1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WIMBLEDON 2005

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 14/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0

    Wimbledon
    Địa điểm : London, England
    Thi đấu ngoài trời, sân cỏ.
    Website: www.wimbledon.org​
  2. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Những huyền thoại Wimbledon​

    Để hiểu hơn về Wimbledon và những thời khắc huy hoàng của giải đấu này trong suốt hơn 100 năm qua, chúng ta hãy trở lại với thập kỷ 70 của thế kỷ 20 để gặp hai huyền thoại. Cho tới ngày nay, những tên tuổi này vẫn khiến nhiều người phải thán phục.
    Chris Evert
    Chris Evert, sau này được mọi người biết đến với cái tên Chris Evert Lloyd, sinh năm 1954 tại Florida (Mỹ). Năm lên 6 tuổi, cô bé bướng bỉnh Chris đã bắt đầu biết cầm vợt tennis và theo chân người cha, chơi quần vợt ở khắp mọi nơi. Chiến thuật của cô là đưa bóng vào cuộc và chờ đợi đối thủ mắc lỗi. Điều này nghe có vẻ "dở hơi", nhưng chính nó đã đem lại thành công cho Chris.
    Khi Chris bắt đầu bước vào thi đấu chính thức thì nhiều người đã cho rằng cô sẽ thống trị làng quần vợt nữ thế giới trong hai thập kỷ 70 và 80 cùng với Evonne Goolagong. Cuộc chạm trán đầu tiên của hai người là vào năm 1971 tại Wimbledon. Chris 17 tuổi còn Goolagong thì 19. Kết thúc giải đấu năm đó, Goolagong đã giành chức vô địch, nhưng sau đó, tay vợt này đã phải rời bỏ quần vợt vì chấn thương và trở thành một người nội trợ.
    Vinh quang của Chris đến sau đó 3 năm, 1974, khi cô giành đồng thời chức vô địch Wimbledon và Pháp Mở rộng. Cô không bao giờ có những quả phát bóng mạnh và nguy hiểm, nhưng vũ khí của cô là những quả bóng xoáy và "khó bảo" khiến các đối thủ chỉ có mỗi việc đứng nhìn. Trên sân đấu, Chris là một tay vợt cực kỳ khó bảo. Cô không bao giờ lên lưới tấn công, nhưng biết cách chiến thắng đối thủ bằng sự chín chắn, bình tĩnh ở phía cuối sân.
    Chris thống trị làng quần vợt thế giới cho tới khi một cô gái người Tiệp Khắc có cái tên Martina Navratilova xuất hiện. Hai nữ tay vợt này là hai thái cực. Navratilova là hiện thân của sự mạnh mẽ, cương quyết và hăng hái trong khi Chris lại đúng là hình mẫu của một người phụ nữ nhẹ nhàng, duyên dáng, nhưng lạnh lùng và tính toán mỗi khi vào cuộc. Họ đã gặp nhau tại tất cả các giải đấu lớn và mỗi khi thi đấu cùng nhau, khán giả lại có dịp chứng kiến những trận đấu đỉnh cao và khó quên. Thời gian đầu, người giành chiến thắng luôn là Chris, nhưng đến những năm 80 thì đối thủ của chị bắt đầu toả sáng.
    Trước khi giã từ sự nghiệp năm 1989, Chris đã giành tổng cộng 157 danh hiệu vô địch đơn nữ và 18 trong số đó là các giải Grand Slam. Năm 1986, Chris đánh bại Navratilova để giành chức vô địch giải Pháp Mở rộng lần thứ 6 trong sự nghiệp. Không chỉ thế, cô đã có hơn 1.000 trận thắng trong sự nghiệp quần vợt của mình.
    Chris kết hôn với tay vợt người Anh John Lloyd năm 1973 và ly dị 12 năm sau đó. Năm 1988, cô kết hôn lần thứ hai với VĐV trượt tuyết And Mill.
    Bjorn Borg
    15 tuổi, cậu bé người Thụy Điển có mái tóc vàng Bjorn Borg đã nổi tiếng trên các sân đấu quần vợt. Sinh ngày 6/6/1956 tại một làng nhỏ có tên Sodertlage, Borg đến với môn thể thao này từ khi còn rất nhỏ trên những sân đất nện gần nhà. Từ năm 1971 đến năm 1982, tay vợt mạnh mẽ này đã đem lại cho người hâm mộ những trận đấu hấp dẫn hơn bao giờ hết. Những quá đánh bóng xoáy và hiểm cộng với những cú phát bóng sấm sét đã khiến các đối thủ của anh phải suy nghĩ hai lần trước mỗi cú đánh.
    "Cậu bé kỳ diệu", biệt danh của Borg, đã đi vào lịch sử Wimbledon. Biệt danh này xuất hiện sau khi Borg giành liên tiếp 5 danh hiệu Wimbledon vào các năm từ 1976 đến 1980. Không chỉ có vậy, Borg còn có nhiều chức vô địch đáng kể khác.
    Trong suốt sự nghiệp ngắn ngủi, có hai tay vợt luôn là đối thủ chính của Borg là Jimmy Connors và John Mc Enroe. Cả hai người này đều thuận tay trái và nổi tiếng với những vụ cãi lộn cũng như thái độ thiếu tôn trọng báo chí và khán giả. Ngược lại, Borg là một VĐV hoàn hảo, một người đẹp trai và cao lớn. Anh không mấy khi bộc lộ cảm xúc và nhất là không bao giờ tranh luận.
    Borg là một thành viên của đội tuyển quần vợt Thụy Điển tham dự Cup Davis và giành chiến thắng năm 1975. Năm 1978, anh đạt kỷ lục không thua một trận nào trong thời gian 7 tháng. Borg là tay vợt đầu tiên sau Rod Laver giành giải Wimbledon, Pháp Mở rộng và Italia Mở rộng trong cùng một năm.
    Anh giã từ sự nghiệp năm 26 tuổi.
    (theo VnEpress)
  3. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Những huyền thoại Wimbledon (tt)​
    Nói đến Wimbledon những năm 80, không ai có thể quên hai gương mặt tiêu biểu với những thành tích đáng kinh ngạc, đó là nữ tay vợt người Mỹ gốc Tiệp Khắc Martina Navratilova và nam tay vợt Boris Becker của Đức.
    MARTINA NAVRATILOVA
    Martina Navratilova sinh ngày 18/10/1956 tại Praha (Tiệp Khắc cũ). Cô lớn lên trong một căn nhà nhỏ gần ngôi làng Spindleruv Mlyn. Bố cô, ông Miroslav Subert là một giáo viên trượt tuyết. Sau khi bố mẹ ly dị, cô chuyển đến vùng Revnice sống cùng mẹ và bắt đầu luyện tập quần vợt.
    Họ của Martina bắt nguồn từ người đàn ông Miroslav Navratil, một người cô gặp tại Revnice, trong một CLB quần vợt và sau này đã trở thành bố dượng của cô. Họ của Miroslav đã được thêm chữ "nova" để nghe có vẻ nữ tính.
    HLV đầu tiên của Navratilova là cựu tay vợt của Tiệp Khắc tham dự Cup Davis, George Parma. Người này không chỉ giúp cô trong luyện tập quần vợt mà còn đưa ra những lời khuyên rất bổ ích. Ông đã nói rằng để chơi hết khả năng, Martina cần phải tập luyện chăm chỉ và phải thi đấu càng nhiều càng tốt.
    Năm 1975, Martina chuyển sang Mỹ sinh sống, nhưng vẫn thi đấu với quốc tịch Tiệp Khắc. Trong thời gian này, cô giành hai chức vô địch Grand Slam, dẫn dắt đội tuyển Tiệp Khắc tới chiến thắng tại Fed Cup và xếp thứ 5 thế giới. Chức vô địch Grand Slam đầu tiên của cô là chiến thắng ở nội dung đôi nam nữ phối hợp cùng người đồng hương Ivan Molina tại giải Pháp Mở rộng năm 1974.
    Năm 1973, lần đầu tiên, Martina đối đầu với Chris Evert. Chris hơn Martina hai tuổi và từ đó sự ganh đua của hai tay vợt này chính thức bắt đầu. Nhưng, chính sự kèn cựa này đã giúp cả hai trở thành những ngôi sao xuất sắc nhất mọi thời đại.
    Năm 1978, cô giành chức vô địch Wimbledon lần đầu tiên sau khi đánh bại đối thủ truyền kiếp người Mỹ của mình. Sau đó, cô tiếp tục có được thành công và đã giành tổng cộng 9 danh hiệu cá nhân tại Wimbledon, trong đó có 6 chức vô địch liên tiếp từ năm 1982 đến 1987.
    Năm 1981, với đầy đủ điều kiện thuận lợi, nhưng Martina lại để tuột danh hiệu Mỹ Mở rộng đầu tiên vào tay VĐV trẻ mới 16 tuổi Tracy Austin. Điều đáng buồn là vài ngày trước giải đấu này, Martina đã chính thức trở thành công dân Mỹ. Sau trận đấu với Austin, đám đông khán giả tại Flushing Meadows đã đồng loạt tán thưởng cô và lần đầu tiên, cô được các CĐV Mỹ chấp nhận.
    Sau đó, các món ăn đầy hương vị ở nước Mỹ đã khiến cô tăng cân vùn vụt. Năm 1984, Martina nhận ra mình cần phải có chế độ ăn kiêng đặc biệt và bắt đầu thực hiện chương trình tập luyện. Cô thuê một HLV quần vợt riêng và dần dần lấy lại được hình dáng cũng như các danh hiệu lớn. Cô giành chức vô địch Pháp Mở rộng lần đầu tiên, ba danh hiệu Wimbledon và bắt đầu thống trị quần vợt nữ thế giới.
    Trong hai năm 1983 và 1984, Martina đã giành 6 danh hiệu Grand Slam, khởi đầu là chức vô địch Wimbledon thứ tư và kết thúc là danh hiệu Mỹ Mở rộng lần đầu tiên.
    Từ năm 1994, Martina không tham dự các giải đấu cá nhân.
    Cho tới ngày nay, Martina đã giành được 166 danh hiệu, nhiều hơn bất kỳ một tay vợt nam hay nữ nào trên thế giới. Trong những thành tích mà cô đạt được, có 56 danh hiệu Grand Slam. Không chỉ thế, cô còn có 332 tuần ở vị trí số 1 trong bảng xếp hạng WTA. Cô là một trong những tay vợt nữ được thế giới nể trọng nhất.
    Hiện nay, Martina vẫn là một tay vợt lanh lợi và đang tìm kiếm danh hiệu Grand Slam thứ 57 của mình.
    BORIS BECKER
    Boris Becker sinh ngày 22/11/1967 tại Leiman, Tây Đức. Anh bắt đầu cầm vợt từ năm 3 tuổi và chính thức tham gia thi đấu khi lên 9.
    Anh nổi danh trên các sân đấu khắp thế giới khi bước vào làng quần vợt chuyên nghiệp năm 1984 và ngay lập tức giành vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng ATP. Anh được cả thế giới biết đến với những quả phát bóng cực mạnh và sự hăng hái, năng nổ trên sân đấu.
    Becker thống trị Wimbledon nửa cuối của thập kỷ 80. Năm 1985, anh trở thành nhà vô địch trẻ tuổi nhất đồng thời cũng là tay vợt không được xếp hạt giống đầu tiên và là người Tây Đức đầu tiên giành được chức vô địch Wimbledon, kể từ năm 1891. Năm sau đó, anh lại thành công trong việc bảo vệ danh hiệu vô địch và được nước Đức coi như người anh hùng dân tộc.
    Năm 1989, Becker có chức vô địch Wimbledon lần thứ 3 và cũng trong năm đó, anh vô địch giải Mỹ Mở rộng. Sự xuất hiện của anh luôn được đông đảo khán giả đón tiếp nồng nhiệt. Anh còn dẫn dắt đội tuyển Tây Đức tới hai chiếc Cup Davis vào năm 1988 và 1989.
    Becker còn có thêm hai danh hiệu Australia Mở rộng năm 1991 và 1996. Không chỉ thế, anh còn là chủ nhân chiếc huy chương vàng Olympic năm 1992 ở nội dung đôi nam cùng với tay vợt Michael Stich.
    (theo VnEpress)
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Những huyền thoại Wimbledon (tt)​

    Suốt thập kỷ 90, không có bất kỳ tay vợt nam nào để lại dấu ấn trong lịch sử Wimbledon mạnh mẽ như Pete Sampras. Anh giành 7 chức vô địch và cả danh hiệu "Tay vợt của thập kỷ". Còn về phía nữ, Steffi Graf đã trở thành thần tượng của bất kỳ người hâm mộ nào.
    PETE SAMPRAS
    Pete Sampras sinh ngày 12/8/1971 tại thủ đô Washington. Anh bắt đầu chơi quần vợt với cha từ năm lên 7 và luôn mong ước một ngày nào đó sẽ được như thần tượng Rod Laver.
    Năm 1990, hai năm sau khi chính thức thi đấu chuyên nghiệp, Sampras giành chức vô địch quần vợt đầu tiên trong sự nghiệp tại Philadelphia. Sau danh hiệu này, anh trở thành một hiện tượng, thi đấu ở bất kỳ đâu, anh cũng đều ra về với biểu tượng chiến thắng.
    Năm 1999, anh giành danh hiệu Wimbledon lần thứ 6 trong 7 năm. Trận chung kết với đối thủ Andre Agassi, cho tới ngày nay, vẫn là trận đấu đáng nhớ nhất trong suốt sự nghiệp của anh. Sampras chưa bao giờ có được một phong độ tuyệt vời đến thế. Anh hứng thú với những pha tấn công trên lưới và chiến thắng bất kỳ đường bóng nào, quyết đoán trong từng cú đánh và có những quả giao bóng với tốc độ gần 300 km/h.
    Wimbledon đã trở thành nhà của Sampras. Năm 2000, anh giành chức vô địch lần thứ 7 tại đây và lập kỷ lục mới với 13 danh hiệu Grand Slam, vượt qua Roy Emerson với những thành tích đáng kính nể những năm 1950 và 1960.
    Tuy nhiên, một danh hiệu Grand Slam mà cho tới ngày nay, tay vợt này vẫn chưa đạt được, đó là Pháp Mở rộng. Đây luôn là nỗi nhức nhối của Sampras mỗi khi anh tới Paris. Anh luôn đến Pháp với 100% phong độ, nhưng rồi lại ra về với hai bàn tay trắng. Không ai có thể giải thích được lý do, nhưng có lẽ, anh không có duyên với mặt sân đất nện.
    Cùng với 7 chức vô địch Wimbledon, Sampras còn có 4 ngôi vị quán quân tại giải Mỹ Mở rộng và 2 giải Australia Mở rộng trong tổng số 63 chức vô địch cá nhân anh giành được kể từ năm 1990, cùng với đó là vị trí số một thế giới 6 năm liền. Andre Agassi đã nói về Sampras: "Theo tôi, tài năng của anh ấy tuyệt vời hơn bất kỳ ai. Không thể nghi ngờ gì cả, Sampras là ông vua của mặt sân cỏ. Những thành tích của anh đủ để cho tất cả mọi người phải kính phục".
    STEFFI GRAF
    Steffi Graf sinh ngày 14/6/1969 tại Bruhl (Đức). Cô bé người Đức này đã đến với quần vợt từ khi còn rất nhỏ và chính thức gia nhập làng quần vợt chuyên nghiệp thế giới khi 13 tuổi 4 tháng.
    Chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp của cô đến sau đó 4 năm, khi cô đánh bại thần tượng của nước Mỹ, Chris Evert tại Hitlon. 11 tháng sau, tay vợt người Mỹ này lại một lần nữa chịu thất bại và Graf trở thành VĐV trẻ nhất kiếm được 1 triệu USD trong một năm.
    Năm 1987 là thời điểm thực sự đặc biệt đối với Graf. Cô giành danh hiệu Grand Slam đầu tiên và cũng lần đầu tiên bước lên vị trí số một trong bảng xếp hạng quần vợt nữ thế giới. Năm tiếp theo, Graf giành cả 4 danh hiệu Grand Slam và hoàn thành một mùa thi đấu rất thành công với chiếc HCV tại Olympic Seoul 1988. Từ trước tới nay, mới chỉ có Margaret Smith Court và Maureen Connolly có được những thành công đáng ngạc nhiên như Graf.
    Một trong những đối thủ khó chịu của Graf những năm 90 là tay vợt người Nam Tư, sau này nhập quốc tịch Mỹ, Monica Seles. Graf tìm được sự hứng thú trong từng trận đấu với Seles và thời điểm đó, những cuộc đối đầu của hai người luôn khiến cho khán giả không chán mắt.
    Năm 1996, Graf giành 3 chức vô địch Grand Slam, nhưng mùa thi đấu tiếp theo lại vô cùng đáng thất vọng với duy nhất một chức vô địch tại một giải đấu không tên tuổi. Cô đã bắt đầu cảm thấy mình không còn đủ sức chiến đấu trước một thế hệ trẻ đầy triển vọng mà điển hình là tay vợt người Thụy Sĩ Martina Hingis.
    Tuy nhiên, năm 1999 là thời điểm đánh dấu sự trở lại của Graff. Cô đã làm ngôi sao mới nổi Martina Hingis phải choáng váng tại giải Pháp Mở rộng và giành chức vô địch tại đây, danh hiệu Grand Slam cuối cùng trong sự nghiệp của mình, một danh hiệu được cô gọi là "chiến thắng tuyệt vời nhất". Sau đó, cô thua Lindsay Davenport tại Wimbledon và tuyên bố giã từ sự nghiệp ngày 14/8, chỉ vài tuần trước khi giải Mỹ Mở rộng năm đó khai mạc.
    Quyết định của cô đã khiến cho giới hâm mộ quần vợt khắp thế giới tiếc ngẩn tiếc ngơ. Cô nói: "Tôi không còn mục tiêu nào để hướng tới. Thời gian sau giải Wimbledon thật không dễ dàng đối với tôi. Tôi không thể có được cảm giác vui vẻ. Lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình, tôi không còn hứng thú với các giải đấu".
    Trong 17 năm sự nghiệp, Graf có tổng cộng 22 danh hiệu Grand Slam (7 chức vô địch Wimbledon, 6 chức vô địch Pháp Mở rộng, 5 chức vô địch tại Mỹ Mở rộng và 4 danh hiệu tại giải Australia Mở rộng) và 107 chức vô địch tại các giải đấu trong khuôn khổ WTA. Cô đã có 377 tuần liền đứng ở vị trí thứ nhất và có một kỷ lục 186 trận không thua. Không chỉ thế, cô còn là tay vợt xuất sắc nhất WTA trong 8 năm liền và là hình mẫu một nữ VĐV thành công nhất trong làng thể thao thế giới.
    Hiện nay, Graf là vợ của tay vợt người Mỹ Andre Agassi và tiếp tục những nỗ lực của mình cho công việc kinh doanh cũng như phát triển tài năng trẻ.
    (theo VnEpress)
  5. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Những cây vợt nam đã vô địch các năm trước :
    2004 Roger Federer (Switzerland) beat Andy Roddick (United States) 4-6 7-5 7-6 6-4
    2003 Roger Federer (Switzerland) beat Mark Philippoussis (Australia) 7-6 6-2 7-6
    2002 Lleyton Hewitt (Australia) beat David Nalbandian (Argentina) 6-1 6-3 6-2
    2001 Goran Ivanisevic (Croatia) beat Pat Rafter (Australia) 6-3 3-6 6-3 2-6 9-7
    2000 Pete Sampras (United States) beat Pat Rafter (Australia) 6-7 7-6 6-4 6-2
    1999 Pete Sampras (United States) beat Andre Agassi (United States) 6-3 6-4 7-5
    1998 Pete Sampras (United States) beat Goran Ivanisevic (Croatia) 6-7 7-6 6-4 3-6 6-2
    1997 Pete Sampras (United States) beat Cedric Pioline (Franace) 6-4 6-2 6-4
    1996 Richard Krajicek (Netherlands) beat Malivai Washington (United States) 6-3 6-4 6-3
    1995 Pete Sampras (United States) beat Boris Becker (Germany) 6-7 6-2 6-4 6-2
    1994 Pete Sampras (United States) beat Goran Ivanisevic (Croatia) 7-6 7-6 6-0
    1993 Pete Sampras (United States) beat Jim Courier (United States) 7-6 7-6 3-6 6-3
    1992 Andre Agassi (United States) beat Goran Ivanisevic (Croatia) 6-7 6-4 6-4 1-6 6-4
    1991 Michael Stich (Germany) beat Boris Becker (Germany) 6-4 7-6 6-4
    1990 Stefan Edberg (Sweden) beat Boris Becker (Germany) 6-2 6-2 3-6 3-6 6-4
    1989 Boris Becker (Germany) beat Stefan Edberg (Sweden) 6-0 7-6 6-4
    1988 Stefan Edberg (Sweden) beat Boris Becker (Germany) 4-6 7-6 6-4 6-2
    1987 Pat Cash (Australia) beat Ivan Lendl (Czechoslovakia) 7-6 6-2 7-5
    1986 Boris Becker (Germany) beat Ivan Lendl (Czechoslovakia) 6-4 6-3 7-5
    1985 Boris Becker (Germany) beat Kevin Curran (United States) 6-3 6-7 7-6 6-4
    1984 John McEnroe (United States) beat Jimmy Connors (United States) 6-1 6-1 6-2
    1983 John McEnroe (United States) beat Chris Lewis (New Zealand) 6-2 6-2 6-2
    1982 Jimmy Connors (United States) beat John McEnroe (United States) 3-6 6-3 6-7 7-6 6-4
    1981 John McEnroe (United States) beat Bjorn Borg (Sweden) 4-6 7-6 7-6 6-4
    1980 Bjorn Borg (Sweden) beat John McEnroe (United States) 1-6 7-5 6-3 6-7 8-6
    1979 Bjorn Borg (Sweden) beat Roscoe Tanner (United States) 6-7 6-1 3-6 6-3 6-4
    1978 Bjorn Borg (Sweden) beat Jimmy Connors (United States) 6-2 6-2 6-3
    1977 Bjorn Borg (Sweden) beat Jimmy Connors (United States) 3-6 6-2 6-1 5-7 6-4
    1976 Bjorn Borg (Sweden) beat Ilie Nastase (Romania) 6-4 6-2 9-7
    1975 Arthur Ashe (United States) beat Jimmy Connors (United States) 6-1 6-1 5-7 6-4
    1974 Jimmy Connors (United States) beat Ken Rosewall (Australia) 6-1 6-1 6-4
    1973 Jan Kodes (Czechoslovakia) beat Alex Metreveli (Russia) 6-1 9-8 6-3
    1972 Stan Smith (United States) beat Ilie Nastase (Romania) 4-6 6-3 6-3 4-6 7-5
    1971 John Newcombe (Australia) beat Stan Smith (United States) 6-3 5-7 2-6 6-4 6-4
    1970 John Newcombe (Australia) beat Ken Rosewall (Australia) 5-7 6-3 6-2 3-6 6-1
    1969 Rod Laver (Australia) beat John Newcombe (Australia) 6-4 5-7 6-4 6-4
    1968 Rod Laver (Australia) beat Tony Roche (Australia) 6-3 6-4 6-2
  6. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Những cây vợt nữ đã vô địch các năm trước :
    2004 Maria Sharapova (Russia) beat Serena Williams (United States) 6-1 6-4
    2003 Serena Williams (United States) beat Venus Williams (United States) 4-6 6-4 6-2
    2002 Serena Williams (United States) beat Venus Williams (United States) 7-6 6-3
    2001 Venus Williams (United States) beat Justine Henin (Belgium) 6-1 3-6 6-0
    2000 Venus Williams (United States) beat Lindsay Davenport (United States) 6-3 7-6
    1999 L Davenport (United States) beat Steffi Graf (Germany) 6-4 7-5
    1998 Jana Novotna (Czech Republic) beat Nathalie Tauziat (France) 6-4 7-6
    1997 Martina Hingis (Switzerland) beat Jana Novotna (Czech Republic) 2-6 6-3 6-3
    1996 Steffi Graf (Germany) beat Arantxa Sanchez-Vicario (Spain) 6-3 7-5
    1995 Steffi Graf (Germany) beat Arantxa Sanchez-Vicario (Spain) 4-6 6-1 7-5
    1994 Conchita Martinez (Spain) beat Martina Navratilova (United States) 6-4 3-6 6-3
    1993 Steffi Graf (Germany) beat Jana Novotna (Czech Republic) 7-6 1-6 6-4
    1992 Steffi Graf (Germany) beat Monica Seles (United States) 6-2 6-1
    1991 Steffi Graf (Germany) beat Gabriela Sabatini (Argentina) 6-4 3-6 8-6
    1990 Martina Navratilova (United States) beat Zina Garrison (United States) 6-4 6-1
    1989 Steffi Graf (Germany) beat Martina Navratilova (United States) 6-2 6-7 6-1
    1988 Steffi Graf (Germany) beat Martina Navratilova (United States) 5-7 6-2 6-1
    1987 Martina Navratilova (United States) beat Steffi Graf (Germany) 7-5 6-3
    1986 M Navratilova (United States) beat Hana Mandlikova (Czechoslovakia) 7-6 6-3
    1985 Martina Navratilova (United States) beat Chris Evert Lloyd (United States) 4-6 6-3 6-2
    1984 Martina Navratilova (United States) beat Chris Evert Lloyd (United States) 7-6 6-2
    1983 M Navratilova (United States) beat Andrea Jaeger (United States) 6-0 6-3
    1982 Martina Navratilova (United States) beat Chris Evert Lloyd (United States) 6-1 3-6 6-2
    1981 Chris Evert Lloyd (United States) beat Hana Mandlikova (Czechoslovakia) 6-2 6-2
    1980 Evonne Cawley (Australia) (nee Goolagong) beat Chris Evert Lloyd (United States) 6-1 7-6
    1979 Martina Navratilova (United States) beat Chris Evert Lloyd (United States) 6-4 6-4
    1978 Martina Navratilova (United States) beat Chris Evert (United States) 2-6 6-4 7-5
    1977 Virginia Wade (Great Britain) beat Betty Stove (Netherlands) 4-6 6-3 6-1
    1976 Chris Evert (United States) beat Evonne Cawley (Australia) (nee Goolagong) 6-3 4-6 8-6
    1975 Billie Jean King (United States) (nee Moffitt) beat Evonne Cawley (Australia) (nee Goolagong) 6-0 6-1
    1974 Chris Evert (United States) beat Olga Morozova (Russia) 6-0 6-4
    1973 Billie Jean King (United States) (nee Moffitt) beat Chris Evert (United States) 6-0 7-5
    1972 Billie Jean King (United States) (nee Moffitt) beat Evonne Goolagong (Australia) 6-3 6-3
    1971 Evonne Goolagong (Australia) beat Margaret Court (Australia) (nee Smith) 6-4 6-1
    1970 Margaret Court (Australia) (nee Smith) beat Billie Jean King (United States) (nee Moffitt) 14-12 11-9
    1969 Anne Jones (Great Britain) beat Billie Jean King (United States) (nee Moffitt) 3-6 6-3 6-2
    1968 Billie Jean King (US) (nee Moffitt) beat Judy Tegart (Australia) 9-7 7-5
  7. mizu

    mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2001
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà. Dạo này em bận quá hôm nay mới có thời gian mò lên đây.
    Giải Grand Slam thứ 3 trong năm đã đến. Hồi hộp quá . Hy vọng năm nay được xem nhiều trận đấu hay. Nhưng mà grass season quá ngắn ngủi. So với clay season thì chả thấm vào đâu. Thật bất công cho những chuyên gia sân cỏ như Maria Sharapova, Mario Ancic...Có lẽ Marat Safin là tay vợt ghét sân cỏ nhất thế giới
    Mà main draw có cả rồi đấy các bác ạ. Bác Mốt thứ ắp đết để xem có trận đấu nào hấp dẫn ngay từ vòng 1 không
  8. andy_ancic

    andy_ancic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Federer và Sharapova vẫn là hai ứng cử viên sáng giá
    Nếu muốn lần thứ ba giành chức vô địch Wimbledon (khai mạc 20/6), chắc chắn Roger Federer sẽ phải trải qua một chặng đường không dễ dàng. Nhưng dù vậy, anh vẫn là ứng cử viên sáng giá. Tương tự ở bảng nữ, Sharapova cũng có nhiều cơ hội bảo vệ danh hiệu của mình.
    Chướng ngại đầu tiên của Federer sẽ là Paul-Henri Mathieu. Mang quốc tịch Pháp, nhưng tay vợt 23 tuổi này sống chủ yếu tại Thụy Sĩ và chắc chắn không quá xa lạ với Federer. Sau vòng đấu thứ nhất, nếu tiếp tục chiến thắng, hạt giống số 1 sẽ gặp Ivo Minar hoặc Michal Tabara của CH Czech. Vào tiếp vòng trong, những đối thủ nhiều kinh nghiệm trên sân cỏ gồm Nicolas Kiefer hay Juan Carlos FerreroTommy Robredo... sẽ là đối thủ của anh.
    Nhưng những chông gai thực sự của anh sẽ chỉ xuất hiện ở tứ kết. Fernando Gonzalez - tay vợt người Chile với những quả giao bóng sấm sét và những pha đánh thuận tay mạnh ghê gớm - sẽ "đứng đợi" nhà ĐKVĐ và sẵn sàng chinh chiến. Trận bán kết sau đó có thể là cuộc đấu giữa Federer và hạt giống số 3, Lleyton Hewitt, hoặc số 5, Marat Safin.
    Rất may, tay vợt người Nga, Marat Safin, đã không thực hiện lời đe doạ từ bỏ Wimbledon sau thất bại tại vòng 1 giải năm ngoái. Thậm chí năm nay, anh còn là một trong những ứng cử viên, nếu chấn thương hiện thời bình phục tốt. Thế nhưng, những người hâm mộ Safin sẽ không khỏi ái ngại khi biết đối thủ đầu tiên của anh tại Wimbledon năm nay chính là tay vợt số 1 châu Á người Thái Lan, Paradorn Srichaphan. Và tiếp theo, những chướng ngại khó mà anh buộc phải vượt qua sẽ lần lượt là Mark Philippoussis, Mario Ancic, Tim Henman hay Lleyton Hewitt...
    Tương tự, một tương lai không lấy gì làm vui vẻ đang chờ đợi niềm hy vọng số 1 của nước chủ nhà, Tim Henman. Đây là năm thứ 12, Henman tham dự Wimbledon và anh sẽ phải đối đầu với tay vợt Pháp, Sebastien Grosjean, người từng loại anh tại tứ kết hai năm trước đây từ khá sớm. Và nếu may mắn không sớm phải nói lời chia tay, anh sẽ phải tiếp tục thể hiện hết mình trong cuộc so tài với tay vợt sở hữu những quả giao bóng siêu mạnh, Andy Roddick. Chính vì vậy, không hề dễ dàng cho niềm hy vọng số 1 của Anh trở thành VĐV chủ nhà đầu tiên sau 69 năm giành chức vô địch đơn nam.
    ĐKVĐ đơn nữ Maria Sharapova nằm trong nửa bảng xếp hạng cùng với hai chủ nhân của các danh hiệu Grand Slam năm 2005. Justine Henin của Bỉ, vừa đăng quang tại Pháp Mở rộng hồi đầu tháng, và Serena Williams, nhà vô địch Australia Mở rộng hồi tháng 1, dự định sẽ gặp nhau ở tứ kết và người thắng cuộc sẽ là đối thủ của Sharapova ở vòng đấu áp chót.
    Bất chấp việc giành chức vô địch Wimbledon lần đầu tiên năm ngoái và thi đấu thành công trong suốt thời gian qua, tay vợt 18 tuổi Sharapova vẫn chỉ là hạt giống số 2 năm nay. Chị sẽ chơi trận đầu tiên trên sân trung tâm - nơi chị từng đăng quang - với đối thủ người Tây Ban Nha, Nuria Llagostera Vives. Đây là tay vợt cũng đã giành quyền lọt vào vòng 2, năm ngoái. Và nếu tiếp tục thành công để đi tiếp, chị sẽ chỉ phải gặp những tay vợt không được xếp hạt giống trước khi được thử thách thực sự với những người đồng hương như Elena Likhovtseva hay Nadia Petrova ở vòng 4 hoặc tứ kết. Đây đều là những tay vợt thi đấu rất thành công ở giải năm ngoái. Khả năng tạo ra những kết quả bất ngờ của Sharapova đã được chứng minh năm ngoái, nhưng để bảo vệ danh hiệu vô địch, khó khăn chỉ thực sự đợi chị ở những chặng đường cuối.
    Lindsay Davenport sẽ bước vào giải Wimbledon lần thứ 12 với tư cách là hạt giống số một. Chị là nhà vô địch năm 1999, á quân năm 2000 và có cả đống kinh nghiệm thi đấu trên sân cỏ. Chướng ngại đầu tiên của chị là tay vợt Nga, Alina Jidkova, và đối thủ tiềm năng ở vòng 4 sẽ là Kim Clijsters - tay vợt người Bỉ đã vắng mặt ở giải năm ngoái vì chấn thương ở cổ tay. Davenport có thể hy vọng lọt vào tứ kết để đối đầu với hạt giống số 5 và là ĐKVĐ Mỹ Mở rộng, Svetlana Kuznetsova.
  10. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Wimbledon - sân cỏ đặc biệt ở nước Anh
    Bên cạnh những trận đấu sôi nổi của giải Ngoại hạng, quốc đảo sương mù còn hấp dẫn cả thế giới với các cuộc tranh tài hấp dẫn trên sân cỏ Wimbledon mỗi mùa hè.
    Lịch sử hình thành
    Từ một nỗ lực quyên tiền... mua xe
    Năm 1875, Câu lạc bộ Croquet toàn Anh sụt giảm về số hội viên (kéo theo sự suy giảm tài chính) do sự phổ biến của một môn thể thao mới - quần vợt. Những thành viên còn lại của câu lạc bộ phản ứng bằng cách chuyển một trong những sân croquet tại Wimbledon thành sân quần vợt.

    Wimbledon, giải Grand Slam lâu đời và uy tín nhất.​

    Hai năm sau, câu lạc bộ (có tên mới là Câu lạc bộ Croquet và Quần vợt sân cỏ toàn Anh) cần một chiếc xe mới để duy trì mặt cỏ. Tổ chức một giải quần vợt là ý tưởng tuyệt vời cho việc quyên tiền. Câu lạc bộ đã đăng quảng cáo về giải đấu trên báo The Times. Tạp chí The Field đồng ý tài trợ 25 ghi-nê tiền giải thưởng.
    Giải mở màn năm 1877 quy tụ 22 tay vợt nam. Spencer Gore trở thành nhà vô địch đầu tiên sau khi vượt qua W. C. Marshall trong trận đấu cuối cùng. Trận chung kết thu hút 200 khán giả (mỗi người theo dõi phải bỏ ra một si-linh). Tổng số tiền thu được nhiều hơn chi phí cần thiết để câu lạc bộ mua xe mới.

    Spencer Gore, nhà vô địch đầu tiên.​

    Sau thành công ban đầu, Wimbledon nhanh chóng được thừa nhận là giải vô địch quần vợt quốc gia của Anh quốc. Cuộc tranh tài của nữ được đưa vào từ năm 1884, sau nội dung đôi nam 5 năm. Đến năm 1913, giải có thêm hai nội dung đôi nữ và đôi nam nữ phối hợp.
    Thời gian đầu, Wimbledon áp dụng thể thức nhà vô địch năm trước được vào thẳng trận chung kết năm sau. Mãi đến năm 1922, những người bảo vệ chức vô địch mới phải thi đấu bình đẳng giống những tay vợt khác.
    Mặc dù được coi như một giải vô địch quốc gia, Wimbledon luôn mở rộng cửa với các tay vợt ngoại quốc. Năm 1905, tay vợt nữ May Sutton đến từ Mỹ trở thành nhà vô địch không mang quốc tịch Anh đầu tiên. Hai năm sau, tay vợt Australia Norman Brookes làm được điều tương tự ở nội dung đơn nam.

    Suzanne Lenglen.​
    Với sự góp mặt của những tay vợt hàng đầu châu Âu, Wimbledon trở thành sự kiện quan trọng nhất của quần vợt thế giới. Thập kỷ 20 thế kỷ trước được coi là thời kỳ vàng của quần vợt Pháp trên đất Anh. Suzanne Lenglen giành 3 danh hiệu từ năm 1922 đến 1925. "4 chàng lính ngự lâm" - Jean Barotra, Jacques Brugnon, Henri Cochet và Rene Lacoste - giành tổng cộng 6 chức vô địch đơn và 5 chức vô địch đôi giai đoạn 1924-1929.
    Năm 1922, Wimbledon được chuyển tới địa điểm mới (Church Road). Sân đấu mới có sức chứa lên tới 14.000 người. 10 năm sau, lần đầu tiên lượng khán giả trực tiếp theo dõi giải vượt quá con số 200.000 mặc cho kinh tế thế giới lúc đó đang suy thoái.
    Thế chiến II làm gián đoạn cuộc tranh tài từ 1940-1946. Sân trung tâm dính bom phát xít Đức, 1.200 chỗ ngồi bay sạch. Tuy nhiên, ngay khi chiến tranh kết thúc, Wimbledon đã trở lại. Và khu liên hợp quần vợt được phục hồi hoàn toàn vào năm 1949.
    Sau Thế chiến II, quần vợt Mỹ lên ngôi. Ít nhất một người mang quốc tịch Mỹ lọt tới chung kết ở cả nội dung đơn nam và đơn nữ thời hậu chiến. Chỉ có chức vô địch đơn nam của Yvan Petra năm 1946 lọt vào tay người Pháp. Petra cũng là nhà vô địch cuối cùng trong trang phục quần dài.
    Sự thống trị của người Mỹ giai đoạn này thể hiện rõ nhất trong nội dung đơn nữ. 10 trận chung kết đầu tiên sau chiến tranh đều là những cuộc đấu nội bộ nước Mỹ. 13 chức vô địch liên tiếp không chịu đổi quốc tịch. Những cái tên làm mưa làm gió trên sân cỏ Wimbledon là Louise Brough, Pauline Betz và Maureen Connolly.

    Rod Laver.​

    "Người Mỹ cuối cùng" trong danh sách những cô gái vàng thời kỳ này là Althea Gibson. Năm 1957, Gibson trở thành tay vợt da đen đầu tiên đăng quang.
    Những năm 50, 60 thế kỷ XX lại là thời hoàng kim của quần vợt Australia. Lew Hoad, Ashley Cooper, Neale Fraser, Rod Laver, Roy Emerson và John Newcombe thay nhau đăng quang. Đó là chưa kể tới những nhà á quân Ken Rosewall, Martin Mulligan, Fred Stolle và Tony Roche.
    Năm 1967 đánh dấu một mốc quan trọng. Lần đầu tiên đài BBC phát tín hiệu có màu. Giải đấu cũng chính thức trở thành cuộc tranh tài chuyên nghiệp.
    Thời của những huyền thoại
    Kể từ năm 1968, Wimbledon ghi dấu ấn của 4 nhà vô địch vĩ đại. Trong nội dung đơn nam, Bjorn Borg và Pete Sampras giành tổng cộng 12 chức vô địch trong khoảng thời gian 25 năm. Ở cuộc tranh tài của nữ, Martina Navratilova sở hữu 9 danh hiệu đơn và 11 danh hiệu đôi còn Steffi Graf cũng có 7 lần đăng quang.
    Bjorn Borg có 5 chức vô địch liên tiếp từ 1976-1980. Kể từ lần gác vợt trước Arthur Ashe năm 1975 đến trước trận thua John McEnroe, cựu ngôi sao người Thuỵ Điển sở hữu mạch chiến thắng 41 trận. Sau một phần tư thế kỷ, cho đến nay vẫn chưa có tay vợt nào vượt qua được kỷ lục này ( Roger Federer hiện có 29 trận thắng liên tiếp trên sân cỏ).
    Khi Borg tung hoành trong giải đấu của phái mạnh, Martina Navratilova thống trị cuộc tranh tài của phái đẹp. Tay vợt thuận tay trái gốc Tiệp Khắc cũ lập kỷ lục 9 lần vô địch đơn nữ, trong đó có 6 lần liên tiếp từ 1982-1987.
    Có một chi tiết thú vị là Navratilova chỉ được tiếp xúc với sân cỏ một tuần trước lần tham dự Wimbledon đầu tiên năm 1973. Khi còn là một cô bé theo dõi Wimbledon qua tivi, Navratilova tưởng tượng sân cỏ Wimbledon dài như... sân bóng đá. Cho nên, đến khi trực tiếp ra sân, cô không thể tin được nơi diễn ra những cuộc tranh tài sôi nổi lại ngắn và hẹp đến thế.
    Nói về giải Grand Slam sân cỏ, Navratilova ví von "Wimbledon như một chất gây nghiện vậy. Một khi bạn có được chiến thắng đầu tiên, bạn sẽ khao khát lập lại điều đó lần nữa, nhiều lần nữa."
    Ngai vàng của Navratilova được kế tục xứng đáng bởi Steffi Graf. 7 chức vô địch Graf giành được đánh dấu sự thống trị của người Đức sau chiến tích đầu tiên của Boris Becker năm 1985.
    Boris Becker đến Wimbledon với tư cách là một chàng trai 17 tuổi xa lạ. Nhưng chỉ hai tuần sau, anh đã trở thành nhà vô địch trẻ nhất trong lịch sử Wimbledon, tay vợt không được xếp hạng hạt giống đầu tiên đăng quang và nhà vô địch đầu tiên mang quốc tịch Đức.
    Lần cuối cùng góp mặt vào chung kế năm 1995 (trong tổng số 7 trận chung kết đã tham dự), Becker chịu gác vợt trước Pete Sampras. Huyền thoại mới chính thức thay thế tên tuổi cũ. Sampras hoàn tất cú hat-trick. Tính từ chức vô địch đầu tiên năm 1993 đến chức vô địch thứ 7 năm 2000, ông vua sân cỏ người Mỹ mới chỉ để thua duy nhất một trận sau 57 lần ra sân.
    Sau gần 130 năm tồn tại và phát triển, Wimbledon tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của thế giới, niềm tự hào của nước Anh.

    (theo VietNamNet)

Chia sẻ trang này