng.
  4. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Cai cum từ vàng vàng này nhé! Hán Tự la chữ gì vậy! Hinh như là trong từ điển tiếng nhật chữ shukukei nghĩa là súc cảnh thì không có! Còn Shukukei là một thủ pháp trong nghệ thuật Vườn Nhật thì cũng cũng không có luôn thì phải! Okashii kana! ( buồn cười nha)
    Có thể bạn dịch chưa được rõ ràng cho lắm! Thôi rứa hì, nếu rãnh rỗi thì cùng chia se thông tin với nhau nhé!
    Chào thân ai!
  5. casauvn

    casauvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    -o式庭o'は?"のY,"樹o,'使"-て?>ま".oの中に山,"海など大?"の風T,'縮小-て?つく-くSzos"に?<^T,<のO?徴で,,<?,",O,'?O縮T(-,.く'"sminiaturization)?と"??,
    okashii đến thế cơ à bạn tham khảo phần tiếng Nhật phía trên nhé
    Từ shukukei tra bằng KTĐ hay babylon đều ko có đâu. Bạn hỏi người Nhật là 1, tra bằng các từ điển online của Nhật là 2 nhé
    Tôi cũng ko tự tin về khả năng tiếng Nhật của mình lắm, nên cũng fải check đi check lại mấy lần, vì từ này âm đọc hơi đặc biệt nữa
    Còn nếu vẫn ko tin shukukei là 1 thủ pháp đặc sắc trong nghệ thuật vườn Nhật Bản ( trong cả KT Nhật Bản ) thì tìm đọc tiếp " Người Nhật Bản với chí hướng thu nhỏ " của Lee O Young nhé
  6. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Tôi nhắn gởi Bạn như thế này nhé:
    Với câu Tiếng Nhật như vậy mà Bạn Việt Hoá ngữ thành hai chữ Hán Việt là Súc Cảnh thì thật sự là okashii đấy nhé. Bạn đừng có nghĩ rằng : Với ngôn ngữ Tiếng Nhật nói riêng , và những ngôn ngữ sử dụng Hán Tự nói chung khi ghép hai chữ Hán Tự lại với nhau thì nó sẽ có nghĩa. Và rất nhiều người Việt chúng ta bị nhầm lẫn chuyện này hơi nhiều. Trong trường hợp cụ thể trên đây Bạn ghép chữ Hán Tự :Súc và chữ Cảnh để đem lại một âm Việt Hoá là Súc Cảnh. Trong khi đó trong tiếng Việt thì Súc Cảnh co ý nghĩa hoàn toàn khác trong ý nghĩa câu tiếng Nhạt ở câu trên nhé! Chữ Súc trong trường hợp này là chidimaru ( co rút, rút ngắn, làm co xoắn) ke ở đây là cảnh ( phong cành chẳng hạn) &gt; Bạn đọc lại câu Tiếng Nhạt nhé, hoăc đi hỏi thêm người Nhật cũng được, và tìm hiểu Hán Tự, cung với Tiếng Việt nhé , để khi dich tài liệu có thể Việt ngữ Hoá cho dễ hiểu hơn, chuyện này không hề đơn giản, còn tuỳ thuộc vào năng khiếu của mình nữa! Chứ Viwwtj ngữ hoá như thế thì nguy hiểm thật!
    Vài lời như vậy đã!
  7. casauvn

    casauvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    hihi, tôi ko đi dịch tài liệu. Đây là 1 trong số những tài liệu tôi tham khảo thôi.
    Thứ nữa là tôi ko dịch nó là Súc cảnh mà dịch là " thu nhỏ " nhé. Súc cảnh tôi để trong ngoặc đơn ( ) vì nó là âm Hán Việt. Khi đưa ra 1 thuật ngữ có thể lựa chọn nhiều phương án VD như âm đọc của nó viết bằng Romaji sau đó mở ngoặc đơn chú thích nguyên văn tiếng Hán của nó ( VD Shukukei ( 縮T? cách nữa là viết âm đọc sau đó chú thích trong ngoặc âm Hán Việt VD : Shukukei ( Súc cảnh ). Tôi chọn cách chú thích bằng âm Hán Việt do lười ngại chuyển phông chữ, hơn nữa chú thích nguyên bản tiếng Nhật thì hơi bị vô nghĩa với những người ko biết tiếng Nhật
    Mà thôi, đây ko fải là topic về dịch thuật. Bạn có tài liệu về vườn Nhật thì post lên cho mọi người tham khảo nhé

Chia sẻ trang này