1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Wolfmen, Wolfwomen, Wolfmoon, Wolfthings... Những người YÊU LOÀI SÓI...

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi EverMan, 06/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 6969

    6969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    hay thật bác ạh, h em mới biết
  2. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Bạn ScarletHakama bên Vietjungle có loạt bài rất hay về loài sói:
    Hầu như mọi người bị ấn tượng về những cuộc săn mồi tàn nhẫn nên dễ dàng cho rằng chúng là loài khát máu, không chỉ khoẻ mạnh mà còn hung tợn. Tuy nhiên, do chúng ta không thể tiếp cận được với chúng nên chúng ta chưa nhìn thấy được một xã hội loài sói đằng sau tất cả hình ảnh những chiếc răng nanh sắc nhọn của một ác thú trong bóng đêm.
    Trái với hình ảnh con sói nham hiểm muốn ăn thịt cô bé quàng khăn đỏ trong cổ tích, loài sói phức tạp hơn nhiều. Trìu mến ham vui đùa, tận tuỵ với bầu bạn, gắn bó với cộng đồng.
    Khi con đầu đàn (con alpha) cất tiếng hú, đó là dấu hiệu kêu gọi đàn của nó. Đàn sói không là một sự tập trung số lượng một cách ô hợp, chúng là một gia đình. Một gia đình nhiều thế hệ liên kết chặt chẽ, gắn bó nhau vì một mối lo chung, một mục đích chung.
    Đầu gục xuống, tai cụp thấp hơn con đầu đàn, các con sói tiến đến bên con alpha, thể hiện sự ngưỡng mộ và phục tùng bằng cách rên rỉ hay liếm láp mặt con alpha. Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất chính là chúng sẵn sàng nằm ngửa ra, phô bày cái bụng - nơi yếu nhất của chúng. Việc duy trì và bảo vệ trật tự nghiêm ngặt của bầy đàn chính là xác định rõ vị trí thích hợp của từng con sói. Đừng nhầm lẫn con alpha như sự hung bạo, kẻ phục tùng như sự yếu đuối.
    Sói xám ở Bắc Mỹ là loài ăn thịt duy nhất săn mồi theo bầy đàn. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của con alpha, chuyến săn mồi thường không chấp nhận sự lơ đểnh, sự bất tuân. Vì đó là đánh mất cơ hội, là mất đi miếng ăn của cả đàn. Ngoài ra, sự phục tùng cũng mang ý nghĩa khẳng định mỗi con sói thuộc về bầy đàn này, thuộc về gia đình này. Thực tế là nếu con sói nào bị ăn trong các chuyến đi săn, nó sẽ được cả đàn chăm sóc và cho ăn .
    Và trong đàn đương nhiên có cả con omega, vị trí thấp nhất đàn. Trong các cuộc săn thành công, con omega là con ăn sau cùng, trong khi con alpha sẽ là con đầu tiên tiến đến xác con mồi. Các thành viên được chia nhau miếng ăn với sự chấp thuận của con alpha. Nhưng con omega thì không. Đàn vẫn cho nó ăn, nhưng sau cùng. Ngay cả khi con alpha bị năn nỉ xiêu lòng, đàn sói vẫn không chấp nhận cho con omega ăn chung. Con omega như là thành viên để cả đàn chăm sóc lẫn để kỳ thị.
    Tuy nhiên, cái xã hội ấy vẫn sẽ luôn thay đổi trật tự. Nếu một ngày kia con alpha già yếu hay bị thương nặng trong chuyến đi săn, hay con omega bằng một cách nào đó đổ vị trí ấy qua một con non nào vừa nhập đàn mà không được lòng con alpha...
    Vai trò của con omega trong bầy là xoa dịu những căng thẳng, hay bày ra những trò vui đùa. Sống trong sự khinh thường của bầy, con omega thương giữ thái độ lảng tránh xa lánh cần thiết, nhưng nó biết cuộc sống với bầy vẫn tốt hơn là sống đơn độc. Bầy sói với hàm răng sắc khỏe có thể cắn nát xương một con nai, nhưng không bao giờ làm tổn thương trầm trọng con omega cả. Con alpha khi cần thiết vẫn ở bên cạnh động viên khuyến khích nó.
    Với vai trò thủ lĩnh, hình dáng và tư thế con alpha khác hẳn con omega. Đuôi dựng cao, tai thẳng, mắt sáng và lướt đi nhanh nhẹn. Con alpha luôn đi đầu các chuyến săn để chiến thuật phối hợp của bầy, luôn xuất hiện đầu tiên để kiểm tra tình hình khi có những bất lợi. Lúc bình thường, con alpha cũng tự mình đi tuần tra quanh lãnh thổ của bầy.
    Một phần ba số lượng sói xám ở Bắc Mỹ có màu lông đen. Đôi khi các con sói đen ấy có cá tính thích tự chính mình tìm hiểu thăm dò thế giới xung quanh. Chúng chơi một mình và có thể tách biệt với bầy. Điều này không có lợi cho chúng, các con sói con có thể không được con alpha cho ăn chung cùng với bầy. Đôi lúc sói đen cự tuyệt bữa ăn thừa và bỏ đi. Và nó có nguy cơ sẽ trở thành con omega.
    Không để cho những dấu hiệu xấu ấy tiếp diễn, trong đàn còn một cá nhân quan trọng khác. Con beta - phó thủ lĩnh. Can đảm và dịu dàng, con beta là người bảo hộ và hòa giải của bầy. Con beta vừa đứng ra hướng dẫn các sói con vừa tham gia các cuộc vui đùa của bầy. Con beta gắn kết các thành viên lại, giữ sự hòa thuận để bầy đàn luôn là một khối thống nhất chặt chẽ. Sự hợp tác gần gũi của bầy đàn chính là yếu tố quyết định sự sống và cái chết của cả đàn. Và trong những cuộc chơi đều đặn ấy, những mối quan hệ suốt đời của các cá thể trong bầy sẽ được hình thành. Cả bầy đàn sẽ cùng chăm sóc dạy dỗ cho sói con, nhưng chính con beta là con sói trông chừng và giữ trẻ tận tụy nhất.
    Cũng như con người, tuổi thơ của loài sói kéo dài lâu. Khi con cái alpha cho ra đời bầy sói con, đàn sói vô cùng kích động. (chỉ có con alpha mới giao phối với một trong những con sói cái vừa trưởng thành trong đàn do chính nó chọn). Không khí của bầy dường như ngưng đọng lại. Và khi con sói con ra đời, bầy sói hân hoan vô độ, chúng đến bên con alpha để liếm láp tán dương. Chúng cùng vươn cao cổ hướng về dãy núi tuyết phía xa và cất lên những tiếng hú biểu lộ sự hưng phấn. Vài con sói cái không có được quyền làm mẹ thì tò mò đến nằm bên lũ sói con, liếm láp dịu dàng âu yếm trong khi con sói mẹ mệt mỏi nằm cách đó hàng chục mét.
    Ngay từ lúc chào đời, lũ sói con được được cả đàn quan tâm chăm sóc, dạy cho chúng các quy tắc cần thiết. Vai trò của bản năng chi phối - chúng luôn tự động thuần phục con alpha. Tuy nhiên khi lớn lên chúng sẽ bắt đâu tham gia thành lập thứ bậc của mình, mà trước hết là giữa lũ sói con với nhau. Nhưng con trưởng thành quan sát từ xa, khi nhận thấy có những dấu hiệu xung đột tăng cao, chúng sẽ cảnh cáo bằng những tiếng hú dài thê thiết.
    Ngôn ngữ giao tiếp của sói là tiếng hú của chúng. Một loại ngôn ngữ quá phức tạp đối với chúng ta - những homo sapiens không thuộc về Nòi giống Tự do - không đánh hơi được hàng ngàn hương vị khác nhau của bạt ngàn rùng núi... Tiếng hú trong đời sống hàng ngày chỉ thể hiện một phần của vai trò ngôn ngữ.
    Khi màn đêm buông xuống, trong cái tĩnh lặng và lạnh lẽo, no say sau chuyến đi săn, đi đi lại lại trong khi một số loài đã chìm sâu vào giấc ngủ, những con sói tập hợp và ngẩng cao đầu đầy khí phách nhìn lên bầu trời thăm thẳm - với ánh trăng hay có thể chỉ có bóng đêm - chúng cất tiếng tru dài và gửi vào đó biết bao nỗi niềm. Tiếng tru ấy có thể để bày tỏ niềm hân hoan hay nỗi buồn, để kêu gọi một sự tập hợp, để liên lạc với bầy đàn khác...
    ( SH đã ngồi im lặng trong tê dại đến chừng 5 phút khi được nghe tiếng hú dài thăm thẳm của con alpha với cái đẩu ngẩng cao và vươn lên bầu trời sâu thẳm - một dạng âm thanh độc đáo của Tự nhiên khó mà quên được một khi bạn đã từng nghe. Chỉ là coi lại qua film mà SH thấy xúc động sâu sắc như chính mình được chia sẻ tiếng hú ấy..)
    Ghi nhận tần số âm thanh, người ta phát hiện rằng mỗi con sói có một tiếng hú độc nhất - đó là dấu ấn riêng biệt thể hiện cá tính của từng con, đánh dấu sự tồn tại của chúng với rừng thẳm. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe ai đó khen rằng con sói yếu nhất omega lại có tiếng hú nghe diễn cảm và hay hơn hết!
    Jim Dutcher - một nhà nghiên cứu, người bạn của một bầy đàn. Ông đã nuôi nấng gần hết các thành viên của đàn khi chúng còn là những con sói bú bình, sau đó ông thả chúng về với núi rừng. Và chúng đã chấp nhận ông như một người bạn, không lánh xa, không cảnh giác. Kí ức của chúng còn mãi. Thật bất ngờ khi một lần ông thử bắt chước và cất tiếng hú. Bầy đàn đã đáp lời gọi ấy. Các con sói lần lượt xuất hiện và vẫn tuân theo quy luật của chúng - chúng tiến lại gần ông, cúi đầu và liếm láp, tranh nhau được gần ông từng chút. Chúng xem ông là người bạn, là thành viên. Mối quan hệ được hình thành đã không mất đi.
    Trong một chừng mực nào đó, xã hội loài sói là mô hình lý tưởng về mối quan hệ cộng đồng. Chúng đã đạt thành công trong cuộc sống gia đình và gần như không khác gì chúng ta: tận tụy với mái ấm và thế hệ tiếp nối, quan tâm đến địa vị, cống hiện cho cộng đồng. Các thổ dân Bắc Mỹ từ xa xưa đã coi sói xám là anh em, là tấm gương về sự can đảm khi đương đầu, sự dũng mãnh khi đi săn, sự trung thành với tập thể. Họ chia sẻ với chúng một nỗi niềm chung: bị săn đuổi, lấn chiếm, đối đầu với diệt vong và phải vượt qua từng bước để tồn tại.
    Nguồn: vietjungle.com
    Được simbat1080 sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 12/08/2006
  3. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Tớ không đồng ý với điều này, chắc các bạn cũng vậy nhỉ!
    Xét riêng họ nhà sói, so sánh về sự hoà thuận, yêu thương, bình đẳng trong đàn thì theo tớ sói xám Bắc Mỹ thua xa loài sói (chó) hoang châu Phi.
    [​IMG]
    Chó hoang Châu phi cùng săn và cùng ăn mồi (không hề phân biệt thứ bậc), không có các "lễ nghi" phức tạp (nhe nănh, cúi đầu, cụp đuôi...) như sói Bắc Mỹ.
    Túm lại là về độ "chan hoà" giữa các thành viên trong đàn thì tớ vote cho chó hoang châu phi, nhưng về vẻ đẹp hoang sơ, bí hiểm, kỳ ảo thì phải công nhận sói xám bắc mỹ là số 1
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng không đồng ý với đoạn bôi vàng bên trên tớ đã được xem cảnh đàn sói lửa săn mồi, chúng thật đẹp.
    Còn nhận định của bạn về sói xám bắc Mỹ thì tớ không chắc lắm đúng là sói đồng cỏ ở Châu Phi rất bình đẳng, và đoàn kết, tớ đã được xem cảnh chúng sau khi săn mồi đã ưu tiên cho các con sói non ăn trước. Hì sói xám bắc Mỹ thì hơi khác, cũng có thể là do khí hậu khắc nghiệt của bắc Mỹ đã làm chúng như vậy. Nhưng những con sói bắc Mỹ khi được nuôi dạy thì rất trung thành với chủ. Cảm ơn bạn về mấy tấm hình, nó rất đẹp
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Tớ có đọc một vài thông tin về loài sói đỏ. Post lên đây cho mọi người tham khảo
    Tên Việt Nam: Chó sói đỏ
    Tên Latin: Cuon alpinus
    Họ: Chó Canidae
    Bộ: Ăn thịt Carnivora
    Nhóm: Thú
    [​IMG]
    Hình: Mammals of Cambodia

    Họ: Chó Canidae
    Bộ: Ăn thịt Carnivora
    Mô tả:
    Thú cỡ lớn. Dài thân: 895 - 918mm, dài đuôi: 308 - 327mm, dài bàn chân sau: 125 - 167mm. Mõm ngắn mùa đen. Tai tròn vểnh. Bộ lông màu da hoẵng (vàng đỏ). Bụng màu sáng nhợt. Chân và đuôi chuyển sang nâu đen và đen. Gốc đôi thắt nhỏ, xù ở phần cuối.
    Sinh học:
    Thức ăn của sói đỏ là nai, hoẵng lợn rừng, động vật nuôi và các loài chim lớn. Sinh sản hầu như quanh năm, nhưng tập chung nhất là vào các tháng 11 - 2. Thời gian có chửa khoảng 9 tuần. Mỗi lứa đẻ 4 - 6 con, có thể 10 - 11 con.
    Nơi sống và sinh thái:
    Sống ở rừng, thường cư trú và hoạt động ở rừng già, những lúc săn đuổi mồi có thể về gần bản làng. Sói đỏ là thú ăn đêm, nhưng hoạt động tích cực vào lúc sáng sớm và chiều tối (có khi cả ban ngày), vùng hoạt động lớn và luôn thay đổi. Sống từng đôi hoặc đàn 5 - 7 con, khi săn mồi có thể nhập đàn 10 - 15 con.
    Phân bố:
    Việt Nam: Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Bắc Thái, Sơn La (Mộc Châu), Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc. Sói đỏ có phân bố rộng ở các tỉnh miền núi.
    Thế giới: Liên xô (cũ), Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Xumatơra, Giava, Inđônnêxia.
    Giá trị:
    Loài thú hiếm. Sách đỏ thế giới xếp bậc V và ở Việt Nam, sói đỏ là loài hiếm từ trước đền nay, là nguồn gen tự nhiên quý.
    Tình trạng:
    Do nạn săn bắt, chặt phá rừng, sói đỏ ngày càng trở nên hiếm. Mức độ đe dọa: bậc E.
    Đề nghị biện pháp bảo vệ:
    Tuyệt đối cấm săn bắn sói đỏ. Tăng cường bảo vệ rừng và xây dựng các khu bảo vệ.

    Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 52.
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Chó sói rừng Đại Hùng với nỗ lực bảo tồn
    Từ những khu vịnh hẹp trên đất liền cho tới các vùng đảo ngoài khơi gió lộng, khu vực phía bắc và giữa quần đảo British Columbia (Canada) hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ sơ khai của nó. Trong khu rừng rậm ôn đới, chó sói vẫn là loài nắm quyền thống trị như hàng ngàn năm nay.
    Chó sói trong rừng Đại Hùng
    [​IMG]
    Với lối sống cộng đồng, sói là loài chiếm ưu thế trong rừng.
    Theo Chris Darimont, nghiên cứu sinh tiến sĩ về sinh học bảo tồn ĐH Victoria (Mỹ), những hòn đảo gập ghềnh, xa xôi này thực sự là "ngôi nhà của sự hoang dã". Kể từ năm 2000 đến nay, anh đã nghiên cứu hành vi kiếm mồi của loài sói trong khu rừng mưa Đại Hùng (Great Bear) để tìm hiểu thêm về hệ sinh thái ít người biết đến của quần đảo. Sói đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái quần đảo, và chế độ ăn uống của chúng có thể cung cấp thông tin cho giới nghiên cứu về động lực giữa thú săn và con mồi.
    Nghiên cứu phân của lũ sói, Darimont nhận thấy rằng thức ăn chủ yếu của lũ sói là hươu đuôi đen. Tuy nhiên, chế độ ăn của chúng lại có sự thay đổi lớn, tuỳ theo địa bàn. Tại những hòn đảo ngoài khơi chẳng hạn, lũ sói chắc chắn có ít hươu để săn hơn là trên những hòn đảo gần bờ. Phát hiện này cho thấy rằng, sói có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ở những vùng biệt lập, khiến cho mối liên hệ giữa thú săn và con mồi trở nên mỏng manh hơn rất nhiều.
    Đây là thông tin cực kỳ quan trọng không chỉ đối với việc tìm hiểu hệ sinh thái đảo mà còn đối với những nỗ lực bảo tồn. Nếu giới khoa học nắm bắt được hành vi của các loài thú trên những vùng đảo biệt lập, họ có thể biết được hành vi của chúng tại những nơi khác. Darimont cho biết: "Hành tinh của chúng ta chính là một dãy đảo đối với động vật hoang dã và tự nhiên. Thay vì đại dương, sông ngòi chia tách những vùng đất có thể sinh sống, chúng ta có đường sá, trang trại và thành phố. Càng biết nhiều về sinh thái đảo, chúng ta lại càng có nhiều khả năng áp dụng thông tin này vào những phần còn lại của thế giới."
    Những tay thợ săn nhút nhát
    [​IMG]
    Ít tiếp xúc với con người, lũ sói đang cung cấp nguồn thông tin nghiên cứu quý báu cho các nhà sinh học bảo tồn.
    Phần lớn lãnh thổ trên quần đảo British Columbia đều chưa hề in dấu chân người, bởi vì để tiếp cận được các hòn đảo là cả một vấn đề?"du khách phải đi bằng máy bay hoặc tàu mới có thể đến đảo được. Hơn nữa, thời tiết lại thất thường, còn về mùa đông thì biển động dữ dội. Darimont cho biết: "Bờ biển ở đây giống như bờ biển từ đông nam Alaska đến bắc California. Chúng ta có thể quan sát được các quá trình tiến hóa và sinh thái nguyên sơ ở đây. Đây là cơ hội rất tốt để chúng ta tìm hiểu về quá trình vận động của hệ sinh thái trong quá khứ. Sói là mục tiêu nghiên cứu lý tưởng nhất. Chúng có thể trả lời những câu hỏi quan trọng về hệ sinh thái đảo, tạo nên những cuộc tranh cãi, đồng thời giúp chúng ta bảo tồn rừng ở đây."
    Tuy nhiên, nghiên cứu hành vi săn mồi của sói không phải là chuyện dễ dàng, vì chúng rất nhát người. Không ai biết gì về kỹ năng săn mồi của chúng. Có người cho rằng, lũ sói ở đây đi săn theo phương pháp mai phục. Đôi khi, sói và hươu chạm trán nhau dưới nước. Mặc dù sói có thể bơi khá xa, hươu còn bơi tốt hơn nhiều. Nếu hươu nhảy xuống nước để chạy trốn, sói có thể "dàn quân" trên bờ và chờ đợi đến khi hươu buộc phải lên bờ vì mệt và lạnh. Không thể trực tiếp quan sát lũ sói kiếm ăn, các nhà nghiên cứu đành sử dụng "phương án B"?"tìm hiểu những gì lũ sói bỏ lại sau bữa ăn.
    Trong hai chuyến công tác, mỗi chuyến kéo dài 5 tuần trong mùa hè 2000 và 2001, nhóm nghiên cứu của Darimont đã thu thập được gần 600 mẫu phân sói trên địa bàn rộng 60.000 km2. Do hươu đuôi đen là nguồn thức ăn chính của sói, Darimont cảm thấy hết sức ngạc nhiên vì sự đa dạng thức ăn theo địa bàn cư ngụ của lũ sói. Trên đất liền với khá nhiều loài sinh sống, lũ sói săn hươu, nai sừng tấm, dê núi và các loài có vú nhỏ hơn. Trên các hòn đảo gần bờ, nơi hươu sinh sôi nảy nở nhiều nhất, sói hầu như chỉ săn hươu. Trên những hòn đảo ngoài xa, hươu xuất hiện khoảng 50% trong "thực đơn" của lũ sói, còn trên những hòn đảo xa xôi nhất, con số này chỉ còn 20%. Điều này chứng tỏ rằng lũ sói rất nhạy cảm với biển?"khi bị tách ra khỏi nguồn thức ăn chủ yếu của mình, chúng phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn.
    Đây là phát hiện có giá trị rất lớn đối với mô hình khu vực bảo vệ sói và các loài săn mồi khác. Những gì xảy ra trên các hòn đảo ven biển cũng có khả năng xảy ra trong công viên. Darimont cho biết: "Trong hệ thống công viên kết nối với nhau, mối liên hệ giữa kẻ đi săn và con mồi hầu như không thay đổi."
    Theo báo Tài Nguyên Môi Trường
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Thật tiếc là ttvnol sau khi chuyển host đã làm mất đi một số ảnh của topic nếu bạn Mod nào giúp tôi sửa lại các link này thì tốt quá (tôi sẽ PM lại link để nhờ sửa).
  8. bluemoon85

    bluemoon85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.693
    Đã được thích:
    0
    lâu lắm mới vào Sở thích tự nhiên thấy một box có cái tên kêu dã man mà lại hợp với sở thích của mình. Cho em tham gia với. Còn đây là quà làm quen(mấy tấm ảnh trên kia em ko coi đc ko biết có bị trùng ảnh ko, nếu trùng mong các bác thông cảm nhé)
    [​IMG]
    tấm này em thích nhất hiện đang đc để làm avat
    [​IMG]
    tấm này mò mẫm đc lâu rồi hôm nay mới đem khoe
    [​IMG]
    Được bluemoon85 sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 24/08/2006
  9. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Thật tiếc là mấy tấm hình mọi người post ở các trang trước đã bị mất sau khi ttvnol chuyển host
    @bluemoon85 còn hình nữa thì up lên cho mọi người coi với nha
  10. bluemoon85

    bluemoon85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.693
    Đã được thích:
    0

    okie, em up típ hình nào. Mọi người cũng up hình và thông tin về loài sói lên đi
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này