1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

why why why???

Chủ đề trong 'Văn học' bởi rock-spirit, 28/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    OK, cám ơn Cỏ bằng một cái 5 sao nhá
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  2. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    [...]
    Người ta có thể thấy, không chỉ trong Chuyện đùa, Cuộc sống không ở đây, Điệu valse giã từ, mà cả trong một số truyện ngắn của tập Những mối tình nực cười một bức tranh hoàn chỉnh và nắm bắt được - lại càng có tính hoàn bị vì được thể hiện dưới hình thức mà tôi gọi là anh hùng ca cá nhân - lịch sử chính trị Séc giữa những năm 30 và những năm tiếp ngay sau Mùa xuân Praha.
    [...]
    Nói cách khác, nếu tiểu thuyết của Kundera ở mức nào đó là tấm chân dung chân thực lịch sử chính trị hiện đại, thì đó là vì chúng chỉ xem xét cái lịch sử này, toàn bộ lịch sử, với tư cách tự thân của nó: một sự tưởng tượng vô thức, một vở bi hài kịch kì vĩ và nực cười, một quả bóng mà có lẽ chỉ văn chương mới biết cách thổi phồng lên.
    Không đi xa đến tận chỗ xem các tiểu thuyết của Kundera như những tác phẩm có yếu tố tranh cãi chính trị - điều này có nghĩa là, nói cho đúng, thu hẹp chúng lại. Nhưng nhiều độc giả dường như coi một tiểu thuyết như Cuộc sống không ở đây chỉ là một phê bình thứ thơ ca "tồi tệ". Đó chẳng qua là một phương cách dừng lại giữa đường, không đi theo dòng chảy tiểu thuyết đến kì cùng, có thể bởi vì tận cùng đó, như tôi đã nói, có cái gì đó có tính đòi hỏi quá cao, gần như không thể chịu đựng nổi. Bởi vì đối tượng của phê bình ở đây không phải là thơ ca "tồi tệ", mà là toàn bộ - phải nói vậy - mọi thơ ca, mọi hình thức trữ tình bất kể là gì.
    Nhưng người đọc không đi đến kết luận đó một cách dễ dàng, mà phải vượt qua những trở ngại vô cùng dai dẳng, bởi những điều ở tận sâu thẳm con người anh ta ngăn anh ta đi đến đó. Trong quãng thời gian ban đầu, tất cả đều diễn ra tốt đẹp và tiểu thuyết làm người ta cười thoải mái. Jaromil ngay lập tức cho tôi cảm giác về một kẻ lố bịch, tôi thấy trong cậu ta, trong cái cậu bé được cưng chiều rồi trong cậu thiếu niên mặt đầy tàn nhang, một gương mặt biếm hoạ của nhà thơ không hơn không kém; và tôi chỉ cảm thấy trong cậu sự dị hình đồi bại của thơ ca. Tôi cười cái cậu nhà thơ tự cho mình là thiên tài đó, tôi cười một cách nhẹ nhàng, bởi vì tôi có thể nói với tôi rằng Jaromil không phải là tôi, rằng tôi không phải là cậu ta, rằng cậu ta chẳng hề nắm được thơ ca "thực sự", và do đó niềm tin của tôi là lành mạnh. Nhưng rất nhanh chóng, nếu tôi tiếp tục đọc (đọc một cách thực sự), nụ cười của tôi bắt đầu bị biến dạng, và Jaromil trở nên giống tôi một cách rất đáng nguy hiểm, nhất là ở lòng tin chân thành của cậu ta vào Rimbaud, Lermontov, Lautréamont, Maiakovski, Rilke, cả tôi cũng thế, như ai khác đó nói, tôi đã tập trung toàn bộ sự thích thú và do đó, không còn có thể cười theo cùng cách thức cũng như với sự thanh thản như trước được nữa. Anh hề, người nãy giờ còn ở trên sân khấu, trước mặt tôi, giờ đi xuống chỗ ghế ngồi, bên cạnh tôi, trong tôi, đến mức tôi không thể tự giữ mình ở xa Jaromil và nụ cười của tôi, nếu tôi muốn (hay có thể) tiếp tục cười, là để chống lại tôi, dần dần, nụ cười đó biến hình, giờ đây hướng vào chính tôi, vào thơ ca của chính tôi, về những cái gì trong tôi có vẻ là thi ca. Bức biếm hoạ đã trở thành tấm gương.
    Tôi đành bám vào chỗ dựa cuối cùng: ít nhất, tôi tự nói với mình, thơ ca của Jaromil là vớ vẩn, và vì tự tin mình là nhà thơ, cậu ta nhầm lẫn "một cách khách quan". Nhưng liệu có thật là như thế không? Rằng người ta đọc lại "một cách trung thực" (hay tách khỏi tiểu thuyết) những bài thơ của Jaromil. Liệu có đúng là thơ dở không? Lẽ nào tôi lại làm tôi nhầm, tự tôi đánh giá các vần thơ thấp đi để tự bảo vệ mình - và bảo vệ ý thức của tôi - chống lại cái mỉa mai mà chúng là đối tượng? Thực vậy, thơ của Jaromil có đầy đủ giá trị như thơ bất kì ai khác, tài năng của cậu ta là có thực - và nếu tôi từ chối tính xác thực này, nếu tôi không chịu công nhận thơ cậu ta có giá trị mà nó thực có, chẳng phải là để vô tội hoá và để giữ tôi nằm ngoài lòng tin của chính tôi vào tính xác thực và vào giá trị thơ ca? Chẳng phải để từ chối chấp nhận cái nhận định (khủng khiếp và tuy nhiên rất đơn giản) rằng thơ ca, mọi thơ ca, mọi tư tưởng thơ ca đều là gian trá? Hay đúng hơn, đây là một cái bẫy, và là một trong những cái bẫy ghê gớm nhất.
    Chúng ta hãy chấp nhận điều này. Thật quả vô cùng khó khăn mới theo được cho đến chỗ đó (cho đến sự bê bối này) những ngả đường của cuốn tiểu thuyết; và trên đường đi có nhiều chỗ trốn mà tôi có thể rẽ sang, lánh mình đi. Nhưng nếu tôi làm vậy, nếu tôi tự cho phép mình trốn đi, thì sự "lật đổ" mà tôi đang bị dẫn tới lại càng là một trong những cái cực đoan nhất, vì nó buộc tôi phải đặt câu hỏi về chính cái mà tôi từng tin tưởng có thể giải phóng tôi khỏi vở hài kịch chính trị và câu chuyện đùa của thế giới, cái đã đặt ra tính phi thực của mọi cái còn lại, đã vứt bỏ mọi thứ mặt nạ và có vẻ sống với riêng bộ mặt trần trụi của thực tế. Vậy mà chính cái nền đó vỡ ra và tôi, một lần nữa, không thể thoát ra, bị vứt vào cái vòng tròn không điểm kết của những mặt nạ.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  3. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, với Don Quichotte và Bà Bovary, Cuộc sống không ở đây có thể là tác phẩm gay gắt nhất chống lại thơ ca từng được viết ra. Thơ ca với danh nghĩa mảnh đất được ưu tiên của sự khẳng định, của cơn say và của tính "xác thực". Thơ ca với danh nghĩa sự sửa chữa cuối cùng của Chúa. Dù cho người ta đọc cuốn tiểu thuyết này như một sự chỉ trích những vần thơ tồi; nếu người ta muốn thế thì đó là một phương cách tuyệt vời để tự bảo vệ chống lại cái trên thực tế là một công việc còn cực đoan hơn nhiều: sự phá hoại những thành trì cao nhất của sự vô tội.
    Nhưng còn lại gì sau sự vô tội? Còn lại gì sau thơ ca? Không gì cả. Hay đúng hơn, cái sau đó không gì khác hơn cái trước đó. Sau thơ ca, cũng như trước thơ ca, là văn xuôi ở vị trí thống trị, nghĩa là: tính không chắc chắn, những gần đúng, cách biệt, trò chơi, nhại giọng, bất hoà hợp giữa tinh thần và thể xác như từ và vật, sự lừa lọc, nhầm lẫn, hay tóm gọn trong một từ: quỷ Satan, cặp bài trùng với Chúa, nhưng (như trong một tấm gương) một cặp bài trùng bị đảo ngược, mất giá, giả dối, khôi hài, phi lí, một cặp đôi thử tự đổi chỗ cho nhau và thường thành công trong việc đó, và không vì thế mà thôi không tỏ vẻ nhạo đời. Khi đó, chỉ còn lại một phương cách duy nhất cho tôi: tôi cũng phải nhạo đời như thế.
    Đọc Kundera, nghĩa là chấp nhận và áp dụng cách nhìn của Satan đó, về chính trị và lịch sử, về thơ ca, về tình yêu, và nói chung, về mọi tri thức. Và chính qua đó mà tác phẩm này không chỉ là một sự lật đổ thuần tuý, mà còn là văn chương thuần tuý. Bởi nó không cung cấp tri thức nào hết, nếu không kể tính tương đối, hay tính kịch của mọi tri thức (ngay cả tính thơ, ngay cả chiêm bao); nó không khẳng định gì hết cả, trừ tính không đầy đủ và do đó không thích đáng của mọi khẳng định; nó không trưng bày gì ra hết cả, trừ vương quốc vĩnh cửu và nực cười của cái tình cờ và của nhầm lẫn; tóm lại, nó dẫn dắt tôi đến nhận thức đầu tiên của tôi, nhận thức không thuộc bất cứ một ý thức hệ hay khoa học nào, nghĩa là nhận thức về toàn bộ hiện thực thường bị nhầm với cái phi thực, nhận thức rằng trong mọi trật tự luôn tồn tại một sự vô trật tự còn sâu thẳm hơn, và chính bản thân tôi, tôi là người khác hơn là chính tôi, cái này, một cách chắc chắn, không đáng giá hơn một tiếng cười, nhưng đáng giá như thế một cách hoàn bị.
    Tất cả những nhân vật chính của Kundera, dù ông đặt tên là Ludvik, Jaroslaw (Chuyện đùa), Jakub (Điệu valse giã từ), "người đàn ông tứ tuần" (Cuộc sống không ở đây), trợ lý (Không ai cười nổi), hay Edouard (Edouard và Chúa), tất cả chỉ sống, chiến đấu, chịu đựng, yêu và già đi để đi đến một cái kết luận không sao tránh khỏi là sống, chiến đấu, chịu đựng, yêu, thực ra chỉ là để tự coi mình là những người khác không phải họ, và nhất là xem thế giới như nó có thể là thế nhưng không phải là thế, nghĩa là cho sự sáng tạo ra Chúa. Trong tính giản đơn của nó, kết luận này là sự lật đổ cao nhất, cái chỗ người đọc bắt gặp sự phản kháng mạnh nhất, bởi chính sự phản kháng này khiến người đọc trở lại bản chất của mình: đao phủ trá hình thành nạn nhân, đối tượng miêu tả thành chủ thể, cái bóng cứ nghĩ mình có thiên chức là thực tế. Nhưng "chính đó là cái tự nhiên của những con người, Chvéik nói: người ta càng sống càng nhầm lẫn."
    Nhưng mà vẫn cứ phải sống...
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  4. winter&ice_cream

    winter&ice_cream Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    công nhận đó là 1 truyện dở hơi ko chịu được , ko hiểu được giải nobel wái gì , nhức cả đầu , viết về vấn đề khốn nạn nhất xã hội .............. ko thể chấp nhận được
    Dù cho sống thác ai ơi
    Ruồi ta vẫn sống chọn đời tươi vui
  5. Dragon_lady

    Dragon_lady Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Ối giời cứ tưởng em Hương "cai" ttvn roi
    Kha` kha`,con bé cứ thích nói chuyện người lớn,thôi em cứ về đọc truyện đó đê,đọc cho kỹ vào rồi đến chị và anh Linh sẽ nói cho em nghe .
    Híc nhưng ma` tao với thằng Linh mà gặp nhau thì chỉ có "chiến" mãi thôi,tốt nhất là chị em hình chơi lẻ ,nhể! Lên Đinh nhá
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hừm. Em rồng gái có nhắc đến tên anh cũng phải nhẹ nhàng một tý chứ, sao lại thằng này thằng kia thế hả.
    Hì hì, nhận vợ, xí quên, nhận vơ một tý, các bác ạ.

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  7. ngoctra

    ngoctra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Các ban có thể cho tôi biết tôi có thể mua nhung cuon Sự bất tử,Bản nguyên,Chậm rãi ở đâu không?
    ngoctra
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Trong tập Tiểu thuyết Kundera ấy, do Trung tâm văn hoá Đông Tây xuất bản. Nếu bạn ở HN thì mua rất dễ, đến hiệu sách Đông Tây là có thôi. Tôi không biết ở Đà nẵng có còn không.

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  9. Dragon_lady

    Dragon_lady Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    eeeeeeeeee
    VLHN đúng là nhận vơ rồi
    mọi người ơi sao cứ gọi tui là bà rồng vậy
    Có ai hiều cái nick của tôi không
    Có thưởng đấy
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Rồng g(c)ái. :-)

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện

Chia sẻ trang này