1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WTO và Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi quangdinhnhat, 12/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay trên báo Tuổi trẻ có bài viết rất hay về chuyện: vướng... WTO, xin được post lên đây để mọi người rộng đường tham khảo:
    TTCT - Nhiều dự án đầu tư nước ngoài vẫn chưa được cấp phép dù đã quá thời hạn luật định, lý do ?ovì... WTO?.
    Đơn cử như tại Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM, hàng chục dự án đầu tư nước ngoài nộp đơn vào thời điểm trước và sau ngày 7-11 vẫn đang bị ?otreo? không có thời hạn. Vì sao?
    Theo qui định tại điều 5 của Luật đầu tư của VN có hiệu lực từ 1-7-2006, hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ VN phải tuân theo qui định của luật này và các luật liên quan.
    Trường hợp điều ước quốc tế mà VN là thành viên có qui định khác với qui định của Luật đầu tư thì áp dụng theo qui định của điều ước quốc tế đó. Như vậy khi xem xét một dự án đầu tư nước ngoài có được phép đầu tư tại VN hay không, hình thức đầu tư như thế nào... thì ngoài những qui định của pháp luật VN, chúng ta cần phải xem xét các cam kết của VN trong các điều ước quốc tế mà VN là thành viên. Một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất của VN liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại VN chính là cam kết của nhập WTO VN gia.
    Áp dụng luật ra sao?
    Từ trước và sau khi Luật đầu tư (mới) có hiệu lực, nhiều lĩnh vực VN đã ?omở? thông thoáng hơn nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài (như các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin (IT), nghiên cứu thị trường, dịch vụ lắp đặt sửa chữa máy móc thiết bị...). Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được lập công ty 100% vốn nước ngoài tại VN, chẳng hạn như trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường là Công ty AC Nielsen VN, Công ty Taylor Nelson Sofres, Công ty nghiên cứu thị trường Customer Insights.
    Thủ tục của một số dự án lĩnh vực dịch vụ theo hướng đơn giản và thời gian cấp phép nhanh chóng. Thế nhưng, với cam kết WTO về dịch vụ cho thấy đối với dịch vụ nghiên cứu thị trường, kể từ ngày gia nhập chỉ cho thành lập liên doanh với phần vốn góp phía nước ngoài không quá 51%; kể từ 1-1-2009 mới cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
    Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng gần tương tự, phải đến năm năm sau kể từ ngày gia nhập mới cho phép lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Còn đối với các dịch vụ liên quan đến máy tính, trong vòng hai năm đầu kể từ ngày gia nhập, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN... Nếu hiểu một cách ?omáy móc?, một số ngành dịch vụ đã ?omở? nay theo cam kết WTO phải bị ?okhép bớt? lại. Thậm chí có lĩnh vực còn bị ?otreo? hoặc ?ođóng sập?.
    Xin dẫn chứng một văn bản của Bộ Thương mại - cũng chính là bộ đi đàm phán WTO, về vấn đề này, là công văn số 6677/TM-KHĐT ngày 26-10-2006 do Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh ký, trả lời Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM về 12 dự án đầu tư nước ngoài đã nộp hồ sơ tại TP.HCM. Trong đó, có một dự án xin phép cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử cho máy móc sản xuất, thì Bộ Thương mại đưa ý kiến chỉ cho phép lập liên doanh trong những năm đầu kể từ khi gia nhập.
    Dự án về nghiên cứu thị trường cũng chỉ được lập liên doanh cho đến thời hạn 1-1-2009. Thậm chí, có một số dự án như cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ thư ký, dịch vụ sửa chữa bảo trì ôtô..., bộ này đã trả lời là ?ota chưa cam kết, trước mắt đề nghị chưa xem xét cho thành lập?. Trả lời của bộ này dẫn đến cách hiểu rằng: các nhà đầu tư chỉ được lựa chọn các dịch vụ qui định trong ?oCác cam kết về dịch vụ? (Schedule of Specific Commitments in Services) để đăng ký kinh doanh!
    Trong những ngày này, khi rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu thông tin về việc áp dụng WTO như thế nào, thì câu trả lời từ các chuyên viên, các quan chức của các sở, bộ liên quan, thậm chí của các quan chức đi đàm phán WTO theo kiểu... mỗi người một nẻo, không biết đâu mà lần. Một nhà đầu tư lĩnh vực liên quan đến máy tính, khi hỏi chuyên viên một sở kế hoạch - đầu tư về việc nếu qui định chỉ bán dịch vụ này cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN, còn xuất khẩu thì sao, đã được trả lời rằng ?otheo cam kết WTO không được xuất khẩu? (!).
    Nhà đầu tư khác hỏi hiện giờ đã áp dụng WTO chưa và lĩnh vực của họ có ?ovướng WTO? không, cấp sở lúng túng còn chuyên viên cấp bộ thì trả lời ?ocó? hoặc lửng lơ. Cần nhớ là công văn 6677 nói trên của Bộ Thương mại phát hành trước thời điểm 7-11-2006 là ngày VN gia nhập WTO, chưa kể hiện giờ nghị quyết 71 của Quốc hội phê chuẩn việc VN gia nhập WTO chưa có hiệu lực, nhưng cam kết WTO vẫn được bộ này áp dụng. Theo báo Tiền Phong số ra ngày 9-12-2006, trong một hội nghị phổ biến các qui định WTO tại TP.HCM mới đây, ông Trần Quốc Khánh - vụ trưởng Vụ Đa biên Bộ Thương mại, một trong những nhà đàm phán WTO của VN - đã thừa nhận đây là vấn đề nổi cộm hiện nay.
    Dưới góc độ luật sư chúng tôi, cũng như đã nhận được ý kiến đồng tình của một số quan chức cấp sở, bộ liên quan khi tham vấn, thì hiểu ?otinh thần? cam kết WTO theo cách khác. Những hạn chế mở cửa thị trường theo cam kết WTO ví như là ?ohàng rào?, mà áp dụng hạn chế hơn ?ohàng rào? đó thì không được, còn nếu mở hơn ?ohàng rào? đó, tạo ưu đãi hơn cho nhà đầu tư thì phải áp dụng và khuyến khích áp dụng.
    Đối với những lĩnh vực ta chưa có cam kết, mà lĩnh vực đó luật VN đã có qui định ?omở?, không hạn chế, thì càng phải được áp dụng theo luật VN, chứ không phải ?ođóng sập? lại. Ngay cả điều 3 của nghị định 108 của Chính phủ hướng dẫn Luật đầu tư cũng qui định: ?oTrường hợp pháp luật VN được ban hành sau khi VN là thành viên của điều ước quốc tế có qui định thuận lợi hơn so với qui định của điều ước quốc tế đó, thì nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc áp dụng theo qui định của điều ước quốc tế hoặc pháp luật VN?.
    Vậy tại sao qui định đã ?omở? trước cam kết WTO lại không được? Nếu hiểu ?ophải tuân thủ đúng cam kết WTO? một cách máy móc như nêu trên, khả năng sẽ diễn ra các ?okịch bản? sau: (1) giảm đầu tư nước ngoài, vì thủ tục khó khăn hơn như đã đề cập; (2) bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư của các quốc gia là thành viên WTO với các quốc gia không phải là thành viên WTO, theo hướng hạn chế hơn, vì cam kết WTO của ta chỉ áp dụng cho các nước thành viên WTO, trong khi về mặt lý thuyết những nhà đầu tư của các nước thành viên WTO phải được ưu đãi hơn so với nhà đầu tư đến từ các nước khác; (3) có thể trong những năm theo lộ trình cam kết hạn chế mở cửa, sẽ xuất hiện tình trạng ?ođầu tư chui? như trước đây, bởi nhà đầu tư nước ngoài không được phép thành lập công ty 100% vốn sẽ tìm một nhà đầu tư ?oảo? trong nước liên doanh, tương tự sẽ lập công ty 100% vốn VN nhưng thực chất của nước ngoài ở các lĩnh vực ta không cam kết.
    Khi nào nhà đầu tư mới được cấp phép?
    Việc hướng dẫn đúng và chính xác các qui định của pháp luật cũng như những nội dung trong các cam kết của VN khi gia nhập WTO là rất quan trọng, trong việc nhà đầu tư làm hồ sơ đầu tư và cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
    Theo qui định của Luật đầu tư, một dự án đầu tư nước ngoài vào VN sẽ được xem xét theo một trong hai hình thức đăng ký dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. Dự án ?ođăng ký? sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ. Cơ quan thẩm quyền không phải xin ý kiến của các ban ngành liên quan nên thông thường nhà đầu tư sẽ nhanh chóng nhận được giấy phép. Trong khi đó, đối với dự án ?othẩm định? thì thời gian xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ dài hơn, là 30 ngày làm việc.
    Có một vấn đề rất quan trọng đối với loại dự án này là cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư phải hỏi ý kiến của các cơ quan có liên quan. Dự án thuộc diện phải thẩm định là những dự án có vốn đầu tư lớn hơn 300 tỉ đồng hoặc là những dự án đầu tư có điều kiện.
    Mà, một trong những qui định về dự án có điều kiện lại là ?ocác lĩnh vực đầu tư khác trong các điều ước quốc tế mà VN là thành viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài?. Thế là, lại quay trở lại câu hỏi trên: áp dụng hay không áp dụng cam kết hạn chế thị trường của WTO? Nếu áp dụng, đa số các dự án ?okhông nằm trong lĩnh vực có điều kiện? theo qui định VN lại trở thành ?ocó điều kiện? theo WTO để hồ sơ thủ tục, thời gian được cấp phép.... khác nhau. Cho nên, nhiều dự án thuộc diện chỉ ?ođăng ký? theo Luật đầu tư, Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM lại cấp biên nhận hẹn kết quả sau 30 ngày làm việc như là thẩm định, vì phải... ?oxin ý kiến?!
    Trong khi đó, ở một góc độ khác, với câu hỏi đây đã là thời điểm áp dụng cam kết WTO chưa, khi mà nghị quyết 71 của Quốc hội phê chuẩn việc gia nhập WTO của VN vẫn chưa có hiệu lực, thì câu trả lời vẫn là khác nhau. Thực tế cho thấy ngay từ trước ngày VN gia nhập WTO 7-11-2006, Bộ Thương mại đã áp dụng cam kết WTO bằng công văn 6677 như đã nói trên. Để khép lại bài viết này, chúng tôi chỉ xin trích ra một đoạn trong bản báo cáo của Ban Công tác về việc VN gia nhập WTO, được công bố toàn văn trên trang web của Bộ Thương mại, mục 507 trang 179-180 của bản tiếng Việt: ?oLiên quan đến thủ tục cấp phép, đại diện của VN xác nhận rằng VN sẽ bảo đảm các thủ tục và điều kiện cấp phép của mình sẽ không tạo thành các rào cản riêng về tiếp cận thị trường. Đại diện của VN xác nhận rằng với những dịch vụ nằm trong biểu cam kết cụ thể, VN sẽ bảo đảm rằng: (a) thủ tục và điều kiện cấp phép của VN sẽ được công bố trước khi có hiệu lực; (b) trong công bố đó, VN sẽ xác định rõ khung thời gian cho các quyết định cấp phép của các cơ quan hữu quan; (c) các cơ quan hữu quan sẽ xem xét và đưa ra quyết định về việc cấp phép trong thời hạn qui định trong thủ tục chính thức; (d) bất kỳ loại phí nào được tính cho việc nộp và xem xét hồ sơ sẽ không tạo thành một rào cản riêng về tiếp cận thị trường...?.
    Giữa tháng 10-2006, nhà đầu tư nước ngoài K sau thời gian tiến hành tìm hiểu môi trường đầu tư của VN đã quyết định nộp hồ sơ lên Sở KH-ĐT TP.HCM xin thành lập công ty TNHH dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư K đăng ký hoạt động trong hai lĩnh vực chính là: dịch vụ nghiên cứu - phân tích thị trường và dịch vụ máy tính. Đây là hai lĩnh vực thời gian qua đã ?omở?, cho phép các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư hoạt động, trong đó riêng lĩnh vực liên quan đến dịch vụ sản xuất và gia công phần mềm còn được hưởng chính sách khuyến khích đầu tư.
    Sau hai tuần chờ đợi nộp hồ sơ, thông qua Sở KH-ĐT, nhà đầu tư K đã nhận được câu trả lời từ một bộ chuyên ngành: đối với dịch vụ nghiên cứu và phân tích thị trường, theo cam kết WTO chỉ cho phép thành lập với điều kiện liên doanh 51% vốn nước ngoài và từ ngày 1-1-2009 mới được thành lập DN 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này. Tương tự như vậy, đối với lĩnh vực dịch vụ máy tính, câu trả lời cũng được căn cứ theo những qui định của cam kết WTO: trong vòng hai năm kể từ khi gia nhập WTO, DN 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này chỉ được cung cấp dịch vụ cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nhận được thông tin trên nhà đầu tư nọ chỉ biết thở dài: ?oTưởng vào WTO thị trường rộng mở cho nhà đầu tư, nào ngờ đâu... bó lại?.
    Để xác minh điều này, chiều 29-11, trong vai trợ lý nhà đầu tư, chúng tôi đến Sở KH-ĐT TP.HCM tìm hiểu thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực thi công xây dựng (lĩnh vực hiện đã được ?omở? cho nhà đầu tư nước ngoài). Sau khi nghe chúng tôi trình bày, một cán bộ ở đây đưa ra tập hồ sơ cam kết VN gia nhập WTO dò tìm hồi lâu, sau đó kết luận: ?oLĩnh vực mà các anh đang có ý định đầu tư, theo cam kết trong hai năm đầu khi VN gia nhập WTO chỉ được cung cấp dịch vụ cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài, và đến năm 2009 mới được cung cấp rộng rãi cho mọi thành phần trong nước. Nếu các anh đồng ý như vậy thì về làm thủ tục đầu tư?.
    Theo nhiều nhà đầu tư, các cam kết của VN vào WTO đã được một số cơ quan quản lý cấp bộ, các sở chuyên ngành ở một số địa phương áp dụng một cách ?orập khuôn? ngay khâu đầu vào kiểu như trên đã khiến họ bị ?osốc? thật sự. Thậm chí, đối với không ít dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, thời gian xem xét cấp phép đã bị kéo dài do phải xin ý kiến các bộ, ngành, mặc dù theo nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, hầu hết các dự án đã được phân cấp cho địa phương cấp phép.
    Điều đáng nói, mặc dù thời điểm hiện nay khi các cam kết WTO vẫn chưa có hiệu lực chính thức, song một số địa phương đã nhanh chóng áp dụng từ nhiều ngày qua. Và trên thực tế đã có không ít dự án bị các cơ quan chức năng từ chối một cách ?ooan uổng?. Ông H.S. - một nhà đầu tư Nhật Bản đang dự định đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ máy tính, giọng bức xúc: ?oCách đây vài tháng bạn tôi thành lập DN trong lĩnh vực này thì vẫn được, nhưng nay lại bị bó...?.
    XUÂN TOÀN
    Luật sư NGUYỄN PHAN MẠNH LONG - NGUYỄN THỊ THANH HÀ
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    + Lợi ích của việc tham gia WTO là gì?
    - Là tham gia hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là WTO, đem lại những lợi ích sau:
    - mở rộng cơ hội thương mại với các nước thành viên WTO trên cơ sở được hưởng những ưu đãi do kết quả 50 năm đàm phán từ khi thành lập GATT đến nay;
    - tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn thông qua quan hệ thương mại ràng buộc chặt chẽ, các quy định rõ ràng và có nhiều khả năng dự báo trước;
    - thông qua một cơ chế giải quyết tranh chấp để bảo vệ các quyền và quyền lợi của mình;
    - thoát khỏi thế cô lập, hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó nâng cao lợi ích kinh tế và lợi ích các mặt khác;
    thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước thông qua việc đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh, tiếp cận với công nghệ, trình độ, chất lượng quốc tế, đổi mới hệ thống luật pháp, tăng cường thu hút vốn đầu tư dưới các hình thức khác nhau.
    + WTO có những ưu tiên gì dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi?
    Hơn 3/4 số thành viên WTO là các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Do đó, nhu cầu và lợi ích của các nước này luôn được tính đến trong mọi hoạt động của WTO. GATT cũng như hầu hết các hiệp định khác của WTO luôn dành những điều khoản riêng cho các nước đang phát triển, được gọi là đối xử đặc biệt và khác biệt.
    Về hỗ trợ kỹ thuật, Ban Thư ký WTO thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo và tập huấn cho cán bộ các nước này để làm quen với hệ thống thương mại đa phương, nâng cao kỹ năng đàm phán. Một số khoá học được tổ chức ngay tại Geneva và thực tập ngay tại Ban Thư ký, một số khác được tổ chức tại các nước liên quan.
    Ban Thư ký WTO cũng phối hợp với chính phủ các nước và các tổ chức khác như UNDP, UNCTAD trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này.
    Ngoài ra, WTO cùng với UNCTAD còn cùng điều hành hoạt động của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cũng đóng tại Geneva. Trung tâm này được thành lập năm 1964 để hỗ trợ các nước đang phát triển xúc tiến xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến xuất khẩu, cung cấp thông tin về thị trường, huấn luyện chiến lược và kỹ thuật tiếp thị, hỗ trợ thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu và đào tạo nhân lực cho các
    hoạt động nói trên.
    + Đối xử đặc biệt và khác biệt thể hiện như thế nào?
    Đối xử đặc biệt và khác biệt là đối xử dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển, thường mang tính giảm nhẹ so với những nghĩa vụ, cam kết chung mà WTO đề
    ra. Ví dụ:
    Được miễn không phải thực hiện nghĩa vụ;
    -Mức độ cam kết thấp hơn;
    -Thời gian thực hiện dài hơn;
    -Được hưởng ưu đãi bổ sung về mở cửa thị trường của các nước phát triển.
    + Việt Nam đã làm những gì để có thể trở thành thành viên của WTO?Đầu năm 1995, Việt Nam đã đệ đơn xin gia nhập WTO và trở thành quan sát viên của tổ chức này. Ngay sau đó, các Bộ, Ngành, với Bộ Thương mại làm đầu mối, đã xúc tiến việc chuẩn bị bản bị vong lục về chế độ kinh tế và ngoại thương của Việt Nam.
    Tháng 8/1996, bản bị vong lục của Việt Nam đã được chính thức gửi đến Ban Thư ký WTO. Sau một thời gian nghiên cứu bản bị vong lục này, các nước thành viên WTO đã gửi các câu hỏi đến cho Việt Nam nhằm làm rõ thêm những điểm đã nêu và chưa nêu trong bị vong lục. Các nước gửi nhiều câu hỏi nhất là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Thuỵ Sỹ, Australia.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 07:32 ngày 25/12/2006
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 07:33 ngày 25/12/2006
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 07:33 ngày 25/12/2006
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 07:35 ngày 25/12/2006
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Trong thời gian học nghiệp vụ luật sư tôi được học rất kỹ về Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ , thậm chí đây là 1 môn học riêng biệt, và thi riêng biệt, vậy môn học này có gì quan trọng ? khi VN gia nhập WTO và hiệp định ấy sắp hết hạn sử dụng ? Tại sao lại nói Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là một bước quan trọng để tiến tới gia nhập WTO?
    Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ cũng là nước có ảnh hưởng tại WTO và nhiều diễn đàn kinh tế. Mặt khác, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng được soạn thảo dựa trên những quy tắc và điều khoản của WTO. Vì vậy, việc ký một hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam có thể từng bước chấp nhận các quy định của WTO và tham gia thị trường toàn cầu.
    Tuy nhiên, khi đàm phán gia nhập WTO, chúng ta vẫn sẽ phải gặp lại Hoa Kỳ trên bàn đàm phán. Và ngoài Hoa Kỳ, còn có nhiều đối tác quan trọng khác như EU, Nhật, Thuỵ Sỹ, Hàn Quốc, Australia, ? mà chúng ta còn phải đàm phán.
    Qua nhiều lần đàm phán ở các cuộc họp song phương và đa phương, đến tháng 1/2006, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu hẹp đáng kể khoảng cách trong nhiều vấn đề khác nhau. Tiến trình đàm phán với Hoa Kỳ có thể kết thúc trong năm 2006, tạo thuận lợi cho việc gia nhập WTO.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 07:39 ngày 25/12/2006
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    + Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu có nội dung gì?
    Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp thường được sử dụng ở những nước gặp khó khăn trong điều hòa cán cân xuất - nhập khẩu. Giấy phép này cũng được sử dụng phổ biến để khống chế số lượng nhập khẩu một mặt hàng nhất định hoặc thu thập dữ liệu thống kê về mặt hàng đó.
    Hiệp định về Thủ tục Cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP) quy định những thủ tục mà chính phủ các nước thành viên WTO phải tuân thủ nhằm giảm tối đa những công đoạn hành chính phiền phức gây cản trở đến thương mại.

    + Giấy phép tự động là gì?Đó là giấy phép được cấp ngay khi nhận đơn hoặc chậm nhất là trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận đơn. Giấy phép này được cấp không kèm theo điều kiện nào đối với doanh nghiệp và thường là giấy phép phục vụ mục đích thống kê. Về bản chất, đây có thể coi như việc doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước về hợp đồng nhập khẩu của mình.
    + Giấy phép không tự động là gì?Đó là giấy phép được cấp với một số điều kiện, tiêu chí nhất định mà nếu không hội đủ những yếu tố này thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể từ chối cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Hiệp định ILP quy định giấy phép không tự động phải được cấp trong vòng 30 ngày theo nguyên tắc "đến trước - cấp trước". Nếu các đơn xin cấp phép được xử lý đồng thời (trường hợp công bố một thời hạn nhất định để ngừng tiếp nhận đơn) thì giấy phép phải được cấp trong vòng 60 ngày.
    + Điều kiện, tiêu chí mà cơ quan quản lý Nhà nước có thể dựa vào đó để từ chối cấp giấy phép là gì? Về phía Nhà nước, đó có thể là hạn ngạch, chỉ tiêu đã ấn định cho từng khoảng thời gian. Nếu là cấp hết số lượng hạn ngạch, chỉ tiêu đó thì cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không cấp giấy phép nữa. Về phía doanh nghiệp, đó có thể là yêu cầu về quy mô (doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ), lĩnh vực kinh doanh, loại hình (quốc doanh, dân doanh, liên doanh).
    + Yêu cầu công khai thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu là như thế nào?
    Đó là yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước phải công bố mọi thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu sao cho tất cả những ai quan tâm đều có thể tìm hiểu. Ví dụ thông tin về:Số lượng hạn ngạch, chỉ tiêu.Điều kiện để doanh nghiệp có thể nộp đơn xin cấp phép.Cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm cấp giấy phép Sản phẩm có giấy phép mới được nhập khẩu.
    + Nghĩa vụ thông báo về thủ tục cấp phép nhập khẩu bao gồm những thông tin gì?Thủ tục cấp phép nhập khẩu là một vấn đề rất được các nhà xuất khẩu quan tâm vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bán hàng. Do vậy, mỗi khi một nước có thay đổi về thủ tục này thì nước đó phải thông báo cho WTO (cụ thể là Uỷ ban Cấp phép Nhập khẩu) về những thay đổi đó, bao gồm những thông tin sau:
    - Danh sách các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu.
    - Cơ quan nhận đơn xin phép của doanh nghiệp và cơ quan đầu mối để doanh
    - Tìm hiểu thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu.
    - Ngày và tên ấn phẩm công bố về sự thay đổi thủ tục.
    - Chỉ rõ giấy phép nhập khẩu sẽ mang tính tự động hay không tự động.
    - Nêu rõ mục đích của công việc cấp phép nhập khẩu.
    - Thời gian dự kiến áp dụng cấp phép nhập khẩu.
    +Các yêu cầu khác của Hiệp định ILP là gì?
    Hiệp định ILP cũng quy định một số điều nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp: biểu mẫu và thủ tục càng đơn giản càng tốt, không được từ chối cấp giấy phép chỉ vì những lỗi nhỏ không làm thay đổi cơ bản nội dung chứng từ.
    +Ở Việt Nam đã có giấy phép tự động chưa?
    Theo xu hướng cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho kinh doanh, số lượng mặt hàng mà Nhà nước quản lý xuất - nhập khẩu bằng giấy phép đã giảm đi nhiều, nhưng vẫn còn tồn tại. Và hầu hết số mặt hàng này đều được cấp giấy phép không tự động, ví dụ xi-măng, kính xây dựng, một vài chủng loại sắt thép. Từ cuối năm 2001, Việt Nam cũng đã bắt đầu áp dụng chế độ giấy phép tự động đối với hàng dệt may xuất khẩu sang những thị trường đòi hỏi có hạn ngạch (Liên minh Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada)
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 27/12/2006
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 27/12/2006
  5. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay, 7/1/2007, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển đã trực tuyến qua Vietnamnet để trả lời các câu hỏi của bạn đọc liên quan tới sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Tui cũng đã tham gia và 1 trong 3 câu hỏi đã được trả lời . Xin post nguyên văn buổi trực tuyến lên đây để những ai quan tâm tới topic WTO và Việt Nam rộng đường tham khảo
    Ba câu hỏi của tui:
    1. Khi đàm phán gia nhập WTO, các chuyên gia đàm phán có thường xuyên tham vấn nhu cầu của doanh nghiệp hay không? Tại sau một số lĩnh vực luật trong nước đã ?omở? cho doanh nghiệp, nhưng đàm phán cam kết lại ?ođóng? lại? Ví dụ: Luật Đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đối với một số lĩnh vực như: dịch vụ liên quan tới công nghệ thông tin, nghiên cứu thị trường, dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị; nhưng với cam kết WTO về dịch vụ cho thấy đối với Dịch vụ nghiên cứu thị trường, kể từ ngày gia nhập chỉ cho thành lập Liên doanh với phần vốn góp phía nước ngoài không quá 51%, và chỉ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kể từ 1/1/2009; Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị phải sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO mới cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; các dịch vụ liên quan đến máy tính thì trong vòng 2 năm đầu kể từ ngày gia nhập, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    2. Xin cho biết sự khác nhau giữa các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình đàm phán gia nhập WTO: ?othời kỳ quá độ?, ?ocam kết theo lộ trình?, ?o12 năm kể từ ngày gia nhập là nền kinh tế phi thị trường?? Có phải ?othời kỳ quá độ? là thời gian cắt giảm thuế theo lộ trình đối với từng lĩnh vực ?ocam kết theo lộ trình? hay là thời gian 12 năm kể từ ngày gia nhập bị các thành viên khác của WTO đối xử là nền kinh tế phi thị trường?
    3. Yêu cầu về sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước muốn gia nhập WTO được quy định tại điều nào trong các hiệp định của WTO?
    Và toàn văn buổi trực tuyến:
    - Xin chân trọng kính chào độc giả, khán tính giả VNN. Hôm nay VietNAm Net có cuộc bàn tròn trực tueyén với Bộ trưởng TRwong Đình Tuyển. Chúng topoi đã nhanạ được hàng nghìn câu hỏi. Trước hết, cvhung tôi sẽ chuyển đến Bộ trưởng câu hỏi: Ho ten: Hà Công Cẩn Dia chi: 127 Văn Cao, Hà Nội Email: leminas@gmail.com Noi dung:
    Thưa Bộ trưởng, tôi xin hỏi: Theo Bộ trưởng, liệu các phương tiện truyền thông có nên tuyên truyền về WTO và cuộc chơi trong WTO của Việt Nam theo một cái nhìn khác chăng? Chúng ta thường nói gia nhập, hội nhập kinh tế thế giới và và tham gia một cuộc chơi chung. Và cách tuyên truyền luôn là chúng ta đang đi sau và chúng ta đang cố hòa nhập cùng các nước khác, rằng chúng ta gia nhập WTO vì hoàn cảnh bắt buộc chúng ta phải thế. Đành rằng sự thật có thể như thế, nhưng về mặt tâm lý lại có cảm giác chúng ta rất yếu đuối và luôn sợ bị ?ohụt hơi?. Tại sao chúng ta không có một cái nhìn chủ động hơn rằng chúng ta tham gia vào cuộc chơi đó để chúng ta kiếm lợi và chúng ta có thể chơi trong cuộc chơi đó như một người chủ động?
    - Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Tôi rất vui mưng đựoc giao lưu với công dân mạng của VNN. WTO là tổ chức thương mại thế giới, có rất nhiều câu hỏi đặt ra. Điều đó thể hiện sự quan tâm của đọc giả với WTO. Chủ trương của chúng ta là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tuy nhiên, để chủ động được đầu tiên là đổi mới thể chế kinh tế quốc tế. hai phương thức: tiệm tiến, không thể đổi mới trên nền tảng con số không. Phương thức thứ hai là phương thức cách mạng, nhưng tiệm tiến là chủ yếu. Quá trình tham gia WTO là chủ động nhưng vì định chế của WTO phức tạp nhiều nội dung nên chúng ta không thể giải quyết trong thời gian ngắn vì gắn với thể chế trong nước. Thời điêm 2006 về luật pháp cho phép chúng ta kết thúc đàm phán, làm nhiều luật mới điều chỉnh pháp luật. Xu hướng đó là lớn nhất và chủ đạo nhất. Tất nhiên trong quá trình đàm phán bao giờ cũng có rượt đuổi nhưng bao giờ cũng phải chủ động.
    Chúng tôi muốn hỏi ông tại sao quá trình đàm phán lại lâu như vậy, thưa ông? Chúng ta có thể làm gì để kết thúc nhành đàm phán mà không tốn công, tốn sức?
    - Bộ trưởng TĐT: Tôi nghĩ rằng chúng ta đã có một quá trình chuẩn bị đàm phán rất lâu và đột phá trong và đột phá trong vài năm lạ đây thật khó khăn. Tôi thấy nhiều khi phải bỏ cuộc. Nhưng trên thực tế chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng rồi nên về tâm lý rất thảo mái. Được thua là chuyện bình thường trong quá trình đàm phán. Trung Quốc đã mất 13 năm đàm phán, chúng ta chỉ mất 11 năm, điều này là rất tốt. Thực tế, chúng ta đã rất cố gắng. Chiến thắng thuộc về những người biết kiên trì
    Bùi Thanh Hùng Cường
    - Ho ten: Bùi Thanh Hùng Cường Dia chi: 71 Xóm Chiếu, P.18, Q.4, Tp.HCM Email: quano4@yahoo.com Tieu de: WTO có thay đổi gì đối với mỗi người dân Việt? Noi dung: Chào Bộ trưởng! Mấy tháng nay, các phương tiện thông tin đại chúng nói rất nhiều về WTO, nào là cơ hội lớn, thách thức nhiều, ra biển lớn,... Nhưng đối với cháu (xin lỗi bác trước) thì Việt Nam có vào WTO hay không cũng không thành vấn đề gì vì cháu đã học xong đại học mà bây giờ vẫn không xin được việc làm và phải coi máy điện thoại công cộng ở nhà. Có phải WTO chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp? Còn cháu và những người dân bình thường khác không cần đến nó?
    - Gia nhập tổ chức thương mại tạo ra nhiều cơ hội cơ hội lớn nhất là bẳng cải cách thể chế, chúng ta tạo ra môi trưởng đầu tư tốt hơn nó khuyến khích mọi ngưoiừ dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải phóng năng lực của chính họ,
    Thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài, năm ngoái 1 tỷ hai trăm triệu đô la, tạo ra rất nhiều việc làm mới cho người dân. Tóm lại, có cơ hội cho người dân có nhiều việc làm hơn trước.
    Thứ ba, có thị trường rộng hơnm, thúc đẩy xuát khẩu và tác động trở lạim, tạo công ăn việc làm.
    Thách thức, phân phối lợi ích không đòngo đều, sẽ có một số bộ phận dân cư hưởng lợi ít hơn. Một só doanh nghiepẹ sẽ có thể bị phá sản.
    Đó là cơ hội và thách thức, tổng thế xã hội tóto hơn nhiều. Cá nhân bạn nên nỗ lực hơn để tận dụng cơ hội mang lại.
    Tôi không biết bạn học nghề gì. Trong thực tế các ngành nghề đang phát triẻn là kỹ thuạtm khoa học công nghệ, quản trị kinh doanh, nhu cầu lao động khá cao. Trong lĩnh vực khoa học xã hội thì mức độ tăng chưa lớn lắm.
    Như vậy, sức mạnh đất nước tăng lên, chúng ta có cơ hội mở rộng các ngành nghề liên quan đến văn hóa xã hội. Tất nhiên phải có quá trình chứ không thể tăng lên ngay như trong lĩnh vực khoa học tự nhiên được.
    Ho ten: Vũ Tiến Minh Dia chi: ĐH Nha Trang Email: ntthom@yahoo.com Tieu de: Hiệp hội nghề nghiệp Noi dung: Thưa bộ trưởng, dân gian thường nói "buôn có bạn, bán có phường". Để chiến thắng trên cả sân nhà và sân người thì các DN cần có những điểm tựa, trong đó phải kể đến vai trò của các hiệp hội. Chính phủ đã có kế hoạch gì để các hiệp hội nghề nghiệp hoạt động chuyên nghiệp vì DN là chính chứ không phải là "hiệp hội của những người về hưu" chỉ có tác dụng như cánh tay nốii dài của Nhà nước? Theo Bộ trưởng, có nên mỗi ngành nghề có một hiệp hội của mình và có văn phòng đại diện ở nước ngoài để cùng Đại sứ quán sở tại tìm kiếm thông tin và hỗ trợ DN khi cần thiết? Hơn nữa, phát triển hiệp hội là thiết thực để tiến tới một xã hội dân sự. Xin cám ơn Bộ trưởng, chúc Bộ trưởng mạnh khoẻ!
    - Câu hỏi này rất thiết thực. Vai trò của Hiệp hội ngày càng tăng lên trong nền kinh tế thị trường đặc biệt khi tính chủ động của DN ngày càng tăng. Ví dụ như Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với các DN xuât khẩu tôm Việt Nam hay EU điều tra chống bán phá giá giày có mũ da xuất khẩu của VN. Đối tác đi kiện là những DN, những nhà sản xuất giàu của châu Âu kiện nhà xuất khaủa giày da Việt Nam. Nhưng nhà xuất khẩu vào EU nhiều lắm, cũng như nhà xuất khủa tôm vào Hoa Kỳ rất nhiều nên Hiệp hội nói lên tiếng nói của họ. Vai trò của Hiệp hội định hưóng phát triển ngành nghề ấy, hỗ trợ DN trong tìm kiếm thị trường, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đưa ra những công nghệ sản xuất mới. Điều quan trọng là thay mặt Dn trong những vụ kiện chống bán phá giá,, thậm chí kiện lại họ. Hiệp hội là tiến nói của DN với nhà nước, có tiếng nói quan trọng. Làm thế nào để chọn được người có tâm huyết với nghề nghiệp, với ngành. Nhà nước không bắt đưa người nào vào chủ tịch Hiệp hội,có hiệp hội rơi vào tình trạng chọn người về hưu là chủ tịch như vậy là việc không tốt, không có lợi cho sự phát triển của hiệp hội.
    Ho ten: Phạm Xuân Thu
    - Ho ten: Phạm Xuân Thu Dia chi: 19B Trần Khánh Dư, Nha Trang, Khánh Hoà Email: thu.phamxuan@gmail.com Noi dung: 1. Nói hình tượng như báo chí thì WTO là một biển lớn mà ai bơi ra đó là sẽ bơi được và trở nên giàu có. Theo ông có thật như thế không? Có chắc chắn người VN (đúng hơn là các doanh nghiệp VN) sẽ bơi được không? Điểm xuất phát của VN là quá thấp so với nhiều nước gia nhập WTO, giả sử số doanh nghiệp VN "bơi được" chỉ khoảng 10 - 20%, còn lại là ?ochìm? hết thì ông nghĩ sao? 2. Được biết khi đàm phán gia nhập WTO, có lần căng thẳng quá, ông to tiếng rồi bỏ ra ngoài (có lần ông nói như vậy). Xin hỏi có phải năm 2005 VN bỏ mất cơ hội gia nhập WTO vì lý do đó không?
    - Mọi so sánh dều khập khiễng, ta ví như thế cũng chỉ giúp hình dung trên tổng thể mà thôi. WTO là sân chơi toàn cầu nghĩa là nó hoạch định các chính sách, những vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại, sơ hữu trí tuệ lliên quan đến thương mại...
    Cứ hình dung thế này, sản xuất ra có hai nơi để tiêu dùng, tiêu thụ trong nước và xuất ra nước ngoài. Chẳng hạn sản xuất ra 35 triệu tấn thóc, chi dùng trong nước hết 25 triệu, dư ra 10 triệu, nếu như không bán được thì ngươi dân cũng chỉ làm đủ 25 triệu chứ không làm thêm
    GDP năm 2006 ước đạt 60 tỷ đô la, tiêu dùng trong nước và dịch vụ ước khoảng 37 tỷ đô la. Như vậy, vẫn còn một lượng rất lớn, Nếu tính giá trị sản xuất lại còn cao hơn nữa. Như vậy, là bàn các biện pháp buôn bán các nước, như thuế, và gỡ bỏ các hàng rào thương mại, kích thích buôn bán trong nước
    Nhưng không phải hảng hóa tự chảy từ chỗ này sang chỗ kia mà là phải có sự tham gia của con người
    Tôi không bằng lòng khi có nhiều ngưoi cho rằng khi vào là chúng ta giàu có lên ngay. Nhưng có biến cơ hội thành lợi ích thực sự hay không là sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân từng cá nhân cũng như của các doanh nghiệp.
    Được biết khi đàm phán gia nhập WTO, có lần căng thẳng quá, ông to tiếng rồi bỏ ra ngoài (có lần ông nói như vậy). Xin hỏi có phải năm 2005 VN bỏ mất cơ hội gia nhập WTO vì lý do đó không?
    - - Cũng có nhiều người hỏi tôi đàm phán sao lại bỏ ra ngoiaì, đúng là tôi có bỏ ra ngoài một vài lần trong đàm phán 2005-2006 vừa rồi, cũng có người cho rằng đây là thủ thuật, thủ đoạn. Thực ra phong cách đàm phán của tôi khác, nếu dùng thủ đoạn chỉ được một lần. Họ cũng rất giỏi, nếu phát hiện ra thủ đoạn của ta họ dừng ngay. Đây là tôi bỏ ra khi họ có những đàm phán vô lý, ví như đòi mở nhà xuất bản ở Việt Nam để in ấn, cung ứng ấn phẩm hay xuất bản báo chí, đó là điều không thể chấp nhận, nhất là khi họ đề nghị lần thứ hai tôi tuyên bố là giải tán đàm phán Việc tôi bỏ ra ngoài thể hiện thái độ của chúng ta trước đòi hỏi vô lý của Hoa Kỳ nhưng tôi phải tỏ ra cho họ thấy rằng không thể chấp nhận được việc đòi hỏi đó.
    Cũng có người hỏi tôi sao quýet định đàm phán không phải là tài năng người đàm phán mà lkà do cải cách trogn nước quyết định, WTO cso chuẩn của bó tất nhiên không chính xác lắm nhưng trong một cái khoảng, một miền dưới khoảng đấy đối tác không bao giờ chấp nhận và trên khoảng đấy chúng ta cũngd không thể chấp nhận vì vượt quá chuẩn mực WTO. Cải cách trong nước chí ít phải tiếp cận phía dưói của khoảng ấy thì đàm phán mới kết thúc, tài của người dàm phán chỉ giữ ở mức dưới của đường biên khoảng ấy. Mình không nên tuyệt đối hoá bất cứ gì. NGay cả thu tướng đi thăm Hoa Kỳ năm 2005 tôi cũng thông báo chúng ta khó có thể kết thúc dàm phán. WTO có chuẩn mực của nó. Chỉ khi cảit cách trong nước đạt đến khoảng dưới của chuẩn mực đó thì chúng ta mới gia nhập EƯTO dượcd.`
    tuyen@gmail.com
    - Email: tuyenqhnn@gmail.com Noi dung: Bác là người có công rất lớn trong việc VN gia nhập WTO. Nếu đất nước khởi sắc, thay da đổi thịt, đời sống nhân dân khấm khá lên thì không sao. Ngược lại, nếu đa số nông dân và nhiều doanh nghiệp chưa đủ tầm ?ora biển lớn" bị điêu đứng, phá sản (điều này rất có thể xảy ra), họ đổ tội cho bác thì bác nghĩ sao?
    - Đừng đánh giá riêng công tôi. Đàm phán tiến trình bền bỉ có nhiều bộ ngành thạm gia, các bộ ngành chịu trách nhiệm về những vấn đề của bộ ngành đó. Bộ trưởng tham gia các đàm phán liên quan đến Bộ của mnình, bộ nông nghiệp, thủy sản tham gia xem mức thuế. Bộ tài chính xây dựng phương án về tài chính
    Bộ thương mại chỉ là tổng hợp và cân đối điều chỉnh trên tổng thế, sau đó trình chính phủ. Những vấn đề nhạy cảm báo cáo bộ chính trị. Là lưc lượng hùng hậu tham gia
    Tôi chỉ là người điều phối tiến trình đàm phán, tránh tình trạng có những vấn đề chúng ta đi quá nhanh hoặc quá chậm để kịp thởi cân đối các lĩnh vực. Tôi nói thế để tránh trường hợp sau này có đổ vỡ lại cho là tôi nói thế để chứng tỏ đó là trách nhiệm của nhiều người chứ không phải của mình tôi
    Đây không phải là một cuộc chơi mang tính đỏ đen. Tôi cho rẳng có nhiều cơ hội và thách thức, chưa nước nào vào WTO mà trở nên nghèo đói. Tất nhiên cũng còn nhiều nước gia nhập WTO mà vẫn còn nghèo đói nhưng đó là vì những nguyên nhân khác chứ không phải vì họ gia nhập WTO mà nghèo đói. Chẳng hạn ở các nước Châu Phi, có thể đó là vì những xung đột sắc tộc.
    Nếu biết 50% đất nước nghèo đói vì gia nhập WTO thì chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ đàm phán đề tham gia.
  6. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    ĐNQ: Nhân ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO theo đúng thủ tục (ngày 11.1.2007), tui có loạt bài viết về WTO, bắt đầu từ bài 1 ?olịch sử WTO?. Loạt bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không ai được sao chép hay trích dẫn khi chưa được phép (keke, ý thức bản quyền đầy mình), tất cả các bình luận, góp ý về bài viết đều được hoan nghênh.
    Bài 1: Lịch sử WTO
    Ngày xửa ngày xưa, ở thế kỷ XVIII, có nhà kinh tế người Anh tên là Ri-các-đô (David Ricardo) đưa ra học thuyết ?olợi thế so sánh? (comparative advantage). Học thuyết ?olợi thế so sánh? cho rằng hai nước hợp tác, giao thương với nhau thì sẽ cùng nhau thịnh vượng cho dù là giao thương giữa một nước mạnh về tất cả mọi mặt còn một nước thì yếu về tất cả mọi mặt. Có thể hiểu nôm na học thuyết này qua ví dụ đơn giản sau đây:
    Có hai người đàn ông A và B bị sóng đánh dạt vào một hòn đảo hoang. Để tồn tại, họ phải đi lấy nước, đi câu cá, và đi hái hoa quả. Ông A thì khỏe mạnh, thông minh, làm việc gì cũng giỏi, đặc biệt là rất tài về câu cá. Còn ông B thì ốm yếu, và làm việc gì cũng kém, chỉ có việc hái hoa quả là khá nhất tuy vẫn thua ông A. Mỗi ngày, ông A lấy được 2 túi nước, câu được 30 con cá, và hái được 20 quả táo. Ông B lấy được 1 túi nước, câu được 15 con cá, và hái được 19 quả táo (Tổng cộng, cả hai người có 3 túi nước, 45 con cá, và 39 quả táo). Nếu họ hợp tác và trao đổi những thứ kiếm được với nhau, đồng thời sử dụng triệt để thế mạnh của mỗi bên, sản phẩm họ kiếm được sẽ nhiều hơn. Ông A sẽ không đi hái hoa quả mà chỉ lấy nước và dành thời gian câu cá, mỗi ngày ông A sẽ có 2 túi nước và 60 con cá, còn ông B sẽ không đi câu cá mà chỉ lấy nước và dành thời gian đi hái hoa quả, mỗi ngày ông B sẽ có 1 túi nước và 38 quả táo (Tổng cộng, hai người sẽ có 3 túi nước, 60 con cá, và 38 quả táo). Rõ ràng việc hợp tác và trao đổi sẽ mang lại lợi lớn cho ông A, và ông B cũng có lợi, tuy nhỏ hơn, mà nếu không hợp tác thì khó có được lợi ích đó. Và việc sử dụng thế mạnh của mỗi bên trong hợp tác trao đổi giữa một bên toàn mạnh và một bên toàn yếu vẫn mang lại thặng dư được gọi là ?olợi thế so sánh?. ?oLợi thế so sánh? sẽ không có ý nghĩa nếu trên đảo hoang chỉ có một vũng nước và chỉ đủ cho một người dùng, lúc đó 99% chiến tranh sẽ nổ ra giữa ông A và ông B.
    Tuy nhiên, học thuyết ?olợi thế so sánh? không được áp dụng rộng rãi ở thế kỷ XVIII và cả thế kỷ XIX do cước phí vận tải giữa các nước rất cao và hàng rào thuế quan đã làm triệt tiêu ?olợi thế so sánh?.
    Sang thế kỷ XX, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II cùng với sự xuất hiện của bom nguyên tử, hạt nhân, sự tàn khốc của chiến tranh đã khiến các nước thắng trận, các nước lớn ngồi lại với nhau phân chia lợi ích, đồng thời tìm cách để hạn chế chiến tranh, tránh một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ III. Nước Mỹ với vị thế của một siêu cường, cùng với các nước lớn khác, thấy rõ Chiến tranh thế giới lần thứ II bắt nguồn sâu xa từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Để chiến tranh thế giới, chiến tranh giữa các nước lớn không xảy ra, thì cần phải ổn định và phát triển nền kinh tế thế giới. Với nhiều tham vọng, Mỹ và các nước đã sáng lập ra Tổ chức Liên Hợp Quốc (United Nations) với tôn chỉ là duy trì an ninh và trật tự thế giới. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc chủ yếu quan tâm tới các vấn đề chính trị thế giới. Cần phải có một tổ chức quốc tế về ổn định và phát triển kinh tế. Tất nhiên, lợi ích của các nước lớn trong tổ chức phải được nhiều hơn. Mỹ muốn không những thiết lập nên những thể chế đa phương mà còn muốn có thể kiểm soát để phục vụ cho các quyền lợi của Mỹ. Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO ?" International Trade Organization) được đề xuất trong hoàn cảnh đó. Hiến chương của ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Nhưng Thượng viện Mỹ đã không phê chuẩn bản Hiến chương này. Người ta cho rằng, sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng ITO có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ.
    ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), và đây là tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO ?" World Trade Organization) ngày nay. GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Cho tới hôm nay, với sự góp mặt của Việt Nam, WTO đã có 150 thành viên.
    Tư tưởng xuyên suốt WTO cũng như GATT là ?otự do thương mại?, bắt nguồn từ học thuyết kinh tế ?olợi thế so sánh?. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, chi phí vận tải quốc tế ngày càng giảm, tạo điều kiện cho học thuyết ?olợi thế so sánh? phát huy tác dụng. WTO đặt ra luật lệ cho sân chơi chung, yêu cầu các nước thành viên tham gia phải gỡ bỏ các rào cản thương mại, giảm thuế xuất nhập khẩu, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các luật, chính sách của Nhà nước phải công khai, minh bạch, và có thể dự đoán được.
    Sân chơi WTO mang lại rất nhiều lợi ích cho Mỹ và các nước thành viên lớn, mạnh, và các nước thành viên nhỏ, yếu cũng có phần lợi ích, tuy không nhiều.
    Biên niên sử WTO:
    - Năm 1944: Hội nghị Bretton Woods tại Washington (Mỹ) đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organization - ITO) với mục đích thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước, cùng với việc thiết lập Quỹ tiền tệ Quốc tế (- International Monetary Foundation ?" IMF), và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development - IBRD).
    - Năm 1947: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade ?" GATT 1947) được ký kết, gồm có 23 nước thành viên. Kết thúc vòng đàm phán đa phương đầu tiên (Geneve ?" Thụy Sỹ, 1947) theo đề nghị của Mỹ về cắt giảm thuế quan đối với một nửa số hàng hóa trong thương mại Quốc tế.
    - Năm 1948: Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana (Cuba) vào tháng 3. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. ITO chết yểu nhưng GATT, hiệp định mà ITO dựa vào để điều chỉnh thương mại quốc tế, vẫn tồn tại và phát triển.
    - Năm 1949: Kết thúc vòng đàm phán đa phương thứ hai tại Annecy (Pháp) về cắt giảm thuế quan với 13 nước tham dự.
    - Năm 1951: Kết thúc vòng đàm phán đa phương thứ ba tại Torquay (Anh) về cắt giảm thuế quan với 38 nước tham dự.
    - Năm 1956: Kết thúc vòng đàm phán đa phương thứ tư tại Geneve (Thụy Sỹ) về cắt giảm thuế quan với 26 nước tham dự.
    - Năm 1960-1961: Vòng đàm phán Dillon tại Geneve (Thụy Sỹ) về cắt giảm thuế quan với 26 thành viên tham dự.
    - Năm 1964-1967: Vòng đàm phán Kennedy tại Geneve (Thụy Sỹ) về cắt giảm thuế quan và chống bán phá giá với 62 thành viên tham dự.
    - Năm 1973-1979: Vòng đàm phán Tokyo tại Geneve (Thụy Sỹ) về cắt giảm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, và ?ohiệp định khung? với 102 thành viên tham dự.
    - Năm 1986-1994: Vòng đàm phán Uruguay tại Geneve (Thụy Sỹ) về cắt giảm thuế quan, biện pháp phi thuế quan, quy định, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, nông nghiệp, dệt may? và thành lập WTO, với 123 nước tham dự. Vòng đàm phán này cũng đã sửa đổi và bổ sung Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, còn gọi là GATT 1994.
    - Năm 1995: WTO ra đời, đặt Trụ sở tại Geneve (Thụy Sỹ) với 123 nước thành viên ban đầu.
    - Năm 1996: Hội nghị Bộ trưởng WTO lần đầu tiên, được tổ chức tại Singapore (Hội nghị Bộ trưởng WTO được tổ chức ít nhất 2 năm một lần). Tại Hội nghị này, các Bộ trưởng đã kiểm tra công việc của WTO trong 2 năm đầu hoạt động và tình hình thực thi các Hiệp định Vòng Urugoay, ra tuyên bố thiết lập sự chỉ đạo nhất quán cho các công việc của WTO trong những năm tới. Các Bộ trưởng cũng thông qua Kế hoạch hành động cho các nước kém phát triển nhất (LCDs). Kế hoạch này đã đưa ra một cách tiếp cận toàn diện và các biện pháp liên quan đến việc thi hành Quyết định về các ưu đãi đối với các nước LCDs đã được thông qua trước đó, cũng như các vấn đề về xây dựng năng lực và mở cửa thị trường. Thêm vào đó, một Tuyên bố nhiều bên về việc mở rộng thương mại thế giới cho sản phẩm công nghệ thông tin cũng được Bộ trưởng một số nước thông qua.
    - Năm 1998: Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ hai, diễn ra tại Geneve (Thụy Sỹ). Trong Tuyên bố của mình, các Bộ trưởng đã khởi xướng một chương trình nhằm đảm bảo việc thực thi đầy đủ và công bằng các Hiệp định hiện hành của WTO và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3. Trong một tuyên bố khác, các Bộ trưởng chỉ đạo Hội đồng chung thiết lập một chương trình làm việc tổng thể để kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử, có tính tới nhu cầu của các nước đang phát triển và các công việc mà các tổ chức quốc tế khác nhau đang tiến hành.
    - Năm 1999: Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 3 diễn ra tại Seatle (Mỹ). Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 được mong đợi là sẽ khởi động một chương trình làm việc có quy mô lớn bao gồm các cuộc đàm phán về tự do hoá thương mại và các yếu tố khác, và việc thực thi các hiệp định hiện hành. Tuy nhiên, cuối cùng thì Hội nghị đã không đạt được những sự đồng thuận cần thiết.
    - Năm 2001: Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 4 diễn ra tại Doha (Qatar). Thành công của Hội nghị Bộ trưởng Doha đã phản ánh quyết tâm của các Chính phủ trong việc vượt qua những khác biệt và cùng nhau làm việc để biến thương mại thành một công cụ cho hoà bình, an ninh và phát triển vào thời điểm thế giới đang có nhiều sự bất ổn về kinh tế và chính trị. Các Bộ trưởng đã chấp nhận Tuyên bố quan trọng về Hiệp định TRIPS và Sức khoẻ cộng đồng, đề cập tới mối quan tâm về khả năng dính líu của Hiệp định TRIPS với việc mở cửa thị trường cho chất gây nghiện. Doha cũng xem xét sự gia nhập có tính lịch sử của Trung Quốc và Đài Loan.
    - Năm 2001-?: Vòng đàm phán Doha, khởi đầu tại Doha (Qatar), sau đó diễn ra ở Cancun (Mexico), Geneve (Thụy Sỹ), và Paris (Pháp) với vướng mắc chủ yếu là vấn đề trợ cấp nông nghiệp. Đàm phán ở vòng Doha chủ yếu về các vấn đề dịch vụ vận tải hàng hải, Sở hữu trí tuệ, Nông nghiệp, dịch vụ?
    - Năm 2003: Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 5 diễn ra tại Cancun (Mexico). Tất cả các lĩnh vực được đề cập trong các cuộc đàm phán thuộc chương trình nghị sự Doha đã được xem xét kỹ lưỡng trong 8 tháng trước khi diễn ra Hội nghị Cancun. Những tiến bộ đáng kể đạt được trong quá trình này đã thu hẹp khoảng cách biên giới và đưa các quốc gia đến gần nhau hơn.
    - Năm 2005: Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6 diễn ra tại Hong Kong (Trung Quốc). Ở hội nghị ngày, về vấn đề xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp, mặc dầu các nước đang phát triển đều đòi hỏi các nước phát triển, nhất là EU, phải xoá bỏ tất cả trợ cấp vào năm 2010 nhưng cuối cùng chỉ đạt được mốc là năm 2013. Đối với mở cửa ngành bông, thoả thuận mới chỉ thống nhất về việc các nước phát triển sẽ nhanh chóng xoá bỏ thuế và hạn ngạch khi nhập khẩu từ các nước đang phát triển vào cuối năm 2006. Về mở cửa thị trường phi nông nghiệp, thoả thuận đã khẳng định sự cần thiết áp dụng ?oCông thức Thuỵ Sỹ, tức là giảm mạnh hơn các thuế suất cao nhất, với hai hệ số, một dành cho các nước phát triển và một dành cho các nước đang phát triển (hiện vẫn chưa nêu được hệ số cụ thể) và mục tiêu sẽ được thực hiện vào năm 2006. Tuy còn rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục thảo luận song vẫn có thể coi các kết quả đạt được tại Hội nghị lần này là cơ sở tốt cho tiến trình đàm phán tiếp theo của WTO. Theo đánh giá của chính WTO thì thành tựu quan trọng nhất của các lần Hội nghị Bộ trưởng là đã khởi động Chương trình nghị sự phát triển Doha. Những nỗ lực tiếp theo của Hội nghị Bộ trưởng tại Cancun và Hồng kông đã đóng góp vào những tiến bộ của vòng đàm phán Doha và mài sắc mục tiêu của WTO: tự do hoá thương mại vì sự phát triển của các nền kinh tế trên toàn thế giới
    - Năm 2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Thành viên thứ 150 của tổ chức này.
    150 thành viên của WTO bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Barxin, Ôxtrâylia, Nam Phi, Anbani, Ăngôla, Antigua-và-Barbuda, Achentina, Ácmênia, Áo, Bahrein, Bănglađét, Barbade, Bỉ, Belize, Bêninh, Bôlivia, Botswana, Brunây, Bungari, Burkina Faso, Burunđi, Cameroun, Campuchia, Chilê, Síp, Côlômbia, Côngô, Costa Rica, Bờ Biển Ngà, Croatia, Cuba, Đan Mạch, Djibouti, Đôminica, Ai Cập, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, El Salvađo, Êcuađo, Tây Ban Nha, Estonia, Cộng hoà Macêđônia (Nam Tư cũ), Fidji, Phần Lan, Gabông, Dămbia, Georgia, Ghana, Hy Lạp, Grenade, Guatêmala, Guinê, Guinê Bissau, Guyana, Haiti, Honđuras, Hồng Kông (Trung Quốc), Hungari, Quần đảo Salomon, Inđônêxia, Ailen, Aixơlen, Israel, Italia, Jamaica, Joócđani, Kenya, Côoét, Lesotho, Látvia, Liechtenstein, Lítva, Lucxembua, Macao (Trung Quốc), Mađagaxca, Malayxia, Malawi, Mađivơ, Mali,
    Malta, Marốc, Maurice, Mauritania, Mêhicô, Mônđôva, Mông cổ, Môdămbích, Myanma, Namibia, Nepal, Nicaragua, Niger, Nigeria, Nauy, Niu Dilân, Oman, Uganđa, Pakistan, Panama, Papuasi-Niu-Ghinê, Paraguay, Hà lan, Pêru, Philippin, Balan, Bồ Đào Nha, Quata, CH Trung Phi, CH DC Côngô, CH Đôminica, CH Kirghistan, Slovakia, CH Séc, Rumani, Anh, Ruanđa, Saint-Kitts và Nevis, Saint-Vincent và Grenadins, Saint-Luci, Xênêgan, Sierra Lêôn, Singapor, Slôvênia, Sri Lanka, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Xurinam, Swaziland, Đài Loan, Tanzinia, Tchad, Thái Lan, Tôgô, Trinitas và Tobago, Tunisi, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu, Uruguay, Vênêzuêla, Dămbia, Dimbabuê, Arap Xê út, và Việt Nam.

Chia sẻ trang này