1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WTO và Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi quangdinhnhat, 12/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    WTO và Việt Nam

    Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết Việt Nam muốn trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm 2005, nhưng mục tiêu đặt ra đã không đạt được. Tại sao vậy?
    WTO là gì? Việt Nam trở thành thành viên WTO thì có lợi và có hại như thế nào?
    Vai trò của luật sư đối với những vấn đề liên quan tới WTO như thế nào?
    Mong các bạn cùng thảo luận cho vui
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    WTO là gì ?
    World Trade Organization (WTO) là tổ chức quốc tế toàn cầu xử lý các quy tắc thương mại giữa các quốc gia. Trọng tâm của nó là các Hiệp ước WTO, được đàm phán và ký kết bởi số lượng lớn các quốc gia và sự phê chuẩn của nghị viện. Mục tiêu của nó là giúp nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ, nhà xuất khẩu và nhập khẩu thực hiện việc kinh doanh của họ.
    Triết lý của nó bắt đầu từ thuyến XXX gì đó nói rằng buôn bán tra đổi giữa các quốc gia thì tạo ra sự thịnh vượng chung, cho đến nay phát triển thành tự do hoá thương mại.
    Tiền thân của WTO là GATT tức là mới chỉ có thương mại hàng hoá, sau này phát triển thêm thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư ...Hiện nó vận hành dựa trên hơn một chục điều ước quốc tế chủ đạo.
    (Để biết thêm về WTO, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/whatis_e.htm )
    Mục tiêu không đạt được bởi đàm phán với Hoa Kỳ không đạt kết quả mặc dù trước đó hai bên đã ký kết hiệp định thương mại.
    Chúng ta có lợi là mua xe hơi với giá rẻ, có hại là mua xăng với giá đắt. Từ đó mà suy ra những cái khác.
    Theo dự đoán thì 10-15 năm nữa kể cả VN đã gia nhập WTO thì luật sư VN vẫn chạy theo luật sư nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý.
    Tóm lại, vấn đề này chả có gì hay cả.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 12/01/2006
  3. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Littlesmile đã đưa ra một cách nhìn tổng quát về WTO. Vấn đề này chẳng có gì hay nếu chúng ta chỉ cưỡi ngựa xem hoa khi tìm hiểu về WTO. Trên thực tế, để hiểu được WTO hay nói cách khác là hiểu được luật chơi của một sân chơi mới mà Việt Nam đang muốn tham gia hoàn toàn không đơn giản.
    Những điểm mà tôi đánh dấu ở trên là những điều mà chúng ta cần làm rõ.
    Theo tôi được biết thì các Hiệp ước WTO phải được đàm phán, ký kết, và thông qua bởi tất cả các thành viên WTO.
    Thuyết XXX là thuyết gì vậy Littlesmile? và WTO vận hành dựa trên hơn một chục điều ước quốc tế chủ đạo, đó là những điều ước gì vậy? Tôi nghe nói luật chơi của WTO đồ sộ lắm cơ mà.
    Việt Nam đã không đạt kết quả trong đàm phán với Hoa Kỳ, điều đó thì đúng rồi, nhưng cụ thể là không đạt kết quả trong những vấn đề gì? Bởi vì Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết hiệp định thương mại (BTA) và quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước vòng đàm phán WTO đã phát triển rất tốt đẹp.
    "Chúng ta có lợi là mua xe hơi với giá rẻ", chúng ta ở đây chắc Littlesmile muốn ám chỉ là người dân. Chưa vào WTO nhưng hiện nay giá xe hơi cũng đã xuống nhiều rồi. Người dân đúng là có lợi trước mắt vì được mua xe hơi với giá rẻ hơn trước đây, nhưng còn Nhà nước thì liệu có lợi không? Và với tình hình đường sá hiện nay ở Việt Nam thì giá xe hơi rẻ sẽ ảnh hưởng như thế nào? "Mua xăng với giá đắt", hiện tại cả Việt Nam vẫn chưa có kho dự trữ xăng dầu đủ lớn để tránh ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới, cho nên, chưa vào WTO nhưng chúng ta cũng đang phải mua xăng dầu với giá đắt rồi. Tôi thấy giá xăng dầu hiện nay là do thị trường thế giới quyết định.
    Littlesmile nói luật sư Việt Nam vẫn chạy theo luật sư nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý là chạy theo ở điểm nào? Đúng là luật sư Việt Nam chưa chuyên nghiệp như luật sư nước ngoài. Nhưng tôi không muốn đưa ra những so sánh ở đây, bởi vì mọi so sánh đều khập khiễng , tôi chỉ muốn trao đổi về viễn cảnh một khi Việt Nam tham gia WTO và có những tranh chấp xảy ra liên quan tới WTO thì luật sư Việt Nam cần phải làm gì và làm được như thế nào thôi.
    Mong mọi người cùng tham gia tìm hiểu
  4. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tin tốt lành: Hy vọng mới cho việc gia nhập WTO của Việt Nam http://vietnamnet.vn/chinhtri/doingoai/2006/01/534231/
    Chúng ta cùng chờ đợi...
  5. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Trước ngưỡng cửa gia nhập WTO, một bước tiến dài và sâu của quá trình hội nhập quốc tế. WTO bao trùm rất nhiều vấn đề, từ hàng hoá, dịch vụ, cho tới sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi rất nhiều từ chính sách quản lý kinh tế, quy định của luật pháp, áp dụng và thi hành pháp luật... Bên cạnh cơ hội là các thách thức...
    Sao không thấy mấy ai quan tâm tới vấn đề này nhỉ?
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Có, em quan tâm đây.
    Em rất muốn tìm hiểu về những kết quả đạt được của Việt Nam với các nước trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của WTO. Nhất là trong lĩnh vực vận tải biển.
    Khi em coi bản chào ban đầu của Việt Nam về lĩnh vực thương mại dịch vụ, em thấy có ghi các mục " đãi ngộ quốc gia", "mở cửa thị trường", "cam kết bổ sung". Đãi ngộ quốc gia thì em hiểu một ít. Thế còn " mở cửa thị trường" là như thế nào ạ?." Mở cửa thị trường khác gì với "đãi ngộ quốc gia" ?.
    Mong được trao đổi với các bác.
  7. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề mà bạn quan tâm cũng là vấn đề mình đang muốn tìm hiểu, tạm gọi là lĩnh vực thương mại dịch vụ trong WTO.
    Lĩnh vực thương mại dịch vụ trong WTO được các thành viên thỏa thuận tại "Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ" (hay còn gọi là GATS) lần đầu tiên được đưa ra thương thảo tại vòng đàm phán Uruguay và đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới.
    Mục đích chính của GATS là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho tự do hóa thương mại dịch vụ. Các nước thành viên đưa ra các cam kết về về việc mở cửa thị trường dịch vụ không phân biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nước. Việc điều chỉnh luật sẽ được tiến hành từng bước, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn mọi hạn chế đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu cũng như đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi tiến hành cung cấp dịch vụ theo các phương thức khác nhau (Đãi ngộ quốc gia - NT). Đồng thời mỗi thành viên phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà nước này dành cho một nước thứ ba (Đãi ngộ Tối huệ quốc - MFN).
    Ngoại trừ các dịch vụ được cung cấp thuộc phạm vi các hoạt động chức năng của cơ quan chính phủ, cụ thể là cung cấp dịch vụ đó không mang tính chất thương mại và cạnh tranh với bất cứ nhà cung cấp nào- các loại dịch vụ khác đều thuộc phạm vi điều chỉnh GATS
    GATS bao gồm các nguyên tắc được áp dụng vô điều kiện (Tức là không phụ thuộc vào quá trình đàm phán) và các biện pháp áp dụng có điều kiện (chủ yếu dựa trên các cam kết là kết quả đàm phán của mỗi nước). Vì vậy, không phải ngay lập tức mọi lĩnh vực dịch vụ đều phải vận dụng toàn diện các nguyên tắc của GATS, mà tùy thuộc vào kết quả đàm phán và các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ, một quốc gia sẽ thực thi mở cửa thị trường toàn diện hay hạn chế đối với lĩnh vực dịch vụ đó. Cho đến khi bắt đầu các cuộc đàm phán, các thành viên (kể cả thành viên đang phát triển) đều mặc định rằng các chính sách về dịch vụ đều đóng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và khả năng áp dụng các nguyên tắc sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà các nước đó có chủ định đàm phán đẻ cam kết một mức đọ tự do hóa nào đó.
    Loại hình dịch vụ được chia làm 12 ngành và 155 phân ngành. Theo GATS, việc cung cấp các loại dịch vụ này có thể được tiến hành theo một trong bốn phương thức hoặc kết hợp giữa các phương thức sau đây:
    Cung cấp dịch vụ qua biên giới
    Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài.
    Cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thương mại .
    Cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của cá nhân.
    CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA GATS.
    Đãi ngộ Tối huệ quốc:
    Đây là nghĩa vụ bắt buộc trong GATS, theo đó các nước cam kết dành cho nhau những "ưu đãi" đối với mọi lĩnh vực dịch vụ, ngoại trừ các lĩnh vực đã được đưa vào danh mục loại trừ đãi ngộ Tối huệ quốc tạm thời. Mục tiêu của các loại trừ này nhằm đảm bảo rằng lợi ích của một nước trong thỏa thuận đặc biệt với một nước nào đó sẽ không tự động dành cho các nước khác không thuộc đối tượng của thỏa thuận đó hưởng. Các loại trừ tạm thời có hiệu lực đến hết năm 1999, và có thể được kéo dài không quá 5 năm.
    Đãi ngộ quốc gia:
    Nguyên tắc này được thực hiện trên cơ sở kết quả của các cuộc đàm phán và các cam kết về tiến trình tự do hóa dịch vụ giữa các thành viên. Nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với các lĩnh vực và trong chừng mực nước đó cam kết thực hiện chứ không áp đối với các lĩnh vực mà nước đó chưa cam kết.
    Cam kết mở rộng thị trường:
    Các cam kết về việc mở cửa thị trường được thể hiện trong lộ tình cam kết của mỗi quốc gia. Lộ trình này sẽ xác định những điều kiện để tiếp cận thị trường dịch vụ. Những cam kết này mang tính ràng buộc giống như ràng buộc về thuế quan, chúng chỉ có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ sau khi đã "bù đắp" cho nước bị thiệt hại.
    Thừa nhận lẫn nhau:
    GATS yêu cầu các hiệp định song phương giữa các chính phủ về việc thừa nhận lẫn nhau (Ví dụ như cấp giấy phép cho người cung cấp dịch vụ) phải được áp dụng đối với tất cả các thành viên khác muốn tham gia hiệp định. Việc thừa nhận lẫn nhau không được áp dụng trên cơ sở phân biết đối xử hoặc gây trở ngại đặc biệt đối với thương mại.
    Thanh toán quốc tế:
    Các giao dịch vãng lai liên quan đến các cam kết cụ thể trong khuôn khổ Hiệp định sẽ không bị hạn chế; ngoại trừ trường hợp cán cân thanh toán gặp khó khăn thì khi đó một số hạn chế sẽ được áp dụng mang tính tạm thời căn cứ vào các điều kiện cụ thể.
    Trong khuôn khổ các cuộc đàm phán đa phương tại vòng Uruguay, các thành viên đã đạt được một số thỏa thuận cụ thể về tự do hóa hơn nữa một số ngành dịch vụ lớn như tài chính, viễn thông, vận tải hàng không.
    Dịch vụ tài chính:
    Phụ lục về dịch vụ tài chính của GATS điều chỉnh các dịch vụ tài chính như dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác. Phụ lục này cho phép các chính phủ được thực hiện những biện pháp đặc biệt để bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, và để đảm bảo sự hòa nhập ổn định của hệ thống tài chính; và không áp dụng đối với những dịch vụ được chính phủ cung cấp vì mục đích quản lý hệ thống tài chính, chẳng hạn như hoạt đọng ngân hàng trung ương.
    Các cuộc đàm phán về cam kết cụ thể trong lĩnh vực này đã được tiếp tục sau Vòng Uruguay với kết quả là Nghị định thư thứ 5 của GATS đã được ký kết. Cho đến nay, đã có 102 thành viên WTO có các cam kết về dịch vụ tài chính. Nghị định thư thứ 5 này đã có hiệu lực kể từ ngày 1/3/1999
    Dịch vụ viễn thông:
    Viễn thông vừa là một lĩnh vực trong nền kinh tế vừa là một phương tiện cung cấp dịch vụ cho các hoạt đọng kinh tế khác. Phụ lục về viễn thông của GATS đã quy định các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép tiếp cận mạng lưới viễn thông công cộng mọt cách bình đẳng. Các cuộc đàm phán tiếp theo về lĩnh vực này đã dẫn tới việc kí kết Nghị định thư thứ tư của GATS với sự tham gia của 69 thành viên. Nghị định thư này đã bắt đầu hiệu lực kể từ ngày 1/1/1998.
    Dịch vụ vẫn tải hàng không:
    GATS chỉ điều chỉnh các loại hình dịch vụ như dịch vụ sửa chữa bảo trì máy bay, dịch vụ tiếp thị vận tải hàng không và dịch vụ đặt giữ chỗ bằng máy tính.
    Di chuyển của tự nhiên nhân:
    Các chính phủ được phép đàm phán các cam kết cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho việc tạm trú của thể nhân ở một nước khác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ. Hiệp định GATS không áp dụng đối với những tự nhiên nhân tới một nước nhằm mục đích là việc hoặc cư trú lâu dài, Hoặc các biện pháp liên quan đến quyền công dân, quyền cư trú.
    Vòng đàm phán mới về dịch vụ dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2002, với các nội dung như trợ cấp, mua sắm dịch vụ của chính phủ, tự vệ, quy cách phẩm chất, tiêu chuẩn kỹ thuật, và giấy phép.
    Hiện nay, đàm phán gia nhập WTO của nước ta đang có những tiến triển rất tốt, rất có thể Việt Nam sẽ gia nhập WTO trong nửa đầu năm nay.
    Xin xem bài cập nhật ngày 30/3/2006 sau đây:
    Đoàn đàm phán Chính phủ về vấn đề gia nhập WTO vừa về đến Hà Nội sáng nay, sau một tuần làm việc dồn dập tại Geneva. Một quan chức trong đoàn cho hay tín hiệu chung rất tích cực, song hiện vẫn chưa rõ còn bao nhiêu phiên đa phương nữa mới kết thúc, và phiên tới sẽ diễn ra vào lúc nào.
    Trong thời gian lưu lại Geneva, đoàn có 2 buổi làm việc với Ban Công tác về vấn đề Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại buổi trù bị, diễn ra hôm 24/3, các đối tác chủ yếu hỏi về vấn đề pháp luật, trong đó một số thắc mắc tập trung vào các luật mới ban hành của Việt Nam như Luật Thương mại, Luật Đầu tư... Buổi làm việc 27/3 là phiên đa phương chính thức, các đối tác cùng Việt Nam tiếp tục hỏi đáp một số vấn đề và cùng nhau rà soát dự thảo báo cáo của Ban Công tác.
    Theo vị quan chức trên, tại phiên đa phương, các đối tác dành gần nửa buổi phát biểu ủng hộ Việt Nam và mong Việt Nam sớm gia nhập WTO. Đại diện ASEAN còn đề nghị các nước kết thúc đàm phán trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng APEC 2006 ở Hà Nội.
    Biên bản cuộc họp đa phương vừa đăng tải trên website WTO sáng nay cũng cho thấy tín hiệu khá lạc quan về tiến tình trình đàm phán gia nhập của Việt Nam. Theo biên bản này, sau khi nghe phía Việt Nam báo cáo kết quả đàm phán song phương về mở cửa thị trường cũng như tiến độ ban hành, thực thi các văn bản pháp luật có liên quan, Chủ tịch Ban Công tác Eirik Glenne bình luận đàm phán gia nhập của Việt Nam đang tiến nhanh vào giai đoạn cuối cùng.
    Kết thúc buổi họp, ông chủ tịch Ban Công tác yêu cầu trước 10/4, đối tác nào còn ý kiến bổ sung hay có câu hỏi thì gửi về Ban bằng văn bản. Trên cơ sở đó, Ban Công tác sẽ cùng Việt Nam cập nhật, chỉnh sửa dự thảo báo cáo. Theo thông lệ, sau mỗi phiên đa phương, các thành viên có tối thiểu 1 tháng để gửi câu hỏi, ý kiến bổ sung, gấp đôi thời gian mà Ban Công tác ấn định trong trường hợp với Việt Nam lần này. "Điều đó cho thấy một thực tế là đàm phán gia nhập đang vào giai đoạn cao điểm", ông nói thêm.
    Chưa rõ bao giờ kết thúc
    Tuy nhiên, thời gian cho phiên họp tiếp theo với Ban Công tác vẫn chưa được ấn định. Thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy Việt Nam có thể chỉ cần 1 phiên họp nữa với Ban Công tác để đi đến kết thúc, thậm chí có thể gia nhập ngay nửa đầu năm nay, sau khi đã hoàn tất đàm phán với Mỹ. Song theo nhận định của vị quan chức trong đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam, vẫn còn quá sớm để đưa ra những dự báo như vậy.
    "Ông chủ tịch Ban Công tác vẫn chưa đưa ra thời điểm cho phiên họp tiếp theo. Tình hình chung có nhiều tiến bộ, song chưa thể nói chúng ta còn bao nhiêu phiên nữa mới kết thúc", vị quan chức trên thận trọng.
    Ngay tại phiên đa phương, Việt Nam đề nghị bỏ 2 phần trong dự thảo báo cáo, đó là nội dung liên quan tới dệt may và vấn đề lao động. Tuy nhiên, một đối tác đã không chấp thuận điều này.
    Phiên làm việc song phương với Mỹ tiến triển tích cực, hai bên đã đến rất gần đích. Song theo vị quan chức kể trên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trong đó Mỹ đặc biệt chú ý tới vấn đề doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp, một số điều trong Luật Doanh nghiệp, các quy định liên quan tới khu chế xuất, khu công nghiệp, phân phối, quyền thương mại, xuất nhập khẩu và sở hữu trí tuệ... "Phía Mỹ rất tích cực, họ đưa hẳn một đoàn 20 chuyên gia sang đàm phán cả thứ 7, chủ nhật và làm việc tới 11 giờ đêm. Nhưng hai bên chưa thể đi đến kết thúc ngay, dù đã rất gần nhau".
    Đàm phán với Mexico không đơn giản. Việt Nam có thiện chí muốn kết thúc ngay nhưng đại diện Mexico cho biết họ còn chờ ý kiến quyết định từ trong nước. Đàm phán của Trung Quốc với Mexico trước đây cũng gặp nhiều khó khăn, dù quan hệ thương mại hai bên không lớn.
    - Ban Công tác về vấn đề gia nhập WTO của VN được thành lập 31/1/1995.
    - Các thành viên Ban Công tác: Argentina, Australia, Brazil, Brunei, Bulgaria, Campuchia, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Croatia, Cuba, Dominica, Ai Cập, El Salvador, EU, Honduras, Hong Kong, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kyrgyz, Malaysia, Mexico, Morocco, Myanmar, New Zealand, Na Uy, Pakistan, Panama, Paraguay, Philippines, Romania, Singapore, Sri Lanka, Thuỵ Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Uruguay.
    - Chủ tịch Ban Công tác hiện nay là đại sứ Na Uy Eirik Glenne.
    - Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với Australia, New Zealand, Cộng hoà Dominica, Hondurat, Argentina, Brazil, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quốc, Đài Loan, Colombia, Cuba, EU, El Salvador, Iceland, Ấn Độ, Nhật bản, Hàn Quốc, Na Uy, Paraguay, Singapore, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay cũng đã được hoàn tất.

    (http://www.hoinhap.com.vn/)
  8. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Chỉ cần paste cái link lên được rồi, sau đó thì góp ý riêng của ông . Tại sao phải làm cho ra 1 đống như vầy ?
    Luật Pháp (XHCN) bất vị DÂN .
  9. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    DNQ: Cập nhật thông tin về tình hình Việt Nam gia nhập WTO, mời anh chị em cùng tham gia bàn luận :-)
    Kịch bản nào cho hậu hội nhập?
    15:09'' 10/05/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Phiên đàm phán WTO mới giữa Việt Nam với đối tác cuối cùng là Mỹ đang diễn ra tại Washington. Có nhiều dấu hiệu cho thấy hai phía có thể đạt được thỏa thuận tại vòng đàm phán này. Vấn đề đặt ra: Việt Nam đã có phương án gì để đối phó với giai đoạn mở cửa hậu WTO?
    Ba kịch bản gia nhập
    1. Việt Nam và Mỹ kết thúc được đàm phán tại vòng này. Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Quy chế Thương mại Bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam vào kỳ họp mùa hè. Từ nay đến cuối năm, Ban Thư ký WTO sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam hoàn chỉnh báo cáo đồng thời vận động để Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm 2006.

    Ngành ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn sau khi VN gia nhập WTO
    Đây là kịch bản tối ưu mà Việt Nam đang hy vọng. Cuối tuần trước, một Liên minh hành động ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và hưởng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) bao gồm gần 10 tổ chức nghiệp đoàn thương mại Mỹ và khoảng 30 công ty hàng đầu Hoa Kỳ đã được thành lập.
    Liên minh này sẽ có tiếng nói hết sức quan trọng trong việc vận động cho Việt Nam được hưởng PNTR.
    "Liên minh hành động này sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán nhưng có thể có tác động quan trọng trong việc vận động Quốc hội bỏ phiếu thông qua PNTR cho Việt Nam trong năm nay để Việt Nam có được cơ hội hoàn tất các thoả thuận song phương cho phép họ gia nhập WTO trước khi kết thúc năm 2006", Thomas O''Dore, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, một thành viên của Liên minh giải thích với VietNamNet.
    Ông Tom bày tỏ lạc quan rằng nếu Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn thành thương lượng trong vòng đàm phán này thì "ngay trong nội bộ Washington sẽ có đủ sự ủng hộ để bỏ phiếu thông qua tại Quốc hội trong năm nay".
    Thế nhưng, con đường để đạt được PNTR xem ra cũng sẽ gập ghềnh không kém so với đường tới thỏa thuận khi mà việc trao quy chế này cho Việt Nam có thể gắn với những vấn đề chính trị phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ hai nước như tự do tôn giáo, nhân quyền.
    Trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo, việc bỏ phiếu trao PNTR cho Việt Nam tại Quốc hội Mỹ sẽ gặp những khó dễ bởi sự đa dạng của các nhóm lợi ích mà các ông nghị đại diện, trong đó có những nhóm chống Việt Nam.
    Chỉ vài ngày trước khi hai bên bước vào bàn đàm phán, Ủy ban Myf vê? Tự do Tôn giáo Quốc tế đê? nghị Ngoại trươ?ng Condoleezza Rice đưa Việt Nam cu?ng 10 nước khác va?o danh sách CPC năm nay.
    Mặt khác, việc bỏ phiếu cho Việt Nam diễn ra trùng với thời điểm Quốc hội Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Việc này đồng nghĩa: Việt Nam không nằm trong diện ưu tiên cao của nghị trình họp Quốc hội.
    Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3, Chủ tịch Hạ viện Dennis Hastert đã thừa nhận khả năng bỏ phiếu cho PNTR là tại Quốc hội Hoa Kỳ là việc khó "vì đây là thời điểm mà các Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ nêu lên các vấn đề của họ về các vấn đề như lợi ích kinh tế, tự do dân chủ".
    2. Gia nhập trước, PNTR sau
    Nếu Việt Nam và Hoa Kỳ ký được thoả thuận nhưng Quốc hội Hoa Kỳ chưa trao PNTR cho Việt Nam thì VN vẫn có cơ hội trở thành thành viên của WTO trong năm 2006 với điều kiện: phía Hoa Kỳ phải bật đèn xanh. Phương án này đã từng có nhiều tiền lệ.
    Trong quá khứ, đã có một số nước SNG được hưởng quy chế này. Thậm chí, Moldova được kết nạp vào WTO năm 2001 nhưng cho đến nay vẫn chưa được Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn y PNTR.
    Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA cho rằng, nếu Việt Nam chưa đạt được PNTR "cũng không gây ra vấn đề lớn vì hàng năm Quốc hội Mỹ vẫn bỏ phiếu trao quy chế thương mại bình thường cho Việt Nam".
    3. Biên bản kết thúc đàm phán Việt - Mỹ được ký nhân dịp Tổng thống Bush sang Hà Nội. Trong trường hợp đó, phải đến giữa năm 2007 Việt Nam mới có thể gia nhập WTO. Đây rõ ràng là kịch bản kém vui nhất cho Việt Nam.
    Trong ba kịch bản trên, phương án hai đang tỏ ra khả thi hơn cả. Nói cách khác, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để kết thúc đàm phán với Mỹ ngay tại vòng này.
    Trước hết, đó là quyết tâm cao độ của phía Việt Nam muốn hoàn thành đàm phán với Mỹ để trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới ngay trong năm 2006.
    Trong những ngày diễn ra đàm phán, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã bay sang Washington nhằm vận động các giới chức Mỹ tiến đến thoả thuận với Việt Nam như lời ông nói. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là ông có thể trực tiếp chỉ đạo đoàn đàm phán và ứng phó với các tình huống phát sinh.
    Giới quan sát cho rằng, sự hiện diện của ông Tuyển là một dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đã hạ quyết tâm phải hoàn tất cho bằng được đàm phán với Mỹ.
    Trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Dennis Hastert, Thủ tướng Phan Văn Khải đã bày tỏ mong muốn hai bên kết thúc đàm phán vào tháng 5 này để Việt Nam kịp gia nhập WTO trong năm nay.
    Đặt trong bối cảnh, tiến trình đàm phán WTO được khởi động từ đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, có thể hiểu rằng, phía Việt Nam đã muốn hoàn tất một chặng đường đi khá dài trước khi quyền lãnh đạo Chính phủ được chuyển giao cho người kế nhiệm.
    Mặt khác, theo ý kiến các chuyên gia, đây là cơ hội cuối cùng và là thời điểm tốt nhất để VN gia nhập WTO trước khi Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra vào tháng 11.
    Về phía Mỹ, tuy không phát biểu công khai nhưng Mỹ cũng ngầm hiểu: nếu không đi tới thoả thuận với Việt Nam, chuyến thăm Hà Nội lần đầu tiên của Tổng thống Bush nhân Hội nghị Cấp cao APEC sẽ bị phủ bóng mờ. Giới quan sát vẫn gọi thoả thuận WTO với Việt Nam chính là "món quà" mà ông Bush có thể mang tới Hà Nội.
    Trò chơi lợi ích
    Thế nhưng, trong những ngày đàm phán đang diễn ra, phát biểu trên báo chí, giới chức Mỹ lại nói cuộc thương lượng để VN vào WTO không nên "vội vàng" vì còn một số điểm chưa giải quyết như bảo hộ và khả năng tiếp cận thị trường của thiết bị xây dựng, xe hơi, môtô...
    Hãng AFP dẫn lời một quan chức giấu tên nói Mỹ "thận trọng hơn một số nước khác... và quyền lợi cũng đa dạng hơn nhiều".
    Quan chức này cho biết thêm Mỹ không muốn rơi vào tình huống mà "tin tốt là có được mức thuế rất thấp và tin xấu là sản phẩm vẫn bị cấm".
    Trong trò chơi mặc cả, khi một bên đứng trước sức ép về thời gian và quyết tâm vào gần như bằng mọi giá, bên kia sẽ tìm cách tận dụng lợi thế để tranh thủ lợi ích tối đa. Người Mỹ cũng không là ngoại lệ, thậm chí, họ đang sử dụng rất tốt những kỹ sảo này.
    Vì thế, Việt Nam có ký được thoả thuận với Mỹ trong tháng này hay không không phải là điều cần bàn cãi. Vấn đề là chúng ta đã có những phương án chuẩn bị nào để nền kinh tế không bị cuốn trôi trong cơn lốc mở cửa giai đoạn hậu WTO.
    Mà điều này, dường như vẫn chưa được đặt lên cao trong nghị trình của các nhà hoạch định chính sách.
    (Việt Lâm - Vietnamnet)

  10. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Cái thuyết XXX mà bạn nói là thuyết "avantage comparatif", nghĩa là các quốc gia nên chuyên vào những mặt hàng mình có thế mạnh, sau đó trao đổi buôn bán với nhau thì tất cả đều có lợi.
    Việt nam tham gia vào WTO sẽ thay đổi rất nhiều thứ, quan trọng như thế tại sao lại chẳng có gì là hay ho nhỉ. Hơn nữa trong WTO có những chế độ ưu đãi các nước đang phát triển và các nước nghèo (chế độ "traitement spécial et différencié") có thể được coi là một lợi thế cho vn khi tham gia tổ chức này.

Chia sẻ trang này