1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"We" là "chúng tôi" hay "chúng ta"

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi 0123456, 19/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    "We" là "chúng tôi" hay "chúng ta"

    1-Tôi so sánh tiếng Việt và tiếng Nga + Anh là 2 thứ tiếng tôi đã được học, tự nhiên giật mình:
    We = "Chúng tôi" hay "Chúng ta"
    2-Thắc mắc:
    chắc mọi người biết bài "We are the world", thế nào bây giờ "Chúng ta là một thế giới" hay "Chúng tôi là một thế giới"
    3-Trong ngữ cảnh này: Giám đốc nói với nhân viên sắp bị thôi việc "Công ty Chúng ta gặp khó khăn, nên Chúng tôi phải cho anh thôi việc".
    Nếu chỉ dùng "we" cho cả 2 thì không toát lên đựoc nghĩa "Chúng ta = tôi và anh và cả công ty" còn "Chúng tôi = Ban giám đốc (kô phải mình tôi ) sa thải anh"

    làm thế nào bây giờ các bác, bác nào cho em 1 giải pháp nhá

    4-Bình loạn: hình như tiếng Anh và Nga người ta chỉ dùng "we" theo nghĩa "chúng ta" bọn khoai Tây nó không có cái Tôi theo số nhiều, nói chung là cái Tôi dạng số nhiều là một thứ cực kỳ vô trách nhiệm, he he, rất đặc trưng của Việt nam, để trốn tránh trách nhiệm cá nhân
  2. so_cute_pink_girl

    so_cute_pink_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    1.678
    Đã được thích:
    0
    cả 2
    cả chúng tôi và chúng ta
    tùy vào văn cảnh mà bác đoán
  3. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Hình như bạn có nhầm lẫn về ngữ pháp thì phải, làm sao dùng "we" cho cả 2 trong trường hợp trên được vì chúng thuộc từ loại khác nhau đấy. "Chúng ta" trong "Công ty chúng ta" ở câu trên phải là "Our" chứ không phải "we" ở đó đâu.
  4. AnyButIpod

    AnyButIpod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Thường thì người ta sẽ nói (tiếng Anh) là : Công ty của chúng ta đang gặp khó khăn, nên chúng tôi phải cho anh nghỉ việc.
    Vậy sẽ ko nhầm.
    (Our company is in the hard time, so we must fire you)
  5. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn đã comment
    xin lỗi bạn vì diễn đạt không rõ ràng trong ví dụ 3, câu hỏi ở đây là dùng "we" theo nghĩa nào "chúng tôi" hay "chúng ta". Dùng "our" theo nghĩa nào "của chúng tôi" hay "của chúng ta"
    làm thế nào để tách được các nghĩa đó khi trong tay chỉ có "we" và "our"
  6. Casio

    Casio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đại từ một trong vài trường hợp đặc biệt mà tiếng Việt có nhiều từ hơn các nguôn ngữ khác. Không cứ "we" mà hầu như mọi đại từ khác đều có vấn đề khi dịch. Nếu bạn bỏ ngữ cảnh đi thì rất nhiều trường hợp hoàn toàn chịu thua.
    Ví du các câu tiếng Việt sau:
    - Anh thích em
    - Em thích anh
    - Chị thích em
    - Anh thích chú
    - Bác thích anh
    - Bà thích cháu
    ...
    đều có thể dịch thành một câu tiếng Anh duy nhất như sau:
    - I like you
    Tất nhiên câu tiếng Anh đó muốn dịch thành câu tiếng Việt nào cũng được nếu không căn cứ theo ngữ cảnh.
    Nhập nhằng ngữ nghĩa còn làm cho tình hình tệ hơn. Ví dụ ở trên "Anh thích chú" còn có thể dịch thành:
    - you like him
    - he likes you
    Nên nhớ từ "I" có vô số cách dịch sang tiếng Việt như các đại từ "truyền thống" anh, chị, em, tao, mày, bố, mẹ, ông, bà, bác, cô, gì, chú,... đến hàng loạt các đại từ mới mà các teen đang vay mượn phim ảnh thêm vào nhữ đệ, trẫm, bầm tăng,...
    Do vậy trường hợp "we" của bạn chưa đủ để kết luận người Việt thích "trốn tránh trách nhiệm cá nhân"
  7. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Đồng ý với lý luận của bạn Casio.
    Sự thiếu hụt ngữ nghĩa giữa các từ tương đương giữa các thứ tiếng là hiện tượng rất bình thường.
    VD: tiếng Việt có anh-chị-em, tiếng Tàu có ca-tỉ-đệ-muội, tiếng Anh có sister-brother. Tạm nói là tiếng Việt thiếu từ em gái - em trai (hay là tiếng Tàu thiếu từ em = đệ + muội.) Tạm nói là tiếng Anh thiếu từ chị - em gái (hay là tiếng Tàu dư từ tỉ / muội.)
    (Nói là tiếng kia thiếu từ cũng đc, bảo là tiếng kia thừa từ cũng đc. Nói là từ X của tiếng này thiếu nét nghĩa so với từ X1 của tiếng kia cũng đc. Dù nói chung là chả có thiếu - đủ - dư gì ở đây cả.)
    Tôi quên mất thuật ngữ (tiếng Anh) để gọi tên sự thiếu hụt ngữ nghĩa giữa các từ tương đương giữa các thứ tiếng rồi. Tôi tìm từ thuật ngữ field of semantics tìm đi, mà tìm mãi vẫn chưa ra ra thuật ngữ tôi muốn nhắc đến. :-(
  8. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bạn đã giành thời gian để comment thế có cách gì khắc phục không bạn "sự thiếu hụt" này kô bạn
  9. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Ngôn ngữ là sự phản ánh của tư duy. Tư duy hai dân tộc khác nhau do họ trải qua cuộc sống khác nhau, nay làm sao mà trùng khít lên nhau được?
    VD người dân không ở xứ tuyết thì chỉ có 1 tính từ (màu sắc) trắng để chỉ về tuyết. Dân Eskimo sống với tuyết cả đời thì đẻ ra cơ man nào là tính từ mô tả cái-sự-trắng của tuyết. Màu trắng với họ có nhiều mức độ. (Thì họ có thấy ra đc mấy màu đâu, toàn tuyết trắng, mái hải cẩu đỏ, mọi thứ khác thì từ xám đến đen đen.)
    ''Thiếu hụt'' trong ngoặc kép là nói nôm na thế thôi, chứ trong bài tôi, tôi có ghi 2 cách: tiếng này thiếu so với tiếng kia, hay tiếng kia thừa so với tiếng này. Chẳng qua bạn nghe chữ thiếu thì nghĩ đến chuyện ''làm sao cho hết thiếu'', chứ nếu nghĩ theo hướng là thừa (nghĩa) thì sẽ hiểu ngay là ''dân tộc này thấy là thừa nên chả cần quái gì nhiều từ hơn cả, vầy là xài đủ rồi.''
    ''Thiếu hụt'' là khi chồng bộ (nét) nghĩa của từ này lên từ tương ứng ở tiếng khác thì thấy thiếu đi vài nét. Chứ một ngôn ngữ không có thiếu hụt gì hết, nếu thấy thiếu, tự nó đã đẻ ra từ ngữ rồi, hoặc vay mượn, hoặc có một cách nói vòng vo hơn nhưng đủ để diễn tả ý rồi. Chẳng có cái gọi là ''thiếu hụt'' ở đây mà phải khắc phục. (Chính thế nên từ ''thiếu hụt'' tôi cho vào ngoặc kép.)
    VD nhé: Trong văn hóa VN, ng ta nói là: ở ngoài Bắc, ở trong Nam. (Một lý do có thể là vụ Đàng Ngoài - Đàng Trong ngày xưa.) Vậy là sao chuyển được nét nghĩa (mang dấu ấn lịch sử) của mấy chữ trong - ngoài này sang bất cứ thứ tiếng nào khác? Tức là cụm ở ngoài Bắc, ở trong Nam đặc thù VN, nơi khác không có (chỉ có ở Bắc - ở Nam.)
    Sự đa dạng về văn hóa (multi-culturalism) thể hiện chính ở các điểm dị biệt nầy. Người ta cổ động + bỏ tiền để bảo tồn muốn chết cha mà còn hổng được, nay bạn lại mong san phẳng các di biệt này. Hờ hờ.
  10. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    oài, vậy câu đó sẽ là:
    "Công ty chúng ta (bao gồm cả tao và mày nhá) đang gặp khó khăn, thế cho nên chúng tôi (chỉ có bọn giám đốc nhé & HĐ quản trị, không có tao trong đó nhé) quyết định sa thải anh"
    ôi, tiếng Việt, ặc ặc

Chia sẻ trang này