1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

World music- giải pháp cho sự phát triển âm nhạc truyền thống?

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi tom2310, 11/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    World music- giải pháp cho sự phát triển âm nhạc truyền thống?

    Có ý kiến cho rằng để âm nhạc truyền thống muốn phát triển và có thêm nhiều khán giả trẻ thì nó phải hoà nhịp cùng những trào lưu âm nhạc đương đại. Và world music liệu có phải là một giải pháp hữu hiệu cho sự bảo lưu, phổ cập những giá trị âm nhạc dân tộc ? Có thể thấy rõ ràng một điều có rất ít thanh niên chịu bỏ thời gian ra nghe chèo, tuồng, quan họ, ca trù hay cải lương. Nhưng khi nghệ sỹ Thuý Hường xuất hiện trên sân khấu của đêm trình diễn Đường Xa Vạn Dặm cùng với piano, sax, guitar, trống và nhiều nhạc cụ điện tử, những làn điệu vang lên trên nền phối khí với những hoà thanh và tiết tấu hiện đại, nó trở nên " dễ nghe" hơn nhiều đối với công chúng trẻ tuổi . Hơn nữa, người nước ngoài cũng dễ tiếp cận những giá trị âm nhạc cổ truyền của chúng ta bởi cái chung ở phương tiện truyền tải của WM hơn là ở thể nguyên bản của nó.
    Các bạn nghĩ sao về vấn đề này??
  2. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Chào Tom, đây là một đề tài thú vị và cũng khá là muôn thủa với âm nhạc Việt Nam, nhất là trong giai đoạn mở cửa này. Mình không biết nhiều về World Music, cũng đã thử nghe Đường xa vạn dặm và đĩa của Nguyễn Lê một vài lần, có nhiều ấn tượng tốt đẹp về những giai điệu đẹp mà các nhạc sỹ đã tìm tòi phát triển từ sự trân trọng và mong muốn khai thác vốn cổ của âm nhạc dân tộc. Đó là những điểm sáng đáng mừng cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam giai đoạn này và tiếp về sau.
    Vấn đề bạn đưa ra thảo luận làm mình nhớ đến một độ vênh nhất định trong quan niệm về hát quan họ ở Việt Nam, giữa một bên là những khán giả yêu thích quan họ và quen nghe quan họ qua cách biểu diễn sân khấu (lối hát nhanh, có nhạc đệm - bằng dàn nhạc cụ dân tộc hay thậm chí bằng organ) với một số ít các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân quan họ, ở những làng quan họ cổ, một số ít người nghe muốn giữ gìn lối hát qua họ cổ: chậm, luyến láy, không có nhạc đệm. Sự vênh khái niệm thậm chí đã nỏ ra tranh luận (thực chất là sự lên tiếng của các nhà nghiên cứu, những nghê nhân và người nghe muốn giữ gìn vốn cổ). Và tất nhiên là tranh luận này không ngã ngũ. Các đĩa quan họ hát theo lối mới vẫn tìm thêm được nhiều khán giả mới, trẻ yêu thích những làn điệu mượt mà, những lời hát tính tứ và chương trình quan họ vẫn được phát đều đặn trên TV, Radio; các nhà nghiên cứu thì đang miệt mài lập hồ sơ trình Unesco công nhận quan họ hát theo lối cổ là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; hội Lim mở, các liền anh liền chị trẻ trên hội vẫn hát theo lối mới có nhạc đệm rộn ràng trong hội, còn ở "nhà chứa" (đây là cách gọi nơi hát quan họ giao duyên theo lối cổ) các cụ vẫn luyến láy, nhấn nhá từng câu hát trữ tình trong cuộc chơi quan họ thâu canh, số lượng các cụ ngày càng ít dần và việc tìm lớp kế cận là một bài toán khó.
    Câu chuyện cho chúng ta biết một số điểm rất thú vị: Có hai khái niệm khác nhau về Quan họ: Quan họ hát lối mới và Quan họ hát lối cổ. Quan họ hát lối mới thực tế có một sức sống riêng, là "kênh" chính đưa lối hát quan họ giao duyên, một nét văn hoá dân tộc đến với người nghe, vấn đề là ở chỗ những người tiếp nhận lối hát quan họ mới (chủ yếu là lớp trẻ) hầu hết đều chỉ biết đến quan họ với "hình dạng" này và coi đây là quan họ truyền thống. Điều này làm những người muốn bảo vệ và khôi phục vốn cổ rất buồn lòng và ra sức phủ nhận, phản đối.
    Đấy là một ví dụ minh hoạ thêm và để trả lời một phần cho vấn đề bạn đưa ra: Có ý kiến cho rằng để âm nhạc truyền thống muốn phát triển và có thêm nhiều khán giả trẻ thì nó phải hoà nhịp cùng những trào lưu âm nhạc đương đại. Và world music liệu có phải là một giải pháp hữu hiệu cho sự bảo lưu, phổ cập những giá trị âm nhạc dân tộc ?
    Một điều đơn giản là âm nhạc gì muốn phát triển thì cũng cần hướng đến người nghe, đặc biệt là những khán giả trẻ tuổi, tương lai của xã hội. Còn việc hoà nhịp cùng những trào lưu âm nhạc đương đại thì nghe rất hợp lý, xuôi tai, có vẻ đúng tinh thần của Bộ văn hoá nhưng có làm được không hay làm như thế nào hay dùng nhịp gì thì phải nhờ những nhà hoạt động nghệ thuật trả lời. Còn mình nghĩ, khi muốn bảo lưu, phát triển hay phổ cập bất cứ truyền thống gì, đặc biệt là âm nhạc truyền thống thì trước hết phải phân biệt được rõ ràng các khái niệm, giá trị: đâu là truyền thống, đâu là sự tìm tòi phát triển, đâu là sự thể nghiệm ... sự phân biệt rạch ròi ấy phải dựa trên những hiểu biết căn bản, đúng đắn và trân trọng từng thể loại, giá trị. Như vậy thì mới biết được chúng ta cần giữ cái gì và chúng ta sẽ đi đến đâu.
    Chèo, tuồng, quan họ, cái lương .... ngày càng ít thanh niên đến xem, thực ra đó cũng là một hiện tượng tự nhiên của một xã hội đang phát triển, và tất nhiên là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc giữ gìn những vốn cổ. Quan họ hát lối mới trong ví dụ của mình hay WM trong ví dụ của bạn là những "kênh" mới có thể dễ đưa các thể loại âm nhạc truyền thống tiếp cận với khán giả trẻ, hơn nữa, như WM còn mang dấu ấn riêng, tìm tòi của từng nghệ sỹ dựa trên những chất liệu âm nhạc dân tộc. Nhưng muốn thực sự bảo lưu (mà bảo lưu thì mới phát triển, phổ cập được) âm nhạc truyền thống cũng như đánh giá được đúng giá trị của sự phát triển thì (mình nhấn mạnh một lần nữa), phải phân biệt được rõ ràng các khái niệm, giá trị: đâu là truyền thống, đâu là sự tìm tòi phát triển, đâu là sự thể nghiệm ... sự phân biệt rạch ròi ấy phải dựa trên những hiểu biết căn bản, đúng đắn và trân trọng từng thể loại, giá trị. Đặc biệt là ý thức của những nhà quản lý hoạt động nghệ thuật với người nghe. Việc hiểu biết không toàn diện hay tệ hơn là việc lập lờ đánh đồng các khái niệm, thể loại chỉ có góp phần thui chột những giá trị của cả âm nhạc truyền thống, âm nhạc đương đại lẫn âm nhạc tương lai.
    Nhân trao đổi với bạn để bày tỏ một vài ý kiến của mình.
    Thân mến!
  3. YoutaMoutechi

    YoutaMoutechi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến tuyệt vời của Van Basten , tuy vậy cũng có những điều mà bác chưa nói hết nên tôi cũng muốn nói thêm .
    Trả lời cho câu hỏi của tom2310 : WM-giải pháp cho sự phát triển nhạc truyền thống ? câu trả lời của tôi là không, không bao giờ nên tham vọng như vậy . Sẽ không có một giải pháp nào khác dành cho nhạc truyền thống ngoài việc bảo tồn nó , vì nếu mà nhạc truyền thống đã mô đi phê đi rồi thì dựa vào tiêu chuẩn nào mà nói đấy là nhạc truyền thống nữa, nó sẽ trở thành một cái khác (WM chảng hạn) , phải không ạ ? Bất kỳ một loại hình văn hoá phi vật thể nào cũng có không gian và thời gian của nó, hiện nay không còn là thời của "cái ta gọi là" Nhạc truyền thống nữa thì đó là quy luật lịch sử tất yếu và đại đa số thanh niên ít quan tâm đến nó là chuyện đương nhiên.
    Ngoài bảo tồn ra thì đối với truyền thống thì chỉ có thể khai thác . Vậy khai thác thì khai thác như thế nào ? Tôi cho rằng kiểu quan họ hay được phát trên truyền hình là một kiểu phá hoại , khiến thanh niên thêm chán thì đúng hơn , vì nó kệch kỡm dở ông dở thằng . Biến nghệ thuật tinh hoa thành một thứ "đại chúng" xuẩn ngốc như vậy là sai lầm về nhận thức của một số ngườ trong một thời kỳ văn hoá đảo lộn , muốn phục hưng văn hoá truyền thống trước hết phải dẹp bỏ những tư duy vừa công chức lại vừa tiểu nông như thế . Sau nữa là các nghệ sĩ cần phải tránh suy nghĩ là mình đang gánh vác trọng trách với truyền thống , chưa nói đến việc đây là điều bất khả thi với bất kỳ một cá nhân nào mà gồng mình vô ích như thế lại còn làm tư duy sáng tạo bị bó buộc, không thể cất cánh được . Nói chung đây là một việc khó , như Basten nói là "muôn thủa" đấy , nói nhiều cũng chẳng để làm gì mà cần là cần những người làm nghệ thuật nghiêm túc, và quan trọng là có cái đầu sáng tạo . Như Quốc Trung với ĐXVD là những bước thử nghiệm đầu tiên .
    Trở lại với WM, tôi sẽ sửa lại tiêu đề topic thế này , WM không phải là giải pháp để phát triển nhạc truyền thống nhưng là một con đường hay cho nghệ sĩ . Tuy nhiên WM không phải là chìa khóa vạn năng mở ra mọi con đường , các nghệ sĩ châu Phi làm WM rất nhiều nhưng thực sự tiếng vang được bao nhiêu ? thực sự là vô cùng hạn chế vì vậy người nghệ sĩ phải tỉnh táo .
    Cuối cùng tôi muốn WM không phải là một dòng nhạc giới hạn nào, nó là một trào lưu , một syle (như Nguyên Lê nhạc Jazz hay Quốc Trung nhạc chillout thì cũng là WM cả)
  4. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    To Basten: Cảm ơn bạn đã bày tỏ quan điểm. Tuy nhiên bạn có thể nhận xét rõ hơn về hiệu quả truyền tải vốn âm nhạc truyền thống theo kiểu world music được ko? Theo bạn, nếu như phải phân biệt rạch ròi các khái niệm thì nên xếp WM vào kiểu loại gì ( đương đại hóa dân tộc, dân tộc hóa đương đại...hay một sự thử nghiệm mới chưa xác lập được giá trị...hoặc ý kiến khác...) Nói rõ hơn cho mình biết về cảm nhận của bạn khi nghe Đường Xa vạn dặm nhé. Cảm ơn bạn nhiều
    [/purple]
    To YoutaMautechi: Nếu nói là khai thác âm nhạc dân gian thì quá chung chung. Vì ngay cả ở âm nhạc classic các nhạc sỹ cũng luôn sử dụng chất liệu từ kho tàng ÂNDG truyền thống của dân tộc mình. Tất nhiên nếu kỳ vọng WM là 1 phương tiện hữu hiệu để bảo tồn thì chắc là không thể nhưng nếu đặt vấn đề là 1 trong những giải pháp truyền tải ANTT theo phương thức đương đại để nhằm phát triển nó thì sao lại ko? Nếu bạn cho rằng bất cứ sự môđiphê nào của cái cũ cũng là sự phá hoại thì vô hình trung đã bó hẹp sự sáng tạo cũng như phủ nhận những cố gắng kế thừa giá trị truyền thống bằng những hình thức mới. Còn những khái niệm như " nghệ thuật tinh hoa" hay " đại chúng xuẩn ngốc" thì có lẽ cũng khó định biệt được rõ ràng trong thời đại của kênh thông tin đa chiều nhiều màu này lắm, bạn có nghĩ vậy ko???
    Cảm ơn bạn đã cho biết ý kiến của mình. Bạn nghĩ gì về hiệu quả WM nói chung và Đường xa vạn dặm nói riêng. Cho mình biết nhé. Thanks
    Được tom2310 sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 11/02/2006
  5. YoutaMoutechi

    YoutaMoutechi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Bạn hiểu sai ý tôi rồi , kế thừa thì cứ kế thừa , tôi chẳng phủ nhận chất lượng nghệ thuật của nó , nhưng đấy không còn là truyền thống nữa vậy thôi (cũng như chẳng ai bảo J.S.Bach là nhạc sĩ nhạc dân giân Đức phải không bạn? ) . Và bạn cũng nhầm nữa , trong một thế giới thông tin đa chiều thì nhận thức của con người ngày càng phát triển và đâu là cái đẹp của nghệ thuật đích thực sẽ càng ngày càng được nhận rõ hơn, người ta sẽ không bị những "nhà phê bình" dởm lừa dối như ở VN ta ngày nay
    Về ĐXVD, tôi đã nói trong topic của ĐXVD, mạn phép bạn tôi không trích lại nữa ..
  6. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Hẳn bạn đã nghe về khái niệm sự phát triển như một vòng xoắn ốc? Chẳng có sự kế thừa nào nguyên vẹn như nó vốn có. Kế thừa là bước kế tiếp để đi đến cái mới. Thời đại này để âm nhạc dân tộc sống dậy ở dạng nguyên bản và được đón nhận nồng nhiệt chỉ có là chuyện trong mơ !!! Còn sự "định biệt rõ ràng" mà tôi muốn nói là sự đa dạng của thị hiếu chứ không phải ở trình độ phân biệt các giá trị...Mà thôi, ko lạc đề nữa.
    Nhân tiện, bạn có thể chỉ giáo giúp tôi khái niệm nhạc "chillout" được không? Tôi chỉ được biết đây là một trong những nhánh của electronic music mà chưa được hiểu rõ về nó. Tôi đang phải hoàn thành một bài luận về Đ X V D của QTrung nên rất cần thông tin xung quanh vấn đề này. Nếu có thể, bạn giúp tôi nhé. Cảm ơn nhiều
  7. YoutaMoutechi

    YoutaMoutechi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng những gì tôi nói rồi đấy , thế thì còn cần gì phải tranh cãi nữa nhỉ ?
    Chillout thực ra cũng không phải là một dòng nhạc , chillout = relax và nhạc chillout là cái tên chung chỉ những bản nhạc điện tử nhịp điệu chậm , nghe rất bồng bềnh thư giãn , có rất nhiều thể loại được gọi là chillout : ambient , trip-hop ... thậm chí cả jazz mới đôi khi cũng liệt vào chillout . Bài viết ngắn này nói rất đủ về bản chất của nhạc chillout http://slate.msn.com/id/2120345/ , bấm vào tên các band nhạc, bạn có thể nghe được một đoạn sample luôn .
  8. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Thì ra mình đoán cũng đúng, Tom đang loay hoay với cái tiểu luận hay cái gì tương tự .
    Mình không biết nhiều về các vấn đề bạn hỏi nên tốt nhất không nói nhiều thêm kẻo sai . Giới thiệu với bạn một số bài viết về vấn đề bạn đang quan tâm (có thể bạn đã có rồi, nhưng thôi thì của ít lòng nhiều )
    Câu chuyện cổ kể bằng ngôn ngữ âm nhạc mới
    http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacviet/2004/03/55389/
    Ca khúc Việt đi về đâu?
    http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn/bantronamnhac/2005/11/508523/
    Nhạc sỹ Quốc Trung ?" Thử nghiệm & sáng tạo
    http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacviet/2005/02/372107/
    Quốc Trung: ?oTôi chọn cách mở rộng sáng tạo?
    http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhactre/2005/10/503039/
    Nhạc sỹ Quốc Trung mang "Đường xa vạn dặm" tới Nhật
    http://vietnamnet.vn/vanhoa/amnhac/2005/04/405183/
    Việt Nam tính trong âm nhạc
    http://www.maiyeuem.net/vtopic78013.html
    "Đường xa vạn dặm" có phải sáng tác của Quốc Trung?
    http://www3.24h.com.vn/news.php/129/86145
    Nhạc sỹ Quốc Trung: Tôi muốn mang World Music của Việt Nam ra thế giới
    http://www.tivi.com.vn/?mode=detail&id=269
    Việc phân định các thể loại thì không khó khăn gì lắm, vì nó có trong sách giáo khoa rồi. Còn với những người đi tiên phong, có những tìm tòi thể nghiệm riêng, nếu bạn muốn tìm hiểu thì nên lắng nghe và tìm hiều chính những người đang sắn tay áo lên vào cuộc, những nhạc sỹ như Quốc Trung: Lý tưởng của họ là gì; ý tưởng của họ là gì; họ dựa trên nền tảng gì; họ đưa sản phẩm gì đến với công chúng; họ đã tạo ra những sản phẩm ấy như thế nào; cách họ đưa các giá trị tinh thần đến với công chúng; suy nghĩ của các nhạc sỹ trước sự tiếp nhận và phản ứng của công chúng .... Đó mới thực sự là điểm quan trọng để chúng ta có thể thử nhìn nhận bản chất, vị trí, đóng góp ... của những giá trị văn hoá - nghệ thuật mới này, mà còn quan trọng hơn nữa là nhìn nhận được về chính những người sáng tạo nghệ thuật, các nhạc sỹ.
    Vì vậy trên đây mình có tìm thử một vài địa chỉ, chủ yếu là các bài phỏng vấn Quốc Trung để bạn tham khảo.
    Khái niệm về hình tượng một vòng xoắn ốc nhưng minh hoạ cho sự phát triển của lịch sử loài người nói chung và các giá trị văn hoá nói riêng có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Riêng mình vẫn bị ám ảnh bởi sự đơn giản và tất yếu quá của nó .
    Mình thích một luận đề này hơn (khi nói về các giá trị văn hoá của con người, trong sự so sánh cả theo chiều địa lý và chiều lịch sử): Văn hoá không xét ở sự cao thấp mà chỉ xét ở sự khác biệt. Xét ở góc nhỏ của âm nhạc, thì sự khác biệt ấy nằm ở từng thời đại, từng khu vực, từng giá trị, từng thể loại ... và trong chính từng chủ thể sáng tạo ra nó.
  9. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, đặc biệt là Basten đã nhiệt tình cung cấp thông tin. Thực ra, tôi đã search trên net một vòng rồi nhưng có vẻ vẫn còn chưa đủ. Khi làm bài luận, tôi không thích nói mà không có đủ cơ sở hoặc làm qua quýt cho xong. Tới đây tôi sẽ gặp trực tiếp Qtrung và hi vọng sẽ hiểu kĩ càng hơn nữa về vấn đề này. Khi nào hoàn thành nếu có gì mới mẻ sẽ trở lại trao đổi cùng các bạn. Thật thú vị được học hỏi từ những người sành lỗ tai như các bạn.
    Chào thân ái và thanks again
    P/s: À mà nếu các bạn có tìm thêm được gì mới làm ơn gửi cho tôi nhé. Rất tin tưởng và trân trọng sự giúp đỡ của các bạn
    Được tom2310 sửa chữa / chuyển vào 17:20 ngày 12/02/2006
  10. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Cane ko có nhiều thời gian để viết bài , nhưng nếu nói về Nhạc Dân Tộc Việt Nam được phối khí theo kiểu World Music , thì nên nghe thử đĩa Xưa Và Nay của Nhà Xuất Bản Âm Nhạc , không ầm ỹ như Đường xa vạn dặm của Quốc Trung nhưng cũng khá thú vị đấy .
    Có thể nghe thử ở đây :
    http://nhacso.net/Music/Album/2006/02/05F603EE/
    ( Khoảng 1 tuần nữa , Cane sẽ Upload đĩa nhạc này lên để mọi người download )

Chia sẻ trang này