1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xã hội dân sự???

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeunuocthuongdan, 02/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Xã hội dân sự???

    Theo bạn thế nào là một xã hội dân sự. theo tôi, xã hội dân sự ở đó người dân là một đối tác bình đẳng với nhà nước.
    Còn bạn?
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Xã hội dân sự ư? Đối tác ư?
    Tôi chỉ cần các ông ấy giải quyết tốt các vấn đề nhạy cảm dễ gây bức xúc này thôi:
    - Thủ tục hành chính phiền hà, bộ máy cán bộ nhũng nhiễu, hách dịch cửa quyền.
    - Sự leo thang của giá cả các mặt hàng thiết yếu trong khi lương không tãng, thậm trí nợ lương.
    - Các khoản đóng góp công cộng, chi phí cho giáo dục.
    - Chất lương tồi của các loại dịch vụ: y tế, điện, nước...
    - Ách tắc giao thông.
    - Các công trình XDCB hoàn thành chậm tiến độ, kém chất lương.
    - Sự chậm trễ trong việc quy hoạch nhà ở.
    Thực tế khác lý thuyết khác: thật là đã có chuyện dân không còn tin các hình thức tuyên truyền.
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tình hình kinh tế xã hội đã đổi thay. Cần tiếp cận dân chúng, bắt kịp thời đại để thông tin tuyên truyền. Tôi thấy các bản tin lạc lõng lắm, xa lạ như nghe tin tức của những năm 70-80. Người nói cũng không còn thuyết phục. Người ta chỉ mong sao nó qua nhanh để nghe tin khác. (Đặc biệt là ở cấp địa phương).
    Xã hội dân sự dân cần hay "ai" cần?
  4. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Xã hội dân sự (civil society) là khái niệm của Tây phương xuất phát từ quan điểm dân chủ trong điều hành hoạt động xã hội.
    Nghĩa là mọi người được coi là công dân có quyền tham gia điều hành xã hội thông qua đối thoại, tranh luận. Lực lượng này không điều hành đất nước mà chỉ tạo ra thế đối chọi với quyền lực của nhà nước nhân danh lẽ phải và quyền lợi của quần chúng.
    Tuy nhiên, sự chống đối chỉ mạnh mẽ khi nhà nước có các họat động sai trái, gây ảnh hưởng đến nhiều người.
    Các nước phương Đông (TQ, VN,...) từ xưa đã có thối quen phục tùng ''thiên tử'', xã hội thì phân cấp, nên chỉ có ''tức nước vỡ bờ'' chứ ít khi có đối thoại. Người trên đã quá quen việc dùng địa vị của mình để áp chế người thuộc đẳng cấp thấp hơn nên bất cứ sự bất đồng nào cũng được xem như chống đối.
    Ở VN gần đây báo chí, cá nhân mới bắt đầu có các hành động nhân danh lẽ phải chống lại các bất công và sự lộng hành của giới quan chức. Nhiều người cho rằng đó là biểu hiện đầu tiên của xã hội dân sự VN.

    Tuy nhiên do các nhóm khác nhau trong XH thường có các lợi ích khác nhau, không phải lúc nào, họ cũng vì lẽ phải và quyền lợi chung.
    Tuy nhiên, tôi cho rằng tranh đấu luôn luôn có lợi. Đến một lúc nào đó, tất cả, sau thời gian dài tranh đấu, sẽ hiểu rằng duy trì lẽ phải là cách tốt nhất để cùng chung sống, vì tất cả các bên, dù có quyền lợi thế nào, đều có thể chấp nhận lẽ phải.
  5. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thế lẽ phải là gì ... ?
    Theo "tình" hay theo "lý" ?
    Muốn mọi học sinh nói ra ý kiến của mình thì cô giáo phải yêu chúng, phải làm chúng tin tưởng. Lý ở đâu và tình ở đâu?
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thiếu cái nhìn tổng quát. Nghĩa là bạn phải nhìn xã hội từ bên ngoài xã hội. Xã hội phương Tây được tạo dựng bởi bao nhiêu là học thuyết. Một con người chứa đựng các học thuyết tiến tiến sẽ nhìn xã hội tổng quát hơn, họ có tất cả những khuynh hướng của xã hội ấy, quan điểm, cách hành xử đối với nó. Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa chỉ là một đặc điểm nổi trội của họ thôi. Nói chung một con người như thế không thuần túy như con người đầy tính logic của xã hội VN.
    Bác Dan, "tình và lý" là hai khái niệm mang ý nghĩa...bất tận, tuỳ ở mỗi con người, mỗi hoàn cảnh.
    Còn lẽ phải sẽ không phải là lẽ phải mà nó cũng sẽ tự nhiên là phải trong một ngữ cảnh, một hoàn cảnh nào đó thôi. Có những hành động mà bạn cho là phải nhưng bạn vẫn không ý thức rằng bạn làm phải.
    Thuần túy là điều vô nghĩa mà người VN đang hướng đến.
  7. poor_vnese

    poor_vnese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Các bác vào đây xem sao , em thấy cái diễn đàn này khá hay và bổ ích :
    http://www.x-cafe.dk/forum//showthread.php?t=532
  8. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Ai biết quan điểm của GS Tương Lai về vấn đề này không nhỉ?
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0

    Phải nói thẳng ra là xã hội Việt Nam hiện nay chưa phải là một xã hội dân sự.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 18:43 ngày 02/09/2006
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Ông Nguyễn Quang A trong một lần trả lời phỏng vấn truyền hình gần đây về Thế thu nhập cá nhân đã nói: làm gì có xã hội công bằng, công bằng chì là một mong muốn không bao giờ có.
    Các bạn thấy sao?
    Có gì mâu thuẫn không giữa bóc lột và Đảng viên làm kinh tế tư nhân?
    Công bằng không phải là đối xử với mọi người như nhau mà là đối xử với mọi người theo năng lực, sở thích và nhu cầu của họ.
    Cộng thêm với các yếu tố về điều kiện Tự nhiên là nền tảng cho thuyết chủ nghĩa cá nhân của DAN

Chia sẻ trang này