1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WTO và Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi quangdinhnhat, 12/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật tiến trình Việt Nam gia nhập WTO
    Nội dung chi tiết cam kết Việt - Mỹ trong đàm phán gia nhập WTO
    Trong khi cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa có một công bố chính thức các cam kết chi tiết theo thoả thuận đạt được trong đàm phán song phương với Mỹ, thì vừa qua, hôm 31.5.2006, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR đã công bố một bản danh sách chi tiết các cam kết cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan của VN theo thỏa thuận đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
    Theo đó, VN cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng như cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm (phi nhân thọ), công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, cũng như thực hiện những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.
    Về Lĩnh vực dịch vụ
    Khi VN trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp cận thị trường VN một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng, v.v. Ngoài ra, VN cũng đã đồng ý xem xét việc mở cửa thị trường một cách rộng hơn so với những gì đã được thỏa thuận.
    Về Ngân hàng và chứng khoán:
    Hiện tại, VN cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ mức cổ phần tối đa là 49%. Các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện tại đây. Thỏa thuận giữa VN và Hoa Kỳ bao gồm:
    Kể từ ngày 1-4-2007, các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác sẽ được phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại VN. Cũng như các pháp nhân VN, các chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đối xử không phân biệt (đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi VN gia nhập WTO. Các ngân hàng của Mỹ sẽ được phép thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài, nhận tiền gửi bằng VND không giới hạn từ các pháp nhân đồng thời phát hành thẻ tín dụng.
    Kể từ ngày VN gia nhập WTO, các công ty chứng khoán nước ngoài có thể tham gia thành lập liên doanh với số cổ phần tối đa là 49%. 5 năm sau đó, số cổ phần tối đa của phía nước ngoài tại các liên doanh này có thể được tăng lên tới 100% và các công ty chứng khoán này có thể đưa vào VN một số hoạt động chứng khoán của mình như quản lý tài sản, tư vấn, v..v.
    Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của các nước OECD.
    Về Bảo hiểm:
    Hiện tại, các công ty bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động ở VN dưới dạng liên doanh với một công ty VN. Hoạt động của các công ty này cũng bị giới hạn trong một số lĩnh vực. Việc thành lập chi nhánh trực tiếp không được chấp nhận. Sau khi VN gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại đây theo những quy tắc như sau:
    VN sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau khi VN gia nhập WTO, các công ty này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
    Các giới hạn đối với hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài tại VN sẽ ở mức thấp nhất. Chẳng hạn, trong vòng 1 năm sau khi VN gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ không được phép cung cấp một số loại bảo hiểm bắt buộc nhưng sau đó sẽ không còn giới hạn nào nữa.
    VN sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ. Hơn nữa, VN sẽ thực thi cam kết của mình về chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài theo cách phù hợp với các tiêu chuẩn được công nhận quốc tế của Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS).
    Về Viễn thông:
    VN sẽ mở cửa thị trường viễn thông của mình và cho phép các công ty mà cổ phần nước ngoài chiếm đa số cung cấp trong 4 lĩnh vực phản ánh những ưu tiên thương mại chính của Mỹ, đó là: các dịch vụ viễn thông công cộng cơ bản mà phía nhà cung cấp không có cơ sở hạ tầng (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động nhờ đường truyền thuê của một công ty VN); mạng dữ liệu nội bộ (trước hết để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài; cung cấp các dịch vụ dựa trên mạng Internet); dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp ngầm đường biển.
    VN cũng đã chấp nhận những quy định tham chiếu cơ bản về viễn thông của WTO, thiết lập một cơ quan giám sát độc lập và các quy chế bắt buộc nhằm phòng ngừa các hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhà cung cấp chính trên thị trường. Tài liệu này quy định một cách rõ ràng các quy chế bắt buộc cũng như những yêu cầu có quan hệ qua lại chặt chẽ.
    Về Năng lượng:
    VN đã đưa ra hàng loạt các cam kết về mở cửa thị trường năng lượng của mình theo từng giai đoạn. VN sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng của Mỹ tham gia vào các dự án năng lượng liên quan đến khảo sát và phát triển dầu khí, tư vấn quản lý, phân tích và kiểm định kỹ thuật, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, v.v.
    Sau khi gia nhập, VN sẽ cho phép các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này thành lập liên doanh với một công ty VN trong thời hạn 3 hoặc 5 năm tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Sau thời gian đó, các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. VN cũng đã cam kết sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.
    Về Dịch vụ chuyển phát nhanh:
    Ngay sau khi gia nhập, VN sẽ cho phép các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh nước ngoài thành lập liên doanh với các công ty VN trong đó phía nước ngoài nắm đa số cổ phần. 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Địa vị thành viên WTO của VN sẽ cho phép dịch vụ chuyển phát không hạn chế đối với các loại tài liệu, bao gói, hàng hóa, v.v theo mọi phương thức. Đồng thời, các nhà cung cấp nước ngoài cũng sẽ được đối xử như Bưu chính Việt Nam.
    Về Dịch vụ vận tải:
    VN sẽ mở cửa thị trường trong các lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, cho phép các công ty nước ngoài thành lập liên doanh với phía VN ngay sau khi gia nhập và 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập 100% vốn nước ngoài.
    Về Dịch vụ kinh doanh:
    VN sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh như tư vấn luật, kế toán, kiến trúc, quảng cáo, thị trường, thú y, v.v. Doanh nghiệp nước ngoài trong phần lớn các lĩnh vực này được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ngay sau thời điểm gia nhập hoặc một thời gian ngắn sau đó. VN cũng sẽ mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực đang tăng trưởng rất nhanh chóng mà các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh toàn cầu này.
    Về Dịch vụ phân phối:
    VN sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Sau thời điểm gia nhập, các doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực này được phép thành lập liên doanh với phía VN và từ 1-1-2009, các doanh nghiệp Mỹ được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp cả các hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước.
    Về Dịch vụ môi trường:
    VN sẽ tự do hóa thị trường dịch vụ môi trường, cho phép các công ty của Mỹ cung cấp nhiều loại dịch vụ từ thoát nước đến hạn chế tiếng ồn, với tư cách là liên doanh với phía VN ngay sau thời điểm gia nhập và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 5 năm sau thời điểm gia nhập. VN cũng đã cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.
    Về Khách sạn - Nhà hàng:
    VN sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào ngành công nghiệp này ở VN đồng thời tạo cơ hội cho các công ty quản lý khách sạn của Mỹ.
    Về Sản phẩm nông nghiệp
    Năm 2005, Mỹ xuất khẩu vào VN trên 192 triệu USD hàng nông nghiệp, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào thị trường VN. Theo thỏa thuận song VN cam kết giảm thuế và chấp nhận hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ. Cụ thể:
    Về thuế quan, hiện VN áp mức thuế suất trung bình lên các sản phẩm nông nghiệp là 27%. Theo cam kết, sẽ có khoảng 3/4 sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được hưởng mức thuế dưới 15%, trong đó có các mặt hàng: bông, thịt bò, thịt lợn, quả hạnh, nho tươi, lê, nho khô?
    Về cơ chế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, VN cam kết áp dụng thỏa thuận của WTO về các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trên tất cả các sản phẩm nông nghiệp.
    Một số sản phẩm cụ thể:
    Thịt bò: Mức thuế đánh vào mặt hàng thịt bò loại kém (nội tạng, phần thừa?) sẽ giảm ngay lập tức từ 20% xuống 15% và giảm xuống 8% trong vòng 4 năm tiếp theo. Sản phảm thịt bò lọc xương sẽ được giảm từ 20% xuống 14% trong vòng 5 năm. Xúc xích bò hiện đang bị áp mức thuế 50% cũng sẽ được giảm ngay lập tức xuống 40% và giảm xuống 20% theo lộ trình 5 năm.
    Thịt lợn: Mặt hàng thịt lợn loại kém sẽ được giảm thuế ngay từ 20% xuống 15% và trong 4 năm tiếp theo sẽ giảm xuống 8%. Những sản phẩm chất lượng cao như thịt giăm bông, thịt lợn nguyên con sẽ được giảm thuế từ 30% xuống 15% trong vòng 4 năm. Thịt lợn đã qua chế biến được hưởng thuế 10% (mức hiện tại là 20%) sau 5 năm.
    Bơ sữa: Mặt hàng váng sữa sẽ được hưởng mức thuế 10% theo lộ trình 5 năm. Mức thuế đối với sản phẩm pho mát sẽ được giảm ngay lập tức từ 20% xuống 10%. Mức thuế đối với kem giảm từ 50% xuống 20% sau 5 năm.
    Hoa quả: Thuế suất đối với các mặt hàng táo, lê, nho tươi sẽ giảm ngay lập tức từ 40% xuống 20% và xuống mức 10% sau 5 năm. Mức thuế tối huệ quốc đối với sản phẩm nho khô hiện tại là 40% sẽ được giảm xuống 25% và sau 5 năm giảm xuống 13%.
    Các sản phẩm đã chế biến: Hầu hết các sản phẩm thực phẩm đã chế biến của Mỹ vào VN sẽ được hưởng mức thuế thấp. Ví dụ sản phẩm khoai tây chiên sẽ được giảm ngay từ 50% xuống 40% và giảm tới mức 18% sau 5 năm. Sản phẩm bơ lạc cũng được hưởng thuế suất và lộ trình tương tự. Mặt hàng sôcôla được giảm từ 40% xuống 20%. Bánh cookies và ngũ cốc được giảm thuế từ 40% xuống 15% trong vòng 5 năm.
    Đậu tương: Mức thuế đối với các sản phẩm đậu tương được giảm từ 15% xuống 5% trong vòng 3 năm. Với sản phẩm dầu nành, thuế suất được giảm từ 50% xuống 30% và sau 5 năm sẽ giảm xuống mức 20%. Mặt hàng bột đậu tương giảm từ 30% xuống 8% trong 5 năm.
    Các sản phẩm bông, da thuộc và chưa thuộc: Các mặt hàng này sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay lập tức.
    Về Sản phẩm công nghiệp
    Theo cam kết đàm phán, VN sẽ giảm thuế suất đáng kể đánh vào các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Trên 94% các sản phẩm của Mỹ vào VN sẽ được hưởng mức thuế từ 15% trở xuống. Lộ trình giảm thuế trung bình đối với các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng là 2 năm và nhiều cắt giảm được cam kết thực hiện ngay lập tức.
    Một số mặt hàng cụ thể:
    Sản phẩm công nghệ thông tin: VN sẽ gia nhập Hiệp ước về Công nghệ thông tin (ITA), theo đó sẽ xóa bỏ các mức thuế đối với sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại di động và modem. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của Mỹ vào VN đạt trên 40 triệu USD.
    Hóa mỹ phẩm và dược phẩm: VN cam kết giảm thuế để tương thích với Hiệp ước CHA (Chemical Harmonization Agreement). Thuế suất đối với mặt hàng mỹ phẩm được giảm từ 49% xuống 17,9%. Sản phẩm dược phẩm sẽ được hưởng thuế trung bình 2,5% sau 5 năm khi VN gia nhập.
    Thiết bị máy bay dân dụng: Thuế suất của VN với sản phẩm máy bay và động cơ sẽ được xóa bỏ trong vòng 7 năm. Mức thuế trung bình đối với linh kiện máy bay sẽ giảm xuống dưới 9% theo lộ trình tương tự.
    Motor và linh kiện: Mức thuế suất đối với những sản phẩm xe đa dụng có tính năng thể thao (SUV) sẽ được giảm 50% sau khi VN thực hiện đầy đủ cam kết. Mức thuế đối với linh kiện ô tô giảm xuống còn 13%. Đối với các xe mô tô phân khối lớn, thuế suất sẽ được giảm khoảng 56% và linh kiện cũng được giảm 32%.
    Thiết bị xây dựng và nông nghiệp: VN cam kết giữ ở mức 5% hoặc thấp hơn đối với khoảng 90% dòng thuế đối với các mặt hàng này.
    Thiết bị khoa học và y tế: VN cam kết giữ mức thuế 0% đối với 91% sản phẩm thiết bị y tế trong vòng 5 năm. Mức thuế trung bình đối với lĩnh vực này sẽ thấp hơn 1%. VN cũng cam kết bỏ thuế đối với 96% sản phẩm thiết bị khoa học trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập.
    VN cũng sẽ dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, cụ thể như sau:
    Lĩnh vực xe máy: Dỡ bỏ quy định cấm nhập khẩu xe phân khối lớn với động cơ trên 175 phân khối. Trong vòng 1 năm, VN sẽ thiết lập một hệ thống không phân biệt đối xử và minh bạch về việc nhập khẩu, phân phối và sử dụng các loại xe phân khối lớn của các cá nhân và doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí mà hai bên đã thỏa thuận.
    Các sản phẩm sử dụng công nghệ mã hóa: VN sẽ miễn trừ các hạn chế áp dụng việc nhập khẩu các loại máy móc và phần mềm và công nghệ mã hóa đối với các loại hàng hóa thương mại bao gồm các sản phẩm được quy định trong Hiệp định về công nghệ thông tin (ITA).
    Sắt và các phế liệu kim loại khác: VN sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với các loại nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất thép này tới 51% so với mức hiện tại trong vòng 5 đến 7 năm tới.
    Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối: Những doanh nghiệp này sẽ được tham gia các hoạt động thương mại quốc tế dựa trên các thỏa thuận thương mại.
  2. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0

    Được quangdinhnhat sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 23/06/2006
  3. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Sau bao nhiêu hứa hẹn, cuối cùng thì Bộ Thương Mại Việt Nam cũng đã ra Thông cáo, nhưng không phải là công bố chi tiết nội dung cam kết Việt - Mỹ như đã hứa mà là thông báo về việc CHƯA công bố nội dung cam kết Việt - Mỹ trong đàm phán gia nhập WTO vì... điều đó trái với thông lệ. Thông cáo không cho biết cụ thể khi nào thì nội dung những cam kết đó được công bố. Doanh nghiệp muốn biết, chắc phải ... hỏi luật sư thôi
    Sau đây là nội dung bản thông cáo đăng trên trang web của Bộ thương mại Việt Nam.
    Thông cáo về việc công bố các thỏa thuận song phương về tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ trong đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
    Theo thông lệ đàm phán gia nhập WTO, các thỏa thuận song phương về tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ không được công bố riêng lẻ. Sau khi nước xin gia nhập kết thúc các cuộc đàm phán song phương, Ban Thư ký WTO sẽ phối hợp với nước xin gia nhập tổng hợp lại các cam kết, sau đó lưu chuyển bản tổng hợp này tới tất cả các đối tác đã tham gia đàm phán để đối chiếu và chỉnh sửa, nếu cần. Sau khi quy trình này kết thúc, bản tổng hợp kết quả đàm phán song phương mới được công bố và cũng chỉ công bố bản tổng hợp này, không công bố các thỏa thuận song phương riêng lẻ.
    Thời gian qua, sau khi kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO với ta, một số đối tác đã công bố thông tin về kết quả đàm phán nhưng đó là các thông tin tóm tắt, mang tính tổng hợp, không phải toàn văn thỏa thuận.
    Chính phủ, Bộ Thương mại và Đoàn đàm phán Chính phủ nhận thức đầy đủ nhu cầu được cung cấp thông tin của các doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội và luôn hết sức cố gắng để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, do việc công bố toàn văn một thỏa thuận song phương không phải là việc phổ biến trong đàm phán gia nhập WTO nên để làm việc đó, chúng ta cần tham vấn và thỏa thuận với các đối tác có liên quan.
    Bộ Thương mại đã và đang thực hiện việc tham vấn này nhưng chưa có kết quả. Hy vọng sau khi có kết quả tham vấn, Bộ Thương mại sẽ có điều kiện công bố các thỏa thuận song phương về tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ trong đàm phán gia nhập WTO mà dư luận quan tâm./.
    - 23/06/2006
  4. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật tiến trình Việt Nam gia nhập WTO
    1. Bộ Tài chính Việt Nam công bố cam kết gia nhập WTO
    Bộ Tài chính mới đây đã có một bản báo cáo công bố những nội dung cam kết trong quá trình gia nhập WTO, trong đó đề cập khá chi tiết việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình.
    Về thị trường hàng hoá: giảm thuế và cấm trợ cấp
    Tổng hợp chung các kết quả đàm phán cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu (10.600 dòng thuế), Việt Nam đã cam kết cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so mức thuế hiện hành, thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO.
    Cụ thể, thuế suất bình quân của ngành nông nghiệp trong cam kết cuối cùng với WTO là 21%, mức cắt giảm so với hiện hành là 10,6%. Mức thuế này cũng thấp hơn mức 23,5% của thuế suất bình quân ưu đãi theo quy chế tối huệ quốc (MFN) hiện đang được áp dụng. Mức thuế dành cho ngành công nghiệp trong cam kết cuối cùng gia nhập WTO là 12,6%, cắt giảm tới 23,9% so với mức hiện hành và thấp hơn mức 16,6% thuế MFN hiện nay.
    Tính bình quân, thuế suất cam kết cuối cùng khi gia nhập WTO là 13,4%, mức cắt giảm so với hiện hành lên tới 21,7%. Theo Bộ Tài chính, những ngành có mức cắt thuế nhiều nhất theo cam kết cuối cùng với WTO là dệt may, cá và các sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo và máy móc thiết bị điện.
    Theo quy định của WTO về trợ cấp tập trung chủ yếu vào việc phân biệt giữa các hình thức trợ cấp được phép với các trợ cấp không được phép. Trợ cấp được phép áp dụng bao gồm các hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ bảo vệ môi trường ... Trợ cấp bị cấm, chủ yếu là các khoản trợ cấp trợ cấp xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu sẽ phải loại bỏ hoàn toàn.
    Giữa hai hình thức trợ cấp này sẽ được phép duy trì một số loại trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước, tuy nhiên nếu sau nay những sản phẩm được hưởng trợ cấp này được xuất khẩu và gây thiệt hại cho ngành sản xuất tương ứng của nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu đó có thể được phép tiến hành một số biện pháp nhất định để đối phó lại.
    Cụ thể, trong cam kết WTO, Việt Nam phải bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản ngay khi gia nhập; với các khoản hỗ trợ trong nước được duy trì ở mức 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính thì mức hỗ trợ trong nước thức tế hiện nay đang thấp hơn 10%.
    Trong công nghiệp, xóa bỏ từ thời điểm gia nhập các khoản trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu; những khoản trợ cấp chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Các khoản trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu sẽ phải bỏ sau 5 năm từ thời điểm gia nhập đối với các dự án đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên các ưu đãi này không được áp dụng với các dự án mới thành lập từ sau khi gia nhập. Riêng các khoản trợ cấp bị cấm đang áp dụng với ngành dệt may sẽ phải bỏ ngay từ thời điểm gia nhập.
    Về Thị trường dịch vu tài chính: DN nước ngoài không phải chờ lâu
    Theo công bố của Bộ Tài chính thì hầu hết các dịch vụ tài chính đều cam kết mở cửa rộng rãi, các DN nước ngoài có thể tham gia thị trường Việt Nam với hình thức đầu tư 100% vốn trong thời gian tối đa là 5 năm tới.
    Cụ thể, đối với lĩnh vực dịch vụ kế toán - kiểm toán đã được mở cửa hoàn toàn cho các bên nước ngoài. Lĩnh vực dịch vụ tư vấn thuế được cam kết tương tự dịch vụ kế toán - kiểm toán. Tuy nhiên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập pháp nhân ở Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn thuế chỉ được cấp phép hoạt động sau 1 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
    Trên lĩnh vực bảo hiểm, cam kết của Việt Nam cho phép các công ty bảo hiểm hoạt động tại nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm đối với vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ về định phí, tư vấn...
    Theo cam kết, không có hạn chế nào đối việc thành lập pháp nhân của công ty bảo hiểm nước ngoài, ngoại trừ dịch vụ bảo hiểm bắt buộc sẽ chỉ được mở cửa cho công ty 100% vốn nước ngoài vào đầu năm 2008. Về chi nhánh, cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO và không cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm nhân thọ.
    Về dịch vụ chứng khoán, cam kết của Việt Nam cho phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến 49% vốn ĐTNN từ thời điểm gia nhập. Sau 5 năm kể từ thời điểm gia nhập cho phép thành lập các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn nước ngoài và cho phép thành lập chi nhánh của các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài hoạt động trong các loại hình dịch vụ quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư, lưu ký, thanh toán bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn và các hoạt động môi giới và phụ trợ khác liên quan đến chứng khoán. Tuy nhiên, không mở cửa cho chi nhánh đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán và tham gia phát hành.
    Cũng trong ngành tài chính, nhưng liên quan đến lĩnh vực Hải quan, Việt Nam đã cam kết tập trung chủ yếu vào xác định trị giá hải quan theo các phương pháp và quy định của Hiệp định xác định trị giá hải quan xác định trị giá tính thuế dựa trên trị giá giao dịch (CVA), không cho phép cơ quan hải quan áp dụng lại quy định về giá nhập khẩu tối thiểu hay là danh mục giá mang tính áp đặt nhằm hạn chế nhập khẩu.
    Ngoài ra các thủ tục hải quan nhìn chung sẽ phải đảm bảo không gây rào cản cho thương mại và phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực quốc tế theo Công ước Kyoto. Các khoản phí hải quan thu trên hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phải đảm bảo không vì mục đích số thu hoặc tạo rào càn thương mại chỉ thu bằng mức dịch vụ cung cấp.
    2. Ngày 19-7-2006: phiên đàm phán đa phương cuối cùng
    Theo thông báo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 19-7 tại Geneva (Thụy Sĩ) sẽ chính thức diễn ra phiên đàm phán đa phương về việc VN gia nhập tổ chức này. ông Hoàng Phước Hiệp - vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) - cho biết phiên đa phương lần này xem như là phiên cuối cùng về nội dung trong việc xem xét VN gia nhập WTO.
    Tại phiên họp, phía VN sẽ hoàn tất lần cuối cùng bản báo cáo của ban công tác, đồng thời tổng hợp các cam kết song phương để cho vào cả gói hồ sơ cam kết cuối cùng.
    Trong đó, một trong những nội dung quan trọng nhất sẽ xem xét nội dung nào chuyển thành đa phương (cam kết song phương sẽ áp dụng cho các nước thành viên WTO) và nội dung nào được bảo lưu để thực hiện song phương.
    Sau khi hoàn tất phiên đa phương, có thể sẽ có thêm một phiên họp kỹ thuật. Sau đó sẽ họp đại hội đồng để biểu quyết thông qua qui chế thành viên WTO của VN dự kiến vào tháng 11-2006.
    - 6/7/2006
  5. minh_lkd

    minh_lkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Mình là một new member của diễn đàn, thấy bạn có vẻ rất hứng thú với topic này nhưng lại không có người cùng đối thoại. Hi, mình cũng thích chủ đề này. Vậy chúng ta sẽ cùng tranh luận nhé
  6. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Rất hoan nghênh bạn tham gia topic này. Mình thấy rằng việc nước ta tham gia WTO sẽ dẫn đến rất nhiều thay đổi ở tất cả các lĩnh vực đối với Việt Nam. Mình hy vọng rằng đây là một mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam và mong mọi người cùng quan tâm tìm hiểu
  7. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Vòng đàm phán đa phương thứ 12 về việc Việt Nam gia nhập WTO đã kết thúc vào ngày hôm qua (19/7/2006) tại Geneva, Trưởng ban công tác về vấn đề Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Eirik Glenne, cho biết sẽ hoàn tất công việc đúng hạn để Đại hội đồng WTO có thể cân nhắc việc kết nạp Việt Nam ngay tại cuộc họp vào 10-11/10.
    Tháng 8/1996, VN hoàn thành ?oBị vong lục về chế độ ngoại thương VN? và gửi tới Ban thư ký WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác. Đầu năm 2002, VN đã gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO.
    Việt Nam đaf kết thúc đa?m phán song phương với tất ca? các quốc gia có nhu câ?u, trong đó gay go nhất la? với Mỹ (kết thúc đàm phán song phương vào ngày 31/5 vừa qua) và đang tập trung đê? chi tiết hóa các văn ba?n đaf tho?a thuận, tiến tới thực thi ngay khi trơ? tha?nh tha?nh viên WTO.
    Nhóm công tác WTO sef pha?i đưa ra dự tha?o cho việc gia nhập cu?a Việt Nam trước tháng 9, trong đó có nêu rof các cam kết cu?a Việt Nam trong gia?m thuế quan, bo? hạn ngạch, trợ cấp nông nghiệp va? mơ? cư?a thị trươ?ng.
    Văn ba?n na?y sef được mang ra tha?o luận tại cuộc họp Hội đô?ng WTO họp trong hai nga?y 10-11/10 đê? thông qua.
    Khi được WTO thông qua rô?i, vê? phâ?n mi?nh, Việt Nam cufng pha?i thông qua tho?a thuận gia nhập WTO. Va? sau thơ?i hạn 30 nga?y tư? thơ?i điê?m đó, Việt Nam sef chính thức trơ? tha?nh tha?nh viên thứ 150 cu?a Tô? chức Mậu dịch thế giới.
    ''Co?n nhiê?u việc pha?i la?m''
    Vo?ng đa?m phán đa phương na?y nếu muốn được gọi la? hoa?n tất thi? nhóm công tác pha?i đưa ra được một phúc tri?nh đâ?y đu? vê? các cam kết cu?a Việt Nam trong việc thay đô?i luật lệ va? ra văn ba?n hướng dâfn thực thi các luật như Thương mại, Đầu tư, Doanh nghiệp và Sở hữu trí tuệ đê? theo đúng quy định cu?a WTO va? tho?a mafn yêu câ?u cu?a các đối tác.
    Theo ông Glenne, Việt Nam cufng co?n câ?n cung cấp thêm thông tin va? gia?i tri?nh một số cam kết khác.
    Việt Nam đaf đưa va?o 24 điê?u luật mới cu?ng nhiê?u quy định khác trong quá tri?nh phấn đấu va?o tô? chức toa?n câ?u na?y, ma? chính phu? Việt Nam hy vọng sef mang lại a?nh hươ?ng tích cực tới phát triê?n kinh tế ơ? trong nước.
  8. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0

    Cập nhật tiến trình Việt Nam gia nhập WTO
    Ủy ban Tài chính Mỹ thông qua PNTR cho VN
    Với 18 phiếu thuận trong tổng số 20 phiếu bầu, dự luật S.3495 về trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho VN đã cầm chắc được thông qua tại Uỷ ban Tài chính Thượng viện Mỹ. Kết quả cuộc bỏ phiếu đã được công bố vào sáng nay, theo giờ VN. "Ngày hôm nay, Uỷ ban Tài chính đã thực hiện một bước đi quan trọng. Và bây giờ, Quốc hội cần đưa tiến trình hoà giải kéo dài 15 năm nay với Việt Nam đi tới một giải pháp lâu dài", Phó Chủ tịch Uỷ ban Tài chính Thượng viện, TNS Max Baucus bình luận sau cuộc bỏ phiếu. "Không giống như các dự luật thương mại khác, dự luật này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong Uỷ ban và trong Quốc hội nói chung. Dự luật cũng nhận được sự ủng hộ cực kỳ đông đảo từ các nhà xuất khẩu và các tổ chức phi chính phủ Mỹ", Phó Chủ tịch Uỷ ban Tài chính Thượng viện, TNS Max Baucus nhận xét. Chính giới và cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng nhận xét PNTR là dự luật thương mại quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong vài năm trở lại đây.
    Thông tin ban đầu cho thấy, nhiều khả năng dự luật S.3495 không bị sửa đổi so với lần đưa ra bàn thảo gần đây nhất, bởi trong văn bản công bố kết quả cuộc bỏ phiếu không thấy tờ trình bổ sung.
    Trước đó, phiên bỏ phiếu thông qua PNTR tại Ủy ban Tài chính Thượng viện được bố trí vào hôm 28-7. Tuy nhiên, U?y ban na?y đaf pha?i hoafn lại vi? có quá ít tha?nh viên thượng viện có mặt trong phiên họp, và dời lịch sang đầu tuần này.
    Kết quả buổi làm việc đầu tuần của Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ là tin vui với quá trình bình thường hoá quan hệ thương mại song phương, góp phần rút ngắn quá trình thông qua dự luật quan trọng này. Tiếp sau đây, dự luật sẽ được trình lên Thượng viện Mỹ để cơ quan này xem xét và thông qua, trước khi chuyển sang Hạ viện.
    Theo ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, khả năng dự luật được đưa ra bàn bạc và thông qua tại Thượng viện Mỹ trước kỳ nghỉ hè là rất khó. Hiện Hạ viện cũng chưa xếp lịch xem xét vấn đề trao PNTR cho VN và nhiều khả năng đến tháng 9 mới đề cập tới vấn đề này.
    Theo bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thông thường Thượng viện chịu ảnh hưởng rất lớn của Ủy ban Tài chính. Các thượng nghị sĩ nhiều khi không thể đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề được và họ rất tin vào việc xem xét của Ủy ban Tài chính.
    Theo giới quan sát, PNTR sẽ không gặp nhiều trở ngại tại Thượng viện, nơi đa số các Thượng nghị sỹ đều ủng hộ quan hệ với Việt Nam. Mặt khác, các Thượng nghị sỹ không phải chịu nhiều sức ép về lá phiếu của cử tri.
    Ngược lại, cửa ải Hạ viện sẽ khó khăn hơn khi vấp phải một số nhóm hạ nghị sỹ chống đối Việt Nam liên quan đến tự do tôn giáo, nhân quyền cũng như những nhóm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các liên đoàn dệt may Hoa Kỳ đang đòi bổ sung thêm những điều khoản có lợi cho ngành này.
    Trước đó, phía VN hy vọng sẽ được Thượng viện Mỹ thông qua PNTR trước kỳ nghỉ hè bắt đầu từ 7-8. Tuy nhiên, do thời gian xem xét của Ủy ban Tài chính về quy chế này cho VN liên tục bị trì hoãn. Do vậy, theo bà Lan, chắc chắn VN sẽ phải chờ 1 tháng nữa cho đến khi Thượng viện Mỹ họp trở lại sau kỳ nghỉ hè. Hơn nữa, quy trình lập pháp của Mỹ cũng đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định từ lúc Ủy ban Tài chính thông qua dự luật cho tới lúc dự luật được đưa ra bỏ phiếu trước phiên họp toàn thể của Thượng viện.
    Quyết định của Ủy ban Tài chính cũng có ảnh hưởng nhất định tới Hạ viện, song theo bà Lan, Hạ viện là nơi đại diện cho một lực lượng quần chúng đông đảo hơn nên các yêu cầu của họ cũng sẽ phức tạp hơn. Một số nghị sĩ muốn VN tỏ rõ ý chí cải thiện quyền tự do tôn giáo và nhân quyền trước khi bàn đến chuyện bình thường hoá quan hệ thương mại.
    Trong tình huống xấu nhất, cho dù Mỹ không trao quy chế này cho VN trong năm nay thì Việt Nam vẫn có thể trở thành thành viên chính thức của WTO mà Mỹ không thể ngăn cản vì giữa hai nước đã kết thúc đàm phán song phương và ký thoả thuận hồi tháng 5 vừa qua.
    Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nếu đến thời điểm đó, VN vẫn chưa nhận được PNTR thì chính Mỹ sẽ lâm vào tình trạng vi phạm quy tắc của WTO về thương mại bình đẳng và không phân biệt giữa tất cả các thành viên.
  9. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật tình hình WTO
    Vòng đàm phán Doha thất bại
    Cuộc họp 6 bên bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin và Ấn Độ ngày 24/7/2006 vừa qua tại Giơ-ne-vơ trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha đã thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do Mỹ và EU đã không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề trợ cấp Nông nghiệp và cắt giảm thuế hàng nông sản. Chính quyền Bush kiên quyết không giảm mạnh trợ cấp nông nghiệp, trừ khi EU giảm mạnh thuế đánh vào hàng nông sản. Còn phía EU cho rằng Mỹ phải giảm trợ cấp trước khi yêu cầu EU giảm thuế hơn nữa.
    Thất bại của vòng đàm phán Doha được nhiều nhà bình luận cho rằng sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển, đặc biệt là các nước chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng nông sản và may mặc.
    Trước thất bại của vòng đàm phán Doha, Việt Nam bày tỏ quan điểm rằng: có khả năng các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Vòng Doha (DA) sẽ bị gián đoạn. Việc này nếu xảy ra sẽ là điều đáng tiếc và là một bước lùi trong tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu.
    Việt Nam mong muốn các thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại chính của WTO thuộc nhóm G-6, tiếp tục hợp tác để tìm ra giải pháp khai thông bế tắc hiện nay, trong đó lợi ích của các nước đang phát triển cần được tôn trọng và đảm bảo để Vòng Doha thực sự là Vòng đàm phán vì phát triển. Về phần mình, Việt Nam đang nỗ lực tối đa để sớm trở thành thành viên WTO và sẽ nỗ lực hết sức mình để có thể có những đóng góp thiết thực vào sự hợp tác vì phát triển của hệ thống thương mại toàn cầu này.
  10. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    CẬP NHẬT TIẾN TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
    TIẾP TỤC ĐÀM PHÁN ĐA PHƯƠNG TRONG THÁNG 9
    Theo tin từ Bộ Thương mại, ngày mai 19/9, Đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO do Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự dẫn đầu sẽ sang Geneva (Thụy Sĩ) để chuẩn bị cho phiên đàm phán đa phương tiếp theo về gia nhập WTO.
    Trong khi đó, vào chiều ngày 18/9/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết, đến nay vẫn chưa xác định cụ thể ngày diễn ra phiên đa phương tiếp theo về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO, vì còn chờ Ban thư ký sắp xếp. Tuy nhiên, ông Tuyển hy vọng rằng, phiên đàm phán đa phương có thể sẽ được diễn ra trong tháng 9 này.
    Được biết, song song với quá trình chuẩn bị cho phiên đàm phán đa phương tiếp theo, Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục cùng với các bên liên quan hoàn tất nhiều việc, trong đó có việc hoàn tất bản báo cáo Việt Nam gia nhập WTO. Theo thông lệ, phiên đàm phán đa phương tiếp theo chỉ được ấn định chính thức khi đã hoàn thiện bản dự thảo báo cáo nêu trên.
    Dự kiến, nội dung được đề cập đến trong phiên đàm phán đa phương sắp tới liên quan nhiều đến các chủ đề như: quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chế độ đầu tư theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới... Một thành viên đoàn đàm phán cho biết, Việt Nam mong muốn giải quyết dứt điểm tất cả mọi vấn đề này trong phiên đa phương tới.
    Ông Tuyển nhận định, việc kết thúc đàm phán đa phương với EU đã thúc đẩy giải quyết những vấn đề song phương còn tồn tại, tạo ra một khả năng rất hiện thực về việc Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào tháng 10 năm nay. Công việc còn lại phải làm là giải quyết tốt những vấn đề còn tồn tại với Hoa Kỳ. Nếu làm tốt những vấn đề này, thì Việt Nam có thể gia nhập WTO trong tháng 10 năm nay, trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao APEC tại Hà Nội vào cuối tháng 11/2006.
    Trong khi đó, để chuẩn bị cho hội nhập hậu WTO, trong tuần này, Bộ Thương mại đã có cuộc họp để chuẩn bị Đề án "Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ để mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội vượt qua thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO". Bên cạnh đó, một đề án khá quan trọng về phát triển thị trường trong nước cũng đang đi vào giai đoạn hoàn thiện.
    (Theo Vietnamnet)

Chia sẻ trang này