1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Windtalkers- Đằng sau trận đánh.

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi phicau, 30/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Windtalkers- Đằng sau trận đánh.

    WindTalkers ​




    Bị thương trong một trận chiến mà chỉ mình anh còn sống, Joe Enders được điều trị trong một bệnh viện quân y. Ko đủ sức khoẻ để ra chiến trường, nhưng ý chí của anh đã thuyết phục được cô y tá khéo léo giúp anh vượt qua kỳ kiểm tra sức khoẻ. Trở về với quân đội, Joe lại được giao nhiệm vụ mới, một nhiệm vụ anh ko muốn làm chút nào-bảo vệ "người mang mật mã".
    Năm 1944, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang dần tiến vào giai đoạn cuối, cũng là lúc nó diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết. Tại châu Âu, Hồng Quân đã đập tan được cuộc tiến quân của quân Đức và đang trên đường thẳng tới Berlin thì tại Thái Bình Dương, Mĩ đang mở cuộc chiến giành giật từng tấc đất, từng hòn đảo với phát xít Nhật. Một điều không may mắn là tất cả mật mã chiến tranh của Mĩ đều bị quân Nhật tìm ra phương pháp giải mã, do đó bên Mĩ bị thiệt hại vô số kể. Chính tại thời điểm đó, Joe được lệnh bảo vệ binh nhì Ben Yahzee, một trong hai người nắm trong tay một loại mật mã mới- mật mã Navajo.
    Trở lại chiến trường sau ký ức không thể phai mờ về trận chiến mà chỉ mình anh còn sống, Joe mở đầu trận đánh đầu tiên trong điên dại. Người ta dễ dàng thấy một hình ảnh Rambo Mĩ trong con người Joe lúc này. Ký ức cứ bám theo và ám ảnh anh. Trong trận chiến đó, Joe là chỉ huy và anh được lệnh phòng thủ, tất nhiên anh đã triệt để tuân theo mệnh lệnh mặc cho đồng đội xin rút. Và kết cục tất yếu, cả tiểu đội bị tiêu diệt. Từ đó những tiếng van xin, kêu la cứ ám ảnh, huyễn hoặc Joe. Liệu con người quả cảm này, người đã vứt tấm huân chương danh dự được tặng chỉ vì "mình mình sống sót" có hoàn thành sứ mệnh một người lính không?
    Xuyên suốt câu chuyện là những đại cảnh cực kỳ hoành tráng. Một trận chiến thực sự được tái hiện qua màn ảnh. Tiếng máy bay, tiếng pháo, tiếng rên la, rồi cảnh pháo điểm xạ, cảnh tiến quân, xung phong, bắn giết, cảnh "chết" của con người, tất cả ập vào mắt, làm cho bộ óc ta căng hết mức. Hồi hộp nối tiếp hồi hộp. Quá xuất sắc cho một bộ phim về chiến tranh.
    Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thôi thì Windtalker sẽ không bao giờ nằm trong danh sách những bài phicau muốn giới thiệu. Nó sẽ mãi chỉ là một phim bắn giết hành động rẻ tiền, một loại phim xem để quên.Ở đây, chúng ta nói về những người lính, những người lính với đầy đủ phẩm chất của một con người thật sự, không chỉ là một khúc gỗ biết bắn giết, biết xung phong đi đầu hay liều mình cảm tử như người ta vẫn ca ngợi.
    Một anh lính kỳ thị chủng tộc, rất ghét những người dân tộc thiểu số như 2 anh lính mang mật mã. Một anh lính cứ hồi hộp là ...khó thở. Tất nhiên có cả một anh lính khó gần như Joe. Rồi một người lính luôn trầm lặng như Charlie, hoạt bát và không bao giờ dám giết người như Ben. Tất cả họ đều là muôn mặt của cuộc sống.
    Trong chiến tranh, người ta dường như chỉ nghĩ đến cái chết. Một người lính trao cho người bạn chiếc nhẫn cưới mang về cho vợ mình vì nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ trở về. Rồi người lính dũng cảm nhất cũng phải thốt lên rằng:" chúng ta sẽ không thể trở về được nữa!". Rồi từng người, từng người một trong họ ra đi...Mỗi người chết trong một hoàn cảnh khác nhau. Lao ra cõng đồng đội bị thương cụt một chân. Rồi cả hai đều trúng pháo. Có anh đang dỗ kẹo một em bé thì bị tập kích. Anh gào lên, kêu em chạy. Con bé sợ quá khóc thét không chạy nổi. Rồi anh vứt thanh kẹo sôcôla về phía người đồng đội gần đấy, kêu con bé chạy qua đó. Sau đó là một màn lửa bốc lên. Lửa lớn quá. Tiếng gào khóc thảm thiết. Anh lính cuối cùng cũng ra đi trong phát súng ân huệ của người đồng đội.
    Trước cái chết, có người sợ hãi, có người dũng cảm. Là một người lính, họ ko được phép sợ hãi. Ben nhắm mắt lại chịu phát súng từ người đồng đội. Charlie gật đầu kiên quyết nhận cái chết. Cũng từ người đồng đội. Trong chiến tranh, đó là việc làm tất yếu để bảo vệ bí mật.
    Nhưng cái chết không phải, ko thể là tất cả. Những người chỉ thích bắn giết quên rằng, sự sống nảy sinh từ cái chết. Sự sống luôn luôn song song, đồng hành cùng cái chết. Một anh lính từ chối nhận chiếc nhẫn cưới từ tay người bạn."Rồi anh sẽ trở về với cô ấy mà". Anh chàng hoạt bát Ben vẫn viết thư cho con trai mình, dù biết sẽ không có thư từ gì trong cuộc chiến khốc liệt này." Tôi mong tôi sẽ mang về nhà cho nó đọc". Rồi anh kể về thằng con mình, mắt ánh lên niềm vui sướng. Trong cuộc chiến tàn khốc này, ta bỗng thấy một tiếng nhạc bay vút lên. Đạo diễn Ngô Vũ Sâm đã mang lại một nét chấm phá rất Á Đông trong một bộ phim chiến tranh tàn khốc. Hai người lính, một người với tiếng tiêu, một người với tiếng armonica, (cũng chẳng phải tài năng gì lắm:D), đã tìm thấy ở nhau tiếng nhạc chung. Cứ rảnh rỗi là họ lại cùng cất lên những giai điệu bình dị mà có lẽ, ta sẽ nhanh chóng bỏ qua khi nghe thấy trong những bản nhạc ta cho là buồn tẻ, chán ngắt. Rất ít, những "buổi hoà tấu" chỉ đóng góp vài ba cảnh xuyên xuốt bộ phim dài, nhưng người xem như cảm thấy nhẹ nhõm, thư thái vô cùng. Và người xem cũng không khỏi bàng hoàng, mặc dù đã biết trước kết cục của đôi tri kỷ này...
    Rồi cũng có những hiểu lầm như bao câu chuyện khác...
    Anh chàng kỳ thị rồi cũng giác ngộ được điều gì đó khi được "tên Anh điêng đáng ghét "cứu sống...
    Ben rồi cũng hiểu được nỗi lòng Joe...
    Joe cũng nhận ra con đường cho riêng mình." Sẽ không có ai chết cả".Anh quả quyết, mặc dù cuối cùng, chính anh không thực hiện được đúng lời nói này. Cũng chẳng sao cả, vì anh tin rằng, lời xin tha thứ của anh trước lúc ra đi sẽ được người đồng đội quá cố trên thiên đường(nếu có) kia chấp nhận. Họ là đồng đội- không chỉ trong quân ngũ.



    Cast:

    Nicolas Cage .... Sgt. Joe Enders
    Adam Beach .... Pvt. Ben Yahzee
    Peter Stormare .... Gunnery Sgt. Hjelmstad
    Noah Emmerich .... Pvt. Chick
    Mark Ruffalo .... Pvt. Pappas
    Brian Van Holt .... Pvt. Harrigan
    Martin Henderson .... Pvt. Nellie
    Roger Willie .... Pvt. Charlie Whitehorse
    Frances O''''Connor .... Rita
    Christian Slater .... Sgt. Ox Henderson
    Jason Isaacs .... Maj. Mellitz
    Billy Morts .... Fortino (as William Morts)
    Cameron Thor .... Mertens
    Kevin Cooney .... Ear doctor
    Holmes Osborne .... Col. Hollings
  2. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Chủ trương của phicau vẫn như cũ. Hay thì vote * và vào bình luận, ko hay thì ra topic khác chê nhá. Phicau cũng không cố ý so sánh phim này với "Ký ức Điện Biên" đâu, vì so sánh là làm hạ thấp giá trị của phim. (Mới xem tối nay trên VCTV xong, phê quá ko kìm được phải lên post bài:D).
  3. Orion-Dust

    Orion-Dust Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên tìm nghe soundtrack của bộ phim này, tôi nghĩ chính phần âm nhạc cũng là một lý do làm cho "Windtalkers" trở nên rất giá trị trong số hàng loạt bộ phim có cùng đề tài.
  4. Prayer

    Prayer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    - Các cảnh chiến đấu trong phim được dàn dựng hoành tráng. Nhất là trường đoạn quân Mỹ đổ bộ lên đảo Saipa, với hàng trăm quân xung phong chiếm lĩnh cứ điểm của quân Nhật. Quay cực đẹp, mầu xanh của cỏ cậy, rừng rậm là tông chính. Hai bên bắn nhau chí choé, đạn bay vèo vèo xem rất phê.
    - Tình bạn giữa hai người chơi nhạc cụ trong phim, một chơi sáo, một chơi Harmonica. Lúc cả hai chơi nhạc với nhau khúc giữa phim thật cảm động một chút lãng mạn trong phim.
    - Nhưng mô típ trong phim quá cũ, anh nhân vật người hùng trong phim cuối cùng chết tốt để cứu cái anh chàng "Code"
    - Khúc cuối bắn nhau rất điêu, đề cao người lính anh hùng Mỹ. Quân ta có vài ba người, bắn phát nào trúng phát ý. Trong khi quân Nhật bắn mãi chả trunggí cả, xông lên để dính đạn như xung.

Chia sẻ trang này