1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

W.Goeth và những tuyệt tác của nhân loại!

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi ly_tieu_long_19121985, 03/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    W.Goeth và những tuyệt tác của nhân loại!

    Mời các bạn vào đây nào,chúng mình cùng trao đổi những bài thơ hay của thi hào vĩ đại người Đức W.Goeth nhé!
    Mình post trước nhé!
    ---------------
    Bài ca tuyệt vọng của nàng GRETCHEN
    (W.Goeth)

    Thôi rồi những ngày hớn hở.
    Thôi rồi yên tĩnh đời ta.
    Ta còn tìm đâu thấy nữa.
    Không còn thấy lại bao giờ!

    Từ khi người yêu đi khuất,
    Khắp nơi tựa cảnh tha ma!
    Đời sống dập dồn trước mắt,
    Khác chi tang tóc đi qua!
    Trí ta đâu còn tỉnh táo,
    Bốn phương trăm nẻo vẫn vơ
    Lòng ta chỉ còn ảo não,
    Chia thành nghìn mảnh xót xa.

    Thôi rồi những ngày hớn hở,
    Thôi rồi yên tĩnh đời ta!
    Ta còn tìm đâu thấy nữa
    Không còn thấy lại bao giờ!

    Từ cửa sổ ta nhìn ra,
    Chỉ bóng chàng ta dõi đợi.
    Từ trong nhà ta chạy ra,
    Chỉ để đón chàng đi tới.

    Bước đi người yêu chững chạc.
    Dung dáng người yêu hiên ngang.
    Miệng cười người yêu ấm áp
    ánh mắt người yêu rỡ ràng

    Lời chàng khiến ta ngây ngất.
    Lòng ta ân ái tràn đầy.
    Tay chàng tay ta ghì chặt,
    Chàng hôn ta, ôi nồng say!

    Thôi rồi những ngày hớn hở,
    Thôi rồi yên tĩnh đời ta.
    Ta còn tìm đâu thấy nữa.
    Không còn thấy lại bao giờ!

    Trái tim ta se thắt lại.
    Khi chàng bước lại gần ta.
    Ôi ước chi ta giữ mãi.
    Không để cho chàng rời xa.

    Ôi, cái hôn nồng tha thiết!
    Hôn nhau mãi mãi không thôi!
    Ta muốn chàng hôn mải miết.
    Dù ta có chết vẫn tươi.
  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Chúa rừng
    Ai cưỡi ngựa muộn màng giữa đêm khuya và gió?
    Đó là người cha và đứa con trai
    Ông giữ nó trong vòng tay mạnh mẽ
    Truyền hơi ấm và ôm sát bên mình
    "Con trai ta, ai khiến con phải sợ"
    "Cha không thấy sao, chính Chúa rừng
    Với vương miện cùng chiếc áo choàng đen"
    "Kìa con trai, chỉ là một màn sương"
    "Này cậu bé, hãy đến đây với ta
    Ta sẽ chơi cùng ngươi một trò vui
    Những bông hoa đầy màu sắc trên bãi biển
    Mẹ của ngươi sẽ có những bộ váy bằng vàng"
    "Cha ơi cha, chẳng lẽ không nghe thấy
    Những lời hừa ngọt ngào của Chúa rừng?"
    "Yên lặng nào, hãy yên lặng con trai
    Chỉ là những lá cây xào xạc trong gió"
    "Nào bé ngoan, có đến với ta không?
    Các em ta sẽ chăm sóc ngươi cẩn thận
    Và mở đầu vũ hội của buổi đêm
    Họ sẽ nhảy và hát ru ngươi ngủ
    "Cha ơi cha, chẳng lẽ không nhìn thấy
    Những em gái Chúa rừng trong bóng đêm"
    "Ôi con trai ta, ta đang nhìn rất rõ
    Những cây cỏ già xám trong đêm"
    "Ta yêu ngươi, và bị quyến rũ bởi sắc đẹp của ngươi
    Và nếu ngươi không đồng ý, ta sẽ dùng vũ lực"
    "Cha ơi cha,ông ấy đang bắt con
    Chúa rừng làm con đau"
    Người cha rùng mình và cưỡi ngựa như bay
    Trong tay ôm đứa trẻ đang rên rỉ
    Về đến nhà với sự khẩn trương và cố gắng
    Đứa trẻ đã chết trong tay ông
    Johann Wolfgang von Goethe
  3. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Bông hoa đồng nội

    Một chàng trai thấy một bông hồng
    Bông hồng nhỏ xíu trên đồng không
    Bông hồng nhỏ xíu và thơm mát
    Giữa sớm mai trời nghe mênh mông?
    Chàng trai hối hả chạy tới gần
    Bao niềm vui sướng cứ trào dâng
    Ôi bông hồng nhỏ, bông hồng nhỏ
    Sắc đỏ tươi ngời trên đồng xanh.
    Chàng trai khẽ nói: Anh ngắt hoa -
    Bông hồng tươi thắm trên đồng ta!
    Hoa nhỏ đáp rằng: Gai đâm buốt
    Cho chàng mãi mãi nhớ về hoa!
    Hoa nhỏ không hề muốn khổ đau
    Bông hồng phải nói, nói một câu ?"
    Ôi bồng hồng nhỏ, bông hồng nhỏ
    Hoa đỏ đồng xanh mãi thắm mầu!
    Chàng trai hoang dã vẫn ngắt hoa-
    Bông hồng tươi thắm trên đồng ta
    Hoa chống lại chàng, tay rỉ máu
    Nhưng chàng không một chút rên la
    Vậy là hoa nhỏ phải khổ đau
    Dẫu rằng hoa nói, nói thành câu-
    Ôi bông hồng nhỏ, bông hồng nhỏ
    Hoa đỏ đồng xanh mãi thắm màu!
    1771
    Johann Wolfgang Von Goethe
    Được ly_tieu_long_19121985 sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 17/10/2007
  4. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Các sáng tác
    - Fauxt
    - Bông hoa đồng nội, 1771
    - Ca khúc tháng năm, 1771
    - Bông hoa tím, 1773
    - Goetz von Berlichngen, 1773
    - Werther, 1774
    - Thu cảm, 1775
    - Hi vọng, 1775
    - Yêu mãi không thôi, 1775
    - Gửi Li-li, 1775
    - Anh đến thăm em, 1788
    - Iphigiêni ở Tôrit, 1787
    - Etmông, 1788
    - Taxô, 1790
    - Sự im lặng của biển, 1795
    - Chuyến đi may mắn, 1795
    - Sự gần gũi của người yêu, 1795
    - Những năm học nghề của Vinhem Maixtơ, 1796
    - Ái lực chọn lọc, 1809
    - Gửi Si-Lơ, 1797
    - Cảm nhận, 1797
    - Laocôôn, 1798
    - Nghiên cứu của Điđơrô về hội hoạ, 1799
    - Mùa xuân đến sớm, 1801
    - Lời chào của hoa, 1810
    - Tài sản riêng, 1813
    - Đã tìm thấy, 1775
    - Tập thơ Tây Đông, 1814-15
  5. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    NỖI ĐAU CỦA CHÀNG WERTHER
    Sau cuộc chiến tranh Ba mươi năm ( cuộc chiến tranh tôn giáo và chính trị nổ ra năm 1618 và kết thúc năm 1648 ở một số nước châu Âu ), nước Đức lâm vào một tình trạng cực kỳ khó khăn. Nền kinh tế bị suy sụp, tàn phá, nhiều làng mạc và thành phố không có người ở, nước Đức bị tụt lại khá xa trong trào lưu phát triển kinh tế và văn hóa.
    Đến thế kỷ XVIII, cách mạng tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến ở Pháp, nhưng nước Đức vẫn còn bị chia xẻ thành những quốc gia nhỏ, sống ngoắc ngoải dưới chế độ phong kiến cát cứ. Các địa phương phong kiến lớn nhất ở Đức lúc bấy giờ là Áo với triều đình vua Hap-xbua và Phổ với triều vua Hô-hen-xôn-lây-nơ. Do đó, chính thể chuyên chế ở Đức không đóng vai trò củng cố và tập trung quốc gia như ở Pháp hay ở Anh. Thêm vào đó, các vương hầu Đức dựa vào chế độ tự do lựa chọn hoàng đế để cản trở việc tập trung quyền hành cai trị quốc gia. Những chúa phong kiến địa phương muốn củng cố quyền lực riêng của mình làm tổn hại đến quyền lợi chung của toàn nước Đức, nên thường chọn lên ngôi hoàng đế những người không có đủ khả năng thống nhất đất nước, không đủ sức tiêu diệt chế độ tự trị của các vương quốc và xây dựng chính quyền tập trung vững mạnh.
    Ở Đức vào thế kỷ XVIII, bóng dáng của cuộc cách mạng tư sản còn xa vời. nhưng bên cạnh tình trạng lạc hậu về chính trị và kinh tế ấy có nền văn hóa xán lạn đem lại cho con người những viễn ảnh tốt đẹp về tương lai. Về triết học có trào lưu lớn là nền ?otriết học Ánh sáng? với những nhà tư tưởng lỗi lạc như Kant, Selling, Heghen, tuy bản chất duy tâm, nhưng đều có tư tưởng phản kháng chế độ xã hội đen tối lúc bấy giờ. Về âm nhạc thì có thiên tài Beethoven với những bản hòa âm nổi tiếng. Về văn học, nếu như nhiệm vụ chính của phong trào văn học Pháp thế kỷ XVIII là chuẩn bị tư tưởng cho quần chúng tiến tới làm cuộc cách mạng tư sản thì ở Đức, do hoàn cảnh lịch sử, văn học Đức thế kỷ XVIII có hai nhiệm vụ : thống nhất dân tộc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ đó gắn bó chặt chẽ với nhau, và đấu tranh để thống nhất dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
    Vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII, trong nền văn học Đức diễn ra một sự kiện lớn : một nhóm nhà thơ trẻ lấy tên là ?oBão táp và xung kích? bước lên vũ đài văn học. Tác phẩm của họ chan chứa tinh thần phản kháng. Mặc dầu tinh thần ấy chưa hình thành một cách triệt để, nhưng thể hiện rõ ràng thái độ bất bình của họ đối với hoàn cảnh xã hội nước Đức lúc bấy giờ, đối với chế độ chuyên chế của các vương quốc và đối với tình trạng nghèo khổ của tầng lớp nông dân. Goethe nổi lên như một cây bút chủ lực và ngôi sao sáng nhất trong văn học Đức thời kỳ này.
    Johann Wolfgang Goethe sinh ngày 28-8-1749, tại thành phố Frankfurt am Main, là con trai ông Johann Caspar Goethe, gốc vốn là thợ thủ công vùng Thũringen ở miền đông nam nước Đức, tính tình nghiêm khắc và cứng nhắc, đỗ tiến sĩ luật khoa rồi trở thành nghị viên. Mẹ Goethe là Katharine Elisabeth Textor. Bà là con gái viên thanh tra giáo dục của thành phố Frankfurt am Main, gia đình thuộc dòng dõi quý tộc có học vấn cao, tuy nhiên đây là gia đình mới trở nên khá giả.
    Thửa nhỏ, cậu bé Johann học ở thành phố quê hương Frankfurt am Main, được hưởng một nền giáo dục khá nhiều mặt. ông biết nhiều cổ ngữ, sinh ngữ, được học toán, học sử và một số môn nghệ thuật như hội họa, âm nhạc. Có một thư viện riêng gồm các tác phẩm bằng tiếng Đức, Hy Lạp, La Tinh, Do Thái, Anh Pháp, Ý.
    Tháng mười 1765, Goethe được gia đình gửi đi học luật tại trường Leipzig, từng nghe Gottsched, Gellert giảng. Ngoài ra ông còn học vẽ ở thầy Oeser, ông còn dành phần lớn thời gian để đi thăm các viện bảo tàng nghệ thuật và đọc sách văn chương.
    Tháng bảy 1768, Goethe ốm nặng, phải bỏ học về an dưỡng tại quê nhà trong hai năm 1768-1769. Năm 1770, ông tiếp tục học luật tại thành phố Strassburg và tốt nghiệp năm 1771. Ở Strassburg, ông gặp nhà lý luận văn học nổi tiếng ở Đức lúc bấy giờ là Herder. Herder đã khêu gợi lòng ham thích dân ca ở chàng trai Goethe. Goethe đã đi sưu tầm dân ca vùng Elsachsen cho sưu tập dân ca của Herder. Những năm tháng sống ở Strassburg ghi một cái mốc quan trọng trong cuộc đời của Goethe vì Strassburg lúc đó đang là trung tâm của phong trào ?oBão táp và xung kích? và là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt của khuynh hướng dân tộc chống lại ảnh hưởng Pháp trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Goethe tham gia ?oBão táp và xung kích? và chẳng bao lâu trở thành một trong những người dẫn đầu phong trào, viết hàng loạt tác phẩm chứa chan nhiệt tình sôi nổi và tinh thần phản kháng. Cũng tại Strassburg, Goethe bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm của Spinoza (1632-1677) nhà triết học Hà Lan. Năm 1772, Goethe đến thực tập tại Tòa án tối cao ở thành phố Wetzlar. Tại đây chàng sinh viên mới tốt nghiệp yêu say đắm nàng Charlotte Buff. Khi Goethe biết được người mình yêu đã đính hôn với chính bạn của mình Kestner thì tâm hồn chàng bị chấn động mạnh. Thất vọng về nghề nghiệp và thất tình làm cho Goethe nhanh chóng rời thành phố Wetzlar, trở về thành phố quê hương Frankfurt am Main.
    Nhận lời mời của công tước Karl August, tháng mười một năm 1775, Goethe tới Weimar và ông ở lại đây cho tới khi qua đời năm 1832. Khoảng thời gian 1775-1832 là thời gian Goethe sáng tác những tác phẩm lớn và quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của mình. Công tước Karl August giao cho Goethe nhiều trọng trách như Giám đốc ngành khai thác mỏ, giám đốc ngành xây dựng cầu đường và tin tưởng Goethe tới mức giao cho ông làm Bộ trưởng chiến tranh, Bộ trưởng tài chính và từ tháng Giêng năm 1782 lên dần chức tể tướng.Chính trong thời gian này, do thực tế công việc đòi hỏi, Goethe đã đi sâu nghiên cứu nhiều ngành khoa học như địa chất, khoáng vật, thực vật, giải phẫu. . .thu được một số thành tựu đáng kể. Goethe thực sự trở thành một nhà bác học. Ông càng gắng sức làm việc với hy vọng đưa công quốc Weimar cường thịnh thì càng gặp phải sự phản ứng quyết liệt hơn của tầng lớp quý tộc. Goethe cảm nhận thấy không khí căng thẳng nặng nề do những mâu thuẫn về quyền lợi giữa quý tộc với những cải cách xã hội cải thiện đời sống cho đẳng cấp Thứ ba. 1786, Goethe bí mật bỏ Weimar đi du lịch Karlbad, Brenner, Verona, Vicenzaq, Padua, Venedig, Bologna, Rom, Neapel, Paestum, Sizilien, Florenz. Chuyến đi du lịch nghiên cứu nghệ thuật tạo hình cổ đại Hy Lạp và hội họa phục hưng Ý là bước ngoặt chuyển biến lớn và là bước đầu tiên chuyển sang của khuynh hướng cổ điển nơi đại văn hào Goethe.
    Sau hai năm đi du lịch, Goethe trở về Weimar và gặp Schiller ở Rudolstadt và cũng từ đây ông thôi mọi chức trách ở cung đình Weimar để chuyên tâm sáng tác.
    Trong khi Schiller chịu ảnh hưởng triết học của Kant, thì Goethe chịu ảnh hưởng triết học của Spinoza, chịu ảnh hưởng những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp như Voltaire, Roussaeu.
    Tháng bảy năm 1794, Goethe kết bạn với Schiller. Tình bạn giữa hai đại văn hào đã đánh dấu một thời kỳ sáng tác sung mãn do những khích lệ, động viên lẫn nhau giữa hai người. Schiller và Goethe thường xuyên viết thơ gợi mở cho nhau những ý tưởng mới thôi thúc nhau trong sáng tác. Do vậy, Goethe viết tiếp Faust I và cho xuất bản năm 1808. rồi viết Faust II cho đến ngày 22-3-1832 thì qua đời.
    Goethe giữ một vai trò xuất sắc trong lịch sử văn học Đức. Là nhà lãnh tụ thi ca, một đỉnh cao của văn học thế giới và là ?othiên tài khổng lồ?, ?ongười Đức vĩ đại nhất? (Marx và Engels). Nhận xét về Goethe, Engels viết : ?oGoethe có hai thái độ đối với xã hội Đức. . .Khi thì ông có thái độ đối địch với xã hội đó, khi thì ông đối xử thân mật với xã hội đó. Trong ông có một cuộc đấu tranh liên tục giữa nhà thơ thiên tài chán ghét sự cùng khổ của những người xung quanh mình với người con trai chu đáo của ông nghị tỉnh Frankfurt. . .Bởi vậy, Goethe khi thì to lớn phi thường, khi thì bé nhỏ như trẻ con. Bản thân Goethe không thắng nổi sự cùng khổ Đức, trái lại chính sự cùng khổ đó đã thắng ông ta. . .Goethe vướng phải tình trạng lưỡng nan, sống trong một thế giới mà ông chỉ có thể khinh miệt, tuy thế ông lại bị ràng buộc vào?.( Trích Marx và Engels-Về văn học nghệ thuật. NXB Sự thật, trang 198)
    Một số tác phẩm chính của Goethe : Gõtz von Berlichingen (1773), Iphihenie auf Tauris (1787), Torquato Tasso (1790), Egmont (1788),Những năm học nghề của Wilhelm Meisters, Hermann und Dorothea,Wahlverwandtschaften, Thi ca và sự thật, Những năm hành nghề của Wilhelm Meiters, Faust I và Faust II(1808 và 1832),. . .Lý luận nghệ thuật như Laokoon (1798), Về sự thật và dường như thật của tác phẩm nghệ thuật (1797-1798), Về đối tượng của nghệ thuật tạo hình (1797), Nghiên cứu của Diderot về hội họa (1799)
    Werther là một thanh niên có học thức và tài hoa thuộc tầng lớp thị dân. Sau mối tình dang dở với Leono và không muốn mòn mỏi tháng ngày trong những công việc chán ngắt phục vụ cho bọn quý tộc, chàng rời thành phố về một thị trấn nhỏ miền quê yên tĩnh, sống giữa khung cảnh thiên nhiên bao la và những người dân quê thật thà chất phác, mong được khuây khỏa trong lòng. Đến lúc tưởng chừng như đã lấy lại được tâm hồn thư thái thì tình cờ trong khi tham dự đêm vũ hội ở địa phương, Werther quen biết Lotte, một thiếu nữ xinh đẹp con vị pháp quan. Nhan sắc, tính tình chân thật, giản dị, nhạy cảm của nàng lập tức chinh phục Werther. Đồng thời Werther cũng đau khổ vì biết Lotte đã đính hôn với Albert, tuy rất có cảm tình với Werther, người thiếu nữ ấy quyết giữ vững lời hẹn ước. Tuyệt vọng, Werther liền bỏ về nhà vì không muốn làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của người khác. Nghe theo lời mẹ, chàng nhận làm thư kí cho một viên sứ thần, mong tìm sự lãng quên trong công việc, tại nơi làm việc mới chàng quen một thiếu nữ có nét giống Lotte -tiểu thư B và nhanh chóng trở nên thân thiết. . . nhưng chưa bao giờ cái hố giai cấp ngăn cách giữa chàng với xã hội quý tộc lại hiện ra rõ rệt như trong thời gian ấy. Bọn chúng tỏ thái độ khinh miệt chàng. Werther không sao chịu đựng nổi, liền bỏ việc và quay về với Lotte, lúc này đã là vợ của Albert, vì chàng nhận thấy không thể nào sống thiếu Lotte được. Tình yêu giữa hai người lại bùng dậy với những cuộc dạo chơi, với những buổi trò chuyện, tuy cả hai đều cố kìm nén để khỏi vượt quá ranh giới của tình bạn. Thế rồi có một lần, Werther không tự chủ được đã ôm hôn Lotte say đắm. Sau đó chàng tuyệt vọng nhiều hơn, lấy cớ đi xa, chàng từ biệt Lotte và Albert rồi sai đầy tớ đến mượn Albert khẩu súng lục. Chính Lotte đã gỡ súng treo xuống, lau bụi và trao súng cho người đầy tớ, người nàng rung lên vì nàng linh cảm thấy chuyện chẳng lành. Werther tự sát, rồi chết trong nỗi đau thương của gia đình chị em Lotte và mọi người, trên bàn cuốn sách Emilia Galotti của Lessing vẫn để mở.
  6. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nỗi đau của chàng Werther là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội đặc sắc. Thông qua tác phẩm, Goethe đã nêu lên những vấn đề bức thiết trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là sự chuyên quyền của xã hội phong kiến thối nát, từ đó con người khao khát muốn vươn tới sự tự do, hạnh phúc và bình đẳng trong xã hội cũng như khát vọng giải phóng tình cảm được thể hiện qua hình tượng Werther. Cái chết Werther đã phản ánh sâu sắc hiện thực thời đại : Đó là sự thất bại tạm thời của tầng lớp tư sản còn non trẻ khi họ đang cố vượt ra khỏi chế độ phong kiến đang ngày một suy yếu để vươn tới một thời đại mới, thời đại mà giai cấp tư sản sẽ là những người tiên phong đi đầu.
    Werther là hình ảnh một cá nhân tư sản tiến bộ trong thế kỷ XVIII cảm thấy hết nỗi ngột ngạt, tù túng của xã hội phong kiến ngăn cản sự phát triển toàn diện của con người. Đi vào một số chi tiết, ta càng thấy rõ điều đó. Trong tiểu thuyết có một sự kiện làm cho Werther vô cùng xúc động và bị ám ảnh mãi, đó là một anh đầy tớ si tình yêu bà chủ nhà góa chồng rồi vì ghen tuông mà anh ta đâm chết kẻ tình địch. Việc đặt song song số phận của Werther và số phận người đầy tớ đó có giá trị rất lớn. Nó nêu bật được giá trị mà tác phẩm đề cập. Cả hai đều là những kẻ bị đè nén trong xã hội. Xã hội lên án anh đầy tớ không phải chỉ vì anh ta phạm tội giết người mà còn vì anh là một người đầy tớ không biết thân phận mình, những cách biệt giai cấp, đã yêu bà chủ, một hành động làm tổn thương đến tôn ti trật tự của cái xã hội phong kiến đó. Chi tiết về tác phẩm Emilia Galotti để mở trên bàn càng làm sáng rõ hơn giá trị phê phán của tiểu thuyết, trước lúc chết, không phải chàng đọc cuốn tiểu thuyết tình mà là một vở kịch nói lên sự tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị và nỗi đau khổ của dân lành.
    Werther là một con người rất nhân hậu, là một chàng trai có tâm hồn thanh cao, luôn giúp đỡ người nghèo khổ, bất hạnh. Chàng cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của người thiếu phụ cùng bầy con nhỏ chờ mong tin tức của người chồng, người cha. Nếu như xã hội không có những bất công thì việc đi Thụy Sĩ để đòi của thừa kế của người chồng đâu có gì đáng lo ngại.
    Sự chu đáo và nhân hậu của Werther còn được thể hiện ở những việc chàng làm trước khi quyết định rời xa cõi trần thế. Chàng sai giai nhân đi thanh toán các khoản nợ và trả trước hai tháng tiền trợ cấp cho một số người nghèo mà trước nay hằng tuần chàng vẫn hay giúp họ.
    Werther còn là người có tâm hồn nhạy cảm : Khi nhìn thấy khu vườn bình dị của bá tước M, Werther cảm thấy ngay rằng đó không phải là khu vườn của một nhà làm vườn thông thái mà một trái tim mẫn cảm đã vẽ sơ đồ cho khu vườn ấy. Chàng đã từng lặng người đi trước những hiện tượng hùng vĩ của thiên nhiên, tất cả thế giới xung quanh đều như thể thiên đường như lời Lotte nói rằng chàng say mê tất cả những gì chàng gặp phải.
    Werther thấu hiểu nỗi lòng, động cơ của người gia nhân khi giết chết người hầu mới của chủ mình. Lòng chàng dâng đầy niềm cảm thông sâu sắc và ước muốn mãnh liệt muốn cứu vớt con người ấy, Werther tìm được sự đồng cảm nơi con người có cảnh ngộ như mình.
    Werther là một con người sâu sắc, luôn suy nghĩ, chiêm nghiệm và có cái nhìn thấu suốt:
    Chàng biết rõ xã hội không có bình đẳng và cũng không thể nào bình đẳng được vì những kẻ có chút địa vị thường hay giữ một khoảng cách lạnh nhạt đối với dân hèn. Chàng thường nghĩ những kẻ nào quan niệm rằng muốn giành được sự trọng vọng thì cần thiết phải tách mình khỏi đám người được gọi là tiện dân thì kẻ đó đáng chê cười chẳng khác gì một tên hèn nhát, trốn tránh trước kẻ thù vì sợ mình thua trận. Đó là cái nhìn rất mới, rất tiến bộ trong xã hội lúc bấy giờ.
    Werther đã từng nói phải tìm hiểu sâu xa những động lực bên trong dẫn tới một hành động,cũng như chàng từng nói rằng khi nào chúng ta đồng cảm với kẻ khác, chúng ta mới có đủ tư cách để phán xét một sự việc. Có thể nói Werther là một con người hội đủ các tư chất lý tưởng nếu như chàng không bi quan, không mất niềm tin vào cuộc sống. Thất bại trong công việc, đau khổ trong tình yêu, Werther đã không tự thoát ra được những đau khổ, bế tắc của cuộc đời mình để rồi phải chọn cái chết để giải thoát, đó cũng là cái bế tắc của xã hội, của thời đại của chàng.
    Tình yêu đem đến cho chàng sự an ủi, ta có thể tìm thấy ở chàng một con người hết mình với tình yêu. Khi chàng nhận thấy rằng trong ba người phải có một người ra đi và quyết định người đó phải là chàng. Tuy cách giải quyết vấn đề của chàng là tiêu cực nhưng ta có thể cảm thông với chàng vì chàng ra đi là để nàng có được một hạnh phúc trọn vẹn.
    Trước hết là hoàn cảnh tác phẩm ra đời, năm 1772, sau khi đỗ tiến sĩ luật khoa, Goethe được bổ nhiệm làm bồi thẩm ở Wetzlar, một thành phố nhỏ bé, nơi đặt trụ sở tòa án vương quốc, với bọn quý tộc dập dìu xe ngựa hống hách. Đang ngấy với cảnh đời nhốn nháo, Goethe đã gặp và yêu say đắm Charlotte Buff con gái vị pháp quan và là vợ chưa cưới của Kestner, bạn ông, cũng làm việc tại tòa án. Đau khổ, Goethe từ giã Wetzlar ngày 11-9-1772. Sau đó, lại nhận được thư của Kestner báo tin một người bạn cũ từ thời còn đi học là Jerusalem tự sát ngày 30-10-1772 bằng súng lục mượn của Kestner vì anh bị xã hội quý tộc khinh miệt trong lúc đang làm một chân thư ký quèn cho một đoàn ngoại giao ở Wetzlar và vì anh đang theo đuổi một mối tình tuyệt vọng với một phụ nữ đã có chồng. Phải mất mấy năm trôi qua, năm 1774, Goethe mới tự giải thoát được mình bằng cuốn tiểu thuyết thư tình Nỗi đau của chàng Werther (Die Leiden des jungen Werther) dựa trên những chất liệu của sự kiện trên ( sách được tái bản năm 1782, có sửa chữa lại). Việc khảo sát các thư từ của Goethe gửi Charllot, Kestner và bạn bè khác cùng với cuốn Nhật ký của Kestner còn để lại đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa tiểu thuyết Werther với những gì nhà văn đã nếm trải. Goethe đã viết cắm cúi miệt mài trong ba tháng liền để hoàn thành cuốn tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết có thể so sánh như một cuốn nhật ký, như một sự thú nhận của tác giả, như một sám hối để giải tỏa tâm hồn. Đây là cuốn tiểu thuyết chứa trong mình đầy ắp chất thơ cùng kịch tính.
  7. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thuyết viết dưới dạng những bức thư, thể loại quen thuộc của văn học phương Tây thế kỉ XVIII. Trong tiểu thuyết này là những bức thư của Werther gửi cho người bạn thân Vinhem, kể cho bạn nghe cuộc sống của mình. Vì đây là tiểu thuyết viết về nỗi lòng của nhân vật chính nên Goethe đã sử dụng một cách khéo léo hình thức những lá thư tâm tình, qua đó đương sự bộc lộ hết những uẩn khúc quanh co của trái tim. Ở đây, nhân vật chính chỉ viết thư cho Vinhem, không có một lá thư nào của Vinhem được đưa ra, cuốn tiểu thuyết trở thành dòng liền mạch cho cảm xúc nhân vật được bộc lộ. Đây là một kiểu nhân vật đặc biệt. Werther tâm sự với Vinhem cũng chính là tâm sự với bạn đọc, những người đang theo dõi các nỗi đau khổ của chàng. Đó là những dòng tâm sự rất sinh động, chân thật và những đau khổ, hạnh phúc của con tim như tuôn trào trên trang giấy. Một mặt đó là tài nghệ của nhà văn, mặt khác đó cũng là những gì mà chính bản thân Goethe đã trải nghiệm.
    Xét trên toàn cục, tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther được cấu tạo bằng hai môtíp có vị trí quan trọng ngang nhau. Tình yêu tuyệt vọng của Werther dành cho Charllot qua hai giai đoạn và xen vào giữa là những nỗi đau khổ của Werther thời kỳ làm thư ký cho một nhân viên ngoại giao. Như vậy, đồng thời tác phẩm cũng xác định hai giá trị tư tưởng lớn của tác phẩm là phê phán xã hội và tình yêu. Hai khía cạnh này hòa nhập vào nhau tạo thành một nét độc đáo trong tư tưởng tác phẩm và biểu hiện ra cả về mặt kết cấu ở các bình diện.
    Những nỗi đau khổ của Werther thời kỳ làm thư ký phản ánh tâm trạng của tầng lớp thanh niên tư sản trong xã hội phong kiến Đức đầy rẫy những chuyện bất bình đẳng. Werther có nhiều khả năng, và nhiều người thấy rõ khả năng đó của chàng. Thế nhưng chàng lại phải chịu sự sai bảo của một gã sứ thần dốt nát, thiển cận, kênh kiệu ta đây, tuy rằng hắn được quyền cao chức trọng chỉ là nhờ con dòng dõi quý tộc.
    Còn câu chuyện tình của Werther cũng tràn đầy bi thương và nước mắt. Werther yêu Lotte say đắm, Lotte cũng hiểu và yêu Werther với một tình cảm nồng nàn, nhưng đó chỉ là một tình cảm tuyệt vọng, một tình cảm nàng đành chôn giấu tận đáy lòng . Đã có một khoảng cách vô hình ngăn cản họ, đó là tập tục của xã hội phong kiến. Nàng không thể làm thế nào khác được. Trong nàng, quy ước chiến thắng tình cảm, cuộc sống, khát vọng tình yêu đã nhường chỗ cho chủ nghĩa hình thức. Chuyện tình của họ là một khát vọng của con người trong xã hội phong kiến muốn vươn lên khỏi những ràng buộc trói chặt quyền tự do cá nhân của họ, cá nhân trên con đường phát triển nhân cách tự do đòi hỏi phải được giải phóng về mặt tình cảm, được tự do yêu đương, trái với những quy tắc của cái xã hội cũ kỹ nên tình yêu của họ phải kết thúc trong bi kịch. Do vậy, thực chất câu chuyện yêu đương ở đây cũng mang tính chất phản kháng xã hội.
    Hai môtíp trong tiểu thuyết hết sức khắng khít với nhau nên có thể nói ý nghĩa bao trùm của tác phẩm là ở giá trị phê phán xã hội, thất đáng tiếc khi có không ít người hiểu sai ý nghĩa Werther khi chỉ nhìn thấy nó là một cuốn tiểu thuyết tình cảm, thậm chí ngay cả Napoleon cũng nhận định rằng ?ogắn những xung đột xã hội vào bi kịch tình yêu làm cho tác phẩm giảm hay đi một phần?.
    Có thể nói một trong những nét nghệ thuật tiêu biểu nhất trong ?oNỗi đau của chàng Werther? là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Bằng sự tinh luyện khéo léo của tác giả, ta thấy ngôn ngữ trong tác phẩm sử dụng hết sức linh hoạt, có lúc là những từ ngữ mang tính chất triết lý sâu sắc về cuộc đời, về con người nhưng có lúc lại rất uyển chuyển, mềm mại, nhất là những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên. Đó còn là một ngôn ngữ văn xuôi đầy chất thơ, giàu hình ảnh và hết sức trong sáng. Việc sử dụng kết cấu tác phẩm dưới hình thức những bức thư tự sự, tâm tình của chính nhân vật, tác giả đã khai thác một cách tinh tế thế giới nội tâm đa dạng, phức tạp và đầy uẩn khúc của nhân vật. Bên cạnh đó thì nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm cũng rất tinh tế, độc đáo. Đó là một thiên nhiên linh hoạt, một thiên nhiên luôn gắn với con người, thiên nhiên rất sinh động, thắm đẫm tâm hồn, tâm trạng con người. Thiên nhiên tươi tắn, thơ mộng và dồi dào sức sống khi Wether đang tràn trề hạnh phúc, thiên nhiên lại trở nên ảm đạm khi chàng gặp buồn thương, đau khổ trong tình yêu, thất bại trong sự nghiệp. Vì vậy, ta có thể nói thiên nhiên trong tác phẩm là một nhân tố để nhân vật có điều kiện bộc lộ những nỗi niềm riêng tư sâu kín.
    Tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther của Goethe và tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách tuy có những điểm khác nhau về quốc gia, về nhân vật chính, về thời điểm ra đời, nhưng nếu chỉ xét nhân vật trên khía cạnh của xã hội còn tồn tại nhiều mâu thuẫn thì lại có những nét tương đồng rõ nét.
    Cả hai nhân vật chính của hai cuốn tiểu thuyết đều là những thanh niên trí thức đa sầu, đa cảm, và mang trong mình một mối tình tuyệt vọng. Thế nhưng mối tình tuyệt vọng đó chẳng thể làm tắt đi ngọn lửa tình luôn cháy bỏng trong họ. Mặc dù biết Lotte đã có nơi dạm hỏi nhưng Werther vẫn say đắm yêu nàng, yêu không chỉ vì sắc đẹp mà còn vì trí tuệ, phẩm hạnh của nàng. Werther còn yêu Lotte hơn khi giữa họ tìm được sự đồng điệu, hòa hợp giữa hai tâm hồn. Tình yêu mà Werther dành cho Lotte ví như tình yêu tôn thờ của một tín đồ vào tôn giáo vì những nét đẹp thanh khiết, đức hạnh nơi nàng. Ở Tố Tâm cũng vậy, nàng yêu Đạm Thủy mặc dù biết chàng đã có vợ hứa hôn, nàng yêu chàng qua văn chương chàng viết. Tuy nhiên, đó không chỉ đơn thuần là một thứ tình cảm lãng mạn thái quá, mà thực sự nàng đã nhìn thấy được cái tư tưởng khẳng khái của một người thanh niên nơi chàng; không những thế nàng còn bắt gặp nơi Đạm Thủy một sự đồng điệu trong tâm hồn.
    Cả Werther và Tố Tâm đều cố gắng xem người mình yêu như một người bạn hoặc một người anh; thế nhưng họ chẳng thể nào nuôi dưỡng tình yêu ấy trong cái chậu hoa của tình bạn được. Sự gần gũi chỉ làm tăng thêm nỗi khát khao, đau khổ khi thiếu người mình yêu mà thôi. Số phận đã để cho Werther và Tố Tâm yêu nhưng lại không có cái quyền được yêu. Bức tường lễ giáo tưởng chừng như vô hình nhưng lại là một hố sâu ngăn cách họ với người mình yêu. Cái hố sâu, cái rào cản ấy buộc họ phải đè nén những tình cảm cháy bỏng trong họ. Nhưng, dường như càng đè nén thì sức bật của nó càng mãnh liệt hơn. Ngọn lửa tình đang âm ỉ lại bùng cháy khi cơn gió thoảng qua; vì vậy đã khiến Werther chẳng thể kìm lòng được và chàng đã ôm hôn Lotte thắm thiết. Còn sự mãnh liệt, khao khát trong tình yêu của Tố Tâm có phần nhẹ nhàng hơn, nàng chỉ có thể thổ lộ tình yêu ấy qua những dòng thơ. Đọc ?oTố Tâm? có bao nhiêu lần nàng khóc thì khi đọc ?oNhững nỗi đau của Werther? ta lại thấy có bấy nhiêu lần Werther rơi lệ. Nhưng mỗi lần như thế thì giọt nước mắt lại mang những sắc thái khác nhau : có giọt nước mắt của yêu thương, nhớ nhung; có giọt nước mắt đau khổ, tuyệt vọng; lại có giọt nước mắt được bật ra từ những tình cảm đè nén trong lòng.
    Tuy có nhiều điểm tương đồng giữa hai nhân vật nhưng nhìn chung cũng có những điểm dị biệt khá điển hình do hai quyển tiểu thuyết ra đời từ hai nền văn học khác nhau. Nếu ở Tố Tâm của phương Đông, tình yêu có mãnh liệt thì sự mãnh liệt đó cũng chỉ được giới hạn trong khuôn khổ của một dân tộc trầm lắng, nhẹ nhàng. Vì vậy có yêu lắm, thiết tha lắm nàng cũng chỉ biết khóc, biết cam chịu. Còn đối với Werther - một thanh niên phương Tây với bản chất mạnh mẽ, sôi nổi nên yêu Lotte đến độ có lúc chàng muốn giết chết Albert để giành người yêu cho bản thân. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ trong lúc tình yêu của chàng đối với Lotte quá mãnh liệt và tuyệt vọng khiến chàng có thể làm bất cứ điều gì để bảo vệ tình yêu đó.
    Tình yêu giống nhau, nỗi đau khổ giống nhau, nhưng có lẽ do tính cách khác nhau của một chàng trai Tây phương và một cô gái phương Đông nên dẫn đến diễn biến tâm lý khác nhau và kết thúc vẫn là cái chết. Cái chết của Tố Tâm là cái chết của sự mòn mỏi về tinh thần dẫn đến cái chết thể xác, là cái chết của sự cam chịu, của những nỗi đau khổ đè nén. Còn cái chết của Werther cũng là cái chết của tinh thần dẫn đến cái chết của thể xác, cũng là cái chết của những nỗi đau khổ trĩu nặng, nhưng cái chết đó là một sự chủ động, một hành động để chấm dứt nỗi đau về tinh thần. Do vậy, chẳng thể nào đem so sánh tác phẩm nào hay hơn, nhân vật nào yêu mãnh liệt hơn. Tố Tâm không tự vẫn như Werther điều đó không có nghĩa nàng không yêu mãnh liệt, không dám chết vì tình yêu. Chẳng phải nàng cũng đã vì sự mòn mỏi của một tình yêu vô vọng đó sao ? Ở đây ta cần thấy rằng có một sự khác biệt giữa tâm lý phương Tây và phương Đông : người phương Đông quen với những gì nhẹ nhàng, việc Hoàng Ngọc Phách để cho Tố Tâm chết là đã tạo một bước ngoặt trong tiểu thuyết tâm lý đương thời. Còn Goethe để cho Werther tự tìm đến cái chết là để thoát khỏi nỗi đau đớn cùng cực.Tuy cái chết có tiêu cực nhưng chính nó đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh xã hội đương thời ở Đức khi mà lễ giáo phong kiến đã tước đoạt cái quyền tự do yêu đương của con người. Cái chết của Werther thiết nghĩ cũng là một bản năng của con người khi bị dồn nén đến chân tường như Werther từng nói : ?oNgười ta nói có một loài ngựa quý, khi bị săn đuổi cùng cực và ***g lên giận dữ, theo bản năng ngựa tự cắn vào động mạch của mình để được dễ thở hơn. Tôi cũng thường như vậy, tôi muốn cắt động mạch của tôi để đạt tới tự do đời đời?.
    Nỗi đau chàng Werther bắt nguồn sâu xa từ chính hiện thực của giai cấp tư sản Đức. Tác phẩm đã bắt đúng mạch sống của thời đại, phản ánh đúng tâm trạng của lớp thanh niên đương thời : mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực ***g trong bi kịch tình yêu của Werther là khát vọng giải phóng tình cảm, khát vọng về quyền tự do, quyền bình đẳng giữa các đẳng cấp trong xã hội thời bấy giờ. Cái chết của nhân vật chính Werther phản ánh xu thế của cả một thời đại đang cố vượt ra khỏi những ràng buộc trong tình cảm cùng cách ứng xử phong kiến, để vươn tới một thời kỳ mới- thời đại của thế kỷ Ánh sáng mà người đang giương cao ngọn cờ là giai cấp tư sản đang lên. Tác phẩm trở thành một sự kiện trong đời sống tinh thần của thanh niên trí thức không chỉ ở Đức, mà còn ở các nước khác thông qua bản dịch làm bùng cháy mãnh liệt ngọn lửa của Bão Táp xung kích ở Đức. Tác phẩm trở thành tiếng nói hấp dẫn trong trào lưu Nhân văn chủ nghĩa trong văn học Châu Âu thế kỷ XVIII. Qua tác phẩm, Goethe trở thành nhà văn nổi tiếng Châu Âu. ?oCơn sốt Werther? hình thành trong tầng lớp thanh niên , họ bắt chước sống nhiệt thành như Werther, còn nữ giới thì ?omuốn được yêu? như Lotte, tuy nhiên có khá nhiều thanh niên học đòi theo chủ nghĩa duy cảm và cả hành động tự sát của Werther, do vậy có những nơi nhà chức trách phải ra lệnh cấm lưu hành cuốn tiểu thuyết để ngăn ngừa việc này. Vì vậy, trong một bài thơ sáng tác năm 1775, nhan đề Nỗi đau của chàng Werther, Goethe đã để cho chàng nhắn nhủ : ?oBạn hãy làm người dũng cảm và chớ theo gương tôi?.
  8. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Anh đến thăm em
    Anh đến thăm em, dưới nắng chiều
    Hỡi nàng, cô gái rất thương yêu!
    Tiếc thay: cửa đóng, nhà im ắng
    Sẵn khoá đây, anh cứ mở liều!
    Chẳng thấy em đâu. Ngó khắp phòng
    Phòng ăn, phòng ngủ. Góc xalông
    Chợt thấy em nằm, êm giấc ngủ
    Căn buồng nhỏ bé hoá mênh mông...
    Em ngủ vì em mệt quá chừng
    Que đan nằm đó, giữa tay dừng
    Len hồng, len thắm chưa thành áo
    Anh sát bên em, mãi ngập ngừng...
    Anh tính suy hoài: đánh thức em?
    Chẳng nỡ. Xin nàng hãy ngủ yên!
    Anh ngắm làn mi như mới khép.
    Hồng tươi đôi má, cặp môi em...
    Tim anh mỗi lúc đập rộn ràng
    Trước người thiếu nữ dáng cao sang
    Lắng trong nhịp thở, hồn say đắm
    Mỗi nét tinh khôi, nét dịu dàng...
    Anh cứ ngồi yên mãi ngắm em
    Ôi nàng! Như có phép thần tiên
    Anh cảm làn môi em dịu ngọt
    Muốn hôn lên đó cả tình em!
    Hai cánh tay nàng, dáng rất thanh
    Cứ tưởng ôm anh, giữa giấc lành
    Và bàn tay ấy, bàn tay ấy
    Cứ tưởng bao lần ve vuốt anh...
    Anh đã nhầm sao, đã nhầm sao?
    Hỡi người thiếu nữ rất thanh cao
    Lòng anh vậy đó, không thể dấu.
    Giây phút nàng đây, tựa sóng trào
    Sóng mãi trào dâng... thật khó nguôi
    Tình yêu kì lạ quá em ơi!
    Em ngủ cho lòng anh thổn thức
    Không gian im ắng hồn chơi vơi...
    Bên em ngồi thế, mấy giờ qua
    Hạnh phúc gieo thành những khúc ca.
    Anh đến bên bàn và lặng lẽ
    Tặng em tươi thắm mấy nhành hoa.
    Vui sướng lòng anh lúc trở về
    Hẳn rằng em sẽ rất say mê
    Đôi bông hồng ấy, khi bừng tỉnh
    Nghe trái tim ai đập bốn bề.
    Johann Wolfgang Von Goethe
  9. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Gửi Mignon
    Bay trên trời chiếu sáng
    Xe mặt trời màu vàng
    Tỏa sáng tận xa xăm
    Nhưng than ôi, gần sáng
    Trong con tim sâu thẳm
    Thức dậy nỗi đau buồn.
    Đêm nghiệt ngã cùng ta
    Vỗ về những giấc mơ
    Giờ khắc trôi chầm chậm
    Nhưng than ôi, gần sáng
    Trong con tim sâu thẳm
    Đan kết nỗi buồn xưa.
    Tưởng nhớ tháng ngày qua
    Dưới bầu trời mờ xa
    Những con tàu cập bến
    Nhưng ở trong lòng ta
    Một nỗi buồn cay đắng
    Không đi khỏi bao giờ.
    Ta ngỡ là khỏe mạnh
    Mặc áo quần sang trọng
    Chỉ dành cho ngày vui
    Nhưng những ai chào đón
    Có ai người cảm nhận
    Trong tim ta ngậm ngùi.
    Mặc lòng khóc cay đắng
    Nhưng nước mắt ta chùi
    Giá như đau khổ này
    Đưa ta về ngôi mộ
    Thì từ lâu ta đã
    Ngủ yên trong đất rồi.
    Johann Wolfgang von Goethe
  10. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Mãi yêu không thôi
    Đi ngược tuyết, ngược mưa
    Đi ngược làn gió thổi
    Đi trong sương ngập lối
    Vẫn yêu hoài không thôi.
    Yêu! dù bao nỗi đau
    Ta cũng không lùi bước
    Hơn cả khi thắng cuộc
    Đời vui dâng sắc màu
    Từ tim đến trái tim
    Bao nỗi niềm thức dậy
    Chính là nỗi đau ấy
    Tạo tình yêu thiêng liêng!
    Có lẽ nào ta trốn?
    Trở lại khu rừng xưa?
    Mọi thứ đều vô nghĩa
    Trước vương miện cuộc đời
    Hạnh phúc không ngừng nghỉ
    Johann Wolfgang von Goethe

Chia sẻ trang này