1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

website dành cho sinh viên học kinh doanh- khoinghiep.info

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ 1987-1989 Hà nội (87-89 Club)' bởi phamthuvptg, 12/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phamthuvptg

    phamthuvptg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Khởi nghiệp từ quán cà phê

    Công việc kinh doanh đầu tiên của nhiều bạn trẻ sau thời gian làm thuê, là tập tành thành chủ quán cà phê nho nhỏ. Không ít người trong số họ đã gặt hái thành công bất ngờ, thậm chí gây dựng được thương hiệu riêng.

    Sinh năm 1981, học ngành hóa thực phẩm và đang tiếp tục hoàn thành chương trình MBA, Yên Mai Linh chọn một ngã rẽ gây sốc cho gia đình. Cô quyết định mở quán cà phê My Life với vốn ban đầu khoảng 400 triệu đồng. Bỏ ngoài tai lời nói khích của bố: "Con học cho lắm vào rồi đi bán cà phê à?", Linh lặng lẽ mở công ty riêng. Sẵn tiềm lực về tài chính, cô chủ 8x táo bạo phát triển My Life thành chuỗi cà phê tại các khu vực trung tâm TP HCM như: Đinh Tiên Hoàng, Nam Quốc Cang, Võ Văn Tần, đến nay đã có 4 quán lớn nhỏ.

    Với gu nhạc nhẹ, thiết kế nội thất gỗ nền nhã, bày trí giản dị nhưng hiện đại; kết hợp giải khát với ngắm hoa, ăn uống, lại chọn những vị trí gần các cao ốc văn phòng; My Life nhanh chóng được giới công sở ưa chuộng. Khác với các quán khác chỉ hút khách vào buổi tối, quán của Linh lại đắt hàng vào ban ngày, đặc biệt là những giờ nghỉ trưa và xế chiều, thời điểm các nhân viên văn phòng tan tầm hoặc tạt vào bàn công việc.

    Vất vả chạy đi chạy lại, Linh thừa nhận, kinh doanh còn nhiều thử thách phía trước. Tại My Life đường Võ Văn Tần, quận 3, cô chia sẻ với VnExpress.net: "Dù đã có một vài lời ngỏ nhượng quyền nhưng mình vẫn muốn xây dựng My Life thành một tên tuổi chuẩn mực rồi mới tính đến việc bán thương hiệu".

    alt

    Không gian được bày trí giản dị nhưng hiện đại, sang trọng và đầy hoa của My Life. Ảnh: H.T.

    Không có nhiều tiền để thực hiện dự án lớn, nhiều bạn trẻ thầm lặng xây những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp bằng cách hợp tác mở quán cà phê nhỏ. Hà Thanh Phúc sinh năm 1988, cùng một người bạn ky cóp hơn 400 triệu đồng mở quán Cooku’s nest (Tổ chim cúc cu) khi còn là sinh viên Đại học Ngoại thương TP HCM.

    Quán nằm trên đoạn đường tĩnh lặng Tú Xương, quận 3, nhỏ xinh, ấm cúng, mang dáng dấp một ngôi nhà trên cao nguyên. Khách đến đây sẽ nhớ Đà Lạt vì mùi gỗ thoang thoảng vương trong không khí. Nhiều bạn trẻ ghé nơi này vì chuộng ánh sáng dìu dịu đủ để ấm cúng, nhạc nhè nhẹ đủ để thấy lòng bình yên, nến và hoa be bé đủ để ru lòng người tìm chút lãng mạn.

    Vốn say mê loại hình giải khát kết hợp với band nhạc du mục của phương Tây, Phúc linh hoạt tổ chức các chương trình ca nhạc hàng đêm bắt đầu lúc 21 giờ tối. Ca sĩ và nhạc công không hẳn là người nổi tiếng, nhiều khi là giọng ca không tên tuổi nhưng hòa đồng, thân mật với khán giả. Có khi ca sĩ đến trễ, Phúc đứng ra làm người dẫn chương trình, trổ tài kể chuyện và đọc thơ, chia sẻ với khách.

    Ít ai biết rằng, Phúc đã mất ăn mất ngủ 3 tháng ròng đi khắp Sài Gòn dò hỏi cò đất để tìm mặt bằng ưng ý, vác từng viên gạch phụ hồ xây nền, đi đến tận Tân Phú để tìm gỗ thô loại rẻ tiền nhất ốp vách, lặn lội đến các xưởng bán đồ thủy tinh để chọn ly tách thuộc hàng độc. Đó là chưa kể chuyện một cậu con trai đi chợ mua trái cây "chai mặt" ngã giá như con gái, thức khuya dậy sớm tìm mối lái để mua được giá hời.

    alt

    Các nhạc công và ca sĩ trẻ tại Cooku’s nest cà phê vào buổi tối. Ảnh: H.T.

    Chàng sinh viên tập tành kinh doanh kể, ngày khai trương quán không đủ bàn ghế, khách mời ngồi bệt xuống nền nhà nhưng bạn bè thông cảm không kêu ca. Thời gian đầu quán không có thợ pha chế thức uống, có hôm Phúc pha cà phê không nhỏ một giọt, khách kêu ra mắng té tát, đòi gặp quản lý để phàn nàn, nhưng khi biết bồi bàn cũng là chủ quán thì rộng lượng bỏ qua. "Quán là niềm vui và đam mê của mình từ thời cấp 3, nhưng rồi say mê đến đâu thì cũng phải đối mặt với việc kinh doanh nghiêm túc nên cứ rảnh giờ nào mình ghé quán giờ nấy mới yên lòng", Phúc nói.
    Nhóm bạn trẻ Hương, Tường, An đều sinh năm 1983, quen nhau từ thời còn làm chung một công ty quảng cáo, quyết định hùn vốn mở quán cà phê. Cuối năm 2008, mọi người loay hoay vay mượn được 300 triệu đồng và hăm hở tìm mặt bằng rồi sửa sang, đề co và chăm chút cho cơ nghiệp bé nhỏ.

    Đầu năm 2009, quán Yên khai trương trong lời phản bác, gièm pha của bạn bè với nhiều dự báo không tốt, thậm chí còn bị phê phán là tầm nhìn hạn hẹp, có nguy cơ thất bại. Bởi lẽ, mặt bằng quán bị bó hẹp trong 4 bức tường tù túng, nằm trong con hẻm sâu dẫn vào một khu tập thể trên đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3. Một vị trí bị cho là xấu và chật hẹp, không đáng để tới lui huống chi là ngồi uống cà phê. Thế nhưng bằng sự sáng tạo, góc nhìn mới lạ pha lẫn chút liều lĩnh, nhóm bạn trẻ này đã chứng minh điều ngược lại.

    Ghé vào và ngồi lại với Yên, khách sẽ bị thuyết phục bởi không gian yên ả, nhẹ nhàng như khói với gu nhạc không lời, đối lập với Sài Gòn náo nhiệt. Quán "ăn" khách ở lối bày trí cổ điển.

    alt

    Quán cà phê Yên có lối bày trí cổ điển gợi cảm giác thanh bình cho khách. Ảnh: H.T - Đ.H.

    Đó là cành đào khô trơ trụi treo cao ở góc sát trần nhà; một bức tranh vẽ mộc phỏng theo cuốn sách Hoàng tử bé; mảng tường gạch cũ; một cánh cửa xanh được vẽ trên nền sơn trắng gợi tò mò; vài chiếc kệ gỗ rẻ tiền có nhiều sách văn học; căn gác nhỏ với hai ô cửa sổ nhìn ra bãi đất trống xanh rì cỏ... Tất cả làm khách lạ thấy lòng mình lắng xuống như được trở về nhà nghỉ ngơi, tách khỏi những ồn ã bên ngoài và thư thả sống chậm lại để nhâm nhi một cốc kem, cà phê.

    Quy định của Yên là nói chuyện nhỏ nhẹ, không hút thuốc, vài tối trong tuần có ca sĩ trẻ đến chia sẻ đam mê âm nhạc. Họ hát và đàn để gần nhau hơn chứ không kiểu cách như những ngôi sao thời thượng. Mọi thứ cứ thấm vào lòng khách một cách mộc mạc, tự nhiên, dần dần khiến nhiều người rỉ tai nhau tìm tới.

    Trao đổi với VnExpress.net, Hương, quản lý quán cho biết: "Một năm kinh doanh đối mặt với rất nhiều thử thách ban đầu đã qua, tuy hiện nay cả bọn vẫn phải trả nợ vay nhưng mọi thứ đã dần ổn định".

    Hương tâm sự, trước đây học xong rồi đi làm, mở quán cà phê cũng chỉ bắt nguồn từ sở thích, nên khi lao vào việc mới bỡ ngỡ, lạ lẫm đủ điều. Thế nhưng niềm vui với công việc kinh doanh đã dần dần được lấp đầy bởi những trải nghiệm thú vị từ sự tán thưởng và quay lại nhiều hơn của khách.

    Các cô, cậu chủ thế hệ 8x dù chỉ tập tành kinh doanh từ những quán cà phê nhỏ nhưng đã gặp nhau ở chí lớn, đó là không ngần ngại theo đuổi đến tận cùng niềm đam mê của mình. Nói như Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, cơ hội kinh doanh cho giới trẻ hiện nay rất nhiều, điều quan trọng là các bạn có dám ước mơ và nung nấu ý chí, tìm cách thực hiện ước mơ đó hay không.
    Xem thêm: http://khoinghiep.info/con-duong-khoi-nghiep/mo-cua-hang/779-khoi-nghiep-tu-quan-ca-phe.html?start=1
  2. phamthuvptg

    phamthuvptg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Ngồi ở nhà, làm việc cho thế giới


    [​IMG] Bạn có thể làm việc cho các công ty trên thế giới nếu có chuyên môn, ngoại ngữ và... chiếc máy tính nối mạng!
    Tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, Lê Minh Đạt (26 tuổi), vừa làm cho một công ty trong nước, vừa kiếm việc freelance vào những buổi tối hay cuối tuần. Đăng ký tài khoản trên một trang web freelance, chọn việc đúng ngành kỹ thuật, anh chờ đợi!
    Bắt đầu là đàm phán về thù lao, chất lượng sản phẩm và thời hạn giao. Việc này quan trọng vì rất dễ xảy ra trường hợp chủ thầu “chạy” khi cộng tác viên vừa giao xong sản phẩm.
    Minh Đạt tâm sự: “Mình đã từng bị giựt hợp đồng. Khi nộp files thiết kế cho công ty nước ngoài đúng hẹn, họ bảo chưa được. Trong khi họ lại đang dùng bản vẽ của mình để chế tạo. Mình hỏi là chưa được chỗ nào? Họ không trả lời được. Mình không thể kiện họ, vì không có ai đứng ra làm trọng tài quốc tế cho những vụ việc thế này”.
    Sau lần đó, Đạt chỉ tìm đối tác, nhà cung cấp việc quốc tế có uy tín, và đàm phán về kỹ thuật chuyên môn, thù lao, giờ giấc... thật cẩn thận. Đạt lập luôn tài khoản ở trang web cung cấp việc quốc tế (freelancer.com). Theo Đạt, trang này uy tín nhất, khi có chuyện, bạn có thể liên lạc với họ đề nghị can thiệp.
    Từ khi làm thành viên freelancer, Đạt nhận được nhiều lời mời hợp đồng thiết kế máy móc từ các công ty, tập đoàn lớn tại châu âu, như Nedcon group, NTS... Khi nhận hợp đồng, nhìn tổng quát, Đạt thường báo giá cho chủ đầu tư dự án. Nếu tiến độ gấp, thù lao của người thi công sẽ phải cao hơn bình thường. Theo Đạt người làm việc tự do có thể bỏ túi 30-40 Euro/giờ.
    Và thuê “thế giới” làm việc cho mình!
    Người Việt mình cũng đang thuê nhân công từ nước ngoài làm freelance. Hữu Bình, sinh 1982, cựu SV ĐH Kinh tế TPHCM, đam mê sáng chế. Những sản phẩm của anh, như nhận diện ảnh số, máy nhận dạng mặt người... được các công ty Việt Nam săn bản quyền, yêu cầu cài đặt.
    Tham gia vào “chợ việc làm” trên mạng, Bình tập hợp được những người cùng chuyên môn khắp thế giới, chủ yếu là bạn trẻ, sinh viên quốc tế, để cùng thiết kế các công đoạn khác nhau cho sản phẩm hoàn chỉnh của mình.
    Bình cho hay: “Phần lớn các bạn đều nhiệt tình, có chuyên môn tốt, một số bạn là chỗ thân tình nên mình nhờ các bạn làm. Thù lao chỉ tượng trưng vài trăm USD cho một gói sản phẩm, mình có thể lo được”.
    Điều khiển công việc từ xa, Bình vừa đảm bảo việc hoàn thành đúng tiến độ để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, vừa bảo vệ được bản quyền cho sản phẩm của mình.
    Minh Đạt nhận xét: “Kinh nghiệm freelance với các công ty trên thế giới không hẳn là giấy chứng nhận tốt cho CV của bạn, nhưng đủ giúp bạn hình thành được tác phong làm việc có trách nhiệm, hiệu quả cao... trước những chuẩn yêu cầu của thế giới.
    Theo Xuân Huy
    Xem thêm: http://www.khoinghiep.info/con-duon...ha/1850-ngoi-o-nha-lam-viec-cho-the-gioi.html

Chia sẻ trang này