1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu và Chiến Thắng!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Viet_Youth, 10/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    bó tay,hitler mà bảo là thiểu năng ,nó thịt Pháp trong có 6 tuần,anh không có Mĩ nó viện trợ thì cũng đi,cái kém khôn ngoan của NaZi là tấn công Liên xô hơi sớm,chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng thất bại dẫn đến bị xa lầy.
  2. NgoiSaoDen

    NgoiSaoDen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn man, tớ nghĩ nếu Hitler ép Franco mạnh hơn thì có lẽ Địa Trung Hải đã thành ao nhà của phe Trục rồi, Hitler đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt để đánh bại Anh Quốc mà không phải đổ máu.
  3. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208

    Riêng trong trường hợp Tây Ban Nha, có lẽ tuyên bố của chàng Vy về một Hitler quá tự mãn là đúng.

    Trên thực tế, đúng ra Hitler đã chẳng cần ép Franco làm gì. Đó là thời điểm nước Pháp sụp đổ. Lúc ấy Franco đã tự nguyện gia nhập phe Trục nhưng Hitler lại làm ngơ.

    Cũng dễ hiểu, thời điểm đó không chỉ Hitler mà ai cũng tin là chiến thắng chắc chắn sẽ thuộc về Đức Quốc xã. Hitler chỉ chấp nhận nước Ý gia nhập vì cần bàn đạp cũng như sự hỗ trợ của quân Ý để đánh Ai Cập thuộc Anh. Một khi Ai CẬp bị Ý chiếm thì con đường vận tải qua Đia trung Hải cũng bị cắt đứt ngay cửa ngõ kênh Suez, chẳng cần quan tâm đến Gilbralta làm gì. Ngay cạnh Ai Cập lại là mỏ dầu thênh thang của nước Iraq (bù nhìn của Anh), Kuwait thuộc địa Anh và vùng thuộc địa Pháp (Syria,Liban, israel ngày nay).

    Tây Ban Nha tham gia vào phe Trục lúc đó nhìn thấy rất vô ích, thậm chí bất lợi. Vì vùng thuộc địa của Tây Ban Nha (đối diện Gilbralta) quá nhỏ, với tư cách thành viên phe Trục thì họ có thể vòi vĩnh mở rộng. Mà xung quanh thuộc địa Tây ban Nha toàn là thuộc địa của Pháp Vichy vốn đang cống nạp tài nguyên cho Đức.

    Bên cạnh đó, tinh thần chống Anh của nước Pháp Vichy đang lên cao sau vụ hạm đội Anh tàn sát hạm đội Pháp ở Mers-El-Kebir và Dakar. Hitler rất yên tâm về Pháp Vichy.

    Thất bại của hải quân Ý tại Địa Trung Hải đã chứng minh người Anh có thể trụ được. Lúc này Hitler mới chính thức thương thảo với Franco về việc Tây Ban Nha tham gia phe Trục. Nhưng dĩ nhiên tình hình biến chuyển thì cái giá cũng biến thiên. Franco trở mặt đòi hỏi quá nhiều khiến Hitler cáu tiết và đàm phán sụp đổ.

    Đổi lấy một Gilbralta cho việc phải cung cấp tài nguyên ngược lại cho Tây Ban Nha cộng với việc phải gửi quân hỗ trợ bảo vệ một chiều dài bờ biển còn nhiều hơn cả nước Pháp thì Hitler không thể.

    Tây Ban Nha phụ thuộc tài nguyên khá nhiều từ bên ngoài, đặc biệt là dầu mỏ từ Mỹ. Nên sau này Hitler xuống giọng, chỉ yêu cầu cho phép quân Đức được mượn đường sang đánh Gilbralta, Franco cũng từ chối. Ông ta chỉ cung cấp viện trợ chiến tranh cho Đức trong khả năng cho phép.


    Thực tế, Hitler đã từng dọa nạt về việc sát nhập Tây Ban Nha vào nước Pháp Vichy khiến Franco phải tập trung quân trên biên giới với Pháp để đề phòng.

    Sau này, trong cố gắng cuối cùng, Hitler yêu cầu Franco gặp Mussolini để nhờ ông này thuyết phục. Trong buổi gặp mặt, Franco hỏi thẳng Mussolini một câu: "Nếu ông có thể rút ra khỏi cuộc chiến này, ông có làm không?" Mussolini giơ tay lên trời và bảo: "Chỉ khi tôi có thể!"

    Chấm hết!
    [-(
  4. NgoiSaoDen

    NgoiSaoDen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Với thực lực của Đức Quốc Xã với sức ép từ Hitler lúc này đang làm bá chủ Châu Âu, tớ nghĩ rằng Franco chắc chắn phải chấp nhận đứng về phe Trục và khóa chặt eo Gibralta và phong tỏa thành công nước Anh. Còn sau thất bại tại trân Stalingrad thì thế cục xoay chiều rồi, Hitler không còn có thể ra lệnh cho Franco nữa. Nước phát xít TBN thực chất cũng là một thành viên của phe Trục, tuy nhiên có lẽ Franco đã khá khôn ngoan khi không để TBN dính vào cuộc chiến ngoài việc để 1 ít lính tình nguyện tham chiến chống Liên Xô, có lẽ Franco hiểu được thực lực của TBN. Còn Ý là một thành viên của phe trục từ đầu, hơn nữa Mussolini cũng quá ảo tưởng về sức mạnh của Ý.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Franco chẳng đứng về phe nào hết, trước hết vì việc trong nước lão còn lo chưa xong, ko rảnh đi lo cho thiên hạ. Nội chiến TBN chấm dứt năm 39 là theo tuyên bố của Franco chứ thực tế đến tận năm 50 xung đột mới chấm dứt hoàn toàn.

    Tiếp đến về mặt tình nghĩa, Franco cũng ko thể trở mặt với Anh vì chính Anh mới là nước giải cứu khi ông ta bị chính quyền Cộng hòa TBN tống đi đày trên đảo Canary. Năm 39 khi Franco tuyên bố thắng trận cũng chính Anh và Pháp là 2 nước đầu tiên công nhận. Tức là ông ta chịu ơn cả Đức Ý lẫn Anh Pháp, chỉ thù mỗi LX, các ân nhân của ông ta quay ra thịt nhau thì ông ta tụ thủ bàng quan là thượng sách.

    Các sử gia chiến tranh lạnh sau này nói nhiều đến chuyện xung đột ý thức hệ chứ thời trước WW2 theo chủ nghĩa gì đôi khi chỉ cách nhau 1 lằn ranh mỏng. Chính Mỹ cũng tí nữa tiến lên CNXH do khủng hoảng tài chính những năm 20 - 30, phát xít hay CS cùng hiện diện trong quốc hội nhiều nước, dân tình thấy chính phủ làm ăn củ chuối là lập tức tham gia 1 đảng nào đó, theo ý thức hệ nào ko cần biết, miễn cách cái mạng của bọn ăn trên ngồi trốc là OK.

    Người đầu tiên nhận ra chân giá trị của cái gọi là "xung đột ý thức hệ" chính là Franco! Nội chiến TBN chính là nơi các thể loại ý thức hệ chen vai thích cánh, tuy về cơ bản phân thành 2 phe nhưng nội bộ từng phe đấu đá nhau liên miên chính vì lý do ý thức hệ. Franco hiểu mình thắng được là nhờ phe ông ta ít đấu đá nội bộ, được Anh Pháp Đức Ý đồng lòng giúp đỡ, còn phe kia CS Stalinist thịt CS Trotkist, CS vô chính phủ ko nghe lệnh ai, dân xứ Basque hay Catalonia chỉ nhăm nhăm ra ở riêng, các lữ đoàn quốc tế vừa ô hợp vừa ko coi ai ra gì, Thiên Chúa và Hồi Giáo đều chết cả, LX mồm hô giúp đỡ nhưng tay bắt ăn khế trả vàng ko thiếu 1 phân.

    Tới WW2 thì Franco đã ngán đánh đấm đến tận cổ rồi, đến độ tuy trong nước vẫn còn các nhóm du kích phe cộng hòa kháng cự lẻ tẻ nhưng Franco vẫn cho quân mình giải ngũ cả loạt về đi cày. Hitler yêu cầu tham gia phe Trục thì cứ tố vống các điều kiện lên cho hắn tự bỏ thôi chứ ko có ý đàm phán tử tế, dù sao cũng vừa chịu ơn của hắn xong, từ chối cái rụp thì cũng cạn tàu ráo máng quá.

    Chào thân ái và quyết thắng!
  6. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã bổ sung thêm giùm những thông tin trên [về phía Liên Xô và Tây Ban Nha...].

    Trước khi xảy ra WWII, Hải Quân Ý [@ Địa Trung Hải] được bơm lên là "Hùng Mạnh" hơn cả HQ Pháp & Anh cộng lại. Thế mà khi bắt đầu cuộc chiến ở Bắc Phi, chỉ vài chiếc Swordfish [cổ lổ sỉ] của HQHG Anh đã vô hiệu hoá hạm đội Ý @ Taranto.

    Vì quá tự tin, nên Hitler đã [và sẽ không bao giờ] thèm cầu cạnh, làm việc chung với ai khác. Hitler chịu khó cứu Ý và Mussolini [nhiều lần] chẳng qua là vì hắn đã sớm coi Mussolini là cha đẻ của Chủ Nghĩa Phát Xít mà thôi [như Mao vs Lenin]--chư cũng không cần gì quân đội Ý giúp đỡ.

    Như đã nhắc qua, Phe đồng Minh cho rằng Phe Trục chắc chắn sẽ chuốc lấy thảm bại NẾU (As Long As) Hitler còn làm Fuhrer [có lẽ vì vậy mà Anh đã bỏ qua một vài cơ hội để ám sát/ném bom [chỗ trú ẩn của] Hitler.

    Khoan nói về khả năng thực sự của Hitler, chỉ bàn về những biểu hiện, tuyên bố & quyết định của ông ta kể từ lúc tuyên chiến với Liên Xô... để thấy tư duy chủ quan, độc đoán [không dám đối diện Sự Thật], và tầm nhìn chiến lược yếu kém [so với Roosevelt, Churchill & Stalin...] như sau:

    - Chủ Trương cứng ngắc, thiếu linh hoạt, [chỉ biết tử thủ, tiến tới] không tận dụng/phù hợp được/với hoàn cảnh chiến trường [lẫn hậu phương] và khả năng của Wehrmacht cũng như Quân Đội Đồng Minh [hoặc Liên Xô nói riêng]...

    - Chủ Trương Pháo To, Súng Lớn [Vũ Khí Tấn Công, Thiết Bị "Hiện Đại"]... hơn là những yếu tố/cứu cánh mang tính quyết định @ chiến trường: Bismarck vs U-Boats, Tiger vs T-34, V-II vs Flk-88...

    - Không có Hàng Không Mẫu Hạm, không có Máy Bay Thả Bom Chiến Lược [tầm xa], không có một hệ thống Thám/Tình Báo hữu hiệu [như là RADAR của Mỹ & Anh, hoặc "Máy Computer" Colossus của Cục M16 w/ Ultra Operation]--mà chỉ giỏi khu?ng bô' [tinh thần] thuộc hạ và dân thường @ SS & Gestapo]. Hệ Thống Truyền Tin Enigma đã bị giải mật rồi mà còn không biết...

    Nhìn lại thế cuộc hiện nay, những Vũ Khí Chiến Lược hiện đại nhất [mang tính quyết định] đều bao gồm các thứ mà Hitler bỏ lơ:

    - Hàng Không Mẫu Hạm
    - B-52 & B-2
    - Hệ Thống Thám Báo/Truyền Tin [Vệ Tinh Nhân Tạo]

    Nếu nói về khả năng những tình huống may rủi, bất ngờ mang tính cách cá nhân/cục bộ khiến cuộc chiến có thể xoay chiều, đưa đến một kết cuộc khác... thì phải nói đến Cuộc Kháng Chiến của thuộc địa Bắc Mỹ chống lại quân đội Hoàng Gia Anh của Vua George III, khai sinh ra Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ--trong cuộc chiến đó, tính mạng của George Washington nhiều lần đã như sợi chỉ treo mành, ngàn cân treo sợi tóc [một xạ thủ HG Anh đã "tha mạng" cho ông ta, không thèm "bắn lén"].
  7. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Đả đảo tên mõ Má sẹo bênh vực trùm độc tài phát xít Franco, kẻ thù của chủ nghĩa CS.>:)>:)>:)

    Nhà độc tài Franco không tử tế như lão tưởng đâu Sẹo à. Lão ấy sẵn sàng làm mọi thứ để dẹp yên bạo loạn trong nước và củng cố quyền lực.

    Đất nước Tây Ban Nha sau nội chiến dĩ nhiên là bị chia rẽ trầm trọng và bạo loạn nổi dậy luôn chực chờ để bùng phát, mối đe dọa là thường trực cho cái ghế của Franco lẫn tính mạng ông ta. Như vậy, trong tình thế năm 1940, lúc mà ai cũng tin tưởng vào chiến thắng của Đức Quốc Xã, thì tham gia chiến tranh bên cạnh nước Đức là giải pháp tối ưu cho Franco.

    Nếu tham gia và chiến thắng bên cạnh Hitler, Franco sẽ có được những lợi ích sau.:

    1. Ngay khi tham gia chiến tranh, Tây Ban Nha sẽ có ngay một số kẻ thù to xác là các nước thuộc khối Liên Hiệp Anh. Điều này sẽ làm giảm ngay lập tức sự chia rẽ trong nước. Đây là phương pháp "chuyển lửa ra bên ngoài" mà chúng ta đã biết quá nhiều. Nó còn cho phép Franco lợi dụng tình trạng chiến tranh để thi hành các chính sách khắc nghiệt quản lý xã hội và củng cố quyền lực.

    2. Chiến thắng (mà lúc đó ai cũng tin chắc là phe Trục sẽ chiến thắng) sẽ mang đến cho xã hội Tây Ban nha một sự phấn khích tột cùng, liều thuốc giảm đau cực kỳ cần thiết cho một đất nước đau thương vì nội chiến. Tây Ban Nha sẽ lại là một đất nước gắn kết, bền vững.

    3. Chiến thắng còn mở mang thuộc địa cùng tài nguyên mới cho Tây Ban Nha. Với việc Gilbralta, Ma rốc cùng một phần Algieria của Pháp sẽ thuộc về Tây Ban Nha, vùng thuộc địa Rio de Oro được mở rộng, tất cả các khu vực trong vịnh Guinea cũng về tay Tây Ban Nha, thì Franco sẽ là người hùng dân tộc. Ngai vàng của ông ta xem như bất khả xâm phạm.

    Những phần thuộc địa trên nằm trong yêu sách của Franco trong Bản ghi nhớ của Sứ quán Tây Ban Nha trao cho Đức vào tháng 6-1940, trong đó họ đề nghị được tham gia chiến tranh cùng phe Trục cùng những yêu cầu cụ thể cho việc đó.

    Bản ghi nhớ đó đã thất lạc sau chiến tranh. Nhưng một Bản ghi nhớ khác vào tháng 8-1940 của Đại sứ Đức tại Madrid đã nhắc lại nội dung trên một cách đầy đủ. Trích đoạn:

    "
    Con***ions for Spain's entry into the war
    According to a memorandum presented in June of this year by the Spanish Embassy, the Spanish Government declares itself ready, under certain con***ions, to give up its position as a "non-belligerent" state and to enter the war on the side of Germany and Italy. The Spanish Foreign Minister, and also the Minister of the Interior, have up until the last few days repeatedly pointed out this Spanish offer to me, so that it may be assumed that Spain even today will keep its promise made in June.
    As con***ions for entry into the war, the Spanish Government cites the following:
    1. Fulfilment of a set of national territorial demands, Gibraltar, French Morocco, that part of Algeria colonized and predominantly inhabited by Spaniards (Oran), and further the enlargement of Rio de Oro and of the colonies in the Gulf of Guinea;
    2. Making available military and other assistance required for carrying on the war."


    Những tài liệu ngoại giao trao đổi giữa Franco và phe Trục từ tháng 8-1940 trở về sau mà người ta tìm thấy được, các bồ tèo có thể xem ở đây:


    http://www.ibiblio.org/pha/policy/1940/1940-08-08a.html#1

    Đoạn trích ở trên là mình lấy từ document số 1,
    Memorandum by the German Ambassador in Madrid.

    Nếu lúc ấy, Hitler hy sinh quyền lợi của Pháp Vichy để chấp nhận đề nghị của Franco thì người Anh có đầu hàng không nhỉ? Khi họ mất Gilbralta vào thời điểm đen tối nhất 1940?

    Nếu người Anh đầu hàng thì thế giới sau này sẽ như thế nào nhỉ?

    Như lão Ngoisaoden đã nói, chiến thắng hay chiến bại nhiều khi chỉ được quyết định bởi những ngả rẽ rất nhỏ của lịch sử. Thích câu nói này của lão ấy cực.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593


    Đọc Chiến tranh và Hòa bình , ngay quyển 1, Tolstoy giành gần 2 chương để viết về những ngả rẽ, những may rủi trong chiến tranh .Theo lý thuyết có phần duy tâm này của Tolstoy thì việc 1 cây đinh vô tình rớt trên đường cũng có ảnh hưởng đến cả 1 cuộc chiến theo hiệu ứng dây chuyền. Lúc trước đọc cái chương suy luận diễn giãi lòng vòng này của lão mình ko phục lắm nhưng về sau mới biết gần đây bọn Mẽo có hẳn 1 học thuyết hiện đại về chuyện này là Lý thuyết về hiệu ứng Butterfly Effect , được chứng minh bằng thực nghiệm hẳn hoi.
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hừm, làm quái gì có chánh trị ra tử tế, người tử tế thì làm chánh trị thế nào được :D Franco đơn giản là biết mình biết người, và biết đi dây.

    WW2 bắt đầu cùng với Nội chiến TBN kết thúc, trong tay Franco có 1 đất nước tan hoang, bị chia rẽ sâu sắc, thiếu thốn tất cả mọi thứ và nợ các đàn anh cả máu lẫn tiền đến ngập đầu ngập cổ. Tham chiến có thể thu được 1 số lợi ích trước mắt, nhưng tương lai thế nào ko rõ, theo phe thắng cũng chỉ được làm đồ đệ hạng 2 hạng 3 là cùng, theo phe thua thì chớ kể. Franco chọn ko tham chiến và cuối cùng đạt được tất cả mọi thứ!

    Các bác cứ nhắc đi nhắc lại rằng Franco có thể cắt eo Gibrantar để chịt cổ Anh, nhưng thực tế ngược lại, Gibrantar chính là mũi dao Anh lúc nào cũng kề vào cổ người TBN từ thế kỷ 18 đến giờ. Trong WW2 người Anh đã biến Gibrantar thành 01 siêu pháo đài có máy bay tàu chiến yểm hộ 24/24, có hệ thống đường ngầm trong lòng núi khủng bậc nhất thế giới, 30K quân đồn trú và sơ tán toàn bộ dân cho quân đội rảnh tay hoạt động. Pháp Vichy, Ý, Đức đều từng đến đánh thử rồi đều phải bỏ, TBN tuổi gì mà đòi?

    Thứ duy nhất mà Franco thực sự có là quặng wonfram, và lão chơi bài cho 2 phe cạnh tranh để cuối cùng tăng được giá từ 75$/tấn lên 16800$/tấn, hết 5K trong đó là thuế xuất khẩu chạy thẳng vào túi lão. Nhờ đó lão có tiền trả hết nợ nần, tái thiết đất nước mà vẫn hữu hảo được với cả 2 phe.

    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. SSX109

    SSX109 Guest

    Tay phát xít Franco này chết già ở nhà chứ chẳng thằng nào xử hắn cả.

Chia sẻ trang này