1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ - Cái nôi của nghề nuôi ngao Giao Thủy

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi ngaosachgiaothuy, 23/06/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngaosachgiaothuy

    ngaosachgiaothuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR; được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng năm 2004.

    [​IMG]

    Người dân khai thác thủy, hải sản dưới tán rừng ngập mặn ở Giao Thủy

    Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nằm ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định; phía nam cửa Ba Lạt, nơi sông Hồng đổ ra biển Đông. Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam. Phù sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.

    Từ tháng 1/1989, VQG Xuân Thuỷ là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR; được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng năm 2004.

    Vườn có diện tích vùng lõi 7.100 ha, là nơi sinh sống của 120 loài thực vật, hơn 500 loài động vật và 30 loài bò sát và lưỡng cư; 220 loài chim, thuộc 41 họ, 13 bộ. Hàng năm từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc đã chọn nơi đây để dừng chân, kiếm ăn. Trong đó, đã ghi nhận nhiều loài chim trong sách đỏ quốc tế như: Choắt lớn, Rẽ mỏ thìa, Cò thìa, Mòng biển mỏ ngắn, Cò lạo Ấn Độ…

    Vùng đệm của vườn có diện tích 7.200 ha nằm trên địa bàn 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Hải, Giao Lạc và Giao Xuân; có tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều loại hình trong đó có nghề nuôi ngao. Nghề nuôi ngao ở Giao Thủy bắt đầu hình thành từ năm 1992 và phát triển trải qua nhiều giai đoạn. Đáng chú ý, sản lượng nuôi của vùng được xếp loại hàng đầu cả nước, ổn định khoảng 12.000 tấn với mức thu nhập từ 150 đến 200 tỷ đồng/năm. Nhiều năm qua, nguồn lợi thuỷ sản đã nuôi sống và mang lại thu nhập cao cho hàng ngàn người dân địa phương.

    [​IMG]

    Bãi nuôi ngao ở cạnh Vườn quốc gia

    Nhờ sự phong phú sinh vật biển và phù du, là nguồn thức ăn dồi dào cho việc nuôi trồng ngao nên nghề nuôi ngao ở Giao Thủy đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Nhờ tập trung khai thác thế mạnh của vùng, những ngư dân tâm huyết với sự nghiệp nuôi trồng thủy sản đã đưa conngao Giao Thủy béo ngậy, giàu dinh dưỡng, đậm đà hương vị của biển khơi trở thành loại thực phẩm được ưa thích trên thị trường. Thương hiệu “ngao Giao Thủy” hay “Ngao sạch Giao Thủy” đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

    Nơi đây, biển giao hoà với rừng, “chim trời, cá nước” giao hoà với hình ảnh con người mưu sinh. Những mô hình sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với bảo vệ rừng, đã tạo nên bức tranh sinh động về vùng quê điển hình ở cửa sông ven biển miền Bắc.

    Chùm ảnh Vườn Quốc gia Xuân Thủy:

    [​IMG]

    Điều kiện sinh thái rừng ngập mặn của vườn thu hút chim di trú tới đây


    [​IMG]


    [​IMG]

    Cò thìa (tên khoa học là Platalea Minor) được xếp hạng Nguy cấp trong Sách đỏ quốc tế (IUCN) , mỗi năm chỉ xuất hiện khoảng 40 cá thể ở vườn.

    [​IMG]

    Chim Choắt nâu (Common Redshank) kiếm ăn dưới tán rừng ngập mặn

    [​IMG]

    Số lượng lớn cá thể chim gồm nhiều loài thường xuyên bay về vùng lõi của vườn.


    [​IMG]

    Những đàn chim mòng biển trên bờ biển Giao Hải

    [​IMG]

    Đôi chim sâm cầm kiếm ăn trong vườn

    [​IMG]

    Người dân cào ngao trên bờ biển thuộc vùng đệm của vườn

    [​IMG]

    Người dân khai thác rau câu dưới tán rừng ngập mặn


    [​IMG]

    Diện tích rừng ngậm mặn được trồng mới và bảo vệ bên cạnh những chòi canh ngao ở Cồn Lu
    Khai thác lợi thế từ diện tích bãi bồi ven biển rộng lớn, vùng đệm vườn quốc gia trù phú, nhiều doanh nghiệp nuôi ngao thương phẩm đã ra đời và phát triển. Trong đó không thể không kể đến những thành công của Doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung - do ông Nguyễn Văn Cửu, người chiến sỹ tâm huyết với sự nghiệp làm giàu trên quê hương biển sáng lập và phát triển. Nhờ những cố gắng, nỗ lực vươn lên và không ngừng tìm tòi học hỏi, ông đã áp dụng các tiến bộ, kiến thức mới đưa nghề nuôi ngao của địa phương mình sang một trang mới, phát triển bền vững và khoa học.

    Nguồn: http://thuysangiaothuy.com/Tin-tuc-...huy-Cai-noi-cua-nghe-nuoi-ngao-Giao-Thuy.html

Chia sẻ trang này