1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Wake Up!


    Đoàn Thanh Niên Phật Tử cho một Xã hội Lành Mạnh và Từ Bi, tên tiếng Anh là Young Buddhists for a Healthy and Compassionate Society, viết tắt là YBHCS là đoàn thể của những thanh niên trẻ đang hết lòng thực tập theo giáo lý đạo Bụt với ước vọng bằng sự thực tập của mình giúp xã hội chuyển hóa những kỳ thị, hận thù, tham đắm, giận hờn và tuyệt vọng.

    Phương pháp thực tập của Đoàn là Năm Giới do chính Đức Bụt trao truyền lại, hay còn gọi là Năm phép thực tập chánh niệm. Thực tập Năm Giới là biểu hiện cụ thể nhất của tình thương và lòng từ bi và cũng là con đường sáng đẹp đưa tới cuộc sống hòa hợp với mọi người, mọi loài và với Mẹ Trái Đất. Bạn là những thanh niên đang khao khát đóng góp sức mình để giúp đời. Bạn giận dữ và xót xa khi phải chứng kiến cảnh môi trường sống đang bị tàn phá do chính cách sống của chúng ta trong xã hội ngày nay. Bạn tuyệt vọng vì thấy dường như cá nhân mình không đủ sức mạnh thay đổi cách sống hiện tại. YBHCS ra đời chính là để hợp nhất những nguồn năng lượng trẻ và những trái tim đang cùng nhịp đập, để chúng ta có thể cùng nhau hành động. Sự thực tập của cả một cộng đồng chắc chắn sẽ đem tới sự chuyển hóa và chữa lành cho mỗi cá nhân và cho cả xã hội. Xin mời bạn hãy tham gia thành lập các Đoàn Thanh Niên Phật Tử cho một Xã hội Lành Mạnh và Từ Bi tại quốc gia của mình, tại địa phương mình, cùng nhau xây dựng điều lệ cho Đoàn và cùng sát cánh với quý thầy, quý sư cô và các bạn trẻ ở Làng Mai để được yểm trợ và có thêm thông tin.

    Đạo Bụt cần phải được nhìn nhận lại như một nguồn tuệ giác, một truyền thống thực tập từ bi và trí tuệ đã được trao truyền qua bao nhiêu thế hệ, chứ không phải là một tín ngưỡng đơn thuần. Tinh thần của giáo lý Đạo Bụt không khác tinh thần của Khoa học hiện đại bao nhiêu, đó là tinh thần cởi mở và không kỳ thị. Bạn có thể tham gia YBHCS, không phân biệt nguồn gốc tín ngưỡng, tôn giáo, dù bạn có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù bạn là tín đồ đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Do Thái. Chúng ta cùng đến với nhau thực tập Từ bi và Tình Bằng Hữu, vì đó chính là nền tảng của giáo lý đạo Bụt.

    Thành viên của YBHCS cùng thực tập và cùng chơi với nhau. Chúng ta cùng lắng nghe giáo lý, cùng tham dự các buổi pháp đàm, cùng nhau đọc tụng Năm Giới, cùng nhau ngồi thiền và đi thiền hành. Sự thực tập sẽ giúp chúng ta buông thư những căng thẳng trong thân thể và trong cảm xúc để chúng ta có thể sống sâu sắc hơn và biết tận hưởng từng phút giây trong cuộc sống hàng ngày, để chúng ta có khả năng thiết lập lại truyền thông và hòa giải với những người xung quanh nhờ biết lắng nghe với tâm từ bi và nói năng bằng lời ái ngữ. Khi đã thực tập được cho mình, ta sẽ giúp người khác cũng thực tập được như vậy.

    Những buổi pháp đàm giúp chúng ta chia sẻ kinh nghiệm thực tập với nhau, cùng giúp nhau hiểu sâu thêm về Năm Giới và khám phá thêm nhiều phương pháp áp dụng Năm Giới vào cuộc sống hàng ngày, nhờ đó chúng ta có thể chuyển xã hội đi về hướng từ bi và hòa hợp.

    Cùng nhau thực tập, chúng ta sẽ có khả năng khám phá thêm nhiều phương pháp thực tập cụ thể, như:

    1. Tổ chức thiền buông thư cho các bạn trong lớp trước các buổi thi.

    2. Tổ chức những buổi hòa giải giữa những người bạn với nhau và giữa các thành viên trong gia đình.

    3. Tổ chức những buổi ngồi thiền, đi thiền và ăn cơm im lặng cho bạn bè.

    4. Giúp tổ chức trường học của mình theo hướng tiêu thụ có chánh niệm (ví dụ như liên hệ với những nhà cung cấp sản phẩm hữu cơ, thiết lập quan hệ mua bán máy móc lành mạnh và công bằng)

    5. Thực tập ngày Không Xe (không sử dụng xe máy hay ô tô riêng) để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

    6. Tổ chức những buổi hội thảo về môi trường để thức tỉnh mọi người về thực trạng môi trường trái đất.

    7. Thành lập những khu vườn trồng rau sạch trong trường học hay ở những khu trung tâm đô thị.

    8. Áp dụng tuệ giác và phương tiện thiện xảo của đạo Bụt giúp bạn bè vượt qua tình trạng nghiện ngập và sống phụ thuộc.

    9. Cùng các trung tâm từ thiện tại địa phương giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn và yểm trợ những chương trình từ thiện cho các nước đang phát triển.

    YBHCS cũng tổ chức các khóa tu, những buổi đi cắm trại để cả những người tuổi không còn trẻ nữa cũng có thể tham gia và chia sẻ sự thực tập sống chánh niệm và an lạc. Bằng cách đó tất cả chúng ta cùng nuôi dưỡng nhau qua việc tiếp xúc với môi trường.

    Năm phép thực tập chánh niệm mở bày cho chúng ta cách sống giúp bảo tồn Trái Đất. Năm giới là nền tảng cho cuộc sống và đồng thời thể hiện lý tưởng phụng sự của đoàn viên YBHCS. Niệm - Định - Tuệ là những nguồn năng lượng chúng ta chế tác được bằng sự thực tập và những nguồn năng lượng này sẽ đem lại lòng bao dung, sự không kỳ thị, hiểu biết và từ bi.

    Trong suốt gần ba thập niên qua, Tăng thân Làng Mai đã giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiều bạn trẻ Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á thực tập theo hướng đi trên. Hiện nay, chúng ta có khả năng thành lập các Đoàn Thanh Niên Phật Tử cho một Xã Hội Lành Mạnh và Từ Bi tại từng địa phương hay từng quốc gia. Mong các bạn chia sẻ với Tăng thân Làng Mai kế hoạch và mong muốn của các bạn. Chúng tôi sẽ hết lòng yểm trợ.

    Và đây là nội dung của năm giới:

    Giới thứ nhất: Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con.

    Giới thứ hai: Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và muôn loài.

    Giới thứ ba: Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.

    Giới thứ tư: Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.

    Giới thứ năm: Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố, trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.

    Mọi ý tưởng và góp ý xin gửi về địa chỉ:

    wkupnow@gmail.com
    banbientap@langmai.org

    Sư Cô Hiến Nghiêm
  2. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    giống hitle thành lập tổ chức tiền thân fat xit quá, ở đây không có tổ chức, hề hề hề.
  3. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Theo MT được biết ở Hà Nội hiện nay đã thành lập nhiều Đoàn Thanh niên cùng nhau tu tập theo Đạo Bụt rồi, đã tổ chức sinh hoạt định kỳ nhiều tháng và 2 tháng trước đã tổ chức Hội trại ở Chùa Phật Tích, Bắc Ninh tập hợp khoảng 9 Đoàn Thanh Niên ở các nơi, số lượng thanh niên tham gia lên đến cả 1000 người...
    Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa nhất là đối với tầng lớp thanh niên bây giờ!
  4. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu đã đi vào hoạt động
    (PV: Từ Minh)
    Sau những tháng ngày chờ đợi, những thiền sinh Đức và Phật tử Việt Nam tại Đức hết sức vui mừng khi biết tin Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu đã bắt đầu đi vào hoạt động. Ngày 7.9 vừa qua, có mười hai quý thầy và mười một quý sư cô từ Làng Mai đã lên đường sang Đức để chuẩn bị mở những khóa tu học đầu tiên. Sau khi chuyến hoằng pháp tại Ấn Độ kết thúc sẽ có thêm một số quý thầy, quý sư cô nữa sang để hỗ trợ cho Viện Phật Học.
    Thầy Pháp Trạch được tấn phong làm trụ trì bên phía quý thầy. Và sư cô Hương Châu được tấn phong làm trụ trì bên phía quý sư cô.
    Trong mấy ngày đầu, quý thầy quý sư cô sẽ được đi thăm viếng những cảnh đẹp tại Đức để học hỏi thêm về văn hóa nơi đây và có cơ hội xây dựng tình huynh đệ.
    Đây là thông tin thêm về Viện Phật Học:
    http://www.langmai.org/HTML_files/TinTuc/vienphathocungdung.html
  5. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Đây là nội dung hoạt động của Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EUROPEAN INSTITUTE OF APPLIED BUDDHISM - EIAB):
    http://www.langmai.org/TinTuc/TinSH/Data/phathoc.pdf
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Mình công nhận ái ngữ lợi hành rất quan trọng. Trước đây mình hay dùng những lời lẽ thô bạo với một tâm sân tức; tiềm hận... thì giờ đây mình chỉ dùng lời lẽ nghiêm khắc là cùng.
    Ác khẩu (tà khẩu) thường không nhanh chóng đem lại hạnh phúc cho mình ở giờ phút hiện tại (Để cho các vị Bồ Tát Hành Phi Đạo như Tuyệt Quán Luận chứ mình thực hiện ác khẩu thì chỉ thấy hại cho mình;chưa đủ căn cơ như bồ tát Hành Phi Đạo như Thầy Duy Ma Cật nói)
  7. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tu là sửa mình mà, càng tu mới thấy càng thấy hổ thẹn vì mình dốt cứ tưởng mình giỏi, mình vô minh cứ tưởng mình minh, tâm mình chứa đầy hạt giống Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Kiến Thủ, Kiến Chấp...
    Tất cả đều do tâm mình tạo ra, bên ngoài chỉ tác nhân tưới tẩm những hạt giống Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Kiến Thủ, Kiến Chấp... có sẵn trong mình. Tội lỗi đều do mình gây ra cả....
    MT có một kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn là khi mình buồn giận, tâm mình nổi sân lên... thì không nói, không viết, không làm gì cả... nếu lúc đó vào diễn đàn mà viết bài thì nội dung bài viết sẽ chuyển tải hết tà tâm của mình... hi...hi...
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Còn với mình nè. Thì đó là lúc nên thực hành thiền nhất. Để tự hiểu mình mà. Một trong những mục đích của thiền là để tự hiểu mình. Bắt chước lời Bụt nhá:
    Khi ta sân hận; ta biết ta có sân hận .Khi không có sân hận ;ta biết ta không có sân hận. Khi sân hận khởi ta biết sân hận khởi. Khi sân hận diệt ta biết sân hận diệt (để ko còn vướng mắc với nó nữa).
    Ngoài ra ta còn quán được cả nhân duyên của sân hận nè.
    Khi sân hận khởi chỗ nào thì nó sẽ diệt ở chỗ ấy.
    Khi sân hận khởi do sắc (sắc ko vừa ý nhãn) thì sẽ diệt ở đó.
    Khi sân hận khởi do thanh (âm thanh ko vừa tai) thì sẽ diệt ở đó
    ...hương...vị....xúc...pháp....
    Cái này khởi thì cái kia khởi
    Cái này diệt thì cái kia diệt
    Như vậy toàn bộ khối sân hận này hình thành như vậy.Và toàn bộ khối sân hận này đoạn diệt như vậy
    Với tuệ tri như vậy.Vị ấy ly Sân. Do ly Sân vị ấy ung dung tự tại và đạt giải thoát..phạm hành đã thành ...không khởi lui ở trạng thái này nữa...

    Tức là dần dần cảm nhận chúng ta sẽ tinh tế hơn với những gì gây cho chúng ta tức giận;cái gì làm chúng ta thích thú...
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tặng các bạn và bạn MT:
    I.Tính cách của Bồ tát
    Dĩ nhiên chúng ta không thể nào nói hết những phẩm tính của Bồ tát, bởi vì trong quá trình tiến hóa qua nhiều kiếp sống, những đức tính nào con người có thể có, đều được khai triển mức hoàn hảo nơi một Bồ tát. Ở đây chúng ta chỉ nêu lên vài tính cách của Bồ tát phù hợp với ngữ cảnh của bài này:
    1. Lạc quan không bờ bến. Con đường Bồ tát có thể gian khổ, nhưng con đường đó đặt trên một nền tảng: tôi và tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều sẽ đạt dến mức toàn thiện và toàn diện nhất, tức là thành Phật. Do đó, mọi tương quan tôi có với người này người nọ, dù tốt dù xấu, dù thuận dù nghịch, đều là tương quan của những vị Phật sẽ thành, tương quan tác thành cho nhau giúp nhau thành Phật. Mỗi người là một hoa sen, bởi thế tương quan giữa những con người là tương quan của những vị Phật sẽ thành. Như thế toàn bộ đời sống là một sự ?osẽ thành Phật? bao la, rộng khắp, tất cả đều được chuyển hóa trong sự việc ?ođều sẽ thành Phật? này. Và đây là một nguồn lạc quan không bờ bến của một người theo hạnh Bồ tát.
    2. Giúp đỡ và chia xẻ. Bồ tát là người muốn giúp đỡ và chia xẻ với người khác. Thậm chí giải thoát là cái vô hình vô tướng, hầu như không chia xẻ được, vậy mà Bồ tát cũng muốn chia xẻ với mọi người. Bồ tát đạt giải thoát là để chia xẻ với mọi người. Và như vậy giác ngộ trở thành cái gì chung như kinh điển thường nói: ?oNhư thế đến hai muôn Đức Phật đều đồng một tên hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh, lại cùng đồng một họ Phả La Đọa? (kinh Pháp Hoa). Bồ tát không những muốn chia xẻ giải thoát với chúng sinh, mà còn chia xẻ cùng với chúng sinh sự khổ đau, những vấn nạn, cả cuộc sinh tử của chúng sinh. Sự giúp đỡ và chia xẻ này sâu rộng đến mức tột độ thì như Bồ tát Quán Thế Âm: ?oTrên hợp với Bản Giác Diệu Tâm của mười phương chư Phật, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong sáu nẻo, cùng với các chúng sinh đồng một Bi ngưỡng? (Kinh Lăng Nghiêm).
    3. Bồ đề tâm. Hiểu đơn giản, Bồ đề tâm là ý nguyện giải thoát và giác ngộ, đồng thời giúp cho người khác giải thoát và giác ngộ. Nói tóm, đó là phụng sự chúng sinh bằng Phật pháp. Đó là cốt lõi mà mọi hành động, mọi ý nghĩ, mọi biến cố trong cuộc đời một Bồ tát quay quanh. Thiết lập cuộc đời trên Bồ đề tâm, lý tưởng của mình, đời một con người thôi lao đao nghiêng ngã, thôi dật dờ phiêu bạt, và trong một mức độ nào, nó đã liên kết được cuộc đời nó với tất cả những cuộc đời của những bậc đã đi trước mình, đã vững vàng và làm được những Phật sự rộng lớn bao la, nói cách khác, theo kinh Hoa Nghiêm, nó đã đặt cuộc đời bèo bọt của nó vào trong ?obiển đại nguyện? thường trụ của chư đại Bồ tát và chư Phật.
    4. Chuyển hóa những khó khăn, trở ngại, thất bại, khổ đau thành chính con đường giải thoát. Bồ tát làm được điều này nhờ phương tiện thiện xảo.
    I.Con đường Bồ tát và xã hội hiện đại.
    Thật ra đạo Bồ tát hay hạnh Bồ tát không phải là cái gì xa lạ quá với con người bình thường ?" giúp đỡ và chia xẻ thì có gì là lạ lùng với cuộc sống bình thường? Từ khi sống trong nhóm bộ lạc cho đến những hình thái xã hội ngày nay, con người luôn luôn thấy trách nhiệm của mình với người khác, luôn luôn gắn liền sự tiến hóa của bản thân mình với sự tiến hóa của cộng đồng. Trong những kinh điển nói về hạnh nguyện Bồ tát, từ ngữ ?oquyến thuộc của Bồ tát? thường được nhắc đến nhiều. Ngay cả một thực tại cao siêu như đại bi, thì đó cũng là sự khai triển đến mức cùng tột của cái mà chúng ta thường nói hàng ngày là ?otình người?. Như vậy, những gì đạo Phật chỉ dạy không phải là một lý thuyết xa lạ được gán ghép một cách giả tạo vào số phận con người, mà trái lại, nó là một số phận tất yếu, con đường tiến hóa tất yếu mà con người phải trải qua, như những đại Bồ tát và những vị Phật là những người tiến hóa, đi trước chúng ta.
    Tích tập phước đức đơn giản là làm lợi ích cho một ai đó. Như vậy tích tập phước đức chỉ có trong tương quan. Và trong xã hội ngày nay nhờ giao thông, thông tin... những tương quan giữa người trở nên phong phú, đa dạng, mở rộng trên toàn thế giới. Ngay trong việc kiếm sống hàng ngày, trồng lúa gạo, cây trái, hay sản xuất trong nhà máy, phẩm vật đó sẽ đi đến một tỉnh nào hay nước nào trên thế giới. Vậy thì trong việc làm hàng ngày này, bằng sự nghĩ đến lợi ích cho người khác, thêm vào một chút tình thương và lòng bi, thêm vào sự không chấp thủ ta và cái của ta (tích tập trí tuệ: không trụ vào sắc thanh hương vị xúc pháp mà bố thí), chúng ta đã làm một công việc Bồ tát, đó là sự tích tập phước đức và trí tuệ. Và trong đó có niềm vui của phụng sự, niềm vui của tình thương, niềm vui của sự không chấp thủ, niềm vui của con đường Bồ tát.
    Trong kinh điển, chúng ta thấy có Bồ tát làm cầu đường, làm nghề dược, nghề y... như kinh Hoa Nghiêm, phẩm ?oThập Địa? nói: ?oĐại Bồ tát này vì lợi ích chúng sinh nên học tập đủ tất cả kỹ nghệ thế gian, thông đạt văn tự, toán số, ấn loát. Lại giỏi những thứ văn bút, tán vịnh, ca vũ, kỷ nhạc, diểu cười, đàm luận. Biết rành cách thức kiến trúc, hầm mỏ... tất cả các việc thế gian khác?. Như thế, tất cả mọi người, trong tất cả lĩnh vực đều đã sẵn sàng ở trên mặt bằng của sự tích tập phước đức, chỉ cần thêm vào đó một phần ?otinh thần Bồ tát? là công việc ấy trở thành một phần của đạo Bồ tát. Với trí tuệ và lòng bi, công việc hàng ngày trở thành phương tiện thiện xảo để thực hàh đạo Bồ tát. Và với trí tuệ và lòng bi, nghề nghiệp và tài năng của một người trở thành phương tiện để phụng sự, và như vậy được phát triển, nâng cấp trong sự mở rộng thay vì dính mắc vào đó (dính mắc nào cũng gây ra khổ đau), và vì không dính mắc, không chấp chặt, mà chính nghề nghiệp ấy có không gian hoạt động rộng hơn, cái nhìn sáng tạo hơn. Từ đó chúng ta thấy rằng nghề nghiệp, tài năng, công việc, đức tính trở thành ?ohạnh? như những Bồ tát và những vị Phật đã thành tựu qua hạnh của các ngài, như danh hiệu của ngài đã diễn tả: ?oLắng nghe âm thanh cuộc đời? (Bồ tát Quan Thế Âm), ?oThiện ý? (Phật Thiện Ý ?" trong Nghi thức sám hối), những Bồ tát Địa Tạng, Phổ Nhãn, Vô Tận Tạng... những vị Phật Dược Sư, Phật Từ Tạng, Phật Vô Lượng Quang...
    Theo những kinh điển Đại thừa, thế giới là tánh không, và do đó thế giới là sự tương tác lẫn nhau một cách vô ngại của tất cả mọi hiện tượng. Như vậy, thân khẩu ý của một người có tham dự ?" dù cố ý hay vô tình, biết ?" hay không biết ?" với thế giới. Chính từ cái nhìn như vậy mà chúng ta thấy rằng mỗi người, với thân khẩu ý của mình, đều chịu trách nhiệm với tất cả thế giới, với tất cả những gì xảy ra trong thế giới. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm với toàn bộ thế giới, chúng ta bắt đầu sống trong con đường Bồ tát.
    Nhìn vào xã hội ngày nay, chúng ta thấy có sự đan xen nhiều lĩnh vực vào trong một lĩnh vực. Một biến cố nào ở một phần nào của thế giới đều ảnh hưởng lên tất cả thế giới. Mỗi người trở nên ?oquốc tế? hơn, tham gia vào mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghĩa là toàn bộ đời sống của thế giới. Dĩ nhiên đó chỉ là cái nhìn trên bề mặt hiện tượng. Nhưng tính cách đan xen tương tác này cũng khiến chúng ta nghĩ đến tính cách trùng trùng duyên khởi vô tận của pháp giới của các đại Bồ tát; đó cũng là môi trường sinh hoạt của các ngài. Ít ra dù chỉ trên mặt hiện tượng, chúng ta cũng phần nào cảm nhận ra tính cách đan xen, tương tác lẫn nhau, tính cách ?oxã hội hóa?, ?otoàn cầu hóa?, nghĩa là tính cách mở rộng mọi mặt của cuộc sống bình thường của chúng ta. Và trước sự mở rộng ra của thế giới, chúng ta cảm thấy tâm thức chúng ta cũng cần mở rộng ra, để ôm lấy thế giới, trong chiều rộng cũng như chiều sâu, bằng ánh sáng của trí tuệ và sự sống động ẩn mật của lòng bi. Và phải chăng ôm trọn toàn bộ đời sống bằng trí tuệ và lòng bi như vậy chính là sự an vui, ý nghĩa của con đường Bồ tát?
    Tất cả đời sống con người đang được đa dạng hóa, toàn cầu hóa. Chúng ta cũng thấy toàn cầu hóa không phải là một nền kinh tế áp đặt luật lệ của mình lên những nền kinh tế khác và không chỉ riêng về mặt kinh tế. Xã hội hóa, toàn cầu hóa là sự tương thông lẫn nhau, chia xẻ với nhau những mặt vật chất và tinh thần, chia xẻ với nhau sự sống vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa bí mật. Đó là một quá trình mở rộng phạm vi tâm thức, mở rộng giới hạn cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong một thế giới đan xen lẫn nhau, tương tác hỗ tương lẫn nhau như vậy, nếu chúng ta biết mở rộng tâm thức để nhìn, để thấy, để sống thì có lẽ cuộc sống hiện đại là một môi trường ?" đầy nguy hiểm đồng thời cũng đầy cơ hội ?" để chúng ta khám phá ra một thế giới rộng lớn hơn (pháp giới) và những gì là lớn, là đại: đại trí, đại bi, đại hạnh... Sự khám phá bằng cách mở rộng tâm thức, làm cho tâm thức thêm tinh tế này sẽ đưa chúng ta bước vào một đời sống sâu rộng hơn, bao trùm hơn, mầu nhiệm hơn, đó chính là ý nghĩa cuộc đời Bồ tát.
    Như vậy, đạo Phật giúp chúng ta nâng cấp những tương quan, nhìn thấy ý nghĩa, nội dung chân thật của những tương quan để càng lúc càng đi sâu vào thế giới trùng trùng những tương quan vô tận mà đạo Phật gọi là pháp giới, môi trường sinh hoạt bình thường của những Bồ tát. Đó là đời sống của kinh Hoa Nghiêm: một thế giới trong đó cái Một tương quan với Tất cả và Tất cả tương quan với Một, pháp giới duyên khởi trùng trùng vô tận, pháp giới của sự tương quan vô ngại của Một với Tất cả, Tất cả với Một, và Tất cả với Tất cả.
    Tóm lại, qua vài phân tích sơ bộ và hẳn có nhiều thiếu sót, chúng ta có thể thấy rằng con đường Bồ tát, con đường dẫn tới sự thành tựu trọn vẹn mọi mặt của con người (con đường thành tựu giác ngộ), không phải là cái gì xa lạ và giả tạo do từ bên ngoài bản thân chúng ta, mà là một cái gì rất gần gũi, rất thân thiết, khia triển từ chính chiều sâu của mỗi chúng ta, nằm trong chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
  10. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn mrking_hoang đã đưa lý tưởng Bồ tát vào mục này, đó là con đường của Phật giáo Đại thừa và phù hợp với xu thế mới của xã hội hiện đại, phải đem Phật giáo áp dụng ngay vào đời sống thực tại, học là phải đi đôi với hành (đem kiến thức Phật học mà ta học được áp dụng ngay vào cuộc sống giúp chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau của bản thân, gia đình và xã hội), chứ không phải học để chấp chứa kiến thức, làm nhà nghiên cứu, dùng mớ kiến thức này để tranh luận hơn thua... điều này rất nguy hiểm vì càng học nhiều mà không tu (thực tập) thì những kiến thức này biến thành những sở chi chướng chống lại chúng ta, làm cho ngã mạn càng ngày càng cao, luôn luôn thấy mình hơn người, thậm chí mình còn giỏi hơn cả Thầy.... Thôi mình lại lạc đề rồi, chủ đề này có lẽ nên bàn tại một topic riêng...
    Tại Làng mai có một dòng tu là dòng tu Tiếp Hiện, gồm những giới hạnh của một vị Bồ tát được Thầy Nhất hạnh cô đọng lại thành 14 giới, MT xin post bài viết về dòng tu này:

Chia sẻ trang này