1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu và Chiến Thắng!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Viet_Youth, 10/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Nếu đảo chính thành công chắc chắn Nhật sẽ ăn thêm vài trái nữa. Tuy nhiên sự kiện trên cho thấy rằng một số không còn coi Nhật Hoàng là con Thái Dương Thần Nữ nữa.
  2. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Trong Thương Trường cũng như trên Chiến Trường phải có người thắng kẻ thua thôi bạn ạ. Tớ nghĩ không nên dùng giá trị "Đạo Đức" [đời thường] để đánh giá các thành phần tham gia [và những thủ đoạn mà họ đã sử dụng để "Chiến Đấu"].

    Đối với bạn, có thể chi'nh quyê`n Mỹ đã có quá nhiều thủ đoạn "đê tiện" [trong WII]; nhưng đối với dân tộc Hoa Kỳ, thì họ lại được vinh danh...

    Cứ suy gẫm từ [truờng hợp] Nhà Nguyễn của VN [đối với dân tộc VN vs dân tộc Chiêm Thành] thì bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn.
  3. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Thứ nhất: VY hành văn theo kiểu gì thế, có phải tiếng Việt không.
    Thứ hai: VY không phải là giảng viên đứng lớp, không có cái kiểu đưa ra ý kiến của mình rồi bảo người khác đi tìm dẫn chứng rồi phản bác, tôi thấy rất nhiều câu hỏi yêu cầu VY chứng minh ý kiến của mình mà bị lờ đi.
    Thứ ba: đổi tên topic đi, muốn nói chuyện Mỹ thì gắn tên Mỹ lên rồi nói, còn WW2 là chuyện của cả thế giới, Mỹ chỉ là một phần trong đó, mà nói thật, nếu Mỹ không có cái vị trí địa lí tách biệt như thế thì cũng không yên ổn mà dây máu ăn phần thế đâu
  4. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, có lẽ bị phân tâm bởi nhiều "trolls" quá mà không thể trao đổi với bạn một cách trọn vẹn được. [:P]

    Bạn cần tớ chứng minh điều gì [bây giờ], xin cứ đặt vấn đề [trở lại]. [:D]

    Vì Hoa Kỳ là một yếu tố quan trọng trong WW II nên tớ mới phải hay nêu ra những chi tiết có liên quan đến HK.

    Vã lại, tớ cũng sẵn sàng chờ nghe/xem thông tin [về những quốc gia] khác nếu các bạn vui lòng chia sẻ. :-bd
  5. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Trích thêm tình hình Nhật và lực lượng Mỹ

    Vài hôm sau, Hoàng thân Chưởng ấn Kido đệ trình lên Nhật hoàng bản "Tóm tắt tình hình". Sau khi cho thấy tổng số nhà cửa ở Tokyo và các thành phố lớn bị bom Mĩ san bằng gần 70%, sự sản xuất lương thực gần như kiệt quệ, dân chúng đến gần sự đói kém, những cảnh ấy đưa đến những luồng sóng ngầm trong dân chúng

    Đầu tháng 7, sau khi đã chiếm xong Okinawa với 7 sân bay trên đảo, cuộc oanh kích Nhật Bản đã gia tăng cường độ rất nhiều, hơn cả sự tàn phá nước Đức trước đó. Từ ngày 4-7, không còn thấy máy bay Nhật nghênh chiến, không quân Đồng minh đã làm chủ bầu trời Nhật Bản. Từ tháng 3 đến tháng 6, Nhật Bản đã mất 4000 máy bay. Một số phi đội sống sót phải kéo sang Triều Tiên trú ẩn chờ ngày xuất kích khi Đồng minh đổ bộ lên Đất Mẹ.

    Tính chung từ đầu tháng 6 đến 15-8-1945, Đồng minh đã dùng hết 135000 tấn bom ở chiến trường Thái Bình Dương, hầu hết số đó rơi xuống chính quốc Nhật Bản. Thế là số bom ném trong hai tháng rưỡi cuối cùng của chiến tranh nhiều hơn gấp 7 lần số bom dùng trong 6 tháng trước đó. Kết quả 7 tháng của năm 1945, không quân và hải quân Đồng minh đã đánh đắm hoặc làm trọng thương 2700000 tấn trọng tải tàu các loại, tiêu diệt 11375 máy bay các loại của địch.
    Đến đầu tháng 8-1945, hải quân và không quân Nhật coi như đã bị loại khỏi vòng chiến, tiềm lực công nghiệp chiến tranh của Nhật đã bị tàn phá rất nặng nề và chính quốc Nhật Bản đã bị bao vây phong tỏa gắt gao. Tokyo chỉ còn trông cậy vào lục quân trên đất liền châu Á và sự hi sinh quên mình của một trăm triệu thần dân của Thiên hoàng trên 4 hòn đảo Nhật.


    Bộ máy chiến tranh của Đồng minh cũng được tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả hơn. Kể từ đây, đại tướng Douglas Mac Arthur là Tổng tư lệnh các lực lượng Lục quân và thủy sư đô đốc Chester Nimitz là Tổng tư lệnh các lực lượng hải quân Đồng minh. Về không quân, đại tướng Carl Spaatz là tư lệnh các lục lượng không quân chiến lược, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tối cao Liên quân Đồng minh đặt tại Washington. Thuộc quyền tướng Spaatz có Tập đoàn không quân 20 đặt căn cứ tại quần đảo Marianas của đại tướng H.H Arnold và Tập đoàn không quân 8 của thiếu tướng James H.Doolittle từ châu Âu chuyển dần qua Okinawa. Không quân chiến thuật của Đồng minh có các Bộ tư lệnh ở từng khu vực. Tư lệnh không quân chiến thuật của Đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương là trung tướng George Kenney. Thuộc quyền ông có Tập đoàn không quân thứ 5 do thiếu trong E.C Whitehead cầm dầu đặt căn cứ tại Iwo Jima và Okinawa; Tập đoàn không quân thứ 13 ở Leyte của tướng P.B Wurtsmith; Tập đoàn không quân thứ 7 ở Saipan của tướng T.D.White. Tư lệnh không quân chiến thuật Mĩ ở Trung Hoa là tướng Stratemeyer. Dưới quyền ông có tập đoàn không quân thứ 14 của trung tướng Cheunault (và trung tướng Stone lên thay từ tháng 7) và Tập đoàn không quân thứ 10 của thiếu tướng Howard C.Davidson. Mỗi tập đoàn không quân có trên dưới 2000 máy bay các loại, từ pháo đài bay B29, B.24 Liberator, các oanh tạc cơ B.32 Dominator, các máy bay ném bom hạng trung Mosquitos, Micheus... cho đến các chiến đấu cơ hiện đại kiểu Mustang, Thunderbolt... Bên cạnh đó, còn có lực lượng không quân của hải quân Hoa Kỳ thuộc các hạm đội 3,5 và 7 trong khu vực Thái Bình Dương mà mỗi hạm đội đều có từ 1200 đến 1500 máy bay trên các tàu sân bay của mình. Đó là chưa kể đến hàng chục nghìn thủy phi cơ các loại.

    Kế hoạch của Mĩ nhằm đánh bại Nhật Bản được vạch ra dựa theo sự thỏa thuận này và hoàn tất vào mùa hè 1945. Ngày 18-6, Tổng tham mưu trưởng Lục quân, đại tướng G.Marshall đã trình bày trước tổng thống H.Truman và các quan chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ:
    - Phong tỏa mạnh đối phương trên biển, trên không.
    - Đánh bom ồ ạt các thành phố Nhật trong suốt mùa hè và mùa thu 1945.

    Từ 1-11-1945, đổ bộ lên đảo Kyushu (chiến dịch Olimpic) với lực lượng 766.700 quân thuộc tập đoàn quân số 6, thủy quân lục chiến và các đơn vị khác. Sau đó, đổ bộ lên Honshu (chiến dịch Coronet). Vào mùa hè năm 1945, hải quân và không quân Mĩ lớn mạnh gấp bội đã đè bẹp hải quân và không quân Nhật. Nhưng về Lục quân thì phía Đồng minh vẫn chưa giành được ưu thế. Vấn đề vận chuyển một lực lượng đổ bộ khổng lồ vẫn gặp nhiều khó khăn.

    Bộ trưởng quốc phòng Mĩ Henry Stimson đã viết: "Mĩ cần ít nhất là 5 triệu quân và các trận đánh chính sẽ kết thúc sớm nhất vào cuối năm 1946. Và qua các chiến dịch đó, ta phải mất ít nhất 1 triệu sinh mạng"

    Với tương quan này, việc Mỹ đánh bại Nhật là đưong nhiên, vấn đề là sớm hay muộn thôi.

    Còn dòng đỏ thì tớ đồng ý[:D]
  6. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Sẵn đang nhắc tới "hậu phương" Trung Hoa và căn cứ Không Quân do Thiếu Tướng Claire Lee Chennault nắm giữ, bác nào có tài liệu Tiếng Việt về Phi Đội Phi Hổ [với những chiếc P-40] do Chennault huấn luyện không?

    Nghe nói phi đội này bắn hạ hơn trăm máy bay địch, mà chỉ bị rơi có một chiếc.

    Sau này, nhờ kinh nghiệm do Chennault truyền lại, mà phi công Hoa Kỳ bắt đầu bắn rụng Zero tơi tả.

    http://en.wikipedia.org/wiki/Flying_Tigers

    [​IMG]


    Quan hệ giữa TT Chennault và Tưởng Giới Thạch & Tống Mỹ Linh?
  7. deckelrand

    deckelrand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    132
    Mình tiếp tục vạch ra cái sai của bạn cho mọi người thấy. Bạn có thể công nhận bằng cách im lặng hoặc chửi vung vít.

    Dù là chiến trường cũng phải có những giá trị đạo đức nhất định, như việc giết hại dân chúng để kh ủng b ố chính phủ đối phương, trước giờ bao nhiêu nước lên án. Vì thế sự đê tiện, khát máu của Mĩ không thể nào bị bỏ qua đối với tất cả những người có lương tri, nhân cách trên thế giới, kể cả người Mĩ.

    ..............................
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cảm ơn bạn đã trích.

    Mĩ có nhiều ưu thế hơn Nhật, nhưng trong trận chiến công-thủ thì ưu thế đó đủ để Mĩ công hay chưa?
    - Các kế hoạch chủ yếu là đổ bộ lên Nhật, nhưng với sức chống cự của Nhật như trận Okinawa thì ngay tại đất Nhật, Mĩ mất không chỉ một triệu quân ( Henry Stimson cũng công nhận), và khi mất nhiều hơn gấp đôi, gấp 3 thì các chiến dịch có thành công nhanh chóng được không, khi Mĩ cũng công nhận là về bộ binh không chiếm ưu thế hơn Nhật?
    - Các kế hoạch đổ bộ lục địa không thấy. Tiềm lực Mĩ lúc đó vừa đổ bộ Nhật, vừa đổ bộ lục địa có lẽ không đủ. Lục quân không chiếm ưu thế thì đổ bộ lục địa cũng chỉ cò cưa chết mạng.
    Có thể bạn cho rằng chỉ cần đổ bộ chiếm Nhật, Nhật đầu hàng thì quân trong lục địa cũng đầu hàng. Nhưng quá trình tấn công và tử thủ lâu dài sẽ làm Nhật Hoàng mất dần liên lạc với quân đội đi, quân đội cũng quen dần với 2 từ "tử thủ" nên chưa chắc họ mổ bụng khi Nhật đầu hàng, mà sẽ chiến đấu tiếp. Mĩ tiếp tục phải càn quét lục địa, nếu có thể thắng tại Nhật.

    Vì vậy vấn đề Mĩ thắng không phải sớm hay muộn mà là muộn hay cực muộn.

    Sự tấn công của LX không chỉ kết thúc nhanh gọn cuộc chiến, hay cứu mạng hàng trăm ngàn, hàng triệu dân Nhật, mà có vẻ còn cứu mạng ít nhất cả triệu lính Mĩ.
  8. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Cái topic này dài nhể, biết rõ ý đồ của người tạo ra topic này nhắm đến ai rồi mà còn dùng dằng làm gì...
    Trả lời luôn cho nó nhanh nhá:
    1. Chiến lược: Kẻ khôn ngoan nhất trong cuộc chiến là người biết tham gia chiến tranh đúng lúc, đúng chỗ. Ngồi chơi xem chúng nó oánh nhau be bét ra, kiệt sức rồi, bơm tiếp tiền và vũ khí cho chúng nó chiến tiếp, đến khi chúng nó sức tàn lực kiệt đưa tiền đưa vũ khí cũng chán không thể oánh tiếp thì nhào vô. Vậy về chiến lược, number one là thằng Mỹ.
    2. Về chiến thuật: Ném bom hủy diệt Dressen, giết hàng trăm ngàn dân thường đang di tản dồn về đây, ném bom Napalm xuống Tokyo để tăng mức hủy diệt đối với thường dân, tiu hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, một mũi tên trúng 3 mục đich : thử được vũ khí, khủng bố tinh thần quân địch, cho đồng minh kinh sợ sức mạnh của mình. Number one là Mỹ.
    3. Chiến cụ: Ai có thể sánh với dàn B tuyệt vời, với sức tàn phá một lần xuất kích là đi một thành phố, B-17 rồi đến B-29 chả có chiến trường nào thiếu bom của các anh. Rồi đỉnh cao của đỉnh cao trí tuệ, trong khi đám thấp kém kia vẫn chỉ mải mê với các loại hợp chất của Ni tơ rát thì anh đã sáng tạo ra hợp chất của Uranium, nâng mức hủy diệt khủng khiếp lên hàng triệu lần. Number one là Mỹ chứ ai.
    4. Chiến sỹ: Có quân đội trên thế giới này gan dạ và anh hùng, giàu tính nhân văn như những người lính trong tiểu đội của Tom Hanks trong Saving Private Ryan chưa, những người không quen biết đã tình nguyện đi tìm, chịu hy sinh tính mạng để cứu một anh chàng lính là người con trai cuối cùng của một gia đình, trước khi hy sinh họ cũng đã làm thịt cơ man nào là lính Đức nữa. Rồi còn cơ man nào là những câu chuyện như thế. Hỏi có ai xứng đáng hơn người lính Mỹ không?
    5. Chiến đấu: Cách chiến đấu bài bản, bao giờ cũng đủ hải lục không quân. Trận chiến nào các đơn vị bộ binh cũng có đầy đủ sự hỗ trợ tối đa của không quân, thiết giáp, pháo binh (Trận nào không có thì hầu như thất bại). Sự hiệp đồng chiến đấu, hỗ trợ rất tốt đã mang lại những chiến thắng lẫy lừng tại Nóc măng đi, Sai pan, Okinaoa, Io Jima. Có quân đội nào, kể cả quân đội Đức có khả năng chiến đấu như vậy không? Number one lại là người Mỹ.
    6. Chiến thắng: Cả thế giới yêu chuộng hòa bình đã chiến thắng. Những quốc gia lớn tham dự chiến tranh là Mỹ, anh, Pháp, Liên XÔ đã chiến thắng. Nhưng tại những quốc gia đã từng là chiến trường của WW2, rồi mọi chuyện đã qua đi, có chăng như nước Nga cũng mỗi năm kỷ niệm có một lần. Nhưng ở Mỹ, âm vị chiến thắng vẫn âm vang đến tận ngày nay, với việc các kênh phim truyện trung bình mỗi tháng có 2 bộ phim về WW2 ca ngợi chiến thắng của người Mỹ, các kênh History, Discovery, National Graphics mỗi tháng chiếu một bộ phim tài liệu một hoặc nhiều tập về chiến thắng của người Mỹ tại WW2. Nói đến hình ảnh chiến thắng của WW2 thế hệ trẻ có mấy ai nhớ đến hình ảnh anh lính LX cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức đâu, mà chỉ nhớ đến hình ảnh chàng lính thủy Mỹ ôm hôn cô gái trên Quảng trường thời đại và đội lính thủy đánh bộ Mỹ cắm cờ trên núi tại IWo Jima. Và giờ đây, nói đến chiến thắng tại WW2, người ta nghĩ ngay đến chiến thắng của người Mỹ. Number one ngoài Mỹ ra còn ai xứng đáng.
    Thế được chưa hả Viet_Youth (tớ nghĩ cậu nên đổi nick đi, chả phải ai biết nói tiếng Việt cũng là người Việt đâu:P)
  9. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    .........................
    Theo Wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/Curtiss_P-40_Warhawk

    [​IMG]
    A Hawk 87A-3 (Kittyhawk Mk IA) serial number AK987, in a USAAF 23d Fighter Group (the former "Flying Tigers") paint scheme, at the National Museum of the USAF.

    Curtiss P-40, còn được gọi là Warhawk, là chiến đấu cơ và máy bay "oanh tạc"(?), một động cơ,một chỗ ngồi, toàn bộ [vỏ] được thiết kế bắng kim loại, do Hoa Kỳ sản xuất, bắt đầu được triển khai từ năm 1938. P-40 được 28 quốc gia [kể cả các cường quốc của Quân Đội Đồng Minh] sử dụng trong WW II, tại tiền tuyến, mãi cho đến những ngày cuối cùng của WW II. Warhawk là máy bay được sản xuất nhiều thứ ba, chỉ sau Mustang P-51 và P-47. Đến khi được/bị đình chỉ sản xuất vào tháng 11, năm 1944, đã có 13,738 chiếc P-40 được chế tạo, tại trung tâm sản xuất chính của hãng Curtiss-Wright Corporation @ Buffalo, New York.

    Đến cuối năm 1944 P-40 mới không còn được "Không Quân" Hoa Kỳ đặt hàng nữa nhé bạn.

    Cũng từ nguồn Kiwi trên:

    Tuy không bằng/thể chọi thẳng với Messerschmitt Bf 109 của Đức, nhưng tại những chiến trường khác [như Bắc Phi, Tây-Nam Đông-Nam-Á, và Trung Hoa... P-40 đã làm chủ bầu trời trong vai trò chiến đấu cơ và hộ tống các máy bay ném bom.

    Bạn nào có thắc mắc, không tin, cứ tìm hiểu thêm về Phi Đội Phi Hổ [The Flying Tigers] để biết rõ hơn nhé.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Những điều bạn đã nêu ra ở trên [và gán ghép cho tớ] tuy có thể là hơi bị cường điệu hoá một chút [vì quan điểm của bạn, không thích hoặc không tin những điều đó], nhưng thật ra [tuy đây không phải là mục đích chính của tớ khi mở ra topic này] những thông tin/dữ kiện trên [trừ Phim Saving Private Ryan ra] đều là Sự Thật cả.

    Tuỳ cách nhìn của từng người mà sẽ thích hay không thích [khi phải đối diện với những FACTs này] mà thôi.
  10. Antichine

    Antichine Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2011
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    3
    Rất chính xác , sau WW II Nhật rất quý mến LX chứ không phải là Mỹ , đơn cử như vụ Nhật âm thầm đâm Mỹ bằng cách bán kỹ thuật giảm ồn tàu ngầm cho LX rùm beng 1 thời .

Chia sẻ trang này