1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu và Chiến Thắng!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Viet_Youth, 10/05/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Những kẻ không đủ khả năng/trí tuệ để hiểu tại sao mình thất bại và người ta thành công thì sẽ luôn viện dẫn lý do "May Mắn", Thời Thế để phủ nhận tài năng của người khác.

    Trở lại Công Nghệ Quốc Phòng,

    1- khởi thuỷ từ những khí cụ bằng gỗ đá sang đến vũ khí được rèn đúc bằng kim loại... cũng là tận dụng Cơ Bắp: PRIMITIVE WARFARE (Cung Tên, Giáo Mác...)

    2- Rồi thì thuốc súng được phát minh, súng pháo được sản xuất đại trà, sau đó công nghệ phát triển, vũ khí càng tối tân hơn, khả năng tàn phá càng khủng khiếp hơn, tận dụng cơ khí, máy móc. Ta có MECHANICAL/CHEMICAL WARFARE (Súng Pháo, Xe Tăng, Tàu Bay, Sub, HKMH...)

    3- Đến khi nhân loại có thể lợi dụng Phản Ứng Hạt Nhân để chế tạo vũ khí, kết hợp với những khí cụ trước đó, loài người bước vào NUCLEAR WARFARE (Tàu Ngầm NT, HKMH NT, Bom NT...)

    4- Xa hơn nữa, sau khi hoàn thiện khả năng sử sụng nhiên liệu để điều khiển Hoả Tiễn (Rocket Science), cộng với bước nhảy vọt trong lãnh vực Điện Tử (Transitor, Chips, Computer) tạo ra máy tính Điện Tử thì Công Nghệ Quân Sự đã nhảy sang một thời đại khác: DIGITAL WARFARE (UAV, ICBM, Vệ Tinh Nhân Tạo, "STAR WAR"...)

    Một ví dụ điển hình là F-16, đánh dấu sự chuyển tiếp từ Mechanical Warfare qua Digital Warfare khi được trang bị hệ thống computer có thể tự điều khiển. Từ đó đã tiếp tục ra đời những F-117, B-1, B-2, nhủng UAV khác, Smart Bombs & Guided Missiles...)
  2. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Thì bác chủ thớt nói thẳng ra là khoa học kỹ thuật sẽ là một nhân tố rút ngắn cuộc chiến, giảm thương vong cho quân đội...chứ dài dòng lê thê quá tổn hao năng lực...[-X

    Tại sao "sacrifice" (tạm dịch là sự hy sinh) là yếu tố chủ chốt quyết định sự sống còn của các cường quốc và đế quốc?

    Sự hy sinh không song hành với đồng tiền. Nhưng cần có nó thì cần phải có...xiền (cái này đúng trong một số xã hội)

    Những vấn đề phục vụ quân sự của các cường quốc và đế quốc từ khi nào đã trở thành một công việc, một việc làm...và là một nghề, nguồn thu cho chi phí sinh tồn...

    Và quay lại những quốc gia đó (cường quốc, đế quốc), phải làm gì, có những chương trình gì để đáp ứng cho sự đòi hỏi của "không có sự hy sinh" và "làm để sống"...

    Chính vì thiếu cái này, nó lại đẻ ra cái hay khác. Đó là chính phủ phải có những khoản ưu đãi, phúc lợi phục vụ để khuyến khích, thúc đẩy yếu tố "sacrifice". Và tóm lại họ phải cần có...xiền

    Phục vụ quân đội lúc này trở thành một công việc. Tôi tham gia và làm tròn công việc của tôi, còn anh phải đáp ứng những điều kiện sống tốt cho tôi, gia đình tôi.

    Và đó là cuộc sống, là sự hy sinh theo cách nghĩ của một xã hội tư bản với đồng tiền và bí-si-nét là chủ chốt...

    Và cuối cùng rất thực tế cũng chỉ quy chung là...cần tiền để duy trì "sacrifice" . Cái này dẫn đến hai khái niệm tiêu cực và tích cực. Tớ chỉ muốn nhắc đến mặt tích cực đó là không ngừng phát triển cái mới, hay hơn, phù hợp hơn để duy trì kinh tế và quân sự vì kinh tế chính là...xiền
  3. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Tớ không có kiến thức về cái gọi là "SACRAFICE" mà bác đang chia sẻ, xin lót dép tiếp tục theo dõi bác trình bày.

    Có điều tớ thấy rõ ràng là quan niệm THÍ QUÂN từ thời xa xưa, cho đến WWI, WWII, Korean War,[kể cả The Vietnam War] đã không còn tồn tại ở những quân đội phát triển nữa.

    Khi xưa, mấy @ tướng hai bên có thể bắt binh sỹ của họ xếp hàng bắn vào nhau cho đến khi bên nào còn nhiều lính [có thể tiếp tục nổ súng] hơn, thì bên đó coi như thắng.

    Đệ Nhất Thế Chiến, sau khi đã ký Hiệp Định Ngừng Bắn [vào lúc 11:001m] có nhiều thằng tướng khốn nạn, vẫn bắt quân lính phải xông lên để lấn chiếm những mục tiêu mà sau đó vài tiếng... họ có thể thoải mái tiếp quản [theo hiệp ước] mà không cần tốn một viên đạn nào.

    Quân Đội Anh Hùng Nhân Dân TQ nướng cả triệu quân [ở biên giới Triều Tiên] mà cũng chẳng chiếm được thêm một Km lãnh thổ [của Nam Hàn] nào.

    Mỹ đánh tan quân đội Iraq [xếp hàng thứ Tư Thế Giới lúc bấy giờ] mà chỉ mất có mấy trăm quân.

    Thời đại bây giờ, tánh mạng con người [kể cả binh lính] rất được xem trọng. Trong hơn 10 năm trời, chết 58,000 binh sỹ là dân chúng Hoa Kỳ đã đòi rút quân khỏi VN. "Cai Quản" Afghan mưới năm nay, mất chưa đến 3,000 lính mà Hoa Kỳ đã phải tính chuyện "Rút Lui" khỏi chiến trường này.

    Trong tương lai, những cuộc chiến do Quân Đội Hoa Kỳ tham gia sẽ không còn có chuyện tiêu hao binh sỹ một cách vô lối nữa.

    Hầu hết những mục tiêu quân sự quan trọng, nguy hiểm của "địch quân" sẽ được thanh toán/giải quyết bởi những Vũ Khí "Thông Minh"/Tự Động.

    Vì thế mới nói, những cuộc chiến tranh sắp tới sẽ không dựa vào cơ bắp, "Hoả Lực" [kể cả Bom/Đầu Đạn Nguyên Tử] mà phải xem KHKT của phía nào cao hơn [để có thể làm chủ được Không Gian, những Hệ Thống Truyền Tin/Liên Lạc...], Vũ Khí Tự Động của phía nào "Thông Minh" hơn.
  4. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Đức Quốc Xã lúc đó thực ra ko hề bị bao vây cấm vận, mà ngược lại được Liên Xô tài trợ đài thọ, cung cấp tiền tài nhân lực tài nguyên, và cũng chính LX giúp ĐQX thôn tính trọn vẹn Ba Lan đó chứ đâu, eo ôi nhắc lại lịch sử ww2 phức tạp lằng nhằng mà ghê rợn lắm, chỉ ko biết khi nào những tên tội phạm chiến tranh người Nga từng cộng tác với ĐQX được đưa ra toà án quốc tế đây [-( Công Lý ở đâu !!!
  5. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    ở đây ng lớn nói chuyện.con nít đừng có lăng xăng nhá fi-đờm
  6. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Ngoài quyết định chọn nghiên cứu, đầu tư & sản xuất Vũ Khí như Tiger Tanks, chương trình Phản Lực Cơ Chiến Đấu Me 262 & He 162 [mà không có Máy Bay Ném Bom Chiến Lược ngang tầm B-25 & B-26], cùng với kế hoạch hoả tiễn V-II quá tốn kém thời gian, tài nguyên và nhân lực mà kết quả chẳng được bao nhiêu--Hitler và đồng bọn còn phạm nhiều sai lầm chiến lược khác.

    Một quyết định sai lầm mà ai cũng biết là Kế Hoạch Barbarossa của Hitler hòng xâm chiếm Liên Xô.

    Hitler tiếp tục phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác, ví dụ như không cho quân lính đang đóng ở Stalingrad út về lại Đức, dù mùa Đông đã đến, mà Hậu Cần của ĐQX không khả năng cung cấp quân nhu cho đoàn quân đang tác chiến ngoài tiền tuyến (LX) một cách hiệu quả, dù là một số lượng tối thiểu để sống binh sỹ có thể còn [như là đồ ăn, giầy, vớ, quần áo... và nhiên liệu].

    Đến khi quân đội Đồng Minh đổ bộ qua ngã Normandie, thì những đoàn tăng thiện chiến của ĐQX cũng bị Hiler cầm giữ, không thể có mặt tại chiến trường vào những giờ phút quan trọng, thiết yếu.

    Ngoài những quyết định sai lầm [vì bị Đồng Minh lừa, và Tần Nhìn của Lãnh Tụ hơi bị hạn chế], Quân Đội ĐQX đã phải thất trận trước QĐ Đồng Minh, vì CƠ CHẾ quá sơ cứng, tất cả đều do BCH (Hitler) quyết định, nên đã không thể phát huy được hết những kinh nghiệm và thông tin của những tướng lãnh, binh lính thâu thập được tại mặt trận.
  7. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Với 7 phần lực lượng bị chôn tại LX thì Đức chả có mấy cơ hội trước đồng minh, có lẽ sai lầm cửa Đức là chọn đồng minh sai và ăn nhiều quá chăng.
  8. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại là ĐQX, Nazi [mà đại diện là Hitler] đã quá say men chiến thắng, hào quang của những thành tựu đã có, nhưng thiếu tầm nhìn chiến lược [nếu bọn này thật sự tin vào những quyết định của họ] để hiểu rằng dù có đánh lui được quân đội LX [cho là thắng trận Stalingrad] đến tận Moscow cũng chưa có nghĩa là sẽ đánh bại Liên Xô hoàn toàn, khiến LX phải Đầu Hàng Vô Điều Kiện như Pháp.

    Chẳng khác chi một anh đánh Boxing rất giỏi, nhưng không biết lượng sức mình, hung hăng tấp địch thủ liên tiếp mười một hiệp liền. Địch thủ tuy là bầm dập nhưng không bị KO. Đến hiệp thứ mười hai, thì chàng ta há mỏ, hết hơi, tay nhấc không lên... Tới lúc đó, đối thủ nó thụi cho vài quả, thì lăn đùng ra ngáp.

    Tóm lại là Chiến Lược... NGẮN.
  9. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc "Anh Hùng", hiếu chiến, quả cảm bậc nhất thế giới là Phát Xít Nhật mà cũng phải đầu hàng vô điều kiện sau khi bị Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử. Pháp đầu hàng vô điều kiện sau khi Đức vượt qua rặng Ardennes, bọc hậu hàng rào phòng thủ Maginot Line, 90,000 quân Anh ở Singapore phải đầu hàng quân [30,000] Nhật, danh tướng Hoa Kỳ McArthur phải bỏ Philippines mà thoát thân...

    Chỉ riêng anh khùng Hitler là lúc nào cũng bắt binh sỹ tử thử đến viên đạn và người lính cuối cùng [một cách cuồng tín và ngu dốt].

    Pháp trở mình, giành lại chiến thắng cuối cùng [dù là nhờ vào sức mạnh của "Đồng Minh"; Anh cũng trở thành kẻ chiến thắng, có quyền quyết định số phận của những kẻ chiến bại; còn Mỹ thì một bước lên làm Minh Chủ Võ Lâm...

    Thắng Bại là lẽ thường tình của binh nghiệp. Tiến hay lùi, hàng hay chết... nên để những tướng lãnh và binh sỹ ở sa trường tự quyết định, vì hơn ai hết, họ hiểu/biết được nên làm điều gì là hợp lý [có lợi nhất cho "Đại Cuộc"].

    Hitler có tài diễn thuyết, có lý tưởng, niềm tin, tinh thần dân tộc [cực đoan] để đưa nước Đức từ hoang toàn [sau Thế CHế Thứ Nhất] trở mình, để biến thành một cường quốc Công Nghiệp hùng mạnh [vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ].

    Nhưng vì quá sa đà, say men chiến thắng, và không tự lượng sức mình mà Hitler đã liên tiếp lạm dụng (abuse) vai trò Lãnh Tụ Tối Cao của hắn, mà đưa ra những quyết định sai lầm, khống chế, gạt bỏ [ngoài tai] những đề nghị [hợp lý] của những tướng lãnh có kinh nghiệm "dưới quyền" [như là Rommel]...
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    cái bác viet youth này đọc sử ở sách giáo khoa cấp 2 hay sao ấy nhỉ

    cái gọi là sai lầm của Hitler thì phải đặt vào hoàn cảnh chiến tranh, tương quan lúc ấy bác ợ , còn bi giờ đọc sách của kẻ thắng trận thì bọn bại trận thấp cổ bé họng nói dc gì .

    còn nếu bác chịu khó đọc vài topic của chính trên forum này thì Hitler chỉ chuyên quyền và ra những quyết định chiến thuật cứng nhắc là vào lúc cờ tàn (sau 2,3 bị ám toán thì nó sinh ra chút hoang tưởng bác à) .Thật sự thì bác phải hiểu cái vận hành cỗ máy chiến tranh Đức là 1 tập thể các tướng lãnh hàng đầu của Đức, mà vốn nó chạy trơn tru vào giai đoạn đầu cuộc chiến. Hitler có quyết định gì thì nó cũng họp bàn chán chê với các tướng rồi nó mới thế , bác ko thể lặp đi lặp lại cái giọng điệu rằng Hitler nông cạn thế này thế nọ , cái trận Stalingrad thì chưa chắc hẳn là sai lầm đâu, giờ này bác ngồi dc gõ phím thế này là cũng may lắm đấy chứ ko phải bọn Đức nó toàn ngu đâu

Chia sẻ trang này