1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

We were soldiers once... and young

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Duong2002, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Renault

    Renault Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tôi không đọc trong box này nhiều,hôm nay vào đây ,qua cuộc tranh luận của porthos thì tôi mới vào để đọc Các chuyện kể của những người cựu chiến binh của Quân đội nhân dân của Việt nam. Trước đây,tôi đã xem các phim của Mỹ cũng như đọc chính truyện mà ông Dương đang post . Thực sự ,đối với nhiều người ở châu Âu,đặc biệt là ở Pháp thì hình ảnh người lính Mỹ đã được biết rất rõ và sớm từ trên 60 năm trước. Vì thế,việc ca ngợi và khuếch trương những người hùng như thế không được đón nhận ở ngay chính nước Pháp,nơi mà Mỹ đã giúp đỡ nhiều trong Thế chiến thứ 2. Tôi được tiếp xúc với rất nhiều báo chí và tác phẩm văn học viết về lính ********* . Và tôi cũng có quen biết một người,trước cũng đi đánh nhau trong miền Nam Việt nam,sau đó bỏ ngũ rồi về Đô thành Sài gòn , và qua Pháp vào năm 1976. Tôi có họ hàng,bà con ở cả hai phía trong chiến tranh Việt nam,cùng chịu đau khổ mất mát. Và tôi cũng đã về Việt nam,tiếp xúc với họ hàng đang sống nghèo nàn.
    Nước Pháp là cái nôi của tự do dân chủ nên có vô vàn thông tin. Trước đây có Hội người Việt nam yêu nước và sách báo trong nước sang cũng viết theo hướng khuyếch trương giống của Mỹ. Tất nhiên nguồn sách báo của những người tỵ nạn thì ngược lại. Song khi về Việt nam,cũng như qua tiếp xúc với bác cựu bộ đội nêu trên,thì thấy đúng là trước đó trong chiến tranh,tinh thần của bộ đội Việt nam là cao. Trong họ còn lưu lại nhiều bảo thủ ,kiểu cuồng tín nhưng thời đại ấy thì họ phải như vậy. Nước Pháp của một thời gian dài Thực-dân cũng đã rất chật vật ,không bình định nổi Việt nam mà phải rút. Nước Mỹ tuy thực dụng nhưng không hiểu được bản chất của nền Văn hoá Việt nam mà thất bại.
  2. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Bác chiangshan có thể giải thích giùm là tại sao X-ray đêm 15/11-ngày 16/11 thì phía VN không có Đại đội 1 và tiểu đòan 9 và Albany ngày 17/11 không có tiểu đòan 7, 9 và Đại đội 3 tham chiến vậy ?
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Theo hồi ký của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, đại đội 3 tiểu đoàn 7 không chiến đấu ngày 14-15/11 vì đơn vị này phải làm công tác dự bị, tải thương tiếp tế cho các đơn vị bạn.
    Ngày 15/11, trên bãi X-Ray, số lượng lính Mẽo đã lên tới tương đương với 3 tiểu đoàn. Cấp trên đã có lệnh ngừng đánh nhưng do tinh thần còn rất cao mà chưa bắn được phát súng nào, đại đội 3 xin cấp trên được chiến đấu thêm và được đồng ý vào đêm 15-16.
    Trận đánh ở bãi Albany đúng ra là 1 trận gặp gỡ chứ không phải 1 trận phục kích như nhiều người nghĩ, tiểu đoàn 8 ta gặp tiểu đoàn 2/7, các đơn vị tham chiến thuộc e33 và e320 là những đơn vị tình cờ ở gần đấy.
  4. Duong2002

    Duong2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Đang ở Tàu Khựa, không post tiếp được.
    Có ai biết số phận Trung đoàn trưởng TĐ 66 không? Ông này bị ngưng chức ngay sau trận đánh, được thay thế bằng Nguyễn Tiến Hòa
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trong các sách VN thì từ đầu đến cuối không nhắc đến trung đoàn trưởng mà chỉ có chính ủy Lã Ngọc Châu.
    E66 khi vào Nam do BTL nhẹ của F304 trực tiếp chỉ huy. Có thể là không có trung đoàn trưởng ?
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Sách của ông Hiệp ghi là Lê Tiến Hòa, quyền trung đoàn trưởng.
    Bài của Pribbenow dịch sách ta thì nói E trưởng E66 đi thị sát địa hình cùng với D trưởng D9, sau đó D trưởng quay lại được D mình còn E trưởng quay về ban chỉ huy E rồi bị lạc trong rừng mất 2 ngày. Nguồn hình như là bản báo cáo của B3 đăng trong ''Chiến Thắng Plây Me: 30 Năm Nhìn Lại'', NXB QĐND 1995.
    Xem lại sách ông Hiệp, thấy có đoạn viết sau trận đánh một trong những điều ta rút kinh nghiệm là phải giáo dục lại cho chiến sĩ ý thức thu chiến lợi phẩm, vì anh em nặng về thu thức ăn hơn thu vũ khí, có đồng chí vừa chiến đấu vừa ngồi ăn (? ), có anh em vừa diệt địch xong liền lấy thuốc lá rồi vừa hút vừa xông lên đánh nhau tiếp
  7. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Bác thông cảm, bộ đội ta ở Tây nguyên thiếu ăn trầm trọng, trong quyển của tướng Hiệp thì bộ đội ta phải tăng gia sản xuất, ngoài nhiệm vụ chiến đấu thì còn phải trồng sắn để cứu đói. Ông cậu em chiến đấu ở đồng bằng đỡ thiếu ăn hơn thì khi tịch thu toàn tịch thu vũ khí trang bị. Sau này nhà em vẫn còn mấy thứ của Mỹ như dao găm, xẻng gấp( hồi cấp 1 đi trồng cây toàn dùng cái xẻng này) hăng gô...
  8. VNinmyheart

    VNinmyheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Một bài học cho tất cả các ông bạn là :KHÔNG ĐỤNG ĐẾN VN !
    Nếu không thì không chỉ young ,mà còn fo r e ve r young luôn !
  9. Duong2002

    Duong2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    21./ Đào Thoát Và Lẩn Trốn
    One cannot answer for his courage when he never in danger
    -Francois, Duc de La Rochefoucauld, Maximes, 1965
    Trong sự hỗn loạn của 1 trận đánh biến chuyển nhanh, hai bên đan quyện vào nhau, vô tổ chức như trận đánh này dọc theo đường mòn tới bãi trống Albany-với những chỉ huy bị giết, bị thương, hoặc bị chia cắt khỏi lính của mình, và sự liên kết đơn vị bị suy giảm trong những đám cỏ voi cao và trong bão lửa đạn quân thù- những người lính rút dần ra khỏi hoặc bị buộc phải di chuyển ra xa. Điều này, có lẽ, là nỗi khiếp đảm kinh khủng nhất: bị lạc và đơn độc trong 1 vùng thù địch, nơi những người mà ta gặp đều muốn giết ta.
    Giải pháp mà Quân đội cung cấp cho trường hợp này là yêu cầu người lính ẩn nấp cho tới khi chắc chắn về địa hình của mình, và sau đó di chuyển một cách lặng lẽ nhất có thể về phía giới tuyến quân mình. Điều lệnh quân đội cho tình huống khó khăn và nguy hiểm này là "Đào thoát và Lẩn trốn" (Escape and Evade). Quay trở lại bên trong giới tuyến của minh ở giữa hai làn đạn là sự khó khăn có tính kỹ thuật. Bạn có thể bị bắn và bị giết bởi chính những đồng đội của mình cũng như bởi quân địch.
    Cuối buổi chiều ngày 17 tháng 11, E and E hiển nhiên nằm trong đầu rất nhiêu những người Mỹ sống sót đang bò ngang dọc qua những đám cỏ voi trong vùng chết chóc dọc theo con đường tiến về bãi trống Albany. Hầu hết trong số họ không thoát về được hai chu vi phòng thủ của quân Mỹ ở hai đầu hàng quân. Nhưng vượt qua mọi khó khăn khoảng ít nhất 1 tá sĩ quan và lính, tất cả đều bị thương, đã luồn lách trên những lối mòn như làm xiếc về tới được LZ Columbus. Những câu chuyện của họ, đặc biệt là của James Young và Toby Braveboy, như là 1 minh chứng cho sự dũng cảm, và khát vọng vô bờ với cuộc sống.
    **Hê hê, mỗi ngày làm một chút, rồi nối lại, không có thời gian, anh em thông cảm.
  10. ma_vuong_baby

    ma_vuong_baby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Grừ, làm anh em cứ thòm thèm mong ngóng,chốc chốc lại thò ra một tí, bác Dương ơi cố cố lên nữa đi.

Chia sẻ trang này