1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Wao! Bạn nghĩ gì về SaPa ???

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Wao! Bạn nghĩ gì về SaPa ???

    Du Lịch, tui thích lắm, mấy tỉnh phía Bắc tui chưa có dịp đi. Hôm trước có người bạn đi chơi ở SaPa nó gọi điện và nói rằng: Trên này đẹp lắm T ơi, lãng mạn lắm T ơi...có T ở đây thì tuyệt! (Hehe...6 cái từ sau là nói láo nha pà con.)
    Không biết SaPa thế nào nhỉ, có ai đã đi rồi vả kể chi tiết một chút được không?

    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  2. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Wao!! Gâu!! Gâu!! Gâu!!
    Nó đây rồi, tui mới tìm ra một thông tin nho nhỏ:

    Ấn tượng Sapa​
    [​IMG]
    Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong đó sách "Non nước Việt Nam" khi nhắc đến Sapa cũng chép rằng: "...nằm xen giữa rừng đào thơ mộng và những rặng sa mu là những biệt thự cổ kính xen cùng biệt thự hiện đại kiến trúc theo kiểu phương tây, khiến cho thị trấn mang nhiều dáng dấp của Châu Âu. Từ thị trấn Sapa nhìn sang phía Tây là dãy Hoàng Liên Sơn, bốn mùa sương giăng buổi sớm...". Những yếu tố thiên tạo và nhân tạo ấy đang là điều kiện để Sapa phát triển ngành du lịch. ở vùng cao, chợ không chỉ là nơi thông thương hàng hóa mà còn là nơi kết giao tình cảm cộng đồng và sinh hoạt văn hóa. Lên Sapa, gặp buổi chợ phiên, hàng hóa căng đầy trong quán chợ. Đủ thứ nhu yếu phẩm như mận, mơ, đào, mộc nhĩ, măng khô hay những tấm phà của người Thái, những tấm vải thổ cẩm sặc sỡ sắc màu của người Mông.... Và cũng là ngày nam thanh và nữ tú ăn bận bộ đồ đẹp nhất xuống chợ mong tìm cho mình mối lương duyên. Cứ như thế, ngày tháng cứ mải miết trôi còn văn hóa chợ đã trở thành nét riêng độc đáo và đầy ý nghĩa của đồng bào các dân tộc vùng cao.
    Một ngày ở Sapa cũng có đủ bốn mùa thời tiết. Sáng là mùa xuân, trưa là mùa hạ, chiều là mùa thu và đêm xuống là mùa đông. Phải chăng, cũng vì lẽ đó mà năm xưa người Pháp đã chọn Sapa để xây dựng những khu biệt thự dành để nghỉ ngơi và ngoạn cảnh. Một chốn mây núi phong tình, núi ấp ôm mây, mây ấp núi. Chỉ vậy thôi cũng đã là nguồn thi hứng bất tận của thi ca. Vậy mà Sapa vẫn còn nhiều câu chuyện truyền kỳ, có thác bạc, cầu mây... Bao đời nay, tên đất tên làng có thể đổi thay theo thời thế, nhưng người Sapa vẫn cứ mãi ở nơi đây, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước gìn giữ cơ nghiệp tổ tiên. Họ lấy núi rừng là nguồn cung cấp thức ăn và hoa trái. Họ cũng vào rừng lấy gỗ, lấy mây về để làm nhà, che nắng che mưa.
    [​IMG]
    Người Mông có câu tục ngữ: "Muốn biết người tốt xem gác bếp, muốn hay người đẹp thì xem áo quần". Sự khéo léo trong dệt vải, thêu hoa văn cũng là thước đo giá trị của phụ nữ:
    "Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu
    Gái xinh chưa biết cầm kim là hư."
    Theo lệ của người Mông, các thiếu nữ khi đến tuổi trưởng thành phải tự thêu cho mình váy áo để mặc trong ngày về nhà chồng. Tập quán của người Mông cũng đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa bộ trang phục mặc trong ngày cưới. Thuở sơ khai, những tấm vải, bộ váy còn được dệt và trang trí một cách đơn giản. Về sau, từ những củ cây rừng họ đun nấu, chắt lọc tạo thành đủ thứ màu sắc. Cũng từ đấy, bộ trang phục được thêu dệt ngày càng công phu các họa tiết hoa văn.
    "Lớn lên anh theo cha đi cày
    Theo anh vào rừng săn thú
    Lớn lên em theo mẹ tập thêu
    Theo chị nhuộm chàm, in hoa văn trên váy mới."
    Cứ như thế, mẹ nối nghiệp bà, con nối nghiệp cha, lễ tục được giữ gìn và truyền dạy cho muôn đời con cháu.
    Một trong những nét vẽ mà thiên nhiên và con người cùng tạo tác nên bức tranh Sapa đẹp đến bâng khuâng trong cái đứt nối, chấm phá hữu hạn và vô hạn là dòng suối và những cây cầu heo hút cheo leo. Nhưng cũng chính sự cheo leo ấy đã tạo ra cho bạn, cho tôi những tua du lịch mạo hiểm đầy kỳ thú và hấp dẫn. Nằm cách trung tâm huyện lỵ không xa, bản Thanh Long còn nguyên nét hoang sơ của đất trời ngày khai lập. Những con người ở đây luôn hào phóng, sẵn lòng đón bạn, đón tôi. Phong cách vùng cao, và tục đón khách thật là hi hữu. Mọi người cùng xuống bếp tự chế biến cho mình những món đồ yêu thích. Trong bầu không khí chung, mọi người cùng hòa đồng trong tình cảm giao lưu. Dù bạn có ở tận phương tây xa xôi thì cũng tập nấu bếp, làm nem, thử cuộc sống của vùng cao.
    Cách thị trấn Sapa không xa, nằm trong thung lũng Mường Hoa, rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang là một bãi đá cổ rộng chừng 8 km vuông. Năm 1925 người ta đã phát hiện và lên đây nghiên cứu. Các nhà khảo cổ chứng minh đây là một di sản của cư dân Việt cổ. Với hơn 200 hòn đá kích thước khác nhau, hòn lớn nhất dài chừng 15 mét, rộng 6 mét. Người xưa đã để lại trên đó nhiều lớp trạm khắc như: tranh tả thực, hoa văn trang trí, hình người, nhà sàn, cảnh sinh hoạt làng bản và nhiều dấu hiệu có thể là chữ viết của người xưa. Theo phỏng đoán thì đó chính là bức tranh toàn cảnh một cộng đồng thu nhỏ, có thực suy, và cả những khát khao, mong mỏi về một cuộc sống thanh bình của người xưa. Sách "Non nước Việt Nam" có đoạn chép: "Sapa không chỉ giàu về tài nguyên thiên nhiên, nhiều cảnh đẹp mà còn là nơi đất đai màu mỡ, có đông các dân tộc anh em cùng chung sống". Như vậy, với văn nhân thì Sapa là nhạc, là thơ, là nguồn cảm hứng sáng tạo, với con người thì nơi đây là mảnh đất sinh cơ, còn với du khách thập phương thì Sapa mãi là điểm dừng chân và khám phá.
    Sapa giờ đây nhiều nét mới đổi thay. Trên độ cao 1.600 mét, một thị trấn nhỏ đã khang trang. Một lần tới Sapa, bạn nhớ ghé nhà thờ để chứng kiến buổi lễ cầu kinh của những con người xứ núi. Một lần gặp lại Sapa, dẫu không được nhìn cảnh tuyết rơi thì cũng chưa hẳn đã hoài công sức. Bởi những con người xứ núi luôn hào phóng và mở lòng đón bạn. Ấn tượng Sapa, một thành phố của cao nguyên sương giăng và mây trắng. Quá khứ hôm qua, hiện tại hôm nay còn mãi âm vang, như bản trường ca không bao giờ ngưng nghỉ về thiên cảnh, về nhân cảnh và về những con người dung dị của Sapa.
    Minh Trí
    =================================
    Được trích từ: http://www.laocai.org
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Chợ tình Sapa​
    [​IMG]
    54 dân tộc trên đất nước Việt Nam mang những sắc màu văn hoá khác nhau. Sự phong phú ấy đã khiến đời sống văn hoá của các dân tộc như tấm áo váy của cô gái Lô Lô, rực rỡ sắc màu mà vẫn hài hoà. Ðẹp lạ thường! Một trong những "sắc màu trên tấm áo váy" ấy là Chợ tình của một số dân tộc ở vùng núi phía Bắc.
    Hai chữ "Chợ tình" đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ lắp ghép này. Bởi lẽ, gọi là chợ thì ở đó phải có mua có bán. Nhưng cái tình ở đây không ai bán, cũng chẳng ai mua. Vậy, đâu gọi là chợ!
    Trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, Chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tuỳ từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hoá của đồng bào vùng cao.
    Chợ tình nhiều người biết đến nhất là chợ tình Sapa - một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước. Thị trấn Sapa nằm ở phía Bắc, cách thị xã Lào Cai 36km. Cái thị trấn nhỏ bé này nằm lọt trong một vùng tiểu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Có những năm mùa đông tuyết rơi nên thật lãng mạn, hấp dẫn du khách. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Ðây là chợ của người Dao. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ tươi và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo. Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Ðối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn CŨNG CÙNG MÀU, TAY ĐEO ĐỒNG HỒ VÀ VAI KHOÁC CHIẾC ĐÀI CATSSETTE. Ở MỘT GÓC nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run.
    Rồi màn đêm xuống.
    Sau những bụi cây và cả trên ngọn núi cao tít gần chị "Hằng Nga" kia là những âm thành mời gọi lúc trầm, lúc bổng của khèn lá, khèn môi bồng bềnh trong đêm. Phong tục của người Dao không ngăn cản người đã có vợ có chồng đi tìm ********. Con gái 13, 14 tuổi đi theo các chị để làm quen. Những cô gái trẻ, đẹp thường được rất nhiều chàng trai để ý. Họ vây quanh, mở cassette cho cô gái nghe hoặc tán tỉnh rồi tặng quà kỷ niệm. Cô gái không ưng thì bỏ quà chạy và bị nắm tay giữ lại. Ðộng tác này gọi là "kéo", một biểu hiện đặc trưng cho sự tỏ tình quyết liệt. Cho tới lúc "chấm" được một chàng, cô gái dúi vào tay người đó một vật đính ước. Vật đính ước ấy có thể là một chiếc nhẫn, chiếc vòng tay hay chiếc lược... Thế là đám đông ồ lên, tản ra. Cô gái quay về với các bạn gái. Một lúc sau khi yên tĩnh trở lại, 2, 3 cô bạn đưa cô gái này đến "gửi gắm" cho người đàn ông nọ. Rồi thì đôi ******** đưa nhau tới đâu chỉ có rặng Samu xào xạc kia mới biết... Người Dao mang nặng tính cộng đồng. Ðó là điều dẫn đến quan hệ hôn phối mang tính tạp giao. Ðiều này không còn thích hợp với cuộc sống mới của xã hội. Có lẽ vì vậy nên chợ tình Sapa không còn tồn tại nữa.
    Ngược lên Việt Bắc, nơi móm đầu cao nhất của Tổ quốc thuộc tỉnh Hà Giang cũng có một Chợ tình. Ðó là chợ Khau Vai cách thị trấn Mèo Vạc 24km về phía Ðông Nam. Chợ này rất ít người biết đến vì đường xa, cheo leo. Nghe tên "dốc Cổng Trời" Quản Bạ hay đỉnh Mã Pì Lèng (ngựa thở ra khói) quanh năm mây phủ với những vách đá tai mèo dựng đứng thì nhiều người thối chí. Hơn nữa, phiên chợ tình ở Khau Vai mỗi năm chỉ họp một lần vào mùa xuân (26/3 Dương lịch). Ðặc điểm, chợ này chỉ dành cho những người lỡ dịp "kết tóc, se tơ" khi xưa tìm về hội ngộ... Lúc trước vì một lẽ trái ngang nào đó (đa phần do người con trai nghèo quá không đủ tiền sính lễ) không cưới được người con gái mình yêu, nên họ phải ngậm ngùi chia tay nhau. Ðể rồi, 365 ngày mới được một lần thoả nỗi nhớ mong. Người đến chợ không hẳn là những người trẻ, bởi có những cuộc tình "có duyên nhưng không có phận", nên mới thành ra "lỡ làng đá đã xanh rêu".
    Người từ rất xa đổ về, lội suối, trèo đèo có khi cả ngày trời, có khi từ hôm trước mới đến được điểm hẹn hò. Theo phong tục thì vợ của người đàn ông này cũng như chồng của người đàn bà nọ không có quyền ngăn cản bạn đời của mình đi gặp người tình xưa. Những người đàn ông chung tình không chờ bạn ở giữa chợ mà tắt lối, đón đường để sớm bắt gặp dáng hình người con gái đằm THẮM, MẶN MÒI NĂM XƯA.
    ở chợ Khau Vai, người ta không "kéo" nhau. Ta chỉ thấy những kẻ chặn đường, những người níu áo, những tiếng khóc hờn dỗi và cả những tiếng cười... Ðôi ******** lúc chia tay khi nào cũng có vật kỷ niệm trao đổi và những lời hò hẹn cho lần gặp sau.
    Ðường lên Tây Bắc còn một chợ tình nữa cũng ít người biết đến, đó là chợ tình Châu Mộc, nay thuộc thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ngày 1/9 Dương lịch hàng năm được coi là ngày Tết của người Mông, cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm. Chợ đông đến năm bảy ngàn người. Người xa từ Lai Châu, Phong Thổ, Lào Cai xuống, người gần thì từ Hoà Bình lên hoặc từ Sơn La về. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông Ðơ (trắng), Mông Ðu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (vàng), Mông Hoa... Các sắc áo váy sặc sỡ hoà trộn vào nhau như một rừng hoa.
    Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Ðường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Trong "rừng người" chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu trực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt sửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Ðó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc và "kéo" nhau, "kéo" tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm nhau, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve và cả những hình ảnh trao nhau kỷ niệm là ngôn ngữ của tình yêu, tự do của tuổi trẻ. Có thể nói, chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa xuân tới, tình yêu sẽ kết thành trái chín.
    Chợ tình còn nhiều khen chê, nhưng dẫu sao cũng là một hiện tượng văn hoá tồn tại lâu đời, đánh một dấu son độc đáo trong văn hoá chung của cộng đồng người Việt./.
    Ðỗ Anh Tuấn (Heritage)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  4. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    SaPa đẹp quá các bạn ơi!!!!!...
    Thung lũng Mương Hoa​
    [​IMG]
    Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua nhiều dãy núi cao, là đến thung lũng Mường Hoa. Tại thung lũng này, người ta đã phát hiện ra một bãi đá cổ trên đó có khắc nhiều hình khác nhau nằm xen giữa cây cỏ và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc.
    Dòng suối Hoa, chảy dọc thung lũng Mường Hoa, kéo dài qua suốt các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào...
    Chính tại nơi này, rải dọc qua các dãy núi là một khu chạm khắc đá kỳ lạ.Trải dài trên chiều dài hơn 4km, rộng 2 km, với ít nhất 159 hòn đá, chứa nhiều hình họa bí ẩn, bãi đá từng là điểm tập trung nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Nga, Pháp Australia... Cả quần thể có những hòn đá với hình khắc đẹp tập trung ở Bản Pho, với những hòn đá lớn, trên bề mặt khắc những hình khác nhau. Đặc biệt là các dạng hình người ở nhiều tư thế: hình người dang tay, đầu tròn tỏa ánh hào quang; có hình người nắm tay nhau; có hình người lộn ngược; có hình những người cặp đôi với bộ phận sinh dục nối liền nhau như biểu hiện của tín ngường thờ sinh thực khí trên các hình vẽ của trống đồng Đông Sơn(?). Khảo sát kỹ, ở đây có tới 11 mô-típ hình người kỳ lạ. Hầu hết các nhà khoa học đều đánh giá đây là một di sản lớn của loài người. Chúng không chỉ mang các giá trị về mặt mỹ thuật mà nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, như một bức thông điệp bí ẩn mà tổ tiên gửi lại cho con cháu mai sau.
    GS Lê Trọng Khánh, một chuyên gia về "Chữ viết người Việt cổ" đã đưa ra những hướng giải mã khác nhau về bãi đá cổ Sa Pa, rồi khẳng định: "Tổng thể các hình khắc trên đá ở Sa Pa là một bộ sách khổng lồ được khắc bằng văn tự đồ họa cổ". Còn GS Diệp Đình Hoa và một số đồng nghiệp của mình thì chia các hình khắc trên đá này ra thành 6 loại cơ bản và đi tới kết luận: "Các hình vẽ này thuộc nhiều thời đại khác nhau. Nhưng, nếu nhìn kỹ các biểu tượng mặt trời, và đặc biệt là hình nhà sàn mái cong kiểu hình thuyền úp ngược ở đây, người ta nhận thấy có rất nhiều nét tương đồng với văn hóa Đông Sơn, có niên đại cách đây từ 2.300 đến 3.000 năm. Vậy thì chủ nhân của lớp văn hóa cổ này có phải là người Việt cổ từ thời Đông Sơn?"
    Theo ý kiến tâm huyết của một lãnh đạo văn hóa tỉnh Lào Cai thì: Những hình vẽ bí ẩn ở bãi đá cổ Sa Pa có thể là của nhiều tộc người sống ở nhiều thời kỳ khác nhau. Họ vẽ những hình hoặc là thô sơ, hoặc là tinh xảo đó lên đá để thể hiện tín ngưỡng âm dương, đó là dấu ấn nhân sinh quan của nhiều người ở nhiều lớp văn hóa khác nhau. Họ có thể hoặc là người Dao, hoặc là người Mông... Mà thực tế đã chứng minh điều này. Trong Hội nghị Thông báo Khảo cổ học năm 2000 ở Hà Nội vừa qua, những người từng lăn lộn ở Phong Thổ- Lai Châu, Mèo Vạc - Hà Giang đã đưa ra những thông tin làm sửng sốt về bãi đá cổ Sa Pa: đã tìm ra những bãi đá tương tự ở Phong Thổ và Mèo Vạc. Nếu điều này được nghiên cứu trên một diện rộng và bao quát hơn, thiết nghĩ, những thông tin trên sẽ là chiếc chìa khóa mở cửa kho bí ẩn ở bãi đá cổ Sa Pa.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  5. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Vườn treo Sapa​
    [​IMG]
    Đất trời đã ban tặng cho nước ta một Sapa vừa huyền ảo, lúc ẩn, lúc hiện trong sương sa dày đặc, vừa kỳ vĩ, thơ mộng hệt như một vườn treo khổng lồ, nằm lơ lửng tận trời xanh, quanh năm sương mù bao phủ...
    Nằm cách thị xã Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km, "Vườn treo" Sapa được người phương Tây phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Để đến đây có 3 đường: một từ thị xã Lào Cai vào, một từ Lai Châu xuống và một từ Bình Lư (Sơn La) sang, bằng đủ các loại phương tiện như: tàu hoả, ôtô, xe máy, xe ngựa...
    [​IMG]
    Thời kỳ Pháp đô hộ nơi này được xây dựng thành khu nghỉ mát, du lịch cho giới thượng lưu. Thị trấn Sapa lúc này chưa hoàn chỉnh, nhưng đã có tới 200 ngôi biệt thự lớn nhỏ; có những biệt thự đẹp không kém những "lâu đài" ở thành phố và đều được xây dựng theo lối kiến trúc Gô-tích ở thế kỷ 19 của châu Âu.
    Nằm ở độ cao 1.500 m so với mặt biển, từ thị trấn đi lên đỉnh Lô-snay-tông cao 2.228 m, phía đông nam là đỉnh Pu-song-sung cao 3.100 m, thời tiết Sapa luôn luôn mát mẻ. Tại Lào Cai tháng 6 nhiệt độ trung bình là 28oC thì Sapa chỉ 21-22oC. Ban đêm nhiệt độ còn xuống thấp hơn nữa, quanh năm đều phải đắp chăn. Về mùa đông, có đêm nước đóng băng, bông tuyết rơi trắng như hoa mai, hoa mận đầu mùa...
    Vào dịp xuân, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp không mấy nơi có. Đó là rừng đào chạy dài hàng cây số, tràn suốt từ đầu thị trấn tới đỉnh đèo Ô Quy Hồ, sắc hoa tươi thắm như một thảm hồng đón khách du xuân! Mùa xuân ở Sapa là mùa sinh sôi, nảy nở của các loài hoa, đầy trời phong lan, lay ơn, păng-xê, tường vi, thược dược... chứ không chỉ đào mận, hồng, mơ. Cây ở đây cũng rất nhiều loại, vừa đẹp, vừa quý như: pơ-mu, actixô, trúc thông, vạn tuế, đặc biệt là loài thông gai, tiếng H'mông gọi là "Sa-mu". Trong các bộ sưu tập thuốc chữa bệnh ở Việt Nam, có lẽ các giống cây thuốc đều có nguồn gốc và di thực thành công được tại Sapa. Chẳng hạn như các cây: đỗ trọng bắc, xuyên khung, đương quy, thảo quả, hoàng liên, chân gà, vân mộc hương, đẳng sâm, gấu tàu, bạch chỉ... Sapa còn là miền đất có nhiều bí ẩn với các giống cây sinh sống ở đỉnh Phan-xi-păng, và một số chim, động vật quý hiếm như: vẹt, trĩ, công, gà gô, lợn rừng, gấu ngựa. Gần đây Sapa còn phát hiện được một quần thể đá cổ ở ven suối Tam Hoa với 150 hòn lớn nhỏ. Mỗi năm có hàng vạn khách du lịch tới đây, ngoài ra còn có nhiều đoàn học sinh nước ngoài tới tham quan học tập, nghiên cứu, quay phim, chụp ảnh...
    Tới Sapa, du khách không thể không tới thăm thác Bạc, một cảnh đẹp độc đáo với dòng nước đổ trắng xoá triền cây, dội từ đỉnh non xuống tận vực sâu. Và cũng khó có thể dửng dưng được với vẻ đẹp ngoạn mục rất thơ của cầu Mây, cây cầu bằng song, bằng mây có từ khá lâu đời.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  6. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Núi Hàm rồng​
    [​IMG]
    Truyền thuyết dân gian kể rằng thuở Sa Pa còn chìm trong đại dương, có hai anh em nhà rồng trốn đến đây chơi. Vua cha phát hiện gọi về, rồng anh nghe thấy đã bay về trời, rồng em mải chơi tuốt chốn thủy cung nên chẳng nghe thấy. Trời sập tối, rồng em mới sực tỉnh quẫy đuôi ngoi lên thì cổng trời đã đóng chặt lại. Rồng em đành phải mãi mãi ở lại hạ giới và hóa thành núi đá với tư thế đầu lúc nào cũng ngẩng lên, dõi mắt về trời. Từ đấy ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ núi được mang tên Hàm Rồng với hàm của rồng ở độ cao 1.780m so với mặt nước biển.
    Khởi công vào năm 1996, khu du lịch Hàm Rồng rộng 148ha, đã khai thác triệt để nét hoang sơ, thiên nhiên của những rừng đá rêu phong, rừng đào lâu năm (20-30 năm tuổi). Càng đi lên cao khung cảnh lại càng làm cho ta ngạc nhiên, thôi thúc khám phá. Từ cụm vườn lan 1, vườn lan 2 với 6.000 giò của 194 loài lan bốn mùa đua nhau khoe sắc, trong đó có những loài lan đặc hữu như kiếm trần mộng, kiếm thu, lan tiêu thân gỗ hoa dài như chiếc chuông... đến vườn hoa với những đóa cẩm tú cầu đường kính tới 30cm cùng những giống hoa lạ mắt nhập từ Nga, Pháp về và hơn 2.000 cây anh đào Nhật đang trồng thử nghiệm. Các nhà kỹ thuật tiết lộ mai này ở đây sẽ có một khu sản xuất các giống hoa xuất xứ từ Châu Âu.
    Trên sân ngắm mây ở độ cao 1.600m, du khách phóng tầm mắt nhìn cảnh thung lũng Sa Pa huyền ảo thoắt ẩn thoắt hiện trong những cụm mây trắng bồng bềnh theo gió. Rồi băng qua khu thiên thạch lâm rộng mênh mông, lớp lớp đá đan xen nhau đủ mọi hình dáng, tha hồ cho khách thả trí tưởng tượng thành muôn hình vạn dạng. Đường lên cổng trời ngó phía trước chỉ thấy trời xanh bao la, nhìn dưới chân toàn mây giăng. Hết cổng trời 1, dừng chân ở cổng trời 2 cao 1.620m để được ngắm đầu rồng thật rõ. Nơi đây hàng năm vào tháng giêng người dân tộc H?TMông vẫn đem đầu trâu, bò đặt ở đầu rồng cúng tế. Lối đi mỗi lúc một hẹp, dẫn vào hang Tam Môn chỉ vừa một người chui lọt, thoát ra là một khoảng trời mênh mông. Khu cắm trại ở đây có hẳn một vườn cây ăn trái với ba loại chủ lực: đào, lê, mận.
    Trên suốt dọc đường lên cao, khách thường xuyên bắt gặp những tiếng cười khúc khích, những chiếc gùi to đùng khi ẩn khi hiện của các cô gái H?TMông đi hái lá thuốc. Có một hạng mục đang được hoàn thành: khu quy hoạch làng dân tộc phong cảnh, sẽ giới thiệu với du khách những ngôi nhà, những nét văn hóa đặc trưng của năm dân tộc H?TMông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xa Phó đang sinh sống ở Sa Pa. Từ 1-4-2001, khu biểu diễn nghệ thuật dân tộc sẽ hoạt động liên tục mỗi ngày hai suất phục vụ du khách.
    Huyền thoại núi Hàm Rồng​
    Nguyễn Văn Vãn
    Ở trung tâm thị trấn Sapa, nhìn sang hướng Nam thấy ngọn núi cao sừng sững, người bản xứ gọi là ?oTrongz ndâu jăngx? ?oTrongz? là núi, ?ondâu jăngx? là hàm rồng, nghĩa là núi Hàm Rồng, tên gọi riêng núi hình đầu rồng.
    Từ Lào Cai đi đến cầu 32, cách Sapa 6 km, nhìn thấy dãy núi đứng giữa khoảng trống bao la, cao gần 2000m so với mặt biển, giống như một con rồng, với cái thân vươn dài uốn lượn. Có đuôi từ Cổng Trời giáp xã Hầu Thào và Sa Pả. Đầu ở trung tâm thị trấn, có hàm răng khổng lồ hướng sang phía Tây Nam dãy núi Hoàng Liên Sơn; ngày đêm dầm mưa dãi nắng, đội mây trời. Sự tích núi Hàm Rồng được người dân khắp vùng kể lại rằng:
    Cách đây đã lâu, khi lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào một thời lập địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin này nhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu? đang giành nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới ngày nay.
    [​IMG]
    Nếu ta đứng ở Sâu Chuô (xã Sa pả) quan sát thấy rất rõ hình ba dãy núi nhỏ, giống như ba con Rồng trên khu núi Can hàng. Hai con quay về hướng Lào Cai, đó là hình ảnh hai người anh nhà Rồng. Một con nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn, đó là hình ảnh người em nhà Rồng. Còn cái ao tiếng địa phương gọi là ?oPangl Kruôr? nơi ba anh em nhà Rồng trước đây ở nay là khu Lam Đường.
    Trong trí tưởng tượng của người dân quanh vùng, núi Hàm Rồng xuất hiện như một chuyện thật: và được linh thiêng hoá như một vị thần, có công tạo nên dãy núi Can Thàng ngày nay. Đã từ lâu, mỗi khi Tết đến, các bậc già làng, trưởng họ ở địa phương xung quanh đều mang lễ vật đặt vào trong hàm con rồng cúng Thổ thần.
    Từ chân núi, lối cạnh khách sạn Hàm Rồng,muốn lên núi Hàm Rồng phải qua Cổng trời Một, sau đó qua Cổng trời Hai, đi tiếp mới đến đỉnh núi Đầu Rồng. Trên đó có nhiều cảnh quan rất đẹp, với nhiều hang động, núi đá nhấp nhô.
    Hình dáng giống nhau nhưng mang nhiều hình ảnh trông rất ngoạn mục, lý thú. Với cảnh trí hấp dẫn, Hàm Rồng từ lâu là nơi vãn cảnh dã ngoại của nhiều du khách.
    (Ghi theo lời kể của cụ Giàng A Nhà, 90 tuổi xã Hầu Thào- Sa Pa)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  7. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Sắc màu Sapa​
    [​IMG]
    Một sự giao thoa từ nhiều nền văn hoá ở Sapa được thể hiện qua các cửa hiệu, các khách sạn, các biệt thự, quán cà phê... Nhưng những phố chính của Sapa có phong cảnh không gì so sánh được của những ngọn núi cao khi thì mờ đi trong sương, lúc thì nổi bật lên trước ngọn lửa thần kỳ của mặt trời.
    Những bộ trang phục thổ cẩm, những chiếc khăn hình trụ màu xanh thẫm, những chiếc khăn trùm đầu rộng, đỏ của phụ nữ Mán, Dao, những cái áo dài thêu phong phú cùng với những món trang sức bằng bạc như vòng cổ, vòng đeo tay đã tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ cho Sapa. Ðêm đến, chợ này được gọi là chợ tình Sapa.
    Ðây là chợ tình của những người bạn cũ, những người bạn mới. Họ say sưa hát, múa và tìm đến nhau tâm sự. Họ ăn uống say sưa, những người đàn ông thỉnh thoảng say rượu và nằm dài ngoài chợ.
    Khách du lịch thường gặp ở Sapa cảnh sáng thứ Bảy người đàn ông H'mông dắt vợ cưỡi ngựa mang cái gì đó để bán, đến chiều chủ nhật thì hình ảnh ngược lại.Người vợ dắt con ngựa trên đó ông chồng say rượu. Với người H'mông đi chợ là phải say rượu, nếu chưa say thì chưa vui. Nếu như có ai đó múa khèn lập tức được mọi người kéo đến cùng tham gia.
    Chính sự hoang dã, tự nhiên và cởi mở đã làm cho Sapa hấp dẫn du khách hơn. Phụ nữ H'mông ai cũng có một chiếc ô. Ô vừa để che mưa, che nắng, ô còn để trang điểm cho phụ nữ để họ duyên dáng hơn, thời trang hơn. Từ năm 1930 ở Sapa đã có điện thắp sáng. Người ta đã xây dựng ở đây hơn 200 biệt thự, xây siêu thị, bệnh viện, trường học. Trước 1945, Sapa còn gọi là thành phố của Piano.
    Và sẽ thật tiếc nếu bạn không viếng thăm khu bãi đá cổ Sapa nằm rải rác trên những sườn núi nằm về phía Ðông Nam bên bờ suối cách trung tâm của Sapa chỉ vài dặm, thuộc địa phận xã Hầu Thào. Nơi lưu giữ những hình ảnh ngộ nghĩnh và rất kỳ lạ. Phải chăng đó là một loại ngôn ngữ chuyển tiếp của ngôn ngữ sơ khởi thô sơ và ngôn ngữ hiện đại (thuộc phạm trù chữ tượng hình). Cũng có thể đó chính là bản ghi chép những mật mã riêng của một nền văn hoá, văn minh nào đó đã bị biến mất. Song hơn hết khi đến Sapa là hoà chung nhịp đập của con tim với cư dân bản địa để cùng tận hưởng bầu không khí mát lành, nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá vật thể hay phi vật thể trên từng cành cây, ngọn cỏ của núi rừng Sapa, trên từng hòn đá, trong từng khe suối và cả trên những khuôn mặt và trong đời sống tinh thần của người dân xứ sở Sapa mù sương này.

    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  8. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0

    Khách sạn nhà hàng​
    Victoria Sapa Hotel (4 sao )​
    [​IMG]
    Tel: (84-20) 871522
    Fax: (84-20) 871539
    Website : http://www.victoriahotel-vietnam.com
    Darling Hotel​
    [​IMG]
    Add: Thac Bac Road, Sapa town, Lao Cai province
    Tel:( 84.20) 871961 ; Fax: ( 84.20) 871963
    Email: tulicotour@hn.vnn.vn
    Website: http://www.vnhotels.net/darlinghotel/index.htm
    ChauLong Hotel​
    Add: 33 Caumay Road, Sapa town, Lao Cai province
    Tel:( 84.20) 871245
    Room Rate from 25USD
    Sapa Royal Hotel, Vietnam Hotels​
    Add : CauMay str -Sapa -Laocai -Vietnam
    Tel : 84(20)871313-684-788
    Duyen Hai Hotel
    Dang Chau road, Duyen Hai ward, Lao Cai town, Lao Cai province
    Tel: 84.20. 822083 Fax: 84.20. 820177
    Room rate in USD from 11 to 18

    Cong doan Sa Pa Hotel
    Ham Rong street, Sa Pa town, Sa Pa distric, Lao Cai province
    Tel: 84.20. 871212 Fax: 84.20. 871260
    Room rate in USD from 9 to 16

    Tre xanh Hotel
    Sa Pa town, Sa Pa distric, Lao Cai province
    Tel: 84.20. 871214 Fax: 84.20. 871411
    Room rate in USD from 15 to 25
    Website : http://www.vnhotels.net/greenbamboo

    Green Bamboo Sapa Hotel (2 sao )
    Tel: (84-20) 871411
    Fax: (84-20) 871214

    HAM RONG HOTEL
    Phone: (84-20) 871 305
    Fax: (84-20) 871 303

    AUBERGE HOTEL
    Add: Cau May District, Sapa town, Lao Cai province.
    Tel: 84.20.871243 ; Fax: 84.20. 871666
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  9. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Bãi đá khắc cổ​
    [​IMG]
    Đến với Sapa, du khách không chỉ có dịp chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh hay hoà mình vào không khí sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc mà còn có cơ hội tham quan, tìm hiểu một nền văn hoá độc đáo bí ẩn của người cổ xưa. Đó là bãi đá khắc cổ.
    Nằm trong thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa 8 km về phía Đông Nam, Bãi đá khắc cổ được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện vào năm 1925. Bãi đá gồm những tảng đá với nhiều nét khắc nằm rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số. Bãi đá trải rộng 8km với gần 200 tảng đá có kích thước, hình khắc khác nhau như: Hình người đang toả hào quang, hình nam nữ giao phối, hình người cách điệu, hình kiểu bản đồ mô tả thung lũng Mường Hoa... Đặc biệt, có các tảng đá được khắc trên đó những khối chữ vuông giống với chữ Nôm Dao. Các nhà khoa học giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa... Nhóm nghiên cứu thuộc Sở VHTT Lào Cai thiên về giả thiết phân chia thành lớp thời gian: Cổ xưa với các hình vẽ về âm dương, phồn thực; lớp từ 200 năm trở lại đây với các hình vẽ mô tả sinh hoạt của người Mông, Dao. Theo đó, niên đại của lớp hình vẽ cổ có dấu vết của văn hoá Đông Sơn cách đây từ 1000- 2000 năm, mà tác giả là những người Việt cổ; lớp sau có niên đại khoảng thế kỷ 16- 17, tác giả là người Tạng Miến, Dao, Mông. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá khắc cổ vẫn nằm đó ẩn dấu những bí ẩn thách thức các nhà khoa học.
    Từ tháng 10-1994, bãi đá khắc cổ được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Hiện nay, di tích này đang được nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đây cũng là một điểm nằm trong chương trình "Đi tìm dấu vết nền văn hoá cổ" trong lễ hội kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa.
    Đá vợ đá chồng (Cái này chắc là vợ chồng đá nhau thì nói chứ rùi!)
    Phía đầu bãi đá khắc cổ cạnh con đường trục chính liên xã (cũ) có một tảng đá nằm dưới vùng sình lầy. Hòn đá có hình người nằm phủ phục đầu quay xuống phía hạ huyện. Ở cuối bãi đá đó cách chừng 2 km có tảng đá lớn cũng hình người nằm phủ phục đầu quay lên hai tảng đá có hình dáng giống nhau.
    [​IMG]
    Đồng bào Hmông ở quanh vùng Hầu Thào- Tả Van có kể lại. Từ lâu lằm rồi ở mãi phương bắc xa xôi đã xảy ra một cuộc chiến thảm khốc giữa hai bộ tộc. Kẻ chiến thắng là một tộc trưởng tàn ác, hắn còn có một tên phù thủy gian manh làm quân sư. Tên quân sư gian manh rắp tâm chiếm đoạt người con gái độc nhất của tộc trưởng.
    Nàng tiểu thư xinh đẹp- con gái tộc trưởng lại đem lòng yêu chàng trai con tộc trưởng chiến bại trong cuộc chiến tranh vừa qua. Những ngày hai bộ tộc còn chung sống hòa bình thì tình yêu của đôi trai gái đẹp biết bao. Nghe lời xúc xiểm của tên quân sư chiến tranh giữa hai bộ tộc đã xảy ra. Dù vậy, đôi trai gái vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc và họ đã cùng nhau trốn chạy về hướng Nam mong rằng sẽ tìm được hạnh phúc ở nơi xa lạ.
    Được tin, tộc trưởng huy động quân lính đuổi theo. Tên phù thủy quân sư uất ức nguyện rằng: ?oNếu hai đứa trẻ đến suối Kim Hoa mà thoát vào đêm thứ mười thì hắn sẽ chọn thất bại. Nếu ngày mười một mà chưa qua suối Kim Hoa thì đôi trẻ sẽ hóa đá?.
    Đêm thứ mười đôi trai gái đến thượng nguồn suối Kim Hoa (Nay là đất Tả Van- Hầu Thào) thì cô gái không may sa xuống bãi sình lầy còn chàng trai đã vượt qua bãi sình lầy không thấy vợ liền quay lại để tìm, chạy được một quãng mệt quá chàng gục xuống. Trời sáng chàng hóa đá đầu vẫn quay về phương bắc nơi người yêu còn ở đó. Còn cô gái cũng đã hóa đá đầu quay về hướng Nam như cố chạy theo chồng. Vì thế tảng đá chồng lớn hơn tảng đá vợ và chúng có hình dạng giống nhau.
    Người già trong vùng nói rằng hai tảng đá hình như vẫn lần tìm đến nhau.
    Ở phía phải và trái của hai tảng đá vẫn tồn tại hai cánh rừng nhỏ, cả hai cánh rừng đều có những cây cổ thụ và có hai miếu thờ, một của đồng bào Giáy, một của đồng bào H'mông thờ mối tình chung thủy của chàng trai, cô gái.
    Đàn hổ đá và tấm bia
    Suối Kim Hoa đoạn gần thượng nguồn chảy giữa hai xã Tả Van và Hầu Thào có thôn Bản Pho của Hầu Thào nằm bên tả ngạn, dựa và dãy núi Can Thàng, thôn Kim Hoa của đồng bào Giáy nằm bên hữu ngạn, dựa vào dãy Hoàng Liên. Hai thôn đối diện nhau cách nhau ước chừng hai cây số nhưng đứng bên này nhìn bên kia rất rõ. Phía tây bắc thôn Bản Pho có dãy núi đá uy nghi vách dựng đứng. Trên đỉnh núi có những tảng đá giống đầu hổ nằm gần kề nhau. Phía hữu ngạn trên một quả đồi đối diện có một tảng đá cao hơn hai mé, rộng 0,9 mét, dày 0,3 m vuông thành sắc cạnh.
    Truyền thuyết kể lại rằng: Ở phía bắc có một đàn hổ thường về quấy phá dọc hai bên suối Kim Hoa, dân quanh vùng khổ cực, điêu đứng vì chúng.Mỗi khi quấy phá xong Đàn Hổ lại quay về phương bắc. Cứ vài tháng chúng lại quấy phá một lần. Thợ săn hai thôn đã tập hợp nhau lại để săn đuổi chúng, song không trừ được. Ngày kia có một nhóm thợ đá không biết từ đâu đến thấy vùng Kim Hoa phong cảnh hữu tình, họ lại ngắm cảnh và chạm khắc gì đó trên những tảng đó. Trong nhóm thợ đá có một ông già cao tuổi, râu tóc bạc phơ dáng hiền lành đôn hậu. Ông già thấy cảnh nhân dân trong vùng đá khổ, xác xơ luôn lo sợ. Ông lần xuống hai bản dò hỏi. Khi biết chuyện, ông về bàn với các con và thợ bạn tìm cách trừ khử đàn hổ hung hãn.
    Năm ấy, khi mùa xuân về đàn hổ lại kéo nhau đến, lần này chúng đông và hung ác hơn nhiều. Đợi chúng vào sâu đất Kim Hoa, nhân dân và các phường săn trong vùng nhất loạt chống trả. Bẫy đá trên đỉnh núi Can Thàng ào ào đổ xuống làm đàn hổ sững lại rồi bỏ chạy về hướng bắc. Nhưng ở quả đồi cao trong rừng vầu bên thôn Kim Hoa đã dựng lên tấm bia có khắc câu thần chú của nhóm thợ đá chiếu vào đoạn đường chúng bỏ chạy. Đàn hổ chạy tới đây lần lượt bị hóa đá. Số còn lại bị phường săn và bẫy đá tiêu diệt.
    Ngày nay chúng vẫn nằm đó, những chiều hoàng hôn ráng đỏ hình như chúng sống lại vật vờ di động nhưng mãi mãi không gây đau khổ cho dân được nữa.
    Những tảng đá làm vũ khí đánh đuổi hổ vẫn còn nằm rải rác trên thôn Bản Pho. Những người thợ khắc đá đã khắc lên đó những hình vẽ bí ẩn cho đến nay vẫn chưa giải mã được. Đó là bãi đá khắc cổ mà các nhà nghiên cứu khảo cổ đang chú tâm nghiên cứu.
    Nguyễn Tiến Sơn (Phòng văn hóa thông tin, huyện Sa Pa)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  10. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Wao!...Đỉnh Phan-xi-păng​
    [​IMG]
    Từ trước đến nay đã có khá nhiều các nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước quan tâm đến lịch sử hình thành dãy núi Hoàng Liên Sơn. Qua đó phán đoán khả tín và đang được chấp nhận là dãy núi này được hình thành cách đây khoảng 100 triệu năm sau những kiến tạo địa chất dữ dội của thời kỳ tân kiến tạo.
    Dãy Hoàng Liên chạy dài 280 km từ Phong Thổ (Lai Châu) về đến tỉnh Hoà Bình, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75km và đoạn hẹp nhất là 45km, gồm 3 khối núi lớn, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan-xi-păng và khối Pu Luông được mệnh danh là nóc nhà Tổ quốc. Trong đó, đỉnh Pan-xi-păng cao tới 3.143m là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ mà nổi bật là thảm thực vật với hơn 700 loài đặc hữu và quý hiếm.Có những loài cây, lần đầu tiên được phát hiện ở Phan-xi-păng và mang tên Sapa như nhựa ruồi Sapa, lan lưỡi vàng Sapa, lan nhuỵ vàng Sapa, sài Sapa?
    Thảm thực vật ở đây được chia làm nhiều tầng bậc, dưới chân khối núi là những cây gạo, mít, cơi cơi khá rậm. Lên đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới với những vạt rừng nguyên sinh và hệ ký sinh chằng chịt. Từ độ cao 700m trở lên là vạt cây hạt trần, gồm 6 họ với 12 loài khác nhau như cây Pơ mu, có những cây to ba bốn người ôm không xuể, cao chót vót đến 50-60m. Bên cạnh Pơ mu còn nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, kim sam, hoàng đàn,? Cao hơn nữa là các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ, cây bụi thân luôn sũng nước vì càng lên cao khí hậu càng lạnh và mưa nhiều.
    Ở độ cao 2.400m, gió mây như hoà quyện với rừng cây, có lúc xoè tay tưởng như có thể nắm được mây. Các vách đá liên tiếp nhô ra như răng cưa, các cây cỏ mọc lẻ loi bên hốc đá hoặc bám vào các tầng mùn dày. Từ điểm cao 2.800m trở lên không còn mây mù, bầu trời quang đãng trong xanh, chỉ có gió ào ạt thổi làm cho thảm thực vật dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp lè tè khoảng 25-30cm, cả thân trơ trụi, phần ngọn mới có một túm lá phất phơ nên được gọi là trúc phất trần xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên...
    Trên điểm cao 2.936m có cột mốc do người Pháp cắm năm 1905. Đỉnh tột cùng của dãy Hoàng Liên cao 3.143m là một khối đá khổng lồ, ngời sáng kê trên những hòn đá nhỏ giống như chiếc bàn - đỉnh Phan-xi-păng. Phan-xi-păng là phát âm theo tiếng địa phương "Hua- xi-pan" có nghĩa "phiến đá lớn"
    Hoàng Liên Sơn còn là vương quốc của các loài hoa: hoa Đỗ quyên, Phong Lan, Hoàng Anh rực rỡ, hoa Bgônha, hoa Etscola.. quý hiếm. Riêng hoa Đỗ quyên có tới 4 chi với hai chục loài khác nhau. Ở nước ta có 111 chi phong lan với 634 loài thì riêng Phan-xi-păng có tới 330 loài. Đến với khu rừng nguyên sinh trên sườn núi Phan-xi-păng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các cây cổ thụ từ đỉnh tới gốc như được khoác tấm áo phong lan lẵng vàng, lẵng tím rung rinh trước gió.
    Mái nhà Tổ quốc Việt Nam còn là tổ ấm của một số động vật quý. Lượng động vật ở đây có 621 loài thuộc 126 họ, 25 bộ của 5 lớp, thú, chim, bọ sát, ếch nhái, côn trùng. Một số loài chim chỉ sinh sống ở đây như vẹt đuôi chuột xanh, oanh đuôi nhọn lông vàng, chích choè nước đốm trăng, sẻ mỏ ngắn?
    Phan-xi-păng với những điều kỳ thú đang chinh phục lòng say mê leo núi của du khách ở cả trong và ngoài nước. Hãy đến với Sapa, hãy tự mình khám phá những điều kỳ diệu ở nóc nhà Tổ quốc.
    Trần Hữu Sơn ---->
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

Chia sẻ trang này