1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vượt biên và lòng yêu nước !!! (và ''tội phản quốc'')

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lonesome, 11/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Vì sao phải vượt biên? Vượt biên là từ hiện đại nhưng từ xưa đã có rồi. Người ta vượt biên vì nhiều lí do: bỏ trốn, phiêu lưu, tìm chân trời mới là những lý do không thích một nơi nào đó thì đi nơi khác tìm những vùng đất tốt hơn, hoặc cao xa ích kỷ hơn là vì chính trị vọng ngoại như vua Lê Chiêu Thống vượt biên sang cầu cứu vua Thanh, Nguyễn Ánh sang Xiêm rước 5 vạn quân về cõi. Thời xưa, biên giới lỏng lẻo người ta đi qua quan ải phải vượt qua trạm gác, nếu không thì cũng phải vượt biên theo mọi cách có thể. Thời chiến loạn Trịnh Nguyễn, Bắc kì nông dân phiêu tán muốn vào nam thì phải qua cửa ải của họ Trịnh, hoàng tử nhà Lý, là Long Tường vượt biên đến Cao Ly vì trốn chạy cảnh "diệt cỏ" của Trần Thủ Độ...
    Thời hiện đại thì phải có visa hộ chiếu, nếu không có thì chính quyền quốc gia mà có người dân muốn vượt biên sẽ bắt giữ lại và không cho ra nước thứ 2, 3... Vậy theo bản năng, lớp lớp người Việt không chấp nhận cuộc sống nghèo túng ngột ngạt, hoặc là những người chế độ Sài Gòn không thần phục chế độ Hà Nội đã phải dùng thuyền đánh cược số phận với biển cả mà đi.
    Nhưng không thể gọi những người vượt biên là phản quốc và không yêu nước. Thời xưa, trí thức mông muội, người ta vượt biên là vì cuộc sống mới thì không ai trách cứ được, mọi người đều có thể hiểu được điều này: người Bắc kì không chịu đựng cảnh nghèo khổ Lê - Trịnh thi di cư vào nam theo chúa Nguyễn khai phá vùng đất mới, người Do Thái không chịu cảnh diệt chủng Đức Quốc xã mà chạy trốn, nhiều người Việt không chịu nổi cảnh cơ chế bao cấp mà đi, quan chức chế độ Sài Gòn không chịu cảnh cải tạo khắc nghiệt mà bỏ đi...
    Những người vượt biên hoặc đã không đến đích bỏ mình nơi biển lớn, cũng có người đã cập bến, được sự cưu mang tiếp nhận của nước thứ 2, 3 và họ thành công nơi đó, nhưng họ có quê hương, họ hiểu ra đi là tìm cuộc sống mới, và không quên nếu khi thích hợp sẽ về. Như thế họ không phải là phản quốc miễn là đừng như Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh là được.
  2. anthonykhang

    anthonykhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Dù gì thì Nguyễn Ánh cũng thống nhất giang sơn, nhà Nguyễn nắm quyền mấy thế kỹ. Công của Nguyễn Ánh có đấy. Bác có nhận ra là phản bội TQ hay không do cách nhìn không.
    Một dong dõi làm vua mười mấy đời cũng bị bác ghép vào tội phản quốc đó thôi.
  3. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    @ hoangtu_Fleur: Đây không phải diễn đàn chính trị, viết như vậy là không nên khi nói đến Bác Hồ, người mà cả thế giới khâm phục (Bác Hồ là danh nhân thế giới được UNESCO công nhận). Đề nghị mod nên cảnh cáo hoangtu_Fleur.
    @ CaMap_4950: bạn có thể tức giận với người khác tư tưởng.chính kiến, nhưng cứ thấy ai suy nghĩ khác mình là muốn bắn bỏ thì thật là cuồng tín. Người cuồng tín rất đáng sợ, vì có thể hành động một cách mù quáng thiếu suy nghĩ.
    Một ví dụ cụ thể: cậu thuyenxaxu (mod của box Làm đẹp và LCB kỹ sư) đã từng vượt biên khỏi VN từ những năm 70, đã từng ở trại tập trung Galang trước khi sang Canada. Nay cậu đã thành đạt ở Canada và Mỹ, khi trở về VN được trọng vọng, lương cao, nhiều em mê tít với mác anh việt kiều. Ai dám nói thuyenxaxu khônng yêu nước? Các bài viết cho thấy cậu thuyenxaxu rất yêu nước, dù là nước Việt Nam, Mỹ hay canada.
    u?c fsai s?a vo 21:14 ngy 17/12/2006
  4. cumga_H5N1

    cumga_H5N1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Mình đã gặp 1 số người là Việt kiều hoặc gia đình có người Vượt Biên đa số đều nói là không chịu được sự phân biệt và đối xử hồi đó... đối với những gia đình có liên quan tới chế độ cũ...Có người có nói.."chị ơi nếu cái cột điện mà biết đi thì nó ũng đi lâu rồi..."
    Khá nhiều người còn nhập nhằng với cái khái niệm yêu nước... nhiều người nói yêu nước là yêu chế độ...có người khác nói yêu nước là 1 chuyện yêu chế độ là chuyện khác nhau...có thể chúng tôi ra đi vì bất mãn chế độ..nhưng không có nghĩa là chúng tôi không yêu nước...yêu dân tộc Việt...
    Cái này là em nói khách quan các Bác đừng chụp mũ em nha...tội nghiệp.. mod không đồng ý có thể xoá đi..thanhk you
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    To all:
    Trong tất cả các nhầm lẫn thì chỉ treo mà không xóa (để lại chứng cứ) là nhầm lẫn .... rất rất đáng tiếc.
    Vì thế, nhiều bạn lại xông vô đả kích người khác bằng những thuật ngữ về động vật bốn chân và đương nhiên, với việc phun ra những lời lẽ như vậy, họ xứng đáng đựơc treo bàn phím để ăn năn sám hối cho sự nông nổi của mình.
    ---
    Ta típ tục chủ đề :
    Trong pháp luật không định nghĩa khái niệm yêu nước, nhưng pháp luật chúng ta từng nhắc đến tội phản quốc, một lần duy nhất chỉ đơn thuần từ này là trong Hiến pháp 1946, sau đó, những văn bản sau chỉ còn các tội danh mà ở đó, người ta gắn liền tổ quốc với chế độ chính trị và nhà nước.

  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng có thể cho mình có lòng yêu nước, Trước giờ khái niệm lòng yêu nước rất mập mờ, Chưa ai khẳng định được các yếu tố để cấu thành lòng yêu nước, có chăng nữa cũng chỉ kết luận khi nười đó ?okhuất bóng? đi rồi thì nhân thế mới bàn đến tính ?oÁi quốc? .
    - Theo thiển ý cá nhân tôi, lòng yêu nước được đánh giá qua các hành vi mà cả đời ngưới đó họat động và kết quả sau cùng phải có kết quả rõ ràng , mới gọi là yêu nước , Cùng một hành vi , cóthể người đáng giá phản quốc , nhưng có người đánh giá ?oái quốc? nhưng cả topic này đang bàn cãi nhau 1 vấn đề tôi thấy vô cùng vô lý , cái căn cứ chúng ta đưa ra không rõ ràng chút nào. Tôi chỉ hài lòng ở cách đánh giá khách quan của bạn chauphihwangza . Và một điều nữa tôi xin các bạn nên phân tích cho Kevin rõ hơn 1 chút về Đất nước ?" quê hương ?" con người v.v?
    - Tôi rất tân đắc với cách phân tích của bạn gì đó ?o Đời khốn khổ cái trụ điện cũng muốn ra đi nếu có chân? Phải . Quê hương đất nước trong văn học của tôi là cái gì đó thiêng liêng lắm, cái xóm nghèo xơ xác , thiếu mọi tiện nghi, bọn trẻ thì cù bơ cù bấc , lang thang đi mò cua bắt óc , nông dân quoanh năm bán lưng cho trời để đổi lấy cái ăn, quê hương đất nước mà như trong thơ đỗ trung quân có nói ?o Quê hương nếu ai không nhớ - sẽ không lớn nỗi thành người ?o Cả đọan tôi nói dông dài không hơn gì ngòai ý kiến tôi chê trách và lên án những ai từ bỏ quê hương trong nhưng năm đói khổ , từ bỏ tình liêng liêng yêu đất nước ra đi tìm và mưu sinh cuộc sống mới , chứ không dám mạnh dạn ở lại mà xây dựng đất nước . để đến hôm nay khi đất nước đang trên đà phát triển lại mang 3 chữ yêu đất nước ra lạm bàn. Cứ hành động đi các bạn , quê hương đất nước sẽ tiếp nhận lòng yêu nước của các bạn, hậu thế sẽ suy xét chứ không phải mang các chữ yêu nước ra mà nói như 1 cách quảng bá thương hiệu sản phẩm được đâu.
    - Trở lại vấn đề khoa học pháp lý : - Tôi thấy hai chữ yêu nước các bạn đang lạm bàn hình như bị cái nghĩa thể chế CTrị của quốc gia đó che mờ, hơn là tình yêu quê hương đất nước đơn thuần mà cái bụng tối tăm Kevin tôi đang hiểu
    Trong Pháp luật việt nam có quy định rất rõ về tôi này điều 274 Bộ Luật hình sự - cái mà các bạn đangbàn trong HP VN về quy định tại ?oĐiều thứ 10 Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do ngôn luận - Tự do xuất bản - Tự do tổ chức và hội họp - Tự do tín ngưỡng - Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.? Tôi thấy hòan tòan không ăn nhập gì với vấn đề này .
  7. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi, người thấy quê hương xơ xác tiêu điều mà bỏ đi, đến khi quê hương thay đổi lại trở về và những người ở lại, cùng nhau vượt qua thời kỳ gian khó thì ai yêu nước hơn ai? Hình như những người ra đi chỉ là người yêu cái thân mình và trở về chẳng qua quê hương là cái mãi ko quên được, là 1 phần của bản thân, của tinh thần họ và xứ sở mới - nơi họ đang sống - ko bao giờ thay thế được quê hương - cái ẩn sâu và nhức nhối trong thâm tâm họ.
    Càng nghĩ càng thêm phức tạp. Họ xuất ngoại, sang Pháp và nhiều nước nhưng chủ yếu là Mỹ, vậy việc họ bỏ phiếu cho "Jackson - Vanik", họ đóng thuế mà 1 phần của ngân sách từ thuế là chi cho hoạt động chống phá Việt Nam. Có thể nói rằng khi đóng thuế, họ ko nghĩ sẽ chi cho việc đó được ko? Xin trả lời rằng nếu họ có biết, họ cũng ko thể tránh được. Có thể nói rằng những "Jackson - Vanik", những cấm vận này nọ là chỉ giáng vào chính phủ cũng như chế độ của nước Việt Nam hay ko? Xin trả lời rằng nó đã ảnh hưởng chung đến cả dân tộc những năm tháng đó. Biết bao người già, người bệnh hiểm nghèo, trẻ sơ sinh đã chết vì thiếu thuốc thang, dinh dưỡng và y tế do bị cấm vận.
    Vậy có thể nói rằng những người vượt biên sống trên đất Mỹ hoàn toàn ko gây hại gì với Tổ quốc và nhân dân VN ko? Hơi khó đấy các bạn ạ, ko trực tiếp thì gián tiếp. Nhưng những điều đó đang dần đi vào lịch sử và ko có ích gì nếu như cứ xét lại nó mãi cho tương lai của dân tộc. Có thể đến 1 lúc nào đó, người ta có thể thoải mái mà nói rằng, một phần dân số Mỹ thuộc về dân tộc Việt.
    Được amon_din sửa chữa / chuyển vào 14:44 ngày 18/12/2006
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Bỏ đi hay là chạy trốn khó khăn? Đây là vấn đề tế nhị. Nhưng đó là sự thật không phải là khó hiểu.
    Cái này còn liên quan đến nhận thức, trí thức của con người và hoàn cảnh nữa. Thử hỏi quan chức Hà Nội mấy ai bỏ đi? Liệu có bỏ đi một lúc mấy chục triệu người được không? Người ốm đau bệnh tật, già cả làm sao mà chịu được hàng giờ hàng ngày trên biển? Hay là những người không đành lòng ra đi, thôi thì chấp nhận số phận?
    Tôi có so sánh một tý dầu có hơi lạc đề là, thời xưa các nước lớn đánh nước bé, như Mông Cổ diệt nước Đại Lý ngày trước, nếu dân Đại Lý không di cư thì làm sao mà có người Thái Lan hiện nay?
    Nước Mỹ và phương Tây cấm vận Việt Nam, Cuba và một số nước khác thì không có nghĩa là người Việt hải ngoại chống phá người dân Việt Nam, đó cũng là chính sách chung của chính quyền các nước tiếp nhận đó thôi. Người Việt thời ấy được mấy người làm sao mà gây được áp lực? Mà sang đến nước người, bỡ ngỡ muôn phần, chưa an cư lạc nghiệp được thì còn làm gì hơn được nữa? Đúng là bi kịch.
    Thực tế là người Việt ở ngoài sau khi an cư lạc nghiệp rồi, vẫn gửi ngoại tệ hàng năm về cho gia đình người thân đấy thôi. Và trở về đầu tư kinh tế nữa.
  9. rung_mo

    rung_mo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mấy cha vượt biên cũng yêu nước lắm nghe . Bằng chứng nè : mỗi năm mấy chả gửi dzìa đâu như mấy tỷ đô lận . Hổng yêu nước ai làm dzậy .
  10. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Gửi về cho ai, cho ngân sách Nhà nước, cho các quỹ xã hội hay cho mấy người thân còn ở quê hương?

Chia sẻ trang này