1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WTO và Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi quangdinhnhat, 12/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Có thể là phía dịch , xuất bản của VN chỉ xin phép nhà xuất bản Hoa Kỳ ( Chả biết là bản quyền nguyên gốc ai nắm ) nên ông bà Clinton không biết chứ tôi nghĩ rằng với cuốn sách này thì không dám vi phạm bản quyèn đâu .
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Các bác có biểu nhượng bộ trong từng ngành dịch vụ cụ thể không ?. Làm thế nào mình biết được những gì Việt Nam cam kết khi gia nhập vào WTO
  3. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cái này phải chịu khó nghiên cứu thôi, chịu khó xem lại mấy cái link tui post ở trang trước đi, tui cũng đang làm một cái bảng biểu so sánh nhưng chưa xong
  4. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    tôi biết có một cái, đó là vn buộc phải cho đầu tư vào 2 lĩnh vực trọng yếu là ngân hàng và bưu chính viễn thông. đây là 2 lĩnh vực mà phía ta coi là then chốt, vấn đề khó khăn nhất khi đàm phán gia nhập WTO
  5. goikhobo

    goikhobo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    BÁc siêng thế
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nên tự phân tích 1 cách khoa học các mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp của WTO và Pháp luật, từ đó cùng trao đổi đưa ra giải pháp tốt nhất như vậy vừa đỡ mất thời gian anh em tìm đọc lung tung mất thời gian mà còn bị lạc phương hướng nữa.
    Tôirất quan tâm đến các tin của bạn quangdinhnhat sưu tầm và đưa lên đây, nếu để tự tôi tìm đọc chắc cũng mất khối thời gian, xin cảm ơn bạn rất nhiều. bây giờ chúng ta cùng thử vạch lá WTO tìm những kẻ hở cho pháp lý Việt nam chúng ta xâm nhập nào ?
    Có lẽ chúngta nên hệ thống 1 chút về nội dung cơ bản của WTO sau đó sẽ bàn tiếp nhé :
    + Thế nào được coi là trợ cấp?
    Trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có. Những lợi ích đó có thể phát sinh từ việc chính phủ trực tiếp cung cấp tiền (cho không, cho vay với điều kiện ưu đãi, cấp thêm vốn), chính phủ bảolãnh trả các khoản vay, chính phủ hoãn các khoản thuế phải thu, chính phủ cung cấp hoặc mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả thuận lợi cho doanh nghiệp, v.v.
    + Phá giá và trợ cấp khác nhau như thế nào?
    Phá giá là hành động của bản thân doanh nghiệp. Việc bán sản phẩm hàng hoá dưới giá thành chỉ có thể thực hiện dựa trên tiềm lực tài chính của chính doanh nghiệp đó. Nếu không, họ sẽ bị phá sản.
    Trợ cấp là hành động của chính phủ. Hành động này cũng có thể dẫn đến một kết quả giống với phá giá - đó là việc doanh nghiệp bán sản phẩm ra với giá thấp. Nhưng doanh nghiệp chỉ có thể làm việc này khi có trợ cấp từ chính phủ.
    Cả hai biện pháp này đều là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
    + Với việc thi hành Hiệp định SCM, các nước thành viên WTO sẽ không còn trợ cấp nữa?
    Không phải thế. Hiệp định SCM không bắt buộc các nước phải bỏ tất cả các khoản trợ cấp mà chỉ cấm hoặc hạn chế những loại trợ cấp gây tác động tiêu cực đến thương mại của nước khác.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 20/12/2006
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    + Thuế đối kháng và thuế chống phá giá có được áp dụng vô thời hạn hay không?
    Không. Thời gian tối đa áp dụng thuế đối kháng và thuế chống phá giá là 5 năm, trừ trường hợp có cơ sở xác đáng cho thấy nếu chấm dứt đánh thuế thì trợ cấp hoặc phá giá vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho sản xuất trong nước hoặc có khả năng xuất hiện trở lại. Quy định 5 năm này được gọi là điều khoản hoàng hôn.
    Nếu xét thấy thích hợp thì một nước có thể chấm dứt đánh thuế đối kháng, thuế chống phá giá sau khi đã tự mình rà soát hoặc rà soát theo ý kiến của các bên liên quan.
    + Nước nhập khẩu có được tự do áp dụng thuế đối kháng khi có dấu hiệu hàng nhập khẩu được trợ cấp hay không?
    Không. Mà khi thấy có dấu hiệu trợ cấp, nước nhập khẩu phải tiến hành điều tra theo quy trình nêu trong Hiệp định SCM, và khi cơ quan điều tra đưa ra kết luận khoa học, khách quan về sự tồn tại của trợ cấp thì nước nhập khẩu mới được áp dụng thuế đối kháng.
    + Cơ quan điều tra có phải là một tổ chức quốc tế?
    Sai bét. Đó là một cơ quan của nước nhập khẩu do chính phủ nước này lập ra hoặc chỉ định.
    + Ai có thể đứng ra khiếu nại về tình trạng hàng nhập khẩu phá giá hoặc có trợ cấp?
    Bộ quản lý ngành hàng, hiệp hội ngành hàng hoặc đại diện một nhóm các nhà sản xuất có sản lượng đáng kể của mặt hàng đó. Khi doanh nghiệp đứng ra khiếu nại thì phải tập hợp được hơn 50% số đơn vị sản xuất trong ngành ủng hộ và sản lượng của các đơn vị này phải chiếm ít nhất 25% sản lượng toàn ngành.
    + Trước và trong khi tiến hành điều tra thì chính phủ nước nhập khẩu có công bố rộng rãi về việc điều tra hay không?
    Trước khi nhận đủ số đơn khiếu nại để có thể quyết định tiến hành điều tra thì chính phủ nước nhập khẩu không được công bố về việc sẽ tiến hành điều tra để tránh xáo trộn trên thị trường. Nhưng nước nhập khẩu cần thông báo cho nước xuất khẩu về việc nhận được khiếu nại.
    Sau khi đã quyết định tiến hành điều tra, chính phủ nước nhập khẩu phải công bố về việc điều tra và cho nước xuất khẩu biết chi tiết về các đơn khiếu nại.
    + Thế nào là chống phá giá nhân danh nước thứ ba?
    Đó là trường hợp nước nhập khẩu không có dấu hiệu về bán phá giá từ nước xuất khẩu, nhưng nhận được yêu cầu từ một nước thứ ba đề nghị có hành động chống phá giá đối với hàng hoá của nước xuất khẩu. Nói đơn giản, đó là việc nước thứ ba nhờ trả đũa hộ.
    Trong trường hợp này, nước thứ ba phải cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ liên quan cho thấy nước xuất khẩu bán phá giá vào thị trường nước thứ ba và gây thiệt hại cho sản xuất của nước này. Việc quyết định có hành động chống phá giá nhân danh nước thứ ba hay không là tuỳ thuộc vào nước nhập khẩu, nhưng trước khi tiến hành, nước nhập khẩu phải xin phép Hội đồng Thương mại Hàng hoá của WTO.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 20:07 ngày 20/12/2006
  8. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Các anh vào link sau nhé, sẽ có đầy đủ lộ trình, các phụ lục và các biểu thuế... = tiếng Việt.
    http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=4971
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 20/12/2006
  9. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Kevin đã tham gia post bài cho chủ đề "WTO và Việt Nam". Hai bài viết vừa rồi của bạn rất hữu ích, nhưng tui chưa thấy được hệ thống về nội dung cơ bản của WTO. Khi nói đến hệ thống, nghĩa là bài viết sẽ cho người đọc thấy toàn cảnh về WTO, mà ở đây, tui chưa thấy được điều đó, có lẽ tại bạn chưa post hết chăng
  10. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Ải học vô nga.n đường học còn dài lắm, kho^ng be^''n bo*`, chúng ta tiếp tục tìm hiểu, nhưng nói trước kevin chỉ đặt câu hỏi và tự giải quyết những vấn đề nào có liên quan đến luật sư thôi, còn những vấn đề của doanh nghiệp nếu không cần thiết kevin không đi sâu. các bạn tiếp tục thọc sân vào những nội dung và kẽ hở của WTO thì kevin hoan hô lắm thay
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 23/12/2006

Chia sẻ trang này