1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

why why why???

Chủ đề trong 'Văn học' bởi rock-spirit, 28/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Hi hi hi , bạn cũ ơi, không chơi gõ cả một bài dài ngoằng thế đâu nhá :-). Mà sao giờ lại chọn cái tên grass thế:-)
    1/ Chính xác nhà văn thứ nhất là Market. Nhà văn thứ hai là Milan Kundera
    2/ trong 10 nhà văn đương đại đứng đầu thì Market đứng thứ nhất, Kundera đứng thứ hai
    3/ Thêm một tí về ******** hi hi
    Chính Kundera là người đã phát hiện ra giá trị của những đoạn đả động đển ******** trong văn của Kafka. Trong tiểu luận "Cái bóng bị thiến hoạn của thánh Garta", ông đã chỉ ra rằng Kafka là một trong những tác giả đầu tiên phát hiện ra một khía cạnh mới của ******** thòi hiện đại, khi nó thoát ra khỏi cái bóng mù sương của niềm đam mê lãng mạn, một phương diện mang tính hiện sinh của ******** : " ******** chống lại tình yêu; sự lạ thường của người khác như là điều kiện,như là đòi hỏi của ********; tính nước đôi của ******** , các khía cạnh kích thích cùng lúc gây kinh tởm của nó, sự vô nghĩa kinh khủng của nó mà chẳng hề làm giảm quyền lực đáng sợ của nó...
    4/ Phải thú nhận rằng đọc Kundera không dễ một tí nào. Tác phẩm đầu tiên của Kundera mà tôi đọc là 'Sự bất tử' , cách đây 6 năm khi tôi học lớp 11. Chúa ơi, suốt 1 năm trời tôi vất vả nhằn tác phẩm đó. Đôi khi đọc được chục trang, không đọc nổi, quẳng đi. Để rồi vài ngày sau đó lại chợt nhận ra sự quyến rũ kì lạ của những trang sách mình vừa đọc. Có chúa chứng giám là tôi không hề có ý dịnh làm những bạn nào chưa dọc và sắp đọc Kundera nản lòng. Ngược lại, tôi muốn cổ vũ các bạn dừng ngại, hãy cứ thử nhằn ông ý xem, qua phần vỏ cững của hạt hồ đào bạn sẽ gặp những thứ khá hay ho đấy :-)
    Tớ nói thế đúng không cố nhân thân mến oi :-))))))
    V@

    V@
    [/size=4
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Pagoda có thể cho biết danh sách 10 nhà văn đấy không, cùng với những tác phẩm đặc sắc của các tác giả này

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  3. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hì, cố tri đừng có hiểu nhầm thế tội nghiệp tớ. Mấy năm không gặp tớ vẫn chả chăm lên tý nào đâu, cái Kundera dài ngũng ngoẵng này nó ở sẵn trong máy rồi, lôi ra tỉa tót tý xíu đem tặng bác Egoist đây (tặng thì cứ tặng, còn người ta có nhận được hay không, hi hi, thì là tuỳ người ta, nhờ ấy nhờ).
    Thêm một ít động viên cho những bác nào định đọc Kundera, tớ đọc Sự bất tử sau ấy, lúc hết thời phổ thông rồi mặc dù chính xác y xì phoọc trong cái quyển mà ấy đã đọc (hì, Văn học nước ngoài năm 97, đúng hông). Và từ lần đầu tiên đã lờ mờ thấy rằng nó là quyến rũ, mặc dù nhan sắc của nó hơi thiếu tính cổ điển. Nhưng khi ấy chưa thấy nó là "ma thuật". Cái ma thuật ấy lại lờ mờ thấy khi đọc lần thứ 2, trong cái tuyển tập dày sù sụ có thêm Bản nguyên và Chậm rãi. Chậm rãi tớ không thích lắm, vẫn là bút ấy văn ấy, nhưng dường như không thật đạt. Còn Bản nguyên, thậm chí tớ thích hơn là Sự bất tử, dù không đồ sộ và phong phú bằng. Sự bất tử giống như rừng chằng chịt lối đi lại. Bản nguyên thì là con đường, nhỏ nhắn, xinh xắn rẽ ngang rẽ dọc trong những giấc mơ và tâm hồn người.
    Những cái khác, cố tri nói cả rồi, hì.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Em cũng công nhận với các bác là Sự bất tử đọc cực phê luôn.

    Tequila sunrise

  5. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    thất kinh thất kinh, em Grass viết hay quá xá. Thế lày thì phải tuyển thêm vợ 4 mất thôi. Thỉnh thoảng còn được ngậm tẩu dung đùi lằm nghe kể chuyện văn chương với nị Husserl, Heidegger.
    Thế em Grass có đồng ý nàm vợ bốn của anh không lào, nhà anh nhà ngói 5 gian, mỗi vợ nhét một gian không đánh nhau sứt môi được đâu.
    ( Ps : ngày sưa nông dân tôi có đọc một cuốn tạp chí của viện Triết Học VN, ngoài cái bìa ngoại hạng bóng nộn mà bọn Tây nhìn cũng tưởng trẻ con cấp 1 nàm báo với mấy cái quảng cao to vật ở mặt sau cho phân nân Văn Điển hay hãng xản suất giầy dép gì đó; đọc thử bài viết về Wittgenstein thì hình như đáng tiếc nà bác trưởng phòng triết học Anh-Mỹ tên gì đẹp phết viết sai ngữ pháp VN và dịch sai lốt cả tiếng Anh. Đọc như thế mà hiểu được triết Tây thì quả dân ta toàn thiên tài. )
    ơ hay xức rân như nước
    quan cả đời rân vạn dại
  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    tặng thì cứ tặng, còn người ta có nhận được hay không, hi hi, thì là tuỳ người ta, nhờ ấy nhờ).<<-----?????
    câu này khó hiểu quá ý cô cỏ ơi........
    mà cũng có lý nhỉ
    1)cô vừa trách tui (thì là tuỳ người ta)???
    2) châm chọc tui (người ta có nhận được hay không)??? tui có đủ sức tiếp nhận hay không ý mà.
    ui tui phục cô quá đi. chả trách !?!
    Kẻ ích kỷ bị xa lánh.tèn ten(ta có nên hạnh phúc về điều đó không nhỉ?)

    Đối tửu đương ca
    Nhân sinh kỷ hà
    Thí như triêu lộ

  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    ặ? thỏ?? c?Ăi lỏằ?i giỏằ>i thiỏằ?u ỏ?Ơy là dành cho Kundera chỏằâ không phỏ?Êi cho tiỏằfu thuyỏ??t "CuỏằTc sỏằ'ng không ỏằY ?'?Ây" à(?), h?ơ h?ơ, ỏằô, ?'úng là "cuỏằTc sỏằ'ng không ỏằY ?'?Ây" thỏ?ưt, bỏ?Ăn ... "GRASS" nhỏằ?.
    Lỏằ?i giỏằ>i thiỏằ?u ỏ?Ơy mỏằ>i chỏằ? nhỏ??c lỏ?Ăi nhỏằ?ng ?'iỏằ?u Kundera ngh?â và viỏ??t ra trong 3 tiỏằfu thuyỏ??t (Sỏằ? bỏ?Ơt tỏằư, Chỏ?ưm r?Êi, Bỏ?Ên nguy?ên) và mỏằTt sỏằ' tiỏằfu luỏ?ưn v?fn hỏằ?c ?'?Ê dỏằi thiỏằ?u" Kundera. Không thỏ?Ơy dỏằi thiỏằ?u thỏ?? ?'?Ê hỏ??t chặ?a hỏằY bỏ?Ăn Grass?
    Khóc nhặ? thiỏ??u nỏằ? vu quy
    Cặ?ỏằ?i nhặ? anh kho?Ă hỏằ?ng thi vỏằ? làng ...
  8. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, "bạn ... "GRASS" nhỉ" là sao hả bạn Cuoihaymeu? Bạn grass là bạn grass, còn chấm chấm với mở ngoặc kép là cái gì cơ?
    Trong cái phi lộ trước lời giới thiệu đã bảo zồi, nếu đọc Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên và Tiểu luận rồi thì thôi khỏi đọc cái lời giới thiệu này làm gì, xế mà bạn cứ ý kiến, xế là xế nào?
    Cái lời giới thiệu ý hết zồi, định sửa lại thêm chữ "Hết" vào, cơ mà TTVNOL lại lỗi, hông sửa được. Thôi bi giờ gõ vào đây vậy: HẾT.
    Còn 1 cái phụ lục (hi hi) của Ricard, có vẻ giống 1 cái "giới thiệu" Kundera hơn, cơ mà không có bản soft, mà tớ là tớ hông có đủ chăm để ngồi gõ nó ra. Thế nhá các ấy nhá.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    hế, có tới 2 cái giới thiệu Kun trong một quyển sách cơ à bạn Cỏ. Thế thì quả này cứ gọi là quá tải, hì hì. Thui ấy ơi, mùi nhà bếp đã bay ra thơm lừng thế zồi thì ít nhiều cũng dọn ra cho mọi người măm một tí nhá, xem "món" Kundera Tây nấu nó có ngon lành hơn các món ta nấu không nhá, hì hì , TIẾP nhá...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  10. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, tớ là tớ quý nhà bạn Cuoihaymeu lắm, nể bạn lắm, nên mặc dù hông đủ chăm để gõ cái bài dài ngoằng gần 4 trang A4 nhà nó ra cho bạn, dưng mà sau 1 hồi đi xin chỗ nọ chỗ kia, thì kiếm được cái bản được gõ sẵn để hầu bạn đây. Cảm ơn tớ đi nhá.
    Chú thích thêm là dịch giả có cho biết 1 vài đoạn được lược đi (như thông lệ) vì lý do chính trị.
    Cách nhìn nhận của quỷ Satan
    Francois Ricard (1978)
    Dưới những vẻ ngoài thật vô tội, tác phẩm của Milan Kundera là một trong những đòi hỏi bức thiết nhất đối với việc đọc của chúng ta hiện nay; tôi sử dụng từ này (đòi hỏi - ND) với nghĩa mạnh nhất của nó, để khẳng định một cách chắc chắn rằng tác phẩm này đặt ra một thách thức cực kì khó khăn trước tinh thần và tâm hồn người đọc, nhưng lại được đặt cho chúng ta theo cách không thể bỏ cuộc giữa chừng. Đọc tác phẩm, cảm nó một cách thực sự dẫn tới nguy cơ bị dẫn dắt đi quá xa, ngoài mức có thể ngờ tới, đến tận một dạng giới hạn của ý thức, đến tận cái "thế giới bị tàn phá" [...] bởi quả thực ở đây việc đọc chính là một sự tàn phá.
    Chính vì thế các nhà phê bình hẳn tin mình dùng đúng tên khi nói các tiểu thuyết của Kundera có tính chất "lật đổ". Nhưng họ hiếm khi nói được ở điểm nào sự lật đổ này là hoàn toàn, mang tính quyết định và không thể bước lui được. Sở dĩ như vậy là bởi hai lẽ. Thứ nhất, tác phẩm của Kundera, khác với tác phẩm của "những người lật đổ" khác (Artaud, Bataille, Duvert...) không tự tuyên bố mình là lật đổ, không đưa ra lý thuyết cũng như tinh thần của chủ nghĩa đó và không bao giờ lớn tiếng ca ngợi nó. Chỉ đơn giản là có tính lật đổ trong tác phẩm đó, một cách dịu dàng, thậm chí có thể nói là nhàm chán, nhưng lại rất sâu sắc và không bao giờ giảm bớt cấp độ.
    Nhìn từ bên ngoài, tiểu thuyết và truyện ngắn của Kundera khá "hiền lành": hình thức thường xuyên mang dáng dấp truyền thống, với bối cảnh xác định, nhân vật lai lịch rõ ràng, tính thời gian và tình tiết "giống thật", và nhất là một văn phong đơn giản, mang hơi hướng thế kỉ XVIII bởi sự kĩ càng và chính xác, rất khác với "những bùng nổ văn bản" (chỉ thuần tuý về văn bản) mà chúng ta đã quá quen trong chủ nghĩa kinh viện lãng mạn mươi hai mươi năm gần đây. Do đó về lý thuyết có thể đọc Chuyện đùa, Cuộc sống không ở đây, Điệu valse giã từ chỉ như những câu chuyện hay ho, được dẫn dắt khéo léo, đáng xem, hấp dẫn, gây cười, và không hơn. Nhưng chỉ có thể đọc cái kiểu "bề mặt" như thế nếu trong khi đọc ta không cảm thấy nếu bỏ qua "tính bề mặt" này ta sẽ tìm được ngay một câu chuyện đầy tức tối, hão huyền, bị làm giả. Người đọc không thể thoát ra khỏi sự thức nhận, tính bối rối đó. Rất nhanh chóng, sự vô tội của câu chuyện biến mất và phải bắt đầu đọc theo cách khác, đọc một cách thực sự, nghĩa là luôn nghi ngờ và luôn ở trong trạng thái không chắc chắn. Cái "ở dưới mắt" không còn là một câu chuyện đơn thuần, mà là hình thức vờ vịt của câu chuyện; các nhân vật không còn là những nhân vật nữa mà là bóng hình của những nhân vật; thành phố nước nóng không còn là một thành phố nước nóng mà là một kiểu bài trí bằng giấy bồi được soi sáng bằng một mặt trăng bằng giấy và có những gương mặt đi qua mặc giả trang không biết mình đang đóng trong vở kịch gì; và cuối cùng ngay cả tôi, người đọc, tôi cũng không còn là người đang đọc nữa, mà là một người dường như đang đọc, bởi sự nghi ngờ đã xâm nhập vào tận sâu trong bản nguyên của tôi và làm rối loạn tôi lên. Những mặt nạ không rơi xuống: chỉ đơn giản, chúng để cho biết chúng là mặt nạ, cái đó thậm chí có khi còn tồi tệ hơn, như Jaroslaw của Chuyện đùa đã thấy thế khi nhìn thấy không phải khuôn mặt của Vua mà là cái mạng che mặt của ông ta.
    Thế mà sự lật đổ "tí hon" này lại có sức công phá mạnh hơn những lời tuyên ngôn khoa trương nhất. Kundera không phá huỷ thế giới với tiếng ồn ã: ông chỉ gỡ từng mảnh của nó, có hệ thống và không gây ra tiếng động, như một nhân viên phản gián. Ở phần kết câu chuyện, không có gì bị phá, không mảnh vỡ nào chạm được đến mặt đất, không thể nghe thấy sự bùng nổ nào, và các sự vật dường như không thay đổi gì hết: đúng hơn là chúng trở nên trống rỗng, bị làm giả, mỏng manh và bị một thứ phi thực tế mang tính quyết định tấn công. Nhưng sự tinh tế và nhẹ nhàng này, nếu quả thực nó làm tăng tính hiệu quả của sự lật đổ, đôi khi có thể trở nên không thể cảm nhận đối với người đọc qua quít, mặc dù anh ta không thể không bị lay chuyển một cách kín đáo khó nhận ra.
    Nhưng còn mạnh hơn vẻ ngoài ngây thơ vô tội, cái đặc trưng cho tinh thần lật đổ ở Kundera là sự cực đoan của ông cho dù phần lớn người ta không hiểu nó. Tính phủ nhận ở ông, cái mà ông hướng người đọc tới, trong một phạm vi nào đó, là không thể cưỡng lại được.
    (còn tiếp)
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...

Chia sẻ trang này