1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

We were soldiers once... and young

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Duong2002, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giangminhsai

    giangminhsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chờ mãi mà chưa thấy phần tiếp theo đâu!!
    Cố lên bạn Dương2002
    Mong bạn luôn khỏe để hoàn thành nốt cuốn sách này.
  2. Duong2002

    Duong2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Cho dù trung tá McDade và sĩ quan thừa hành của mình, thiếu tá Frank Henry, đã cố điều chỉnh cho không quân dội bom xuống gần vị trí của mình, nơi đầu hàng quân 1 cách gần nhất, nhưng 1 vài đợt không kích lại rơi xuống phía xa dưới hàng quân, tận chỗ tiểu đoàn bộ, nơi trung úy John Howard, 1 trung sĩ bị thương và 4 người lính Mỹ khác đang đánh nhau với quân địch phía sau 1 gò mối. Howard nói, "Chiếc A-1Es đảo 1 vòng rồi ném napalm xuống chỉ cách phía trái chúng tôi khoảng xấp xỉ 45 mét. Cho dù họ đã tiêu diệt được 1 vài tên NVA nhưng tôi tin chắc rằng những trái bom cũng đã trúng vào một vài lính của chúng tôi, bởi vì vào thời điểm đó tất cả chúng tôi đều lẫn lộn với nhau, quân ta cũng như quân địch. Nó đúng là 1 sự hỗn loạn khủng khiếp. Chiếc A-1Es làm 1 chuyến càn quét thật rộng rồi bắt đầu quay lại lần thứ 2."
    Trung úy Howard nhanh chóng nhận ra rằng lần này bom có thể rơi trúng ngay trên đầu họ, và họ phải nhanh chóng tránh xa đường đi của Napalm: "Chúng tôi quyết định phải chạy xuống cái gò đất , thẳng tới trước cái lòng suối cạn để tránh xa đợt dội bom lần thứ 2. Sáu người chúng tôi nhảy lên và chạy, vượt qua lòng suối khoảng 90 mét, rồi nhảy xuống 1 cái hố rộng khoảng 4,5 mét trông giống như được tạo ra 1 một quả pháo. Khi chúng tôi chạy khỏi gò mối, chiếc A-1Es đang thực hiện vòng lượn thứ 2 và quân Bắc Việt đang nhắm bắn vào nó, chẳng để ý gì đến chúng tôi.
    "Sau khi nằm trong hố chúng tôi nhận ra mình đang ở trong vùng đất -không-người ngoài tầm với của quân địch và cũng cách rất xa bất kỳ 1 đơn vị quân mình nào. tiếng súng dữ dội vẫn nổ đều cách đó khoảng vài trăm mét, nhưng sau khi ở đó được khoảng 1 tiếng, chúng tôi không hề nhìn thấy thêm bất kỳ 1 tên địch nào nữa trong vùng."
    Ở cách đó không xa, 1 nhóm nhỏ người Mỹ tuyệt vọng khác cũng đang thành lập và đang cố tìm đường thoát khỏi cái bẫy chết chóc đó. Nhóm này được dẫn dắt bởi bạn của trung úy Howard, trung úy Bud Alley. chỉ huy trung đội thông tin. Alley đã gom được 5 người bị thương khác, gồm cả trung sĩ trung đội của anh; trung sĩ phụ tá hành quân, James Gooden và 1 người lính thuộc đại đội Alpha của đại uý Forrest, tiểu đoàn 1, Kỵ binh 5.
    Alley nói, "một trong những lính tạp vụ bị thương khá nặng và đang hoảng loạn. Chúng tôi cố mang anh ta theo nhưng anh ta quá to lớn, chúng tôi không thể xoay xở được. một lính khác bị trúng đạn vào mắt, dù bị băng kín mắt nhưng vẫn nói là cậu ta có thể nhìn thấy được. Một người lính quân dịch còn trẻ. Chúng tôi tìm đường tới 1 lòng suối. Có những người khác ở trong lòng suối khi chúng tôi tới đó."
    "Tôi nhớ 1 người trong số họ nói: ''trung uý, có thể cầu nguyện được không? Chúng tôi đều cầu nguyện; rồi chúng tôi rút tiếp về bên trái, cố tìm 1 sĩ quan cấp cao, người có thể nói cho chúng tôi biết phải làm gì. Chúng tôi có người bị bắn mù hai mắt, Gooden bị trúng đạn ở ngực, người khác thì bị trúng đạn ở tay và chân. Chúng tôi tiếp tục bò và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không thể trở lại chỗ ******** đó được; điều tốt nhất bây giờ chúng tôi có thể làm là tới chỗ pháo binh, nếu chúng tôi có thể đi được tới đó."
  3. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Mạn phép Bác Duong2002 chen bài này vô 1 tí (k theo dõi liên tục nên cũng không biết có ai post chưa?)
    ...................................................................................................................
    Tại cuộc hội thảo ở Washington
    Ia-đrăng - một trận đánh làm thay đổi chiều hướng chiến tranh
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ngày 12-11, Trường ĐH Texas Tech đã tổ chức hội thảo về trận đánh Ia-đrăng - Plei-me, với sự tham gia của khoảng 100 đại biểu, trong đó có Trung tướng Moore, người lúc đó trực tiếp chỉ huy một tiểu đoàn đổ bộ xuống thung lũng Ia-đrăng đánh nhau với tiểu đoàn 9, trung đoàn 66 của Việt Nam.
    Ia-đrăng là một trận đánh để lại ấn tượng sâu sắc đối với cả Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Mỹ. Trong trận đánh này, Trung tướng Moore hiện nay đã nghỉ hưu, lúc đó là trung tá trực tiếp chỉ huy một tiểu đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh bay, đổ bộ xuống thung lũng Ia-đrăng đánh nhau với Quân đội nhân dân Việt Nam là tiểu đoàn 9, trung đoàn 66. Chiến tranh kết thúc, ông viết một cuốn sách với tiêu đề "Đã một thời chúng tôi là những người lính và... trẻ trung" (We were soldiers once... and young). Cuốn sách đó ông miêu tả về một cuộc chiến đấu rất quyết liệt giữa hai bên và rút ra những bài học về trận đánh này với lời ghi chú: "Trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh".
    Ngày 12-11-2005, Trung tâm Việt Nam học, Trường đại học Texas Tech tổ chức một cuộc hội thảo về trận đánh Ia-đrăng - Plei-me. Cuộc hội thảo được tổ chức tại một phòng họp của khách sạn Hilton, thủ đô Washington của Mỹ. Cuộc hội thảo có chừng 100 người tham gia, trong đó có Trung tướng Moore, một số sĩ quan của sư đoàn kỵ binh bay, nhiều học giả, nhà báo, nhà khoa học. Trung tâm Việt Nam học mời tôi sang dự hội thảo này. Tham gia cuộc hội thảo về phía Việt Nam còn có Đại tá Lê Kim Dũng (phiên dịch), Tham tán sứ quán Việt Nam tại Mỹ và đại diện Thông tấn xã Việt Nam ở Washington D.C. Tôi không tham gia đánh trận Ia-đrăng nhưng khi đó, tôi phụ trách báo Quân đội nhân dân, đã theo dõi kỹ diễn biến của trận đánh này và trong chiến tranh tôi cũng đã có lần vào Tây Nguyên. Tôi lại nghiên cứu về sử học quân sự.
    Tại cuộc hội thảo, Trung tướng Moore đã miêu tả trận đánh rất ác liệt, hai bên có thể quần lộn lẫn nhau, giáp lá cà. Quân Mỹ vừa đổ xuống, gặp ngay tiểu đoàn bộ của tiểu đoàn 9. Tiểu đoàn bộ không phải là lính chiến đấu mà đã trụ lại để chiến đấu và chiến đấu rất anh dũng, giữ vững trận địa. Sau đó mấy tiếng đồng hồ, 3 đại đội thuộc tiểu đoàn 9 trung đoàn 661 từ các phía tiến đánh quân kỵ binh bay từ phía sau lưng, chia cắt, gây cho tiểu đoàn của Mỹ nhiều thương vong. Ông Moore nói, trong trận đánh như thế, lính Mỹ nhiều khi không biết bắn vào chỗ nào, bắn cả vào nhau, thậm chí máy bay Mỹ thả bom napalm vào cả chỗ của Moore. Mỹ phải dùng cả máy bay B52 trực tiếp ném bom, làm nhiệm vụ chiến thuật yểm trợ cho trận đánh.
    Moore nói: "Trận đánh để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đối tượng của tôi là Quân đội nhân dân Việt Nam, quân chủ lực, đã chiến đấu hết sức dũng cảm và có một cách đánh giáp lá cà rất sáng tạo".
    Trong khi Moore ca ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam, một thính giả thắc mắc, vì sao một trung tướng của quân đội Hoa Kỳ lại ca ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam như vậy, và đứng dậy hỏi: "Trung tướng Moore đánh giá về binh lính của quân đội Mỹ như thế nào?". Moore nói: "Mời Trung tướng Ước trả lời câu hỏi này cho khách quan". Tôi nói: "Lính Mỹ có kỹ thuật chiến đấu cao, nhưng cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam do giới cầm quyền Mỹ phát động, lính Mỹ không hiểu sang Việt Nam chiến đấu để làm gì, không hiểu đối tượng, không quen địa hình và khí hậu. Còn người lính của Quân đội nhân dân Việt Nam khi cầm súng đã được biết rõ cầm súng để làm gì, chiến đấu để bảo vệ ai, đánh lại ai, cuộc chiến đấu đạt mục tiêu gì và có thể thắng hay không? Những vấn đề lớn về mục tiêu chiến đấu, về nhiệm vụ chiến đấu của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã được giáo dục và thảo luận kỹ trong quân đội cho nên một người lính của Quân đội nhân dân Việt Nam khi chiến đấu rất tự giác, kiên cường, không sợ hy sinh gian khổ, chủ động sáng tạo mưu trí trong cách đánh". Khi tôi trả lời xong, Trung tướng Moore cảm ơn vì câu trả lời sát với thực tế và khách quan.
    Trong cuộc hội thảo này, tôi đọc một bài tham luận với đầu đề: "Trận Ia-đrăng theo nhận thức của Quân đối nhân dân Việt Nam". Tôi phân tích: Năm 1965 là năm Mỹ đưa quân vào việt Nam, Bộ tư lệnh Quân giải phóng nhận định rằng Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương, nhiều nhà quân sự nói rằng "chiếm được Tây Nguyên là khống chế được Đông Dương". Vì thế, khi quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam thì nhất định sẽ lên Tây Nguyên, nên ta đưa thêm bộ đội chủ lực vào để chuẩn bị đánh những trận quyết chiến ở Tây nguyên.
    Thực tế, đúng như phán đoán của Bộ tư lệnh Quân giải phóng, Mỹ đưa sư đoàn kỵ binh bay vào An Khê lập căn cứ ở đó và đưa một lữ đoàn lên Tây Nguyên. Bộ tư lệnh Tây Nguyên do tướng Chu Huy Mân là Tư lệnh kiêm chính ủy, đồng chí Huỳnh Đắc Hương làm phó chính ủy, đồng chí Nguyễn Hữu An làm phó tư lệnh, chỉ huy trực tiếp chiến dịch này. Quân giải phóng miền nam mở chiến dịch "đánh điểm, diệt viện", diệt đồn Chư Ho, vây đồn Plei-me để một chiến đoàn quân đội Sài Gòn ra cứu viện, lập tức bị Quân giải phóng là trung đoàn 33 và trung đoàn 320 đánh cho thiệt hại rất nặng, không còn sức chiến đấu. Lập tức Mỹ đưa một lữ đoàn của sư đoàn kỵ binh bay lên ứng cứu. Khi lữ đoàn đổ bộ xuống một tiểu đoàn do Moore chỉ huy đánh vào tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 9 trung đoàn 66. Tiểu đoàn này đã chuẩn bị tinh thần để chiến đấu với quân Mỹ nhưng tiểu đoàn trưởng đi họp với cấp trên, trợ lý tác chiến ở nhà chỉ huy tiểu đoàn bộ trụ vững, chiến đấu kiên cường. Tiểu đoàn kỵ binh bay không thể chiếm lĩnh được trận địa, bị thương vong nhiều. Đến tối, các đại đội của tiểu đoàn 9, trung đoàn 66 đã tiến đánh từ các phía vào, tiểu đoàn kỵ binh bay.
    Moore rất ngạc nhiên, sau này khi ông sang Việt Nam nghiên cứu về các trận đánh, ông hỏi tướng Nguyễn Hữu An và tướng Hoàng Phương: "Vì sao lúc mới đầu quân kỵ binh bay đổ xuống, các ông đánh còn lẻ tẻ, nhưng chỉ sau vài tiếng, quân đội của các ông từ tứ phía phối hợp chiến đấu đánh vào quân đội của chúng tôi. Làm sao các ông tổ chức hiệp đồng một cách ăn ý và kịp thời đến như vậy?".
    Trung tướng Hoàng Phương lúc đó là Viện trưởng Viện lịch sử quân sự đã trả lời rằng, đối với Quân đội nhân dân Việt Nam đánh quân cơ động của Mỹ thì tiếng súng chiến đấu là mệnh lệnh hiệp đồng. Các đơn vị chưa biết quân Mỹ ở đâu nên chỗ nào có tiếng súng thì các nơi khác phải cùng phối hợp để đánh. Các tiểu đoàn của trung đoàn 66 đều trực tiếp chiến đấu với quân kỵ binh bay, đến ứng cứu trong vùng Tia X. Moore rất ngạc nhiên và nói rằng đây là một điều kỳ lạ, trong điều lệnh của quân đội Mỹ không có điều này.
    Moore nói, trong cuộc chiến đấu giáp lá cà như thế, có thể nói là mù mịt, bom napalm và B52 ném bom yểm trợ nhưng cũng không cứu vãn được thất bại, tất nhiên cả hai bên đều bị thương vong nặng. Thương vong của quân Mỹ là 700; còn thương vong của Quân đội nhân dân Việt Nam có trội hơn một chút vì bom đạn của Mỹ nhiều, lại có máy bay các loại.
    Trong chiến đấu, xảy ra một chuyện, đó là sĩ quan Mỹ bắt được một chiến sĩ bị thương của trung đoàn 66 tên là Nguyễn Văn Hùng đưa lên trực thăng và hỏi: Anh thuộc đơn vị nào, từ đâu đến, vào miền nam từ bao giờ? Nguyễn Văn Hùng đĩnh đạc trả lời bằng tiếng Anh: Tôi là người chiến sĩ của Việt Nam, tôi đi chiến đấu trên đất nước Việt Nam chống lại quân Mỹ xâm lược, đó là quyền chính đáng của chúng tôi, anh không có quyền hỏi. Viên sĩ quan Mỹ dùng áp lực đe dọa, tra hỏi để chứng minh rằng quân đội Bắc Việt Nam từ miền bắc vào xâm lược miền nam. Nguyễn Văn Hùng nói: Anh không có quyền hỏi tôi, nếu anh còn hỏi tiếp, tôi vẫn còn quả lựu đạn sau lưng, tôi sẽ cho nổ để cả trực thăng cùng bị tiêu hủy. Sĩ quan Mỹ không hỏi nữa. Tuy nhiên sau này, khi báo chí Mỹ đăng chuyện này lên và tôi đã cho đăng lại. Người sĩ quan Mỹ tỏ ra khâm phục người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam vì là người có văn hóa, trả lời rõ ràng, với mục tiêu chiến đấu rõ ràng. Lúc đó tôi làm báo còn thấy báo chí Mỹ đăng lên những chuyện về lính Mỹ đến Tây Nguyên lạ lẫm với địa hình, rừng núi, khí hậu khắc nghiệt, cỏ cây cao vót... họ sợ cả từ con giun, con dế, con ve, ruồi, rắn... thậm chí khi gió thổi cành cây rơi cũng làm họ sợ. Còn người lính Việt Nam chiến đấu trên đất nước mình, quen với địa hình khí hậu, dựa được vào dân nên có cách đánh sáng tạo, dũng cảm trong chiến đấu là điều dễ hiểu. Ngày 26-11-1965, Bộ Tư lệnh Tây Nguyên kết thúc thắng lợi chiến dịch Plei-me - Ia-đrăng.
    Trong cuộc hội thảo này, phía Mỹ công bố một tư liệu rất lý thú: Ngày 29-11-1965, Mc Namara là Bộ trưởng Quốc phòng thời đó đến An Khê nghe tư lệnh sư đoàn kỵ binh bay báo cáo về trận đánh Ia-đrăng. Sau khi nghe báo cáo ông không nói gì, chỉ đăm chiêu suy nghĩ. Khi về Mỹ ông đã viết một bản báo cáo: Theo ông nên rút hết ngay quân Mỹ về nước, đó là trường hợp tốt nhất. Thứ hai, nếu muốn tiếp tục cuộc chiến tranh thì phải tăng quân ồ ạt với tỷ lệ 1-2 hoặc 1-3 mà chưa chắc đã thắng. Nên nhận xét về trận Ia-đrăng chẳng những là một trận đánh quyết liệt giáp lá cà, gây thương vong nặng cho quân Mỹ, đối phương tìm ra cách đánh mới. Việt Nam tạo ra được cách đánh quân kỵ binh bay - một đội quân lần đầu tiên xuất hiện trong chiến tranh. Mc Namara là người phát minh ra việc xây dựng hai sư đoàn kỵ binh bay của quân Mỹ. Trong chiến tranh Triều Tiên chưa có, ở Liên Xô cũng chưa sử dụng máy bay trực thăng quy mô lớn đến như vậy.-Trung tướng-PGS NGUYỄN ĐÌNH ƯỚC
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&article=47918

  4. giangminhsai

    giangminhsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Hãy chú ý các đoạn được highlight, tôi hơi nghi ngờ tình tiết "còn một quả lựu đạn sau lưng...". Vì:
    - Không lẽ lính mỹ được huấn luyện tốt, thực hành chiến đấu bài bản lại ngớ ngẩn đến độ không chịu khám xét tù binh kỹ càng, để lọt lựu đạn lên máy bay trực thăng?
    - Người chiến sĩ bị bắt đã cố tình giữ lựu đạn lại, sau còn "thổ lộ" dễ dàng cho sĩ quan địch như thế?
    Tóm lại: Nói như ông Uớc thì hơi khó tin.
    Dẫu sao vẫn ghi nhận tinh thần chiến đấu chiến sĩ Việt Nam. Trong trang web này có khá nhiều tư liệu và hình ảnh liên quan.
    Bạn Dương hãy cố gắng,
    Mong bạn sớm hoàn thành cuốn sách này.
    Được giangminhsai sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 20/03/2006
    Được giangminhsai sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 20/03/2006
  5. giangminhsai

    giangminhsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    POW trong trận chiến Ia drang?
    Trông anh lính bị bắt thật chán đời, không biết số phận của anh sau đó ra sao? Cầu mong anh được trở về, hoặc lưu tên tuổi địa chỉ để đời sau tìm thấy.
    Ảnh này lấy từ trang www.LZxray.com.
    [​IMG]
    Được giangminhsai sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 23/03/2006
    Được giangminhsai sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 23/03/2006
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiếp sức cho bác Duong...topic này bỏ mấy năm nay rùi....trình độ Anh văn phọt phẹt..mong các bác thông cảm[:P]^:)^^:)^
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} 21/ ĐÀO THOÁT VÀ LẨN TRỐN

    One cannot answer for his courage when he never in danger
    -Francois, Duc de La Rochefoucauld, Maximes, 1965

    Trong sự hỗn loạn của 1 trận đánh biến chuyển nhanh, hai bên cài răng lược vào nhau, vô tổ chức như trận đánh này dọc theo đường mòn tới bãi trống Albany-Những chỉ huy bị giết, bị thương, hoặc bị tách rời khỏi lính của mình, cùng sự liên kết trong đơn vị bị giảm đi vì những đám cỏ voi cao và trong bão lửa đạn quân thù- những người lính dần bị buộc phải phân tán ra xa đội hình. Điều này, có lẽ, là nỗi khiếp đảm kinh khủng nhất: bị lạc và đơn độc trong 1 vùng thù địch, nơi những người mà ta gặp đều muốn giết ta.

    Giải pháp mà Quân đội cung cấp cho trường hợp này là yêu cầu người lính ẩn nấp cho tới khi chắc chắn về tình thế của mình, và sau đó di chuyển một cách lặng lẽ nhất có thể về phía giới tuyến quân mình. Điều lệnh quân đội cho tình huống khó khăn và nguy hiểm này là "Đào thoát và Lẩn trốn" (Escape and Evade). Quay trở lại bên trong giới tuyến của minh ở giữa hai làn đạn là sự khó khăn có tính kỹ thuật. Bạn có thể bị bắn và bị giết bởi chính những đồng đội của mình cũng như bởi quân địch.

    Cuối buổi chiều ngày 17 tháng 11, E and E hiển nhiên nằm trong đầu rất nhiêu những người Mỹ sống sót đang bò ngang dọc qua những đám cỏ voi trong vùng chết chóc dọc theo con đường tiến về bãi trống Albany. Hầu hết trong số họ không thoát về được hai chu vi phòng thủ của quân Mỹ ở hai đầu hàng quân. Nhưng vượt qua mọi khó khăn có khoảng ít nhất 1 tá sĩ quan và lính, tất cả đều bị thương, đã luồn lách trên những lối mòn như làm xiếc về tới được LZ Columbus. Những câu chuyện của họ, đặc biệt là của James Young và Toby Braveboy, như là 1 minh chứng cho sự dũng cảm, và khát vọng vô bờ với cuộc sống.

    Cho dù trung tá McDade và cấp phó của mình, thiếu tá Frank Henry, đã cố điều chỉnh cho không quân dội bom xuống gần vị trí của mình, nơi đầu hàng quân 1 cách gần nhất, nhưng 1 vài đợt không kích lại rơi xuống phía xa dưới hàng quân, tận chỗ tiểu đoàn bộ, nơi trung úy John Howard, với 1 trung sĩ bị thương và 4 người lính Mỹ khác đang chiến đấu với quân địch phía sau 1 gò mối. Howard nói, "Những chiếc A-1E đảo 1 vòng rồi ném napalm xuống chỉ cách phía trái chúng tôi khoảng xấp xỉ 45 mét. Cho dù họ đã tiêu diệt được 1 vài tên Bắc Việt nhưng tôi tin chắc rằng những trái bom cũng đã trúng vào một vài lính mình, bởi vì vào thời điểm đó tất cả chúng tôi đều lẫn lộn với nhau, quân ta cũng như quân địch. Nó đúng là 1 sự hỗn loạn khủng khiếp. Những chiếc A-1E làm 1 đợt càn quét thật rộng rồi bắt đầu quay lại lần thứ 2."

Chia sẻ trang này