1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vương quốc Ảo - Quách Kính Minh

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 02/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tôi và Vương quốc Ảo
    của tôi
    Bài phỏng vấn Quách Kính Minh
    Hỏi: Cuộc "Vận động sáng tác theo khái niệm mới" lần thứ tư đã liên tục đánh đổ những cái cũ đưa ra những cái mới, trở thành xưởng sản xuất ra "các ngôi sao". Có người thích gọi "Manh Nha" là công ty đĩa hát có rất nhiều ca sĩ xuất hiện dưới ngọn cờ này, anh là một trong số đó. Nhưng theo tôi được biết, trong những người được giải thưởng trong cuộc vận động này, có người giành được giải nhất lần thứ hai, có người sau khi nhận giải thưởng tiếp tục có những sáng tác mới, có người xuất bản tuyển tập của cá nhân, nhưng chỉ một người duy nhất được tất cả các giải thưởng, đó là anh. Nói về tác phẩm, anh cảm thấy mình so với những người được giải khác có gì khác nhau? Anh làm thế nào để trổ tài được trong hàng ngàn vạn người đó?
    Đáp: Thực ra tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là một ngôi sao gì đó mà chỉ là một người bình thường mà thôi. Còn về vinh dự thì tôi nghĩ, một phần ba là sự nỗ lực, một phần ba là cơ hội, một phần ba còn lại tôi cũng chẳng biết là gì nữa. Kỳ thực, rất nhiều tác giả còn lại theo quan niệm mới rất có tài năng, tôi chỉ là một người rất bình thường trong số đó. Tác phẩm của mỗi người có mỗi phong cách riêng, ví dụ Hàn Hàn có khí chất và sự hóm hỉnh của m mà người khác không thể có được, Trương Duyệt Nhiên có ngôn từ tinh tế như một giấc mơ đẹp, Chu Gia Ninh lại có cảm giác buồn man mác và nhạy bén... Còn tác phẩm của tôi, tôi cũng không thể phân loại được, bởi vì xem các truyện ngắn và cuốn tiểu thuyết này, tôi luôn nghĩ không biết mình có phong cách gì, mãi mà không xác định được. Bởi tôi hy vọng mình có rất nhiều thử nghiệm, xác định quá sớm sẽ làm tôi có cảm giác gò bó. Tôi thích nhiều phong cách, không hề có phạm vi cố định. Có người nói tôi là người ghi chép trẻ tuổi, họ nói âcu này là do họ xem một phần tuyển tập truyện ngắn của tôi, bởi trong cuốn sách đó, tôi chỉ viết về quãng thời gian vừa mơ hồ vừa trong sáng trong tuổi thanh xuân. Tôi còn nhớ mình định nghĩa về thanh xuân như sau: "Thanh xuân chính là một nỗi buồn man mác". Có thể chính vì câu chữ của tôi quá sát với tư tưởng của trẻ em hiện nay cho nên được rất nhiều người tán thưởng. Thực ra tôi chẳng có kỹ xảo cao siêu gì cả, tôi chỉ viết về chính cuộc sống của mình.
    Hỏi: Động cơ lúc đầu của anh khi tham gia "cuộc thi sáng tác theo quan niệm mới" là gì? Có phải để chứng minh tài văn chương của mình không? Khi tham gia lần thứ ba và lần thứ tư cuộc thi anh có cảm giác gì khác không?
    Đáp: Lúc đầu là vì tôi rất thích văn chương theo khái niệm mới, lúc đó tôi đột nhiên nghĩ rằng hoá ra là có thể viết như thế này được, thế là tôi tham gia, tôi may mắn giành được giải thưởng. Sau đó, tôi tham gia lần thứ tư, cũng không nghĩ mình đoạt giải nấht nên không bận tâm lắm, viết rất thoải mái, tuỳ ý đến mức mà cuốn "Biến hình ký" lần đó chẳng có kết cấu, chẳng có chủ đề tư tưởng sâu sắc gì cả, tôi hoàn thành nó như một người mộng du. Về sau, khi tuyên bố tôi đoạt giải, tôi rất ngạc nhiên nhưng cũng rất vui mừng, khi Chu Gia Ninh đến với tôi, tôi nói với chị ấy rằng, cảm giác của tôi như bị chết ngạt bởi thứ hạnh phúc từ trên trời rơi xuống đó. (cười).
    Hỏi: Anh từng mơ ước được học khoa Văn học TQ nhưng ở bậc trung học phổ thông khi phân khoa anh lại bị phân học khoa học tự nhiên. Với những người không biết anh thì thấy đây quả là quá khó hiểu. Liên hệ với những thành tích mà anh đạt được khi viết văn thì có vẻ như anh phải học ở khoa Văn mới phải. Nhưng tôi chú ý tới một điều, anh đã từng đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tạo của thanh - thiếu niên tỉnh Tứ Xuyên, anh còn đoạt giải nhất trong cuộc thi báo cáo khảo sát môi trường sinh vật thành phố Tự Cống. Đạt được những thành tích đó cũng có nghĩa là kiến thức khoa học tự nhiên của anh đâu phải xoàng. Có đôi cánh văn học lại được chắp thêm đôi cánh khoa học, chắc chắn anh sẽ làm càng tốt hơn, vậy quyết định lúc đầu của anh có sai lầm không?
    Đáp: Đó là vấn đề mà rất nhiều người hỏi tôi, nhưng hình như tôi chưa trả lời đầy đủ, vì tôi chẳng biết trả lời thế nào cả. Tôi còn nhớ trong một cuốn sách tôi đã viết một bài "Tay trái và tay phải trong tháng bảy" dài 5000 chữ nói về nỗi buồn khi phân khoa, nay nghĩ lại cảm thấy tất cả đã xa vời thậm chí còn rất mờ ảo là đằng khác. Tôi chưa bao giờ nghĩ việc lựa chọn lúc đó là đúng hay sai, bởi tôi không thích sự hối hận. Có người nói tôi là người rất tự trọng đã quyết tâm là rất ít thay đổi. Cũng có lúc tôi nghĩ mình là người rất tuỳ hứng. Vì vậy tôi chẳng nghĩ tới nữa, bởi khi đã chọn rồi thì chẳng cần phải xem xét lại nữa. Nhưng khi càng trưởng thành thì nhìn vấn đề không còn đơn giản như vậy, lúc đó cảm thấy mình không thể học khoa học xã hội nên thấy rất buồn,  nhưng nay nghĩ lại thấy có mất và có được, vì chuyên môn của tôi bây giờ là cả xã hội và tự nhiên, tôi lại thấy tương đối hợp với tôi, tôi không hề hối hận bởi sự lựa chọn ban đầu đó (ít nhất là tới thời điểm này), cho nên khó mà nói sai hay đúng được.
    Hỏi: Anh nói từ nhỏ anh đã là một đứa trẻ thông minh, luôn là một học sinh giỏi trong mắt các thầy cô giáo phải không? Trong các bài viết của anh cũng đã đề cập tới việc phê bình chế độ giáo dục và nhà trường nhưng không quá khích như những người khác, cũng không tự kết thúc việc học của mình để biểu thị sự phản kháng, có phải là vì anh đã nghĩ ra vấn đề rồi chăng?
    Đáp: Thực ra chẳng hề có chuyện nghĩ hay không nghĩ ra, tôi nói tôi là một học sinh bình thường, cũng phải thức đêm để học và đau đầu vì các kỳ thi, chỉ có điều tôi không phản đối thi cử, vì nó chứng minh giá trị của chính mình. Khi vào năm thứ nhất cao trung tôi có một thời gian rất ngược ngạo, cảm thấy thế giới này tất cả đều là sai, chỉ có mình là đúng, sau đó thì dần bình tĩnh lại. Tôi không cho rằng những học sinh thi đạt kết quả tốt chính là người điểm cao mà tài thì thấp vì đằng sau tất cả những thành tích đều phải có sự nỗ lực. Khi tôi trở thành học sinh giỏi, thầy chủ nhiệm Đặng Hựu Lập cảm thấy tôi là đứa trẻ rất có khí chất nên rất ít quản lý tôi, hầu như không hạn chế gì cả.
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Trước anh, nhà văn trẻ được học sinh trung học hoan nghênh nhất là Hàn Hàn. Có bạn đọc "Vương quốc Ảo" rất cảm động vì tình cảm biểu lộ ra trong câu văn đã gửi thiếp đến nói rằng: Có một tài năng văn học thực sự như Quách Kính Minh thì chúng ta còn cần Hàn Hàn làm gì? Cần biết rằng, tinh thần phản nghịch và hành vi của Hàn Hàn trước chế độ giáo dục là rất hiếm thấy, anh ấy thành danh bởi là người phát ngôn của rất nhiều học sinh trung học, anh thực hiện được rất nhiều giấc mơ mà nhiều học sinh trung học muốn nhưng không thể thực hiện được. Chỉ cần chế độ giáo dục hiện hành không thay đổi mà lại không có cái tốt hơn thay thế nó thì vẫn có người cho nó là những thần tượng. Có người nó, nói về giá trị nghệ thuật và sức sống của một tác phẩm, thì anh còn khá nhiều hơn so với anh ấy, nhưng đây không phải là vấn đề ai thay thế ai, anh có đồng ý không?
    Đáp: Đây quả là vấn đề tôi không muốn trả lời, bởi có người luôn thích mang tôi ra so sánh với người khác. Tôi cho rằng, mỗi người đều có sự tồn tại của riêng mình, chẳng ai thay thế ai cả. Còn nếu nói về giá trị nghệ thuật và sức sống của tác phẩm thì tôi lại thấy Hàn Hàn tốt hơn chút ít, tôi không thể so với anh ấy được. Thực ra, những việc mà Hàn Hàn muốn làm và cách sống mà anh muốn sống thì mỗi người có tự do riêng, anh thích sách của ai thì mua của người đó, không thích thì thôi chẳng ai bắt ép cả. Vì vậy, theo tôi không cần thiết phải chỉ trích. Mà Hàn Hàn thực sự là người rất có linh tính, cá tính rất rõ ràng, riêng tôi không những không ghét mà còn tương đối thích văn phong của anh ấy.
    Hỏi: Anh học nghành gì ở Đại học Thượng Hải? Nơi đây áp dụng một chế độ học rất đặc biệt, không biết sau khi kết thúc học kỳ đầu anh có thích ứng được với cuộc sống ở đó không? Anh sắp xếp cuộc sống của anh ở đại học ra sao?
    Đáp: Tôi học ở Học viện kỹ thuật nghệ thuật điện ảnh và truyền hình của Đại học Thượng Hải. Đây là một ngành tổng hợp mà nước ta hiếm có. Xin dẫn lời của một thầy giáo nói rằng, sau khi chúng tôi tốt nghiệp có thể dùng kỹ thuật của mình để hù doạ những người chỉ biết nghệ thuật. Thoạt đầu nghe không quen, ví dụ vừa học xong một tiết về văn hiện đại, sau đó có thể nhảy ngay sang học vật lý đại cương, lúc đầu tôi không hiểu là mình học xã hội hay tự nhiên nữa. Đại học Thượng Hải áp dụng chế độ học của châu Âu, nghĩa là học kỳ ngắn hơn, một năm ba học kỳ cộng với một kỳ thực tiễn là bốn. Tôi làng không có kế hoạch, cứ phải chạy theo như con rắn bò. Tôi chưa bao giờ đặt ra một kế hoạch rõ ràng nào cho mình cả, chỉ cần mình tự do thoải mái là được. Điều này cho thấy rằng trong việc làm người, tôi hơi bị thất bại.
    Hỏi: Có phải anh thường xuyên thay đổi phong cách tác phẩm? Vì sao?
    Đáp: Đúng vậy. Điều này tôi đã nói ở trên rồi. Bởi tôi là người dễ chịu ảnh hưởng của người khác, mỗi khi xem xong một tác phẩm, tôi lại rất không biết tự lượng sức mình muốn viết theo phong cách đó, rất muốn thử xem sao. Bởi trong tính cách của tôi luôn có nhân tố thích cái mới lạ, với tôi, những thứ quá cố định rất khó chịu y như bị dao chém vậy.
    Hỏi: Có vẻ như rất ít người chú ý đến thơ của anh, những bài thơ hoặc câu thơ do anh sáng tác khiến anh rất hài lòng là những gì?
    Đáp: Không có. Thơ là tôi viết để chơi thôi, tôi không biết viết thơ.
    Hỏi: Anh nói truyện ngắn mới là thứ anh thích nhất, còn tiểu thuyết thì "chỉ là sự ngẫu nhiên". Nói riêng về mặt văn học, tiểu thuyết và thơ không thể nói là cái nào hay, cái nào dở, nhưng tài năng và năng lực quan sát tưởng tượng, thể hiện... của một nhà văn có thể mang lại cho họ thanh danh to lớn và cả sự phỉ báng thường thường đều là tiểu thuyết. Tiểu thuyết có sức hấp dẫn vô cùng, anh có thể chống lại nó được không?
    Đáp: Điều này có liên quan tới tính cách con người tôi luôn thích viết những sự việc ở ngay xung quanh mình, tự mình bóc tách ra từng điểm một giống như bóc một quả quýt vậy. Còn về tiểu thuyết, tự tôi cảm thấy là mình làm không nổi, khả năng văn học của tôi còn chưa đủ. Chỉ có điều, những tiết tấu và tốc độ của tiểu thuyết làm cho tôi thấy thích mà không hình thức nào thay thế được nó. Tôi cũng không biết m có thể viết được những cuốn tiểu thuyết dài hay không, ít nhất trong nửa nămt không muốn viết nữa, bởi sáng tác cuốn "Vương quốc Ảo" này đã làm cho tôi cảm thấy rất mệt rồi.
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Có người nói, "Vương quốc Ảo" dấu ấn mô phỏng rất nặng nề, còn có người cho đó là sự sao chép, đây có phải là sự chỉ trích vô lối hay không?
    Đáp: Tôi chẳng muốn nói người khác làm gì. Tôi chỉ muốn mọi người hãy đọc nó, sau đó tự mình phán đoán. Trước tiên hãy cho tôi biết định nghĩa của sao chép. Sự tranh luận lớn nhất trong cuốn sách này thực ra nằm ở câu nói "Đại huynh, xin người hãy tự do...", mà trong "chuyện Thánh", có một câu "Thả Thả, xin người hãy tự do..." nếu như trong một cuốn tiểu thuyết dài hơn 10 vạn chữ có một câu giống như của người khác mà đã gọi là sao chép lại thì tôi chẳng có gì để nói nữa. Thực ra tác phẩm này thực sự chịu ảnh hưởng rất nhiều của Clamp, nhưng, đó chỉ là một thứ cảm giác tổng thể và cảm giác nắm chắc đối với chữ nghĩa. Cái mà tôi dùng chỉ là kết cấu trong thần thoại giống như trong "chuyện Thánh" cũng như là sự tiếp nối kéo dài việc sử dụng kết cấu của các vị thần trong thiên giới mà thôi, lẽ nào bộ tộc Dạ Xoa, bộ tộc A Tu La là do Clamp sáng tạo ra chăng? Không có. Viết những tác phẩm kỳ ảo này vốn rất nhỏ hẹp, kết cấu bối cảnh chỉnh thể để lựa chọn vốn ít một cách đáng sợ, nếu tôi chọn thần thoại về những vì sao trên trời làm bối cảnh thì có thể khẳng định sẽ có người nói nó giống chuyện thần thoại trong cung của các vì sao, nếu chọn thời kỳ cổ đại Trung Quốc làm bối cảnh, chắc chắn sẽ có người nói nó giống như Vua lửa (Hoả vương). xin cử thêm một ví dụ nữa, Kim Dung và Ngọa Long Sinh đều viết về võ hiệp, Hoành Câu chính sử và Giang Lô Xuyên loạn bộ đều viết theo thể suy lý, văn phong rất gần gũi thì bạn có thể nói ai sao chép của ai đây? Tôi là một người viết văn, tôi không có kỹ xảo mà chỉ muốn nói cho mọi người biết một cái gì đó, tôi không biết viết tiểu thuyết, chỉ viết những truyện ngắn có liên quan tới mình để mọi người cảm nhận được cái tình trong đó nên có người bảo tôi viết kém cũng là đương nhiên thôi, chỉ xin chớ nói là tôi là người chỉ biết sao chép. Tôi có thể mời bạn đọc kỹ, ngoài việc dùng bộ khung của cái thế giới đó ra, suy cho cùng thì tôi còn sao chép lại những gì của Clamp đây? Để tránh giống như cuốn "Thánh chuyện", thậm chí tôi đã kết cấu lại toàn bộ là một thế giới băng tuyết, chẳng qua tôi chỉ nghĩ tới hoa anh đào và tuyết trắng và để cho hoa anh đào nở rộ trong thế giới đó mà thôi. Còn về hoa sen đỏ và màu lửa của hoa sen lại chính là ngọn lửa đã tiêu huỷ tất cả cái ác trong kinh Phật. A Tu La là một thần chiến trong kinh Phật, Dạ Xoa, Càn Đạt đều là trong kinh Phật cả, chứ không phải là sáng tạo gốc của Clamp, thậm chí kết cấu của cuốn "Thánh chuyện" đều lấy cuộc chiến đấu của các vị thần trong kinh Phật làm cơ sở, nhưng chúng ta không nói Clamp sao chép, chúng tôi vẫn coi Clamp là kinh điển, vì sao vậy? Chẳng có ai nói được là vì sao cả. Bởi những điều làm chúng ta cảm động luôn là một loại cảm giác, những điều có thể nói và viết ra được rất có hạn. Thực ra tỏng phần giữa của cuốn tiểu truyện dài này, cái mà tôi thực sự mô phỏng là sự suy lí của Cổ Long, nhưng tôi biết mình viết rất kém, ngay cả phần bên ngoài của Cổ Long tôi cũng không làm được. Tiện thể xin nói thêm, người viết tiểu thuyết võ hiệp mà tôi thích nhất chính là Cổ Long.
    Hỏi: Sau khi "Vương quốc Ảo" ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí "Manh  Nha" kỳ tháng 10 năm 2002 đã được đánh giá rất hay. Trong cuộc điều tra ý kiến bạn đọc trên trang Web của "Manh Nha" "Vương quốc Ảo" đã giành được 672 phiếu bình chọn hay nhất, còn tác phẩm đứng tứh nhì chỉ đạt 174 phiếu, nhưng đồng thời cũng có một số ý kiến phê phán kịch liệt tác phẩm này. Điều này hoàn toàn trùng hợp với sự suy đoán của anh. Xét về mặt ý nghĩa thì sự tranh luận là một việc rất tốt, rất ít người muốn lãng phí lời nói và giấy mực cho những thứ không đáng phải nhắc đến. Bất kỳ ai đánh giá tác phẩm của anh một cách khách quan, anh đều tỏ thái độ hoan nghênh họ? Anh có cảm thấy sau khi "Vương quốc Ảo" ra đời sẽ có những phản ứng gì không?
    Đáp: Đúng vậy! Sau khi cuốn sách ra đời, tôi nghĩ sự đoán của tôi cũng giống như các truyện ngắn khác, nếu không rất tốt thì sẽ là rất kém, bởi suy cho cùng, phong cách đã có chuyển biến rất nhiều rồi. Nhưng điều tôi có thể nói được là, nếu như có người lại nói tôi sao chép thì chẳng khác gì một sự nhục mạ đối với năng lực phân biệt của chính họ. Nhưng tôi vẫn hy vọng mọi người có thể thích loại truyên dài này, vì chính là sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi rất quý trọng nó, cho dù nó mang lại cho tôi biết bao mỏi mệt và u ám trong tâm tình, giống như trạng thái khi tôi viết phần kết vậy.
    Hỏi: Tác phẩm viết về thời thanh xuân đã trở thành một đề tài nóng. "Vương quốc Ảo" rõ ràng là một "loại khác" trong đó. Bản thân anh định nghĩa "Vương quốc Ảo" ra sao, có thể gọi nó là cuốn tiểu thuyết suy lí kỳ ảo không?
    Đáp: Thực ra tôi cũng không biết định nghĩa về nó ra sao cả, dù nó thuộc loại suy lý hay kỳ ảo cũng đều không hợp. Bởi nó không phải là viển vông mà mang ý nghĩa thực sự, bởi tôi không khắc hoạ thành công trạng thái xã hội, hoàn cảnh xung quanh và phong tục của cái thế giới đó, mà thậm chí tôi dùng kết cấu của thế giới cổ đại của Trung Quốc để suy lí thì đó càng biểu hiện nông cạn hơn. Đương nhiên là một tiểu thuyết trẻ (thanh xuân) viết về tình cảm, tình yêu, tình bạn, nó cũng không thể đơn giản như vậy. Tôi nghĩ cái đặc biệt của nó là bởi đã dùng quá nhiều những nguyên tố của tiểu thuyết khác nhau mà thôi, mà nó mang lại cảm giác của một bức tranh châm biếm rất đậm đà.
    Hỏi: Những tình cảm bi thương tràn ngập trong "Vương quốc Ảo" khiến người ta rơi lệ, điều này có vẻ như chính là chỗ mà "Vương quốc Ảo" khác với các tiểu thuyết kỳ ảo và suy lí khác, có phải anh cố ý để cho người đọc phải rơi nước mắt không?
    Đáp: Thực ra tôi không cố ý như vậy, mà chỉ cảm thấy màn kịch phải đi đúng như vậy, phải như vậy. Thực ra tôi viết tiểu thuyết rất kém, thậm chí còn không nắm vững hướng phát triển của tiểu thuyết nữa, có vẻ như lúc đó xảy ra rất nhiều vấn đề ngoài tưởng tượng của tôi, tôi thường không biết kịch tính sẽ phát triển theo hướng nào nữa. Thậm chí nói một cách hơi buồn cười rằng, tôi chẳng biết gì nhiều hơn người đọc nữa. Thậm chí cho tới tận đoạn cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, tôi còn phải hỏi người khác rằng "Cậu nói xem, mình có nên cho Ca Sách chết đi hay không?" (cười). Tự tôi cũng cảm thấy, ngay từ bắt đầu, cuốn tiểu thuyết đã tràn ngập màu sắc bi ai rồi, nếu như tôi viết với nội dung vui vẻ được lạc quan thì chắc chắn sẽ chẳng ra gì cả.
  4. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Truyện "Vương quốc Ảo" sau khi được đăng tải trên trang Web của "Manh Nha" đã xuất hiện rất nhiều ý kiến liên quan tới nó, thứ nhất là lựa chọn nhân vật chính yêu thích nhất, lúc đó anh đã bỏ một phiếu cho Tinh Cựu. Nhưng trong tiểu thuyết "Vương quốc Ảo" thì anh thích nhân vật nào nhất?
    Đáp: Thực ra, các nhân vật đều do tôi sáng tạo ra, đương nhiên ở họ phải có một cái gì đó đáng để tôi thích thì tôi mới có thể tiếp tục viết được, nhưng nếu mang so sánh thì tôi thích nhất Tinh Quỹ và Nguyệt Thần. Bởi vì họ bề ngoài đều tỏ ra mạnh mẽ, nhưng nội tâm lại yếu mềm như một đứa trẻ.
    Hỏi: Trong "Vương quốc Ảo" không có một ai là kẻ xấu theo đúng nghĩa của nó, mỗi tộc ác mà họ phạm phải đều có thể khiến người ta rơi nước mắt mà tha thứ. Vì sao anh lại sắp xếp như vậy?
    Đáp: Bởi sự phức tạp của nhân tính. Thực ra trong tính cách của mỗi một người không thể hoàn toàn là thiện hay ác cả, mỗi người đều có lý tưởng riêng, chẳng qua chỉ là lý tưởng của họ hơiquá khích hoặc không được người đời thừa nhận, như vậy, xét từ vẻ bề ngoài, chúng ta cảm thấy họ là người xấu. Chỉ có điều có quá nhiều thứ mà chúng ta không nhìn thấy. Một tác phẩm nếu chỉ có người xấu và người xấu đơn thuần thì tôi cảm thấy không đủ độ chín. Lúc nhỏ, khi xem phim kiếm hiệp, tôi luôn hỏi cha mẹ người này là người tốt hay người xấu, nếu không sẽ chẳng xem tiếp nữa, nhưng càng lớn lên thì tôi nhìn vấn đề không đơn giản như vậy nữa.
    Hỏi: Những nhân vật và địa danh trong "Vương quốc Ảo" để lại cho người ta ấn tượng rất sâu sắc, vậy họ có ngụ ý gì đặc biệt không?
    Đáp: Một số có, một số thì không. Thực ra chỉ cần dùng một số từ ngữ có thể mang lại cho người ta cảm giác đẹp là được rồi, chứ không cần chú ý quá nhiều. Duy chỉ có hai cái tên là Anh Không Thích à Li Thiên Tần là tôi phải nghĩ rất lâu, còn về việc nó mang ý nghĩa gì thì người đọc phải tự suy nghĩ.
    Hỏi: Việc bố trí các giấc mơ trong "Vương quốc Ảo" rất đặc biệt, nó dẫn người đọc đi sâu vào nội tâm nhân vật, đây có phải là sự sáng tạo độc đáo của anh không?
    Đáp: Về mặt từ ngữ tôi không biết có đúng vậy hay không, nhưng trên bức tranh , những giấc mơ đó cần phải là phần ở ngoài truyện. Chúng ta thường cười mà bảo rằng đó là cách kiếm tiền của các hoạ sỹ vẽ tranh. Lúc đó, A Lượng cười và nói với tôi cần phải viết kiểu như vậy mới kiếm được nhiều tiền, tôi cũng cười, sau đó đột nhiên cảm thấy, đó cũng là một phương thức rất tốt để bù đắp những khiếm khuyết trong tiểu thuyết của tôi. Bởi lúc đó, trước khi tôi chưa viết tiểu thuyết thì "Vương quốc Ảo" mới là truyện ngắn, cho nên dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để viết thì chẳng có vấn đề gì, nhưng khi chuyển sang viết truyện dài, nhất là khi đăng một phần đầu thì viết như vậy sẽ tương đối khó khăn. Cho nên, tôi nghĩ ra là dùng các giấc mơ để kể lại nhằm vạch ra những bí mật hoặc dẫn dắt các nút thắt.
    Hỏi: Vì sao rất nhiều người đều cảm thấy "Vương quốc Ảo" rất giống như một bức tranh châm biếm?
    Đáp: Trong "Vương quốc Ảo" tôi rất chú ý tới cảm giác diện, cho nên nhiều người cảm thấy rất giống tranh châm biếm. Tôi vốn dùng kiểu phân cảnh trong điện ảnh hoặc trong tranh châm biếm để viết, bởi như vậy cảm giác tiết tấu sẽ rất mạnh. Bởi trước kia khi tôi viết tản văn, có thể viết kéo dài, nhưng viết tiểu thuyết thì không được, dứt khoát phải có tình tiết hoàn chỉnh. Bởi tôi luôn suy nghĩ phải dùng từ ngữ như thế nào để đập ngay vào mắt người đọc, cho nên rất nhiều khi, tôi phải làm những việc như của một học sinh tiểu học là xem hình để viết lời, chỉ khác là hình đó ở ngay trong tâm của tôi mà thôi.
    Hỏi: Anh có mong xuất bản truyện tranh "Vương quốc Ảo" không?
    Đáp: Điều này còn phải xem tình hình cụ thể ra sao đã, nếu phong cách vẽ không thích hợp thì tốt nhất là thôi đi, bơi văn tự mang lại sức tưởng tượng cho con người còn mạnh hơn mọi loại tranh vẽ. Trong lòng của một trăm người sẽ có một trăm Anh Không Thích, thực ra tôi cũng không yên tâm lắm với hình tranh minh hoạ trong sách, đó là vì sợ nó phá hoại không gian tưởng tượng của người đọc.
    Hỏi: Mọi người đều cảm thấy hiện nay tranh minh hoạ trong sách rất đẹp, lẽ nào anh không thấy vậy sao? Trong những bức tranh minh hoạ đẹp đó cũng có tâm huyết của anh đúng không?
    Đáp: Thực ra trong giới vẽ tranh châm biếm Nhật và cả Trung Quốc nữa, rất nhiều người vẽ tranh minh hoạ đẹp hơn chúng ta, vì suy cho cùng hcúng ta là loại nghiệp dư thôi. Chỉ bởi trong giới xuất bản truyền thống, những tranh minh hoạ có phong cách đó lại tương đối ít, cho nên mọi người có cảm giác "loè loẹt". Tôi và A Lượng đã từng tự phê bình mình nếu cho mức độ cao nhất của tranh minh hoạ trong nước là 100, thì chúng tôi mới ở mức 50 thôi. Tham gia đội ngũ vẽ tranh minh hoạ bản thân tôi chỉ là tạo hình nhân vật, cấu hình và một phần của hiệu quả bối cảnh, còn các đường nét vẽ là do Dương Thi Nhan, xử lý màu sắc là Ngô Lượng, công việc của tôi không nhiều lắm.
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Trên trang Web của "Manh Nha", rất nhiều bạn đọc đang tranh cãi xem ai sẽ đóng vai chính nếu "Vương quốc Ảo" được dựng thành phim. Anh cảm thấy nó có thể chuyển thành phim được không? Hay chuyển thành kịch hoặc phim hoạt hình?
    Đáp: Tôi chẳng có ý kiến gì, chỉ đột nhiên nghĩ tới việc liệu trong nước có muốn thưởng thức không, cho nên tôi thấy chuyển thành phim sẽ rất khó khăn. Còn về phim hoạt hình và kịch thì tính khả thi có lẽ lớn hơn, nhưng còn phải xem tình hình cụ thể ra sao đã.
    Hỏi: Rất nhiều nhà xuất bản tranh giành quyền xuất bản "Vương quốc Ảo", vì sao anh lại đưa cho Xuân Phong, anh nên biết rằng điều kiện mà Xuân Phong đưa ra không cao lắm.
    Đáp: Vì tôi cảm thấy nhà xuất bản văn nghệ Xuân Phong là một nhà xuất bản rất tốt, nếu nói hoàn toàn không vì lợi ích thì không đúng, quá là lập dị, chỉ có điều với tôi lợi ích không quan trọng đến thế. Cái quan trọng nhất là tác phẩm được mọi người coi trọng mà Xuân Phong làm rất tốt điều này.
    Hỏi: Buồn đau là tiết tấu chính trong tác phẩm của anh, nó có phải là sự phản ánh tư tưởng của anh không? Vì sao anh lại đau buồn? Là do cảm thấy số phận bất công hay những điều không như ý trong cuộc sống quá nhiều? Thực ra, chỉ cần thay đổi ánh sáng và góc nhìn sẽ có những giải thích khác nhau, anh hoàn toàn có lý do để cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc đúng không?
     Đáp: Đúng. Rất nhiều người nói tôi được những thứ mà người khác không thể có được, việc tôi thấy đau buồn có vẻ như khác người. Tôi cũng cảm thấy rất nhiều khi đột nhiên thấy không vui. Tôi chưa bao giờ cảm thấy số phận bất công cả, có lẽ chỉ là những chỗ mềm yếu trong tính cách của mình mà thôi. Nhưng nói chung, tôi vẫn luôn ở phía ánh sáng rực rỡ, giống như tôi đã viết trong cuốn sách đầu tay của mình rằng, tính cách một nửa là trong sáng, một nửa là đau buồn.
    Hỏi: Anh là người trọng tình cảm, trong tác phẩm, anh luôn viết về bạn bè mình, lòng tràn đầy biết ơn. Thực ra, cái anh biết và không biết là còn rất nhiều bạn bè đọc tác phẩm của anh, họ đều rất thích anh chúc mừng anh, anh có muốn nói điều gì với họ không?
    Đáp: Thực ra trong cuộc đời tôi có rất nhiều người quan tâm tới tôi, nhiều tới mức tôi cảm thấy rất lạ, một đứa trẻ ngỗ nghịch như tôi làm sao lại có người luôn bao dung. Vì vậy tôi luôn cảm ơn bạn bè của tôi. Trong phần kết tôi đã viết khá nhiều những thưòi khắc đã qua của tôi. Tôi muốn nói, chính đoạn kết này mới là những từ ngữ mà tôi hài lòng nhất trong cuốn sách này (cười). Còn rất nhiều người mà trong này tôi chưa nhắc tới được, ví như cha mẹ, thầy giáo của tôi, còn có cả Hoắc Hoắc đang ở Bắc Kinh xa xôi, người thường xuyên gọi điện cho tôi nhắc tôi ăn cơm và uống thuốc đúng giờ, và nói cho tôi tất cả mọi chuyện vui và không vui. Hay như Trương Duyệt Nhiên, tôi đã nhờ Nhiên viết lời tựa và Nhiên đồng ý ngay. Tôi rất cảm ơn mọi người. Còn có những người bạn thích tác phẩm của tôi, cả những người bạn truy cập trên mạng; tôi rất cẩn thận và cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy những bức thư bạn bè gửi tới, những gói quà, những tấm thiệp chúng mừng và cả những lời nhắn tin trong máy điện thoại cầm tay. Tuy tôi không thể trả lời tất cả mọi người được, nhưng tôi luôn vô cùng cảm kích. Tôi chẳng phải là người kiêu ngạo gì cả, tôi rất thích cảm giác được cùng bạn bè cùng cười ha hả. Thật ấm áp biết bao!
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Lời phát biểu cảm tưởng
    Cái gọi là vương quốc ảo
    A Dương
    Trong khi "Vương quốc Ảo" và tác giả của nó đang nổi như cồn mà lại đem nó ra để bàn luận thì rõ là khó tránh khỏi những điều gượng gạo không tương xứng, thế nhưng dù là một con lừa ngốc nghếch nó vẫn có những tiếng kêu trước khi giãy chết, huống hồ là tôi, một người vẫn chưa tới mức đó.
    Lúc bắt đầu đọc "Vương quốc Ảo" vào tháng 12, thời điểm đã có rất nhiều bài bình luận viết về nó, tôi cảm thấy mình đã quá lạc hậu. Một từ mà người đọc viết (kể cả trên mạng) ca ngợi tác phẩm đó là "Rất hấp dẫn", nhưng nói chung, tần suất sử dụng cao nhất là thuộc về các từ như "kinh điển" "duy mỹ" "rất mê hoặc người". Dù cho có một vài người tuy không cao giọng phản bác, nhưng trong những đợt sóng triều ủng hộ nó cũng chỉ là những lời nói yếu ớt, cuối cùng thì do sức mỏng thế yếu nên cũng chẳng là gì cả. Cần biết rằng, những người trong "Manh Nha" phần lớn là những nhân vật tài hoa cao ngạo, nói năng thường rất chua cay mà không nể nang gì, rất thẳng thắn, nhưng các ý kiến của họ lần này cũng thống nhất một cách kỳ lạ khó tin, có thể coi là xưa nay hiếm. Vì vậy, tôi bắt đầu đọc "Vương quốc Ảo" với lòng thành kính và vô cùng trân trọng nó. Xin nói một câu tự đáy lòng mình là tôi rất hâm mộ và coi trọng Tư Duy, mặc dù có thể tôi không có tư cách đó. Tôi không muốn lạm dụng những lời nói sáo rỗng cũ kỹ, tâng bốc, bởi tôi cảm thấy hình như Tư Duy đã không chịu nổi những ánh mắt phê phán và những ngôn từ sắc bén từ những lời đẹp đẽ hư vinh rồi. Tôi nhìn thấy trong tấm thiếp của anh tràn đầy sự buồn bã đến thê lương, giống như người đầy những vết thương vậy, kể cả có một phần những câu đùa vui vẫn luôn cảm thấy khiên cưỡng. Đương nhiên tôi không có ý mổ xẻ nội tâm của anh, điều đó rất không lịch sự nhưng cuộc sống của Tư Duy cũng không nên cảm thương như vậy, vì sao lại phải trói chặt mình trong cái âm u lạnh lẽo đó để tạo thế, không có bệnh mà vẫn rên la. Nhưng tất cả điều này chỉ là phỏng đoán của cá nhân, có thể cho là những lời bỏ đi cũng được.
    "Vương quốc Ảo" mới chính là trọng điểm mà tôi cần bàn tới. Cái đẹp không dung tục, không nghi ngờ gì cùng với thứ ngôn ngữ tinh tuý không có một chút nào chồng đống lên nhau, đủ để thấy cái tinh tuý trong công sức của tác giả. Ca Sách và Thích, mảnh đất huyền ảo được dựng lên trong hoa anh đào bay đầy trời, những mái tóc trắng và tà áo dài trắng bay lên phấp phới, những khuôn mặt khôi ngô tuấn tú nhưng hằn sâu tâm sự buồn đau, những con người máu trắng mà trống không, chỉ có vậy thôi. Có thể tưởng tượng ra một bức tranh như thế này, nó "tận thiện tận mỹ" nhưng lại trong sáng lạnh lùng mà không thể với tới được. Một giống người cao quý như vậy, một điểm mù trong tuyết trắng, một động vật máu lạnh, nhưng tất cả vẫn cần yêu và tình cảm ấm áp như nhau.
    Khi lần đầu tiên Ca Sách giết người, cũng là lần đầu tiên Thích thất vọng. Màu sắc tươi rói của máu người loang chảy ra trên mặt tuyết khiến người ta chói mắt, hơi ấm còn sót lại của nó cũng còn gợi lại một chút xíu cảm giác sục sôi, đó mới chính là một cái chết thực sự, tàn khốc mà hoang dã, làm cho người ta choáng váng. Điều này chắc chắn mang lại nỗi kinh hãi cho Thích, nên Thích đã cười một cách kỳ dị và khi Thích chết, hoa sen đỏ mới nở bung ra, điều này không chỉ là sự an ủi tinh thần đối với Ca Sách, mà còn là sự giải thích hoàn mỹ cho cái chết của Thích. Tôi luôn tự cho mình là thông minh mà nói như vậy. Cả Ca Sách và Thích đều là người bất hạnh, đều bị trói buộc bởi tín ngưỡng, chỉ khác là Ca Sách thì hoang mang còn Thích thì cố chấp. Tôi nghĩ mình là người lạnh lùng tàn khốc, để đến mức có lúc đã nghi ngờ tài năng xử thế của Ca Sách. Biểu hiện của Thích rất rõ ràng, thậm chí những lời nói của Thích đều có thể trở thành bằng chứng có sức thuyết phục của hành động. Nhưng Ca Sách tin vào tình yêu giữa hai người, tình yêu sâu đậm làm mờ mắt chàng. Còn cử chỉ của Thích cũng có chỗ đáng để suy nghĩ, anh ta luôn phấn đấu cho tự do của anh trai mình, tiếp tục sứ mệnh của kiếp trước, nhưng chỉ muốn tự mình gánh chịu sự khinh bỉ và thù hận, cho dù nhìn thấy sự hối hận của Ca Sách sau khi giết mình. Tôi tin là Thích có linh hồn bất diệt, nhất định còn có thể nhìn thấy sự tuyệt vọng của Ca Sách, tôi chợt cảm thấy Thích là người tàn nhẫn, chỉ sau khi chết mới nói rõ sự thật để Ca Sách phải đau khổ cả đời. Từ rất nhỏ, Thích đã là người rất đau thương rồi, nhất định là sau khi thấy Ca Sách giết người, Thích sẽ kiên định lòng tin vì sự theo đuổi tự do của Ca Sách. Chỉ có điều cách làm của Thích rất cực đoan, không tiếc hy sinh biết bao sinh mệnh để đạt tới mục đích đó, xem ra Thích là một thiên sứ vừa tàn ác mà vô tư (đương nhiên là chỉ đối với Ca Sách mà thôi). Rõ ràng Thích thích hợp ở ngôi vị Quốc vương hơn Ca Sách. Tình cảm nhẹ nhàng và bản tính quá mềm yếu của Ca Sách sẽ bị quyền lực gạt bỏ ra ngoài.
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tinh Cựu là một pháp sư vĩ đại rất thành thực và giữ đúng lời hứa, ông ta chỉ nói thực, luôn giữ im lặng và né tránh những vấn đề gay gắt mà Ca Sách đưa ra. Bức tranh này là một điềm báo không lành,  Thích nhất định sẽ bị Ca Sách giết chết, nhưng luôn phải trong vai một hình tượng xấu trong kịch bản của những diễn biến của số phận và vòng quay luân hồi. Ca Sách bắt Thích phải gỡ bỏ miếng vải che mắt, lúc đó họ đã trở về cuộc tranh giành ngôi vua bất chấp cả tình nghĩa anh em và luân thường đạo lý của con người, có thể khẳng định rằng, lúc đó giữa họ đã trở thành rất xa lạ rồi, sau đó là một Ca Sách xa lạ giết chết Thích, nhưng những giọt nước mắt chảy ra vẫn đóng thành băng trong một không gian có hoa anh đào bay rợp trời. Đó lại là tình yêu, một tình yêu nhẫn nhịn và không tiếc để giết chết Thích.
    Tôi cơ hồ như muốn đọc lại và còn muốn tô vẽ "Vương quốc Ảo" lại một lần nữa. Quả thật nó rất rung động lòng người, nhưng lại không làm sao cho tôi rơi lệ được. Tôi cũng đã nhìn thấy biết bao giọt nước mắt chân thành của độc giả trên mạng, có lẽ họ thực sự có khí chất của một văn nhân, đầy cảm tính và dễ thương cảm. Nhưng đáng tiếc là tôi không được như vậy, bởi có lẽ tôi chưa bao giờ đi vào "Vương quốc Ảo" một cách tích cực, ngược lại, ngay từ trong tâm can, tôi đã cân nhắc "Vương quốc Ảo" một cách không hợp thời lắm mà chỉ định nói tới một số chi tiết không hoàn thiện của nó mà thôi. Tất cả đều chỉ bắt đầu bằng sự hư ảo, quả rất giống như bức tranh châm biếm và mang tính đồng thoại xét từ một ý nghĩa khác. Sinh mệnh vĩnh hằng, hình tượng hoàn mỹ, linh hồn bất diệt, những trói buộc ở kiếp trước... nhưng hiển nhiên có thể thấy được rằng, những tên đặt cho vương quốc, nhân vật, rừng... tỏ ra hơi non tay, còn về sự thay đổi tình cảm của Thích có chút khiên cưỡng; việc Ca Sách phát hiện ra bí mật của Thích - Quá trình sử dụng ảo thuật của bộ tộc khác quả thực là bất ngờ, mà niềm tin của Ca Sách đối với Thích từ trước đó cũng không tránh khỏi có chút khoa trương và không đáng tin lắm, xem ra việc xử lý các đoạn chuyển tiếp của các chi tiết còn cần phải chặt chẽ thêm.
    Thực ra tôi luôn nghĩ không rõ vì sao phải dùng một bối cảnh ảo để tường thuật câu chuyện, nói một cách thiết thực hơn là cần phải trình bày quan điểm của chính Tư Duy. Vì sao cần phải cho Ca Sách sắp xếp một sinh mệnh dài như vậy, phải để cho Ca Sách khổ sở vật lộn trong vòng xoáy của yêu ghét và hối hận, vì sao phải cho câu chuyện những thời gian nặng nề đến thế, làm cho mọi người phải đau khổ, phải yêu, phải bồi hồi và phải gào thét lên như vậy? Có lẽ tôi trình bày không được rõ lắm, nhưng tôi chỉ muốn nói, tinh hoa của câu chuyện không nằm ở sự lắng đọng và dồn ép của thời gian, trên thực tế cũng chẳng có ai ca ngợi "Vương quốc Ảo" của Tư Duy lại nói rằng cuộc đời của Ca Sách lại thực sự khiến người ta cảm động. Đã không quan trọng như vậy thì cần gì phải phiền toái mà tạo ra nhân vật có số tuổi lên tới hàng trăm như vậy, làm cho người ta tính chẳng rõ được cũng cảm thấy lôi thôi. Tôi chưa đọc cuốn truyện dài "Vương quốc Ảo" nhưng nếu nó không vượt quá độ ngắn tương đối đó thì số mệnh văn học của Tư Duy sẽ tương đối gập ghềnh.
    Rất nhiều người nói rằng, đọc văn của Tư Duy, đọc lần nào khóc lần đó, đọc lần nào cảm động lần ấy. Nhưng tôi nghĩ "Vương quốc Ảo" không phải là thứ để mua nước mắt của mọi người, mặc dù ngôn từ đều mang màu sắc hơi lạnh lùng. Còn về chuyện kinh điển thì càng chẳng biết nói sao cả. Tôi không biết "Vương quốc Ảo" cuối cùng muốn nói lên điều gì, tuy tôi tin rằng nó không phải là thứ phù hoa, nhưng, độ sâu của nó tới đâu vẫn còn là vấn đề đáng để nghiên cứu sâu hơn. Mà "Vương quốc Ảo" trong giai đoạn này có thể làm người đọc ghi nhớ cũng chỉ là ở tình tiết câu chuyện của nó, nhưng với một cuốn sách kinh điển thực sự mà nói, tình tiết tương đối thành công cũng chỉ là một giàn hoa khô héo, còn cái thực sự làm cho hoa trở nên đẹp lại chính là ở nội hành, kỹ xảo phong cách... của nó.
    Đối với một xã hội nông nổi hiện nay, thứ văn tự mang ý tứ xa xôi thanh nhã này sợ rằng lại rất được ưa chuộng, nhưng chớ quên rằng, Tư Duy vẫn đang còn trẻ, một cuốn kinh điển trẻ trung thường tuổi thọ không dài. Những năm tháng sáng tác của Tư Duy còn rất dài, một cuốn "Vương quốc Ảo" cũng chỉ là một bước đi trên con đường dài hướng tới kinh điển mà thôi chứ không phải là sự trói buộc, càng không phải là không thể là sự ngăn cách không vượt qua nổi. Tôi nghĩ, Tư Duy cũng cần sớm viết những thứ khác mới để đỡ làm chúng ta, những người nhàn rỗi phải không ngừng "nhai lại" đối với "Vương quốc Ảo".
  8. caravan

    caravan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Cuzin nhé!
    Tớ chỉ biết dùng 2 chữ cảm ơn! Chẳng biết dùng từ gì hơn cả

Chia sẻ trang này