1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

why why why???

Chủ đề trong 'Văn học' bởi rock-spirit, 28/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, bác Egoist này lại làm khó em zồi, sắp Tết thế này, sao mà bỏ đi chơi để giới thiệu văn học cho bác được. Dưng mà may quá, có sẵn một ít fastfood để chiều bác: đây là lời giới thiệu của quyển sách "Cuộc sống không ở đây" của Kundera (sách sắp xuất bản, hi hi), do người quen với nhà Cỏ viết. Vì cái bạn người quen này cũng tre trẻ như Cỏ (21 tuổi khi dịch xong Cuộc sống không ở đây và viết lời giới thiệu) nên của đáng tội lời giới thiệu này theo ý em là quá dài, cấu trúc thì không hợp lý lắm cho một cái giới thiệu, hơi... khoe chữ và một số nhận xét thì hơi... trẻ, hi hi. Dưng mà bác nào chưa biết Kundera là ai cũng có thể hình dung phần nào về sự nghiệp của ông.
    PS1: Những ai đã đọc Tuyển tập Kundera và Tiểu luận của Kundera đều đã xuất bản cách đây lâu lâu, thì chắc sẽ không thấy trong cái giới thiệu này có gì mới lắm.
    PS 2: Vì nó dài, cho nên Cỏ sẽ đăng tải đưới dạng truyện nhiều kỳ, hi hi, vì TTVNOL ko chịu nhận những bài dài, vả lại Cỏ phải e*** lại tý chút vì sau khi convert font, 1 số chữ bị mất.
    Những ngọn lúa
    như ngón tay bíu chặt
    khi từ biệt nhau

  2. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tiếp xúc với tiểu thuyết hiện đại, người đọc cảm thấy ngỡ ngàng, lúng túng trước một khu rừng rậm rạp, lối đi chi chít đan xen nhau tưởng chừng vô tận. Tiểu thuyết mới với đại biểu Alain Robbe-Grillet, Nathalie Sarraute, tiểu thuyết phân tâm học của Timothy Finley, Marguerite Duras (Nỗi đam mê của Lol.V.Stein), rồi tiểu thuyết đi tìm lý lịch bản thân của Patrick Modiano??? Sự phá vỡ cấu trúc và không gian tiểu thuyết là điều dễ nhận thấy. Người đọc trở nên băn khoăn với câu hỏi: ??oTiểu thuyết đi về đâu????
    Có cảm giác như tiểu thuyết trở thành nơi để nhà văn nhào nặn, gán ghép mọi chủ nghĩa, trở thành những thử nghiệm lạ lùng đến độ người ta phải nghi ngờ về tính tiểu thuyết của những tác phẩm đó.
    ??oSự an tâm vào Tinh Thần Tiểu Thuyết???, may sao, đã trở lại khi đọc Milan Kundera, để nhận ra vẫn có những lối đi có thể cho tiểu thuyết, nhận ra tiểu thuyết đâu đã chết, di sản của Cervantès đâu đã bị ??omất giá???. Nếu cần đặt tên cho chủ nghĩa mà Kundera hướng tới, như thói quen lâu nay của các nhà phê bình văn học, thì chỉ có duy nhất một cái tên thích hợp: tiểu thuyết theo chủ nghĩa tiểu thuyết.
    Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay, Cuộc sống không ở đây là sáng tác ở giai đoạn khá sớm của nhà văn Séc (1970), trước khi ông sang định cư hẳn ở Pháp (1975). Khi đó, trào lưu Phản tiểu thuyết, Tiểu thuyết mới, Phê bình mới đang lên cao nhưng Cuộc sống không ở đây vẫn mang hình dáng, cấu trúc và bút pháp khá truyền thống: cốt truyện mạch lạc, nhân vật rõ ràng, có lai lịch, bối cảnh lịch sử hiện thực. Sự lựa chọn này sẽ được Kundera giữ gìn và tiếp nối khá nhất quán trong suốt những chặng đường sáng tác sau này.
    Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là Kundera không hiện đại. Trên thực tế, chủ đề nền tảng trong tiểu thuyết của ông chính là Thời Hiện Đại. Chỉ có điều, cách thể hiện tính hiện đại đó ở ông khá đặc biệt, thậm chí kì lạ mà một nhà văn Việt Nam từng nói là có tính "ma thuật???.
    Văn học Séc, một nền văn học phong phú và nhiều thành tựu, đã được giới thiệu ở Việt Nam, tuy còn ở mức độ chưa cao, chưa toàn diện. Về văn đã có bản dịch các tác phẩm của Franz Kafka, Milan Kundera, gần đây là truyện ngắn của Bohumil Hrabal, về thơ có V.Nezval. Tiểu thuyết Kundera được dịch gồm Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên (đều do Ngân Xuyên dịch qua bản tiếng Pháp và tiếng Nga), trong đó Sự bất tử được đánh giá là tiêu biểu nhất cho tư tưởng cũng như bút pháp Kundera. Một số tiểu luận của ông cũng đã có bản Việt ngữ (như Di sản bị mất giá của Cervantès trên tạp chí Văn học nước ngoài).
    Những ngọn lúa
    như ngón tay bíu chặt
    khi từ biệt nhau

  3. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    "Cuộc sống không ở đây" và "Sự bất tử" được sáng tác cách nhau đúng 20 năm (1970 và 1990). Thật thú vị khi nhận ra sự tương đồng giữa hai tác phẩm này, nhất là về hình thức (hai truyện có độ dày tương đương, đều được chia thành 7 chương và kết cấu gồm các câu chuyện nhỏ đan xen rất đặc trưng cho phong cách Kundera). Nhưng điều thú vị nhất là đã có sự tiếp nối về mặt chủ đề giữa chúng. Nếu Cuộc sống không ở đây nghiêng về thơ ca, thì Sự bất tử lại ngả về tiểu thuyết. Có lẽ ý thức về sự tiếp nối này mà trong Sự bất tử có đoạn khá dài nhắc đến Jaromil, nhân vật chính của Cuộc sống không ở đây, với tư cách người triệt để theo triết lý Phải tuyệt đối hiện đại. Việc nhắc lại nhân vật của một tiểu thuyết trước đó trong tiểu thuyết sau này là điều hiếm thấy ở Kundera. Về tiểu thuyết, Kundera còn có một số chuyên khảo rất đặc sắc như "Nghệ thuật tiểu thuyết" và "Di sản bị mất giá của Cervantès". Có vẻ như Kundera hồi trẻ say mê thơ hơn, nhưng dần dần thiên hướng tiểu thuyết đã chiếm ưu thế, để rồi ông trở thành một trong những tiểu thuyết gia quan trọng nhất thế giới hiện nay.
    Những kiến giải của Kundera, cả về thơ lẫn về tiểu thuyết, rất đặc sắc. Nhà thơ, theo Kundera, trước hết là một người ??ođược lựa chọn???. ??oThơ ca là mảnh đất nơi mọi lời khẳng định đều trở thành chân lý???. Ngày hôm nay nhà thơ có thể nói ngược lại hoàn toàn với những gì anh ta nói ngày hôm qua; như thế chẳng có gì đáng ngạc nhiên, là sai trái cả, bởi đn gin anh ta là một thi sĩ, một người ??ođược lựa chọn???. Đó là quyền năng của Jaromil, cũng như của Rimbaud, Nerval, Wolker, Shelly???
    Kundera cũng nói đến sự cô đơn, sự khốn cùng của nhà thơ bị vây hãm bởi những vòng lạt mỏng manh nhưng không thể thoát ra. Sự cô độc, yếm thế đó vô cùng tinh tế, chỉ bản thân nhà thơ trong "căn phòng của thơ ca" mới cảm nhận hết được. Nhà thơ, nhất là những người trẻ tuổi như Jaromil, như Shelly, luôn có hai khuynh hướng trái ngược nhau: họ muốn được là bình thường, họ muốn là những người đàn ông "đúng nghĩa" như bao người đàn ông khác, được hoà mình vào đám đông, nhưng đồng thời họ lại ý thức được ??ovũ trụ bên trong??? đầy phức tạp, cái vị trí ??ođược lựa chọn??? của mình, những cái đó quy định họ phải sống khác, và chết cũng khác mọi người - tất cả đều mơ về cái chết trong ngọn lửa bùng cháy. Bị giằng xé dữ dội bởi hai khuynh hướng đó, các nhà thơ không sao tìm được lối đi thích hợp dung hoà được chúng - đó là bi kịch của cuộc đời họ, nó sẽ dẫn đến những kết cục mang tính thảm họa. Và ngay cả khi đã phải chịu bao đau đớn, cái chết mà họ hằng mơ ước cũng không mấy khi đến. Bruno, Jan Hus, những nhà cải cách tôn giáo và khoa học, chết trên giàn thiêu, nhưng những người muốn thay đổi nghệ thuật không có được kết cục huy hoàng đó: Nerval chết treo, Paul Celan chết đuối ở sông Seine, còn Jaromil chết trong băng giá dưới bầu trời Praha mùa đông.
    Những ngọn lúa
    như ngón tay bíu chặt
    khi từ biệt nhau

  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Tôi sẽ đọc Kun!
    Tôi thích những nhà văn nói về sự cô đơn!(mà hình như cỏ cũng vậy!)
    Ôi những tiếng nói về cái chết
    chúng mới yêu cuộc sống làm sao!
    Tui chỉ biết Athur Rimbaud mà thôi
    "một ngày tôi đặt cái đẹp lên đầu gối tôi
    Và tôi thấy nó cay đắng quá"
    HPA dịch.
    Egoist
    Được sửa chữa bởi - Egoist vào 08/02/2002 14:40
  5. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    20 năm sau, Kundera để nhân vật của mình phát biểu trong Sự bất tử: ??oĐiều quan trọng nhất trong tiểu thuyết chính là cái không thể nói bằng cách nào khác hơn tiểu thuyết, khiến cho mọi sự phóng tác nó đều không thể được???. Theo ông, tiểu thuyết cổ điển (sau thời của những Rabelais, Diderot, Sterne) sai lầm ở chỗ chúng tự biến mình thành ??ocái ngõ hẹp mà người ta dùng roi để lùa các nhân vật vào???. Kundera phản đối tính kịch căng thẳng của tiểu thuyết, cái thói quen cố hữu của các tác gia xây dựng mọi chi tiết, mọi hình ảnh chỉ để cuối cùng nút lại ở nơi kết chuyện. Khi người đọc cởi xong cái nút đó, coi như tác phẩm đã được hoàn thành, đã được hiểu toàn vẹn. Ông nói: ??oCuốn tiểu thuyết bị thiêu trụi trong ngọn lửa kịch tính của mình như một bó rơm???. Tinh thần tiểu thuyết là điều Kundera hay nói đến. Dường như với ông nó quan trọng hơn là tiểu thuyết thật sự. Ông phát biểu: ??oTinh thần tiểu thuyết là tinh thần của sự phức tạp. Mỗi tiểu thuyết nói với độc giả: Sự vật ở đời phức tạp hơn là anh tưởng???.
    Để rồi Kundera đi đến kết luận, cũng là lời một nhân vật trong Sự bất tử: ??oTiểu thuyết không cần phải giống như cuộc đua xe đạp, mà giống như một bữa tiệc có nhiều món???. Ông cũng viết: ??oCuốn tiểu thuyết nào không khám phá ra thêm được một mẫu sự sống trước nay chưa từng biết là một cuốn tiểu thuyết vô đạo đức. Hiểu biết là đạo đức duy nhất của tiểu thuyết???. Đó là đạo đức mà Kundera luôn hướng tới.
    Cuộc sống không ở đây không phải đơn thuần là chuyện đời chàng thi sĩ trẻ Jaromil. Chẳng qua ??oống kính??? tình cờ nhằm đúng vào cậu ta, chứ không phải vào hoạ sĩ, vào cô gái tóc đỏ, người mẹ hay con trai người gác cổng??? Người ta hoàn toàn có thể đặt vấn đề khác đi: nếu ống kính được đặt ở vị trí khác, nhằm vào một hướng khác, thì tức khắc toàn bộ tiểu thuyết cũ sẽ sụp đổ, Jaromil sẽ trở thành một hình ảnh thoáng qua, không nghĩa lý gì. Nhưng vì cái "mẫu sự sống" với Jaromil là tâm điểm, trong con mắt nhà văn, nổi bật hơn, đẹp hơn và nhất là có tính mới hơn những mẫu lấy tâm điểm là những người khác nên ông đã đưa ra cách lựa chọn đó.
    Điều quan trọng không phải là miêu tả nhân vật y như thực - dù vẻ ngoài Cuộc sống không ở đây là như vậy. Tiểu thuyết Kundera là như thế: không gian truyện đầy ắp những nhân vật xét về lịch đại chẳng có gì là chung, nhưng đã được nhà văn ??olôi kéo??? vào, trở thành một tác nhân, một ??okịch sĩ??? trên sân khấu tiểu thuyết và tự khắc, nhờ vào những lôgic nội tại của tiểu thuyết, những nhân vật đó thoắt trở thành đồng đại, dù chỉ là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Lermontov chẳng có gì chung với Jaromil - cũng như Jan Hus, Shelly, John Keats nhưng họ cũng chẳng khác gì nhau ở điểm đều mơ về cái chết trong lửa thiêu, về nỗi sợ hãi cái lố bịch.
    Những ngọn lúa
    như ngón tay bíu chặt
    khi từ biệt nhau

  6. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Ôi! Nghe nhà bác Egoist đọc thơ Rimbaud làm tôi nhớ cái quãng thời gian mà tôi với bác sống chung trong căn gác ọp ẹp quá. Mà ai bảo ọp ẹp nhỉ, thiên đàng ấy chứ chẳng chơi. Ôi! Hiện thực huyền ảo! "Hãy oxy hoá những ống máng..."

    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  7. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    "Hãy oxy hoá những ống máng..."
    "Hãy quăng cát đá vào những cửa hiệu..."
    đó là thiên đường ư? Sống thoi thóp như là "chó "
    tặng cho mi
    "Hai con cho' với cái bụng rỗng
    Tinh thần rệu rã
    Nằm ôm thiên đàng"
    Lau khô túi áo (chay' khet')
    Và liêm sĩ rũ màng"
    Cô cỏ ơi!
    tui đã đọc được một cuốn tiểu luận của M. kundera thôi chưa đọc tiểu thuết nào.Kun cho rằng ông ta là nhà tiểu thuyết chứ không là nhà văn.hay nhỉ?Hôm đó rất tiếc là tui đã mua trước cuốn tiểu luận (rồi cháy túi), nếu không thì "sự bất tử, chậm rãi, bản nguyên" sẽ không xổng với tui.

    Đối tửu đương ca
    Nhân sinh kỷ hà
    Thí như triêu lộ

  8. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cái lố bịch xuất hiện ở khắp nơi trong các tác phẩm của Kundera. Mọi nhân vật đều sợ nó, một nỗi sợ còn lớn hơn nỗi sợ cái chết. Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter (Sự bất tử) sợ lố bịch chẳng kém Jaromil, hay Vincent (Chậm rãi) sợ nó. Người ta có thể cảm thấy lố bịch về vẻ ngoài của mình (Jaromil), về cơ thể mình (Jaromil, người mẹ), về sự thiếu nam tính (các nhà thơ trẻ), lố bịch trong ******** (Vincent), lố bịch của nhà khoa học (Cechoripsky trong Chậm rãi quên đọc tham luận tại hội nghị côn trùng học sau khi trình bày tình cảm của mình), lố bịch cả trong sự bất tử (bởi quả thật có một sự bất tử lố bịch mà ít nhiều mọi vĩ nhân, kể cả Hemingway hay Goethe đều phải chịu). Cái chết của Lermontov, của Jaromil cũng đều bắt nguồn từ nỗi sợ khủng khiếp đó. Bởi xét cho cùng, khi Lermontov hỏi rằng có gì quý hơn danh dự (kể cả thiên tài của ông), thì tức là ông đang bị nỗi sợ lố bịch xâm chiếm. Jaromil bỏ chạy khỏi căn phòng của cô gái tóc nâu, để mất cô gái đeo kính, chạy khỏi bãi biển nơi có người mẹ, phản bội lại tín điều cuộc sống và nghệ thuật của mình, thậm chí chấp nhận cái chết trong băng giá cũng vì cậu không thể đối mặt với cái lố bịch. Con người, hay nói chính xác hơn, cái bên trong con người, thực ra vô cùng yếu ớt. Ở đâu đó chính Kundera đã phản đối ý kiến của các nhà triết học cho rằng chẳng việc gì phải để ý xem người khác nghĩ gì về mình, cái quan trọng chỉ là ở bản thân như thế nào mà thôi. Nhưng không! Dù ít ai dám thừa nhận thì thực tế vẫn là con người sống cho những người khác nhiều hơn cho mình, vẫn luôn có nỗi sợ hãi lố bịch trước con mắt tha nhân. Thậm chí, ông nói thêm, trong tình yêu, khi một người không quan tâm người kia nghĩ gì về mình nữa thì cũng có nghĩa tình yêu đã không còn. Dường như yếu tố ridicule này đã trở thành điều ám ảnh Kundera và các nhân vật của ông, trở thành như một complex - mặc cảm - theo cách nói của phân tâm học.
    Một hình ảnh nữa cũng ngập tràn các trang viết của Kundera: chiếc máy camera, mà ta có thể suy rộng ra máy radio, truyền hình, nghĩa là toàn bộ những phương tiện của giới truyền thông. Cuộc sống của con người hiện đại mỗi phút mỗi giây đều làm mồi cho những chiếc máy quay tọc mạch; chúng không buông tha ai - cho đến cả những ca mổ trong bệnh viện cũng được yêu cầu phải đặt máy quay để ?obảo vệ quyền lợi bệnh nhân? (Sự bất tử). Thêm một nỗi kinh hoàng nữa trong chuỗi những nỗi sợ hãi vốn đã quá nhiều của đời người.
    Jaromil trong Cuộc sống không ở đây khổ sở đến không thể đọc nổi những bài thơ của mình trước máy quay của nữ điện ảnh gia xinh đẹp mà cậu thèm muốn, dù đó là những bài thơ cậu yêu quý hết lòng. Giọng đọc bản tin thời tiết, bình luận thời sự, tường thuật tai nạn giao thông đi cả vào giấc ngủ con người, bao vây họ, kiềm toả họ. Điều quan trọng nhất đối với các chính khách thời nay là lấy lòng chiếc máy camera bằng mọi giá. Trong Chậm rãi có đoạn tả nghị sĩ Duberques chờ đúng lúc máy quay hướng về phía mình để tiến đến hôn vào miệng một bệnh nhân AIDS. Đối thủ của Duberques, ngài Berck, tức tốc bay sang châu Phi chụp ảnh đứng bên cạnh xác một bé gái da đen bị ruồi bu đầy. Chantal, nhân vật chính của Bản nguyên làm việc cho một hãng qung cáo chuyên đi quay những đoạn phim ngắn, nơi những ý tưởng điên rồ nhất được chiếc máy camera thực hiện một cách hoàn hảo để phục vụ cho mục đích thưng mại. Ở những đoạn có liên quan đến máy camera, ngòi bút Kundera chợt trở nên trào lộng, châm biếm chua cay đến khắc nghiệt. Ông đã tạo ra một cách nhìn rất độc đáo về hiện tượng xã hội mà các nhà phê bình thường gọi là ?ocái nhìn của quỷ? (Ricard), hay "trực diện nhìn vào cái ác" (Guy Scarpetta).
    Thực ra có thể nói hình tượng chiếc máy camera là hình ảnh biểu trưng của con mắt tha nhân, có nghĩa nó cũng là biểu hiện của nỗi sợ lố bịch. Lại thêm một lần nữa, Kundera dùng ngôn ngữ tiểu thuyết sắc nhọn của mình để chống lại những cái phản-con người, phản-cá nhân.
    Kundera cũng hay đề cập đến tình yêu, nhất là ********. Trong Bản nguyên, Leroy, giám đốc hãng quảng cáo, đã tự biến mình thành môn đệ của Freud khi khẳng định tính dục xuất hiện ở con người sớm hơn người ta tưởng nhiều, ngay cả ở giai đoạn bào thai. Jaromil bao nhiêu ngày tháng dài bị nỗi ám ảnh ******** hành hạ, tưởng chừng không thể thoát ra cho đến khi gặp cô gái tóc đỏ.
    Nhưng ******** trong tác phẩm của Kundera có một điểm rất riêng: nó, cũng như các chủ thể mang nó, luôn bị nỗi sợ cái lố bịch hành hạ. Chậm rãi có phần đầu kể lại câu chuyện trong một tiểu thuyết tình cảm Pháp thể kỉ XVIII của Denon, được Kundera cấp cho một ý nghĩa mới: đại diện cho ******** lố bịch, để rồi sau đó kết hợp với chuyện tình thời hiện đại của Vincent và Julie (cũng mang tính lố bịch) để tạo nên một lý thuyết mới về tốc độ: khi muốn quên đi một chuyện gì đó không dễ chịu, một cách vô thức người ta đi nhanh lên, còn khi muốn ghi nhớ thật lâu một chuyện gì, bước chân con người tự khắc chậm hẳn lại.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  9. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Điều quan trọng nhất, và cũng khó nhất, là chỉ ra cái mạch ngầm chảy dưới các tác phẩm của Kundera - phần chìm, cái quyết định cho phần nổi là tiểu thuyết của ông. Cần thiết phải chỉ ra được những nhân tố nào tác động chủ yếu đến cách nhìn, tư tưởng của ông. Hệ thống lại tư tưởng cốt lõi của Kundera, nhà văn Nguyên Ngọc có một nhận xét xác đáng: ?oTiểu thuyết ra đời khi châu Âu, bằng sự phát hiện vĩ đại ra cá nhân, bước vào Thời Hiện Đại?. Quả thật, khi bàn về Kundera, luôn nổi lên ba điểm đặc biệt đáng chú ý: Châu Âu, Cá Nhân và Thời Hiện Đại.
    Kundera là nhà văn châu Âu, điều này khỏi cần bàn cãi. Ở ông biểu hiện của một người theo thuyết Eurocentrisme - Âu châu luận - rất rõ nét. Ông từng khẳng định, có phần võ đoán, nhưng là võ đoán theo kiểu đầy niềm tin rất Kundera trong Di sản bị mất giá của Cervantès: ?oTiểu thuyết là công trình của châu Âu; những khám phá của nó, dầu là được thực hiện trong những ngôn ngữ khác nhau, là thuộc về châu Âu toàn vẹn?. Coi trọng vận mệnh của Lục địa cũ, ông từng lo lắng thốt lên: ?oChâu Âu đã suy yếu? khi nhận ra chiều hướng đi xuống của nó.
    Cá nhân là phát hiện lớn của châu Âu. Nhiều người đã cảnh báo từ rất sớm nguy cơ mất đi cá nhân và tính cá nhân trong thời hiện đại. Các nhà hiện tượng luận Husserl và Heidegger nhận ra với khoa học kĩ thuật phát triển quá cao, cá nhân bị tan hoà trong thuyết toàn trị, trở thành như một khái niệm để khảo sát bằng toán học và như vậy thực ra không còn cá nhân nữa. Heidegger quyết định rời khỏi truyền thống triết học Đức từ Kant để đi vào bản thể học, để dùng triết học chống lại sự lãng quyên cá nhân. Tiểu thuyết cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đề cao tính cá nhân của con người, tính cá nhân hiểu theo nghĩa tự hiểu được mình, bản thân mình cũng như trong mối quan hệ với bên ngoài, và Kundera là một trong những người đi theo dòng đó. Ông viết: ?oChân lý toàn trị loại trừ tính tương đối, tính hoài nghi, nghi vấn, và nó mãi không thể dung hoà với Tinh Thần Tiểu Thuyết.? Trong văn học châu Âu trước đó, đã có sự khẳng định cá nhân, mà tiêu biểu hơn cả có lẽ là Dostoievski, người hùng hồn tuyên bố: ?oCon người là một bí mật?, hay ?oTôi là một nhà hiện thực theo ý nghĩa cao nhất của từ này, tức là tôi miêu tả tất cả những gì sâu thẳm nhất của con người?.
    Khi Kundera chuyển sang định cư ở Pháp, dường như ông đã tìm được mảnh đất màu mỡ của cá nhân, bởi theo Ilya Erenbua trong Paris sụp đổ thì ?oNước Pháp là đất nước của những người cá nhân chủ nghĩa?. Chính đất nước này đã cung cấp chất liệu để Kundera xây dựng nên những nhân vật như Agnès của Sự bất tử, trong tâm tưởng luôn có ý nghĩ sẵn sàng bỏ chồng con để sống một cuộc sống thực sự cho riêng mình.
    Thời Hiện Đại được Kundera nhấn mạnh nhiều lần. Trong Cuộc sống không ở đây, các nhân vật - nhà thơ đều coi câu nói của Rimbaud: Phải tuyệt đối hiện đại là tuyên ngôn cho nghệ thuật và cuộc đời mình. Phải hiện đại tuyệt đối, hiện đại hoàn toàn, nên Jaromil, dù đau lòng, đã phản bội lại nghệ thuật hiện đại ăn sâu vào máu thịt mình, để dấn thân vào thời cuộc của những câu thơ có vần chuyên ca ngợi, những lời tuyên truyền, khẩu hiệu hô hào rỗng tuếch.
    Tuyệt đối hiện đại trở thành lẽ sống không những của nghệ thuật mà trong cuộc sống thường nhật. Paul trong Sự bất tử vì tuân theo nguyên tắc đó mà tán thành mọi hành động dù là kì quái nhất của con gái, trong khi trong lòng anh hoàn toàn không thích thú.
    Theo Kundera, sự ra đời của Thời Hiện Đại phát xuất từ Descartes và Cervantès, một người về triết học và một người về văn chương. Cả hai đều ấn định tính chất quan trọng tuyệt đối của cá nhân. ?oCon người anh hùng Descartes? (theo cách nói của Hegel) khẳng định "Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại"; còn Don Kihote với ngọn thương dài và con ngựa già dấn thân vào một cõi đời không còn Chúa - vị Pháp quan tối cao - với sự ngơ ngác của một con người bị ném vào một vũ trụ mênh mông xa lạ.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  10. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Trong Cuộc sống không ở đây ta sẽ bắt gặp những giấc mơ, những giấc mơ tiếp nối giấc mơ, trùng phức lên nhau, trong giấc mơ lại có giấc mơ nữa, và cứ thế mãi. Điều này cũng thể hiện phong cách viết tiểu thuyết của Kundera: nhân vật tiểu thuyết là hiện sinh chứ không hiện thực, là con người được đặt vào những nơi những chỗ ??ohao hao giống thật??? nhưng không phải là thật, với những tình cảm, trạng huống có thật nhưng lại như không thật???
    Sự trùng phức đó cũng thể hiện ở chỗ trong tiểu thuyết lại có tiểu thuyết, tiểu thuyết này cư ngụ trong lòng một tiểu thuyết khác. Không chỉ trong Cuộc sống không ở đây mới như vậy (khi Jaromil tưởng tượng ra nhân vật Xavier, bản sao của mình), mà còn ở những tác phẩm sau này, rõ nét nhất là trong Bản nguyên, khi nhân vật Jan Mark tự tạo ra một Jan Mark thứ hai để thử nghiệm một vị thế mới trong quan hệ với Chantal, người tình của anh.
    Cuộc sống không ở đây miêu tả chủ yếu những quan hệ gia đình khá bình thường. Sống trong những quan hệ đó, Jaromil không chịu đựng nổi, cậu đã phải chạy đi, chạy xa mãi, để rồi tuyệt vọng vì không sao thoát ra được, đã phải thốt lên: ??oCuộc sống ở nơi khác???, cuộc sống không phải ở nơi đây. Đó là bản nhạc chính của tác phẩm, nốt nhạc cao nhất, nổi bật nhất so với những nốt nhạc khác cũng âm vang nhưng tự chìm đi để dành chỗ cho nốt nhạc chủ đó.
    Cuộc sống không ở đây không phức tạp như những tác phẩm sau này của Kundera, khi tài năng và độ chín cũng như sự nhuần nhuyễn đã đạt đến mức độ cao hơn. Nhưng điều đáng quý ở Cuộc sống không ở đây là một cái nhìn trong trẻo (có lẽ do các nhân vật đều còn rất trẻ?!) dù bị hoàn cảnh chính trị, những giằng xé bên trong, những xấu xa ích kỉ của con người làm lu mờ. Ricard, (xem phần Phụ lục cuối sách) rất có lý khi cho rằng không ai không nhận thấy một phần Jaromil trong mình - hay nói đúng hơn, một phần mình trong Jaromil, nhân vật trung tâm của truyện.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...

Chia sẻ trang này